Cơ Sở Lý Luận: Thực Hành Văn Hoá Hàng Ngày Và Chiến Lược Của “Kẻ

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH BÃI SAU, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU



yếu”

1.1. Cơ sở lý luận: thực hành văn hoá hàng ngày và chiến lược của “kẻ


Hoạt động bán hàng rong với thực hành “đeo bám” khách được lựa chọn

như cách thức để bán hàng hàng ngày của một bộ phận người bán hàng ở Bãi Sau, Vũng Tàu. Như vậy nghiên cứu những hành vi diễn ra hàng ngày xung quanh đời sống của một bộ phận dân cư chính là nghiên cứu những thực hành văn hóa hàng ngày của họ và những thực hành trong các hành vi hàng ngày thể hiện một góc nhìn vănhóa.

Trong định nghĩa của mình về văn hóa, E. B Tylor (1871) đã khẳng định văn hóa như “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”. Trong định nghĩa này Tylor chỉ ra rằng văn hóa là những “phức thể” mà những “phức thể” ấy do chính con người tạo ra, tuy vậy nó vẫn là những thực thể mang tính trừu tượng như “tri thức”, “tín ngưỡng”, “nghệ thuật”… ở tầm vĩ mô nhưng chung quy đó cũng là những sản phẩm do chính con người tạora.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc tới trong tác phẩm của mình năm 1940: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh 1995: 431). Với nhận định ấy, chủ tịch Hồ

Chí Minh có nhắc đến “phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó”, qua khái niệm này, văn hóa dường như được thu gọn hơn, ít nhiều phản ánh những yếu tố mang tính chất gần gũi với cuộc sống đời thường hơn.

Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 3

Từ góc nhìn nhân học, Gary Ferraro thì cho rằng: “Văn hóa là tất cả những gì con người có, con người nghĩ và con người làm với tư cách là những thành viên của một xã hội” (Gary Ferraro, 1995:17). Đây được coi là khái niệm rộng và đầy đủ nhất về văn hóa bởi nó bao trùm tất cả những hành vi, những biểu hiện hay những suy nghĩ của con người, trong đó ta thấy cả những yếu tố mang tính “cao trào” và có cả những yếu tố mang tính “đời thường”, nó trước hết và sau cùng đều gắn với cuộc sống hàng ngày của con người.

Theo tác giả Phạm Quỳnh Phương (2014), văn hóa thường ngày, trước hết, là cách con người sống cuộc sống hàng ngày của họ, mà cách sống ấy phản ánh cách họ nghĩ, nhận thức và cảm nhận, dựa trên những bối cảnh khác nhau. “Như vậy văn hóa thường ngày không phải là văn hóa nhìn dưới góc độ nghệ thuật hay giá trị theo qui ước, mà nó bao trùm lên mọi khía cạnh trong sinh hoạt đời thường của cuộc sống con người. Từ những đặc trưng của đời sống thường ngày, văn hóa của đời sống thường ngày biểu hiện một số tính chất: Lối sống (lifestyle); Là sản phẩm của những bối cảnh lịch sử học thuật và xã hội nhất định; Bị qui định bởi những mối quan hệ quyền lực và những dạng thức phản kháng; Đặc tính lặp lại, theo chu kỳ, quen thuộc và cảm xúc tự nhiên, mặc dù cũng bị đứt đoạn (bởi những sự bất ngờ); (Martin, 2003, dẫn theo Phạm Quỳnh Phương,2014).

Trong tác phẩm Phác thảo một lý thuyết thực hành (Outline of a Theory ofPractice),Pierre Bourdieu đã giải thích hành vi của con người, đặc biệt là nhấn mạnh tầm quan trọng của các hành động thực tiễn và sự tồn tại trong việc hiểu cá nhân con người. Từ góc nhìn này, hành động “đeo bám” khách như một hành vi được hình thành do tác động của nhiều yếu tố như giáo dục, văn hóa, xã hội, quan trọng nhất là do sự tác động của kinh tế thị trường và sự mất cân bằng

trong quan hệ quyền lực. Những hành vi, biểu hiện của họ xét dưới góc cạnh văn hóa là sự phản ánh về đời sống xã hội, là bức tranh mô phỏng những mâu thuẫn thực tế ở một góc nhỏ của cuộc sống hiện thời, tuy vậy nó lại là sự thể hiện sâu rộng đến toàn xã hội với góc nhìn đa chiều.

Trong tác phẩm Thực hành của đời sống thường ngày (The Practice of Everyday Life), Michel de Certeur (1984) cho rằng đời sống thường ngày không chỉ là các yếu tố mang quy luật tự nhiên mà còn bị chi phối bởi yếu tố quyền lực và chính trị. Theo Michel de Certeau, thực hành hàng ngày bao hàm cả chiến lược chiến thuật. Chiến lược được sử dụng bởi các cấu trúc quyền lực có tổ chức, ví dụ như nhà nước, công ty, hợp tác, một viện nghiên cứu, hay thậm chí một nhà khoa học, trong khi đó chiến thuật được sử dụng bởi những người bình thường, bị thống trị. Nói cách khác, "chiến thuật" là phương sách của những người không có quyền lực, là "nghệ thuật của kẻ yếu". Điều này thể hiện ở những ví dụ trong xã hội hậu công nghiệp, người dân trong các xã hội hiện đại đã thực thi "chiến thuật" riêng của mình để "xoáy trộm" những gì có thể nhằm phục vụ cho cá nhân, ví dụ như công nhân viên chức sử dụng các nguồn lực văn phòng của cơ quan (điện thoại, máy photo, giấy...) để sử dụng cho mục đích riêng, hay người đi thuê nhà trang trí căn hộ cho thuê nhằm phủ tính cá nhân của mình lên không gian đi mượn (Farmer 2003, dẫn theo Phạm Quỳnh Phương, 2014). Mặc dù đó là những ví dụ cho thấy sự nhỏ nhặt và tầm thường, nhưng đó là những chiến thuật nhất thời, mưu mẹo, thủ đoạn thông minh mà con người sử dụng để phản kháng, là những chiến thắng nhỏ hàng ngày của kẻ "yếu" đối với kẻ"mạnh". Tương tự, trong tác phẩm Các dạng thức phản kháng hàng ngày (Everyday Forms of Resistance), khi nói về những chiến thắng nhỏ của kẻ yếu đối với kẻ mạnh, James Scott (1985) đã dùng những thuật ngữ như “vũ khí của kẻ yếu” (Weapons of the Weak) và “nghệ thuật của sự phản kháng” (Arts of Resistance) để chỉ ra rằng những người yếu thế trong xã hội cũng có những “vũ khí” nhất định của họ. Các thuật ngữ về “sự thống trị”, “quyền lực”, “phản

kháng” hay “vũ khí của kẻ yếu”… đã được James Scott phác họa thông qua hình ảnh những người nông dân trong tác phẩm của ông. Trong nghiên cứu về những tác động của Internet đối với thanh niên, tác giả Nguyễn Thị Phương Châm (2013) đã vận dụng lý thuyết này của James Scott về sự phản kháng của những người yếu thế để nói về thứ “vũ khí” mà giới trẻ sử dụng thông qua không gian Internet để sống thật với suy nghĩ của họ: “Trong các công trình quan trọng của mình, James Scott đã bàn luận một số lí thuyết liên quan tới quyền lực (power), sự thống trị (domination) và phản kháng (resistance). Ông đã cung cấp một bối cảnh rộng cho việc xem xét quá trình mà những nhóm ít có quyền lực về kinh tế xã hội cũng như văn hóa đã phản kháng lại quá trình thống trị đối với việc khai thác lao động như thế nào” (James Scott 1985, dẫn theo Nguyễn Thị Phương Châm, 2013).

Luận điểm của James Scott có thể sử dụng để minh chứng được cho hành động “đeo bám” khách của những người bán hàng rong tại Bãi Sau, Vũng Tàu cũng chính là những hành động phản kháng hàng ngày đối với những tồn tại thực tế của xã hội, trong đó yếu tố quyền lực thể hiện rất rõ, những người bán hàng rong không có quyền lực về kinh tế, không có quyền lực về chính trị, văn hóa, để bán được hàng họ phải lựa chọn hình thức đeo bám, rong ruổi theo chân khách để mưu sinh. Đó chính là cách thức phản kháng họ chọn lựa trong chính đời sống hàng ngày của họ. Luận điểm của James Scott cũng phần nào giúp lý giải hành động của những con người trong cuộc chiến đấu tranh sinh tồn, ở đó thứ “quyền lực” tối cao không thuộc về những “kẻ yếu”.

Sinh tồn được coi là bản năng sẵn có của loài người, nó được coi như hiện tượng bẩm sinh của con người khi sinh ra, muốn tồn tại với cuộc sống đầy những thử thách, bắt buộc con người ta phải có chiến lược, phải tìm ra cách thuận lợi nhất để tồn tại. Trong bất cứ một thời đại nào, một xã hội nào hay bất cứ một thời điểm nào kể từ khi con người sinh ra đến khi mất đi thì bản năng sinh tồn luôn luôn sẵn có để con người ứng phó với hoàn cảnh, giống như đói

phải tìm cách để ăn, rét phải tìm áo ấm để mặc, ngủ không an toàn phải tìm cách để trú ngụ an toàn hơn, hiểu đúng ra thì con người luôn tìm cách để tồn tại càng lâu càng tốt, và muốn tồn tại phải có cách thức cụ thể, có phương thức thựchiện. Trong Thuyết sinh tồn của tác giả Nguyễn Ngọc Huy (1924 – 1990) có nêu:

“Bản năng sinh tồn là một bẩm tính thiên nhiên hỗn hợp với cơ thể người; nó phát hiện khi người mới sanh và chỉ tiêu diệt khi người chết. Do đó, nó chi phối hết cả đời sống của người, từ khi người cất tiếng oa oa để chào đời cho đến lúc người nhắm mắt xuôi tay, giã từ trần thế”. Tác giả Nguyễn Ngọc Huy cũng khẳng định: “Vì bản năng sinh tồn mà người có một ý chí sinh tồn vô cùng mãnh liệt. Ý chí sinh tồn xuất hiện một cách rõ rệt trong tất cả những hoạt động của con người. Những hoạt động này sở dĩ phức tạp là vì người là một sinh vật cao đẳng có nhiều năng khiếu sinh lý và tâm lý, thành ra có nhiều nhu cầu và khuynh hướng khác nhau”.

Theo thuyết “nhu cầu” của nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Abraham Maslow (1908 – 1970) , “nhu cầu” bậc thấp và đầu tiên của con người là nhu cầu sinh lý, đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục, là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được (Maslov, 1943)

Nhận định trên chỉ ra rằng bất cứ một cá nhân nào tồn tại cũng có một ý chí, một suy nghĩ giống nhau đó là “tồn tại” và vì phải “tồn tại” con người cần tìm đủ mọi cách và cũng bởi con người là thực thể phức tạp nên nhu cầu “tồn tại” cũng phức tạp theo, sự phức tạp của con người thường phụ thuộc vào chính “hoàn cảnh” mà họ được sinh ra, được nuôi dưỡng để trưởng thành. Đối với những người nghèo thì nhu cầu tồn tại chỉ là đủ ăn, đối với người đã đủ ăn, điều kiện sống tốt hơn thì nhu cầu tồn tại lúc này lại là những nhu cầu cao hơn về tinh thần.

Trong xã hội luôn tồn tại những sự bất công, và những nhóm yếu thế thường là các nhóm phải chịu nhiều sự bất công nhất: “Các nhóm yếu thế là

những nhóm xã hội đặc biệt, họ luôn cần sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội. Họ là những người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt và hoạt động xã hội” (Vũ Dũng, 2012). Trong nhóm yếu thế có những đối tượng khác nhau như nhóm người bị yếu về sức khỏe (mắc bệnh hiểm nghèo), nhóm người già không còn khả năng lao động, nhóm người bị hạn chế bởi trình độ học vấn, không được học hành hay nhóm người thiếu kinh nghiệm, nhóm trẻ em cơ nhỡ… trong đó, đặc biệt là nhóm người từ các vùng nông thôn, không có nghề nghiệp cơ bản, không có trình độ học vấn, họ phải tìm đến thành thị, đến những nơi có điều kiện kinh tế phát triển hơn nơi họ sống để tìm cách mưu sinh, có thể là làm thuê, làm mướn, đạp xích lô, chạy xe ôm hay bán hàng rong…

Để tồn tại được ở nơi đất khách, nhóm yếu thế trong xã hội phải luôn tìm cách thích ứng và thực hiện các “chiến lược”, “chiến thuật” để sinh tồn.

Tiêu biểu trong số những nghề đó là nghề bán hàng rong, nhóm người bán hàng rong ở bất cứ đô thị nào cũng có, tuy vậy ở mỗi nơi họ lại có phương thức hoạt động khác nhau, nếu như ở Sài Gòn hay Hà Nội họ tập trung ở vỉa hè thì ở Vũng Tàu họ lại tập trung ở các bãi biển. Bởi đó là nơi họ dễ dàng kiếm sống hơn, là nơi họ được bán những mặt hàng mà họ không cần bỏ ra quá nhiều vốn… Và hơn cả, tại những nơi đó, khách đến không phải để mua hàng, đó không phải là trung tâm mua sắm nên “muốn người ta mua thì phải theo”, vậy là không biết từ khi nào cái việc “theo khách” để bán hàng bị gắn cái mác “chèo kéo”, “đeo bám”…

Soi chiếu từ cách tiếp cận văn hoá và các lý thuyết thực hành hàng ngày, công trình này nhìn nhận hành vi “đeo bám” khách của những người bán hàng rong ở đây như phương thức duy nhất để kiếm sống. Nhóm người này họ không có đủ điều kiện kinh tế để thuê một cửa hàng, không có đủ quan hệ để thuê được một địa điểm ngay trung tâm và họ cũng không có đủ vốn để có thể phát triển sản phẩm hàng hóa thành một gian hàng, vì họ hầu hết là những người dân di cư từ những vùng khác tới, họ là những người lao động nghèo, hàng ngày tìm cách

buôn bán nhỏ lẻ để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau, tuy vậy mục đích chung nhất của họ vẫn là “kiếm miếng cơm, manh áo”. Việc những người bán hàng rong ở Bãi Sau, Vũng Tàu hàng ngày buôn bán bằng cách “đeo bám” khách, trước hết, là hoạt động sinh tồn cơ bản nhất nhằm phục vụ cuộc sống tối giản của họ. Mặt khác, đối với những người bán hàng rong ở Bãi Sau, Vũng Tàu, hoạt động “đeo bám” khách có thể được coi như một trong những thực hành thường ngày, bởi lẽ đó là phương thức kiếm sống và tồn tại hàng ngày. Thông qua việc “đeo bám khách” như những thực hành hàng ngày, những người bán hàng rong không chỉ kiên trì đi theo một chiến lược mưu sinh thích ứng trong hoàn cảnh của họ, mà họ còn thể hiện sự phản kháng của “kẻ yếu”.

Với những người “đeo bám” khách, trong cuộc sống thường ngày khi thực hành những hành vi ấy, họ luôn chịu sự kiểm soát từ rất nhiều phía, từ công an, trật tự đô thị, từ nhóm những kẻ “mạnh” và cả du khách… chính những áp lực ấy đã khiến họ phải có những hành động mang tính chất “phản kháng” như đối với chính quyền thì phải chạy, phải đút lót, đối với khách hàng họ cần “van xin, nài nỉ”… Và dù cho các hình thức phản kháng ấy có là những hình thức bất hợp pháp, là những hình thức bị dư luận phản đối hay loại bỏ thì vì cuộc sống họ vẫn bất chấp để thực hiện, hơn nữa khi sự phản kháng của họ ít nhiều vẫn có tác dụng thì nó chỉ làm cho hành động “đeo bám” của họ ngày càng cẩn trọng hơn màt hôi.

1.2. Giới thiệu chung về Bà Rịa - Vũng Tàu và khu du lịch Bãi Sau

1.2.1. Giới thiệu chung về Bà Rịa - VũngTàu

BR – VT nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Tây giáp tp. HCM , phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp biển Đông, với 305 km chiều dài bờ biển, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ về du lịch biển đảo.

Người dân tỉnh BR – VT có đời sống văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật tôn giáo, tín ngưỡng… rất phong phú và đa dạng, trong đó tiêu biểu nhất là

yếu tố văn hóa biển. Là vùng đất có những cửa biển kín gió rất thuận lợi về giao thông đường thủy, BR – VT là nơi lưu dân người Việt từ miền Trung vào khai phá sớm nhất Nam Bộ, khoảng thế kỷ XVII. Từ đó cho đến giữa thế kỷ XIX, bộ mặt của vùng đất BR – VT đã có những thay đổi sâu sắc. Từ một nơi hoang vu, biển cả mênh mông, đồi núi, rừng rậm đã trở thành ruộng đồng, làng mạc trù phú. Tài nguyên đất, rừng, biển đã được khai thác để phục vụ cuộc sống ngày càng sung túc hơn của con người. Quá trình khẩn hoang lập ấp cũng là thời gian hình thành các tín ngưỡng làm chỗ dựa về tinh thần, vừa đem đến cho cư dân cuộc sống bình an. BR – VT được biết đến là trung tâm du lịch nghỉ mát, tắm biển nổi tiếng của Việt Nam. Trong tổng số 305,4km chiều dài bờ biển của tỉnh, có khoảng 156 km bờ biển đẹp cho giá trị sử dụng trong du lịch. Không chỉ có tắm biển, du khách đến BR – VT còn được tham quan các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử khá nổi tiếng.

Theo thời gian, cư dân đa nguồn gốc từ các nơi trong nước di cư đến ngày càng đông đúc, ruộng đồng phì nhiêu, ngành nghề phát triển và có sự phân công lao động theo nghề nghiệp. Trong đó, bộ phận dân cư sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản chiếm tỷ lệ khá cao. Sau này khi ngành kinh tế khai thác dầu khí và du lịch phát triển, tỷ lệ dân cư làm trong các ngành này cũng tăng dầnlên.

Thành phố Vũng Tàu là tỉnh lỵ trung tâm của tỉnh BR – VT, tiền thân là đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là một bán đảo giáp Bà Rịa và huyện Long Điền qua sông Cỏ May, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn và đảo Gò Găng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80km theo đường chim bay, đây là cửa ngõ quan trọng của vùng Đông nam bộ ra biển. Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14km và chiều rộng khoảng 6km. Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 14.442 ha, có 17 đơn vị hành chính cơ sở, bao gồm: 16 phường và 1 xã. Dân số thành phố tính đến đầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2023