Thái Độ Ứng Xử Của Người Bán Hàng Rong Tại Bãi Sau

nhờ tại khu vực gầm cầu thang, vì thời gian sinh hoạt trong nhà không nhiều, để tiết kiệm họ không thuê nhà trọ như những người khác. Khi Th. mất rồi, gặp lại mẹ cậu tôi có hỏi vì sao vẫn bán rong, sao không về quê với chồng và con út, chị nói: “bao nhiêu năm làm nghề này rồi, giờ chị về Bình Định sẽ chẳng biết làm gì, còn cháu nhỏ nửa, cũng mong cháu được học hành”, trong con mắt khắc khổ của người phụ nữ ấy có lẽ mục tiêu của cuộc sống tốt đẹp hơn không gì ngăn cản được chị.

Những hoàn cảnh của nhóm người bán hàng rong ở Bãi Sau nêu trên chỉ là số ít nhưng cũng phần nào phản ánh được đời sống thực tế của họ, phản ánh được những khó khăn khiến chọn lựa nghề bán rong để mưu sinh, kiếm sống. Đằng sau sự lên án, trách móc của dư luận, đằng sau những hình ảnh xấu bị phản đối từ xã hội với những người bán rong là cả một cuộc sống đầy bấp bênh của một nhóm người yếu thế trong xã hội hiện nay.

Nếu như những người bán rong ở các đô thị khác bán hàng bằng cách đẩy xe đi các nơi hoặc chọn cho mình một chỗ cố định, kèm theo là những tiếng rao bán, chào mời khách thì người bán hàng rong ở Bãi Sau có cách thức bán khá khác biệt, họ nhẹ nhàng tìm đến và mời chào từng khách một, địa thế chủ yếu của họ khi hành nghề là đi dạo trên bãi biển, tìm đối tượng khách phù hợp và mời chào, đi theo để bán hàng. Cách thức tiếp cận khách như vậy thường bị đánh giá là hành vi “thiếu văn minh”, “làm mất đi hình ảnh đẹp của du lịch Việt Nam”.

Với mỗi du khách ở đây họ phải mất rất nhiều thời gian để bán hàng, nếu may mắn gặp khách dễ tính hay họ có nhu cầu thì bán được hàng ngay, còn với những vị khách “khó tính” hơn thì người bán hàng rong phải mất khá nhiều thời gian thuyết phục họ, khi đông khách thì 5 – 7 phút, khi vắng khách thì 10 – 20 phút, thậm chí cả 30 phút mới thuyết phục được người mua, nhưng nếu “không thuyết phục” thì họ sẽ “mất khách”, sẽ có người khác đến để mời chào và bán hàng, thế nên nguyên tắc của những người bán hàng rong ở đây là “bám đến khi họ mua thì thôi”.

Khi hỏi những người bán hàng rong ở đây rằng làm cách nào để bán được hàng thì họ đều trả lời “phải đi theo khách”, tuy vậy, với những người có kinh nghiệm bán rong thì cũng cần có “nghệ thuật đeo bám”, vì theo họ “không phải ai mình cũng đi theo được, cũng phải tùy đối tượng chứ”(nữ, 42 tuổi), rồi “thấy người ta khó chịu hay mua của người khác rồi thì thôi không mời nữa” (nam, 47 tuổi)…

Vì mục đích của họ là cố bán được càng nhiều hàng hóa với giá cao càng tốt nên cách cư xử của họ cũng rất khôn khéo, một cô bán hàng có thâm niên 9 năm ở Bãi Sau cho biết: “phải tinh ý lắm cháu à, với người khó tính mình cần kiên nhẫn, mềm dẻo, với người trẻ tuổi mình cần xuề xòa một chút nhưng với người già lại cần lễ phép”, có người thì cho rằng: “có nhiều đứa trẻ tuổi mà xấc xược lắm nhưng mình là người bán hàng nên đành chấp nhận nhịn đi cho xong để còn bán hàng” (nữ, 62tuổi).

Như vậy, cách thức bán hàng của những người bán rong ở Bãi Sau có thể được coi như một phương pháp kinh doanh bởi lẽ cách thức họ làm là thuyết phục và nhẫn nại. Như đã trình bày qua các phỏng vấn, người bán rong hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khách, có người dễ tính, có người khó tính, và với bất cứ một đối tượng khách nào thì buộc người bán rong phải có cách thức giao tiếp, ứng xử để phù hợp với mọi loại khách. Vì thế nếu chỉ cần cù, chịu khó, nhẫn nại thôi chưa đủ, đối với việc bán hàng ở đây cần phải có kiến thức nhất định để nắm bắt tâm lý của khách hàng, đó chính là sự khôn khéo, thông minh mà những người bán hàng rong cần trang bị. Họ thường cho rằng cần có khả năng nhận biết được tâm lý khách hàng qua quan sát bề ngoài như nét mặt, thái độ và qua cả cách khách trả giá. Tuy nhiên, thái độ nhẫn nhịn vẫn là phương châm bán hàng hàng đầu những người bán rong ở đây chọn lựa.

2.2.2. Thái độ ứng xử của người bán hàng rong tại Bãi Sau

Về thái độ của người bán hàng rong tại Bãi Sau, như đã nói ở trên, trước hết phải nói đến thái độ mềm mỏng, thậm chí nhịn nhục đối với khách hàng.

Thái độ ấy trước hết xuất phát từ mục đích bán hàng kiếm sống như đã nêu ở trên, ngoài ra còn xuất phát từ việc họ nhận thức rằng họ là những người thấp kém hơn so với khách du lịch và người dân thành thị, nên mặc dù rất bất bình, họ vẫn nhẫn nhịn. Một người bán hàng rong quê ở Bắc Giang có chia sẻ: “nhiều khi nghe chửi cũng ức lắm chứ, người ta cứ nghĩ mình là dân quê không biết gì, cơ mà để bán được hàng thì phải giả vờ câm điếc thôi” (nữ, 47 tuổi), một người đàn ông khác thì lại nói: “nhiều khi chưa kịp mời chào gì nó đã chửi ngay rồi, có khi bằng con mình mà mình hỏi nó cũng chẳng thèm trả lời, tức lắm nhưng chỉ dám chửi sau lưng” (nam, 56 tuổi)… Qua câu trả lời của những người bán hàng rong cho thấy một thực tế rằng chính sự nghèo khó về kinh tế, sự thấp kém về học vấn, đặc biệt hơn nữa là sự phân biệt đối xử, kỳ thị của những người thành thị với người dân nông thôn đã góp một phần không nhỏ trong việc hình thành ý thức, thái độ của những người dân từ nông thôn ra thành thị kiếm sống bằng cách bán hàng rong.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Một số người bán rong khác ở Bãi Sau thì cho rằng, ngoài việc kiên nhẫn đối xử khéo léo, thân thiện với khách họ cũng cần dùng đến những “mánh khóe” để bán được hàng, những người bán hàng rong ở đây chủ yếu là người nông thôn, xuất thân từ những miền quê nghèo và họ mang suy nghĩ “cần để người ta thương” như một thứ “vũ khí” để thuyết phục người mua. Rong ruổi suốt 2 giờ đồng hồ với một chị bán hàng quê Thái Bình tôi nhận thấy phần lớn người mua hàng giúp chị là những người thương chị, dù họ tức giận, họ khó chịu hay họ dè bỉu thì phản ứng của chị vẫn giữ nguyên đó là cười đôn hậu để bán hàng, chị nói: “phải làm cho người ta thương người ta mới mua giúp chứ” (nữ, 47 tuổi), cũng như chị một cô bán hàng rong có thâm niên 14 năm trong nghề bán bánh tráng nướng trần tình khi tôi hỏi làm thế nào để khách mua hàng cho cô, cô ấy nói: “thực ra thì bánh của cô ngon nên người ta cũng thích, với lại nhìn thấy cô người ta thương nên mua giúp”, (nữ, 62 tuổi), thiết nghĩ việc “làm cho người ta thương” là việc khó, nhưng tại Bãi Sau, cách họ “đeo bám” lại khiến cho nhiều

khách thấy “thương”… Việc làm cho người ta thương có lúc bị coi là giả tạo nhưng xét cho cùng đó cũng chính là những cách thức chính đáng nhất người bán hàng rong tại đây có thể làm ở vị trí yếu thế củamình.

Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 6

Bên cạnh việc thể hiện thái độ đối với khách hàng, người bán hàng rong ở Bãi Sau còn thể hiện mối quan hệ của chính họ với nhau. Bằng những quan sát thâm nhập thực tế, tôi cho rằng những người bán hàng rong ở đây họ có một mối quan hệ rất gắn kết với nhau, bằng chứng chính là sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong công việc buôn bán, kinh doanh cũng như trong cuộc sống đời thường. Bà

S. năm nay đã 63 tuổi nhưng vẫn một mình bươi chải với nghề bán rong ở Bãi Sau cho biết: “một mình cô sống ở đây, họ hàng chẳng có ai nhưng cũng may có các cháu bán cùng, ở cùng khu nhà trọ, lúc ốm đau chúng thay nhau chăm nom cũng bớt tủi” Đa số người bán rong ở đây là dân nhập cư nên người thân rất ít, chính vì vậy bản thân họ dường như không bao giờ có sự tranh giành nhau về mặt hàng cũng như về vị trí bán hàng. Ngoài ra họ còn cùng nhau tìm ra những cách thức để đối phó mỗi khi bị công an bắt hay trật tự đô thị rượt đuổi, điều đặc biệt là cách ứng phó của họ rất nhanh, khi công an từ xa là họ đã có những cách thức để phát tín hiệu cho nhau biết và chạy thoát, về ban đêm khi bán hàng có nguy cơ gặp nhiều rủi ro như bị cướp giật, móc túi, thậm chí bị khách hàng hành hung, vì thế ban đêm những người bán hàng rong thường bán thành từng nhóm, từng cặp chứ không bán riêng lẻ. Tất cả những thái độ ứng xử đó cho thấy những người bán rong ở Bãi Sau mặc dù đến từ những miền quê khác nhau, rất đoàn kết, thương yêu và tương trợ lẫnnhau.

2.2.3. Xoay quanh vấn đề “đeo bám” khách

Hành động “đeo bám” khách của những người bán hàng rong ở Vũng Tàu được họ thực hiện một cách rất bài bản. Đầu tiên họ luôn tìm cách gần gũi, tiếp xúc với khách, sau nữa họ hỏi chuyện để đoán biết nhu cầu và nắm bắt tâm lý khách, cuối cùng họ mới giới thiệu sản phẩm và mời khách mua hàng. Ai đã từng đến Bãi Sau và tiếp xúc với người bán hàng rong ở đây đều có thể nhận

thấy họ “đeo bám” khách theo những cách rất riêng của họ. Khi hỏi một chị bán rong rằng chị cảm thấy thế nào khi “đeo bám” khách, chị ấy đã trả lời: “cũng ngại ngại nhưng vẫn hy vọng khách mua cho” (nữ, 46 tuổi), một người khác thì cho rằng: “chẳng sợ khách ghét, chỉ buồn khi không bán được hàng thôi”, (nữ, 44 tuổi), hay: “cố gắng thuyết phục, kiên nhẫn thì mới có hy vọng họ mua cho, nhiều lúc phải tỏ ra đáng thương nữa ấy chứ”, (nữ, 44 tuổi). Như vậy, mục đích của việc “đeo bám” khách nuôi hy vọng bán hàng vẫn là mục đích người bán rong quan tâm nhất.

Tuy nhiên, có rất nhiều bài báo phản đối hiện tượng này, đặc biệt là hay đánh đồng việc “đeo bám” khách với vấn đề chặt chém, ép giá, xin ăn… Thực tế, người bán hàng rong luôn phải mất nhiều thời gian bán hàng cho khách, họ đi theo, dùng đủ mọi ngôn từ để thuyết phục du khách mua hàng. Cách bán của họ là cách họ đi theo khách, việc họ đi theo khách có thể khiến cho nhiều khách cảm thấy bị làm phiền và chính vì vậy họ luôn có mặc cảm không tốt với nhóm người này.

Việc thực hiện các biện pháp cấm, dẹp bỏ loại hình kinh doanh bán hàng rong trên cả nước nói chung và đặc biệt tại Vũng Tàu vào những tháng đầu năm 2016 đã cho thấy các cơ quan chức năng có thái độ quyết liệt và gay gắt đối với hiện tượng này, một sự quyết tâm rất cao nhằm dẹp bỏ nạn “đeo bám” khách đã và đang được thực thi.

Sau khi áp dụng hàng loạt các quy định cấm bán hàng rong, phạt tiền đối với các hành vi đeo bám, chèo kéo khách, tại Vũng Tàu việc làm ấy được coi như chiến dịch trọng điểm của địa phương thời gian qua, quả thực vẻ mặt của Bãi Sau được khoác một chiếc áo mới, không còn nhộn nhịp, không còn mùi vị của thức ăn, đồ uống trên bãi biển, hình ảnh người bán hàng rong hầu như không còn xuất hiện trên dọc tuyến đường của Bãi Sau nữa. Với nghị định cấm bán rong, giờ đây không dễ để tìm thấy người bán hàng rong, những người “đeo bám” khách, và tất nhiên, du lịch Vũng Tàu cũng dường như trở nên lạ lẫm với

không ít du khách khi không còn hình ảnh ồn ào, náo nhiệt trước đây.

2.2.4. Phản hồi của khách du lịch về hành vi “đeo bám”khách

Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số du khách. Cùng một câu hỏi là cảm thấy thế nào khi bị người bán hàng rong “đeo bám”, tác giả đã nhận được các câu trả lời khác nhau, trong đó chủ yếu là cảm thấy “không vấn đề gì”, đó là những khác biệt đầu tiên so với tất cả những gì tác giả mường tượng trước đó qua những thông tin được cập nhật trên truyền thông.

Có nhiều vị khách đã trả lời rằng “lúc chưa đến nghe người ta nói ở đây chèo kéo, chặt chém khiếp lắm nhưng tôi thấy cũng bình thường” (nam, 30 tuổi), hoặc “cứ nghĩ Vũng Tàu chém ác lắm nhưng đâu có như vậy” (nữ, 33 tuổi), có người lại nói “kể ra người ta đeo bám cũng hay, có khi làm hướng dẫn viên cho mình luôn”, rồi “thuận mua vừa bán, mình nhất định không mua thì làm sao họ ép được” (nam, 46tuổi)…

Nếu ai đã đến với Bãi Sau và cảm nhận hành vi những người bán hàng rong đi theo để bán hàng cho mình thì chắc hẳn người đó sẽ có những suy nghĩ như trong nghiên cứu hướng tới. Những thông tin trước đó tôi biết đến thì các phản hồi của du khách hầu hết là khó chịu, chê trách và thấy sợ hãi khi nghĩ đến việc đi du lịch tới đây, du khách có tâm lý đề phòng vì sợ bị lừa. Chính hiệu ứng lây lan ấy đã góp phần làm cho hình ảnh “đeo bám” khách, đi theo khách để thuyết phục họ mua hàng của những người bán hàng rong trở nên méo mó, xấu xí hơn bản chất vốn có của nó, mặc dù bản chất thực sự của hành vi này không hẳn như những gì truyền thông ghi nhận.

Vấn đề đặt ra ở đây là thái độ của du khách đối với hiện tượng “đeo bám” hay bị đánh đồng cùng với việc họ bị chặt chém, đối tượng chặt chém rõ ràng là những đối tượng bán hàng quy mô, có địa bàn cụ thể, đa số họ bán hàng ăn uống và lưu trú, các hoạt động của họ bao gồm cả dịch vụ “cò mồi”, họ nhờ xe ôm, taxi… dắt mối sau đấy thực hiện hành vi “chặt chém” phổ biến ở các khu du lịch, trung tâm du lịch. Vì vậy, mặc nhiên những người bán hàng rong hay bất

cứ người bán hàng nào tại khu du lịch Bãi Sau cũng trở thành đối tượng cần cảnh giác cao độ từ phía khách du lịch. Một người bán hàng rong ở Bãi Sau nói “chúng tôi có gì đâu mà chặt chém, khách hỏi giá trước khi mua chứ, họ chỉ bị khi vào quán ăn xong mới tính tiền thôi”, (nữ, 43 tuổi).

Thực tế cho thấy, về hoạt động “đeo bám” khách ở Bãi Sau, khách du lịch đôi khi còn cảm thấy hài lòng với một số mặt hàng được bán trên bãi biển, một du khách cho biết “họ chỉ bán hàng thôi, mình mua thì mua không mua thì thôi chứ có gì đâu” (nam, 49 tuổi), hay “giờ Vũng Tàu cấm hết rồi nên tắm xong muốn ăn chén đậu hũ nóng cũng không có”(nữ, 36tuổi).

Một vị khách quen thuộc của Bãi Sau nói “đi Vũng Tàu nhiều lắm rồi nhưng lần này thấy sạch sẽ, thoáng mát thật, có điều muốn cho mấy đứa nhỏ ăn ở bãi biển thì không có nữa, vào nhà hàng thì đắt lắm” (nam, 45 tuổi), rõ ràng với những vị khách du lịch không có khả năng về tài chính thì những người bán rong ở bãi biển là một đáp ứng phù hợp vì hàng của họ là những mặt hàng giá rẻ Như vậy, có thể khẳng định những phản ứng của du khách đối với việc

“đeo bám” khách ở Bãi Sau cũng phần nào nói lên góc độ nhìn nhận hành vi của dư luận. Những vị khách đến với Bãi Sau không phải ai cũng khó chịu, cũng tỏ ra miệt thị người “đeo bám” mình vì mục đích họ cũng chỉ bán hàng, ngược lại còn có nhiều du khách cảm thấy thích thú với hành động đó của họ.

2.3. “Đeo bám” khách và chiến lược đối phó của người bán hàng rong

Mặc dù dọc Bãi Sau nếu quan sát bằng mắt thường mọi hoạt động kinh doanh diễn ra rất lộn xộn, tuy nhiên qua lời kể của một số người bán hàng rong thì việc kinh doanh ở đây đều phải tuân thủ theo “luật”, một anh bán trái cây dạo nói rằng “tôi chỉ được bán ở đây chứ khu trên kia đông khách hơn tôi cũng không được phép đẩy xe lên bán”, (nam, 49 tuổi), khi tôi ngỏ ý muốn hỏi và chụp hình chung thì anh ấy lại rất sợ vì cho rằng tôi là nhà báo. Quan sát kỹ hơn những người bán hàng rong ở đây còn thấy họ luôn có ánh mắt đề phòng, họ chịu áp lực của nhiều đối tượng liên quan khác nhau như công an, đội trật tự đô

thị, những người bán hàng trong quầy, sạp, xã hội đen, khách du lịch…

Nhìn nhận việc đeo bám khách dưới góc độ tiếp cận văn hóa không thể không bàn tới những cách thức đối phó của những người thực hiện hành vi đó với chính quyền, với những người bán hàng tại chỗ, với sự kỳ thị, khó chịu của du khách… với các chính sách, văn bản pháp luật luôn luôn bất lợi cho hoạt động kiếm sống của họ.

Khi lệnh cấm bán hàng rong trên một số tuyến đường ở Vũng Tàu được ban hành, đồng nghĩa với việc những người bán hàng rong phải tìm cho mình phương án kinh doanh mới, địa điểm mới, tuy vậy khi họ đã thiếu những điều kiện cần thiết nhất đó là vốn kinh tế thì việc tìm địa điểm cố định lại là điều vô cùng khó khăn, một chị bán hàng rong cho biết: “biết là cấm đấy nhưng tôi vẫn phải tranh thủ len lỏi bán được tí nào hay tí ấy chứ không biết sống bằng gì”, (nữ, 46 tuổi).

Khi có công an hoặc đội trật tự đô thị đến, những người bán hàng họ tìm mọi cách để “thoát”, và chạy trốn là cách phổ biến nhất mà họ thực hiện tại Bãi Sau, một người nói:“họ quét suốt ấy mà nhưng quét chỗ này thì mình phải chạy ra chỗ khác bán thôi”, (nam, 49 tuổi) – câu trả lời của họ phần nào thể hiện sự bất lực của chính sách cấm bán hàng rong tại Bãi Sau nói riêng và trên cả nước nói chung, phản ánh công tác quản lý còn nhiều bất cập.

Ngoài ra còn rất nhiều cách thức ứng phó của những người “đeo bám” khách ở Bãi Sau, sự đoàn kết thống nhất của họ cũng làm cho việc thực thi chính sách của những nhà quản lý gặp nhiều khó khăn hơn. Những người bán rong họ thường chia nhau khu vực và thông báo cho nhau mỗi khi có bóng dáng của công an hay đội trật tự đô thị, người ở đầu bãi và người ở cuối bãi sẽ báo cho nhau biết khi thấy công an xuất hiện, điều đó càng chứng tỏ việc thực hiện “bắt” của cơ quan nhà nước khó khăn hơn nhưng cũng phản ánh sự yếu kém trong công tác đưa ra những cách thức thực hiện hợp lý của địa phương. Còn khi bị bắt, cách phổ thông nhất của họ vẫn là nài nỉ van xin tại chỗ và nộp phạt, chị P., 44 tuổi, một

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 07/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí