Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


LÊ THỊ ANH


ĐEO BÁM KHÁCH HAY CHIẾN LƯỢC SINH TỒN CỦA NHÓM NGƯỜI BÁN HÀNG RONG TẠI KHU DU LỊCH BÃI SAU,

THÀNH PHỐ VŨNG TÀU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA


Chuyên ngành:Văn hóa học Mã số :60 31 06 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM QUỲNH PHƯƠNG


HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả luận văn

LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ Văn hóa học với đề tài:“Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa”.

Trước tiên, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể Quý thầy, cô đã và đang giảng dạy, công tác tại Học viện Khoa học xã hội, đặc biệt là Quý thầy, côtrong khoa Văn hóa học, những người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận vănnày.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Quỳnh Phương, người đã quan tâm, định hướng và có rất nhiều những góp ý hữu ích giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Cảm ơn cô vì đã cho tôi có một góc nhìn mới trong lĩnh vực nghiên cứu Văn hóa.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đoàn thể, tổ chức và các cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin và các tài liệu liên quan.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan nơi tôi đang công tác đã hết sức động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về tinh thần, về vật chất và thời gian để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Vũng Tàu, ngày 24 tháng 7 năm 2016

Tác giả luận văn


Lê Thị Anh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH BÃI SAU, THÀNH PHỐ VŨNGTÀU 12

1.1. Cơ sở lý luận: thực hành văn hoá hàng ngày và chiến lược của “kẻ yếu”... 12 1 2 Giới thiệu chung về Bà Rịa Vũng Tàu và khu du lịch Bãi Sau 18 Tiểu kết 2

1.2. Giới thiệu chung về Bà Rịa - Vũng Tàu và khu du lịch Bãi Sau 18

Tiểu kết chương 1 22

Chương 2: THỰC HÀNH ĐEO BÁM KHÁCH CỦA NHÓM NGƯỜI BÁN HÀNG RONG TẠI KHU DU LỊCH BÃI SAU, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

………………………………………………………………………….……....23 2.1.Thực trạng quy hoạch phát triển du lịch tạiVũngTàu.................................... 23 2.2.Thực trạng “đeo bám”khách .......................................................................... 26

2.3.“Đeo bám” khách và chiến lược đối phó của người bán hàng rong 42

Tiểu kết chương 2 45

Chương 3: "ĐEO BÁM KHÁCH" - CHIẾN LƯỢC SINH TỒN VÀ CÁC

VẤN ĐỀ ĐẶT RA 46

3.1.Những ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô..............................................46 3 2 Đeo bám khách và những vấn đề đặt ra 50 3 3 Đằng sau chính sách cấm của 3

3.2.“Đeo bám khách” và những vấn đề đặt ra 50

3.3.Đằng sau chính sách “cấm” của địa phương 57

Tiểu kết chương 3 63

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC

DANH MỤCCÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ/cụm từ viết tắt

Từ/cụm từ viết đầy đủ

1

BR –VT

Bà Rịa–VũngTàu

2

CT/TU

Chỉ thị/Tỉnh ủy

3

ĐHQG

Đại học Quốcgia

4

HN

Hà Nội

5

KH–UBND

Kế hoạch- Ủy ban nhân dân

6

KT- XH

Kinh tế -xã hội

7

KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhânvăn

8

Nxb

Nhà xuất bản

9

NĐ–CP

Nghị định–Chính phủ

10

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

11

QĐ-TTg

Quyết định–Thủ tướng

12

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

VP

Văn phòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch Việt Nam đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, được chính phủ quan tâm và thúc đẩy phát triển với hàng loạt các chiến lược được đặt ra. Với tiềm năng du lịch là hàng chuỗi hệ thống sản phẩm, có bề dày hàng ngàn năm lịch sử, sản phẩm du lịch Việt Nam tập trung nhiều ở các loại hình lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng. Bên cạnh đó các sản phẩm du lịch từ thiên nhiên cũng rất phát triển, là điểm đến lý thú cho khách du lịch trong giai đoạn hiện nay. Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2015, du lịch Việt Nam đón 7,943 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 1% với năm 2014. Khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng. Du lịch Việt Nam đề ra mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 6% so với năm 2015; phục vụ 60 triệu lượt khách du lịch nội địa, trong đó khách có sử dụng lưu trú đạt 31 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 370.000 tỷ đồng. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18 – 19 tỷ USD năm 2020.

Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trước mắt, đặc biệt là khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa dần dần diễn ra mạnh mẽ, sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế tác động nhiều đến sự dịch chuyển lao động, trong đó chủ yếu là lao động từ nông thôn di cư đến các đô thị và trung tâm du lịch. Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất yếu kém, những khó khăn về sản phẩm dịch vụ thì hiện tượng “đeo bám khách” của những người bán hàng rong cũng là một hiện tượng đang được ngành du lịch Việt Nam hết sức quan tâm. Đó được coi như một trong những vấn đề cốt lõi cần “chấn chỉnh” để tạo dựng hình ảnh đẹp cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước như hiện nay.

Bà Rịa - Vũng Tàu (BR – VT) là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam

Bộ Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ và đường thủy. Bên cạnh ngành kinh tế khai thác dầu khí thì BR – VT còn là một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng trên cả nước, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm. Chính vì vậy phát triển du lịch là một trong những trọng điểm phát triển kinh tế của địa phương trong giai đoạn tới.

Giống một số điểm du lịch khác trên cả nước như Sa Pa, Hạ Long, Chùa Hương…BR – VT là một trong những nơi bị truyền thông và dư luận lên án gay gắt về hiện tượng nêu trên. Điều đáng nói ở đây là không chỉ những thông tin xấu ấy xuất hiện trên báo chí, truyền thông và dư luận mà ngay cả những người làm chính sách tại địa phương cũng nhìn nhận rằng: “cần quét sạch nạn đeo bám, chèo kéo khách” (bà Trương Thị Hường – Phó chủ tịch thành phố) với hàng loạt các biện pháp, hình thức chế tài được ban hành.

Song song với sự lên án của xã hội về hiện tượng đeo bám khách là tâm lý đề phòng của du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch đến đây, du khách thường thấy “ngại” tiếp xúc với người bán hàng vì sợ bị chặt chém, sợ bị ép giá hay sợ bị những người bán hàng rong đeo bám, nài nỉ, làm phiền... Và trong con mắt của du khách nhóm người bán hàng rong trở nên “đáng sợ”, “đáng đề phòng” bởi họ suy nghĩ rằng nhóm người đó chỉ vì chuộc lợi trước mắt, vì lợi ích kinh tế và đó là những kẻ đáng bị lên án bởi những hành động không đẹp mắt, làm mất mĩ quan khu du lịch và khiến du khách không hài lòng như truyền thông, chính sách đã vạch ra.

Thực tế, ngay chính cụm từ “đeo bám” khách đã mang ý nghĩa tiêu cực trong đó, vì thế thật khó để lý giải khi nhìn nhận hành vi thông qua dư luận xã hội, qua những đánh giá của truyền thông và những nhà làm chính sách . Hơn nữa, những người bán hàng rong đang thực hiện hành vi “đeo bám khách” lại là những người yếu thế, xuất thân từ những vùng quê nghèo, trình độ học vấn thấp,

và khó có cơ hội được nói lên tiếng nói của mình.

Nghiên cứu này không đặt ra mục tiêu bênh vực, ủng hộ hay phản đối, lên án hành vi “đeo bám” khách của người bán rong ở Bãi Sau, cũng như những người bán hàng rong ở khắp mọi nơi trên cả nước. Bằng những quan sát thực tế, bằng những dữ kiện có được trong quá trình điền dã, tiếp xúc, trải nghiệm, trong luận văn này tác giả chỉ muốn phân tích cụ thể hơn về hành vi “đeo bám” khách từ một góc nhìn khác – góc nhìn của những người trong cuộc để lý giải vì sao những người bán hàng rong lại chọn “đeo bám” khách như một phương thức mưu sinh. Vì vậy, Đeo bám” khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa là tên gọi mà tôi chọn cho đề tài này.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Về hiện tượng bán hàng rong đeo bám khách, trên thực tế đã được truyền thông nhắc đến khá nhiều, chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm các bài báo nói về người bán hàng rong với các chủ đề như “lấn chiếm vỉa hè”, “làm mất mĩ quan đô thị”, “ảnh hưởng xấu đến văn hóa”, “đeo bám, chèo kéo khách”... Các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng hầu hết dưới góc nhìn phê phán, lên án hành vi đeo bám khách của người bán hàng rong ở khắp mọi nơi trên cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu du lịch. Đó là một số bài viết như: “Du lịch đuổi khách” của nhóm phóng viên báo Người lao động đăng ngày 8/8/2010, tiếp theo là bài: “Dẹp nạn đeo bám, chèo kéo khách” của tác giả Nguyễn Thị Loan trên trang thanhnien.vn được đăng tải ngày 8.1.2016, còn tác giả Hoàng Linh trên báo BR - VT đăng ngày 26/7/2014 thì viết bài với nội dung: “Du khách phiền lòng vì sự chèo kéo, đeo bám của hàng rong” và hàng loạt bài với tiêu đề: “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trước nguy cơ mất khách” đăng số thứ nhất ngày 3/7/2012 trên trang: http://www.thuvienbrvt.com.vn (cổng thông tin chính thức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BR – VT…. Đối với các bài viết, các phóng sự mang tính chất phê phán hành vi ấy thì tiêu điểm

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 07/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí