Bảng Phân Loại Tỷ Lệ Dư Nợ Quá Hạn Theo Tài Sản Đảm Bảo Của Seabank


nhân và doanh nghiệp. Quy trình tín dụng bao gồm 9 bước cụ thể khái quát theo sơ đồ:

Bảng 7: Quy trình nghiệp vụ tín dụng SeABank [14]


Các bước thực hiện

Nội dung thực hiện

Người thực hiện

1

Khách hàng

Chuyên viên khách hàng và thẩm

định

2

Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng

Chuyên viên khách hàng và thẩm

định

3

Thẩm định khoản vay

Trưởng phòng khách hàng và thẩm

định


4


Xem xét và ra phán quyết


Tái thẩm định (vượt hạn mức)


Phê Phê

duyệt duyệt


Trưởng phòng/ Giám đốc/ Hội

đồng Tín dụng chi nhánh


Chuyên viên tái thẩm định


Ban tổng giám đốc /Hội Đồng Tín Dụng Hội sở/QĐQT


5


Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

Chuyên viên khách hàng và thẩm định /Chuyên viên hỗ trợ tín dụng/Trưởng phòng hỗ trợ


6


Giải ngân

Chuyên viên khách hàng và thẩm định /Chuyên viên hỗ trợ tín dụng/Trưởng phòng hỗ trợ/

Đơn vị khác


7

Kiểm tra, giám sát vốn vay Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Chuyên viên khách hàng và thẩm

định /Chuyên viên hỗ trợ tín dụng

/chuyên viên Quản lý rủi ro

8

Thu hồi nợ

Chuyên viên khách hàng và thẩm

định /Chuyên viên hỗ trợ tín dụng

/Chuyên viên Xử lý nợ

9

Giải chấp, lưu hồ sơ

Chuyên viên khách hàng và thẩm

định /Chuyên viên hỗ trợ tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - 8


Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ: Tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, khách đến xin vay vốn.


Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay: Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ vay, chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo sang phòng thẩm định.

Bước 3: Thẩm định khách hàng, tài sản đảm bảo.

Bước 4: Xem xét và ra phán quyết: Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng. Chuyên viên tín dụng tập hợp hồ sơ, tờ trình của các bộ phận để trình ban tín dụng, trường hợp vượt hạn mức phán quyết trình Ban Tổng giám đốc xem xét và phê duyệt.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng.

Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng: Giải ngân, phát hành bảo lãnh, mở LC.

Bước 7: Kiểm tra và sử lý nợ vay: Nhân viên tín dụng kiểm tra sau cho vay, mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính, hoạt động. Phòng thẩm định kiểm tra tài sản đảm bảo. Nhân viên tín dụng theo dõi thu gốc lãi, phân tích rủi ro. Kiểm tra quá trình thu gốc, lãi.

Bước 8: Chuyên viên tín dụng tiến hành thu hồi nợ. Bước 9: Tất toán Hợp đồng tín dụng, lưu hồ sơ.

2.4.5. Hệ thống xếp hạng tín dụng SeABank:

Đánh giá rủi ro tín dụng là phương pháp phân tích các dữ liệu cần thiết để đưa ra một quyết định quan trọng là có nên hay không cấp tín dụng cho khách hàng. SeABank áp dụng hệ thống xếp hạng theo Quyết định số 661/2009/QĐ-TGĐ ngày 23/09/2009. Hệ thống xếp hạng tín dụng là một phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro của một khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất. Đây là công cụ quan trọng khách quan trong việc đánh giá khách hàng, việc xếp hạng tín dụng được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Bước 2: Chấm điểm cho các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Bước 3: Tổng hợp điểm, căn cứ vào điểm tổng hợp, cán bộ tín dụng sẽ phân loại khách hàng theo các mức A, A+, B, B+, C, C+. Như vậy tùy theo đối tượng khách hàng cụ thể mà chuyên viên tín dụng sẽ xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Hiện tại SeABank đã xây dựng được phiếu


bảng xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong mỗi bảng xếp hạng tín dụng có nhiều yếu tố chấm điểm khác nhau ví dụ như: Bảng xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân bao gồm:

Yếu tố thân nhân lai lịch như: Tiền án tiền sự, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, số người ăn theo, thu nhập hàng năm của cá nhân, thu nhập hàng năm của gia đình.

Yếu tố tài chính như: Tỷ trọng vốn vay trên tổng phương án xin vay, tình hình trả nợ với ngân hàng (tra CIC), tình hình trả lãi, tổng nợ trên giá trị bất động sản và động sản khác có thể chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của người vay, loại tài sản đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo so với vốn vay....

Bảng xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm:

Yếu tố phi tài chính như: Chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu

đòn cân nợ, chỉ tiêu thu nhập...

Yếu tố khác như: Trình độ quản lý, tình hình giao dịch với ngân hàng, yếu tố bên ngoài...

Tùy từng trường hợp cụ thể Chuyên viên tín dụng sẽ đánh giá khách hàng dựa trên các yếu tố trên, đôi khi một khách hàng có thể đánh giá là dưới trung bình tuy nhiên nếu tài sản đảm bảo lớn hơn rất nhiều so với vốn vay thì mức độ đánh giá là trung bình hoặc tốt, vì vốn xin vay nhỏ hơn rất nhiều so với tài sản đảm bảo của khách hàng. Kết quả được chia là 6 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau.

Bảng 8: Bảng xếp hạng tín dụng của SeABank


Điểm

Xếp loại

Đánh giá

Nhóm rủi ro

87-100

A+

Xuất Sắc

Thấp

74-86

A

Tốt

Thấp

61-73

B+

Trung bình

Trung Bình

48-60

B

Dưới trung bình

Trung Bình

35-47

C+

Rủi ro không thu hồi cao

Cao

0-34

C

Rủi ro không thu hồi rất cao

Cao

(Nguồn: Quy trình tín dụng SeABank)


Đối với bảng xếp hạng trên thì SeABank sẽ từ chối cho vay những khách hàng có xếp hạng tín dụng từ Dưới trung bình (B) trở xuống.

Bảng 9: Bảng tỷ lệ xếp loại khách hàng của SeABank


Stt

Xếp loại Khách hàng

2009

2010

2011

1

Dư nợ tín dụng

9.626

20.512

19.641

2

Số lượng khách hàng

18.632

29.797

31.054

3

Xếp loại khách hàng A+ (Xuất Sắc)

93

149

234

4

Xếp loại khách hàng A (Tốt)

6.521

7.449

8.124

5

Xếp loại khách hàng B+ (Trung bình)

11.179

20.858

22.696

(Nguồn: Quy trình tín dụng SeABank)

Năm 2010 ngân hàng quá chú trọng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, chính vì vậy xếp hạng đánh giá khách hàng hầu chiếm khoảng 70% xếp loại B+ (trung bình) có thể nói đây là nhóm khách hàng chứa đựng rủi ro cao, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 và năm 2011 tăng mạnh.

Tỷ lệ cho vay tối đa tính trên giá trị tài sản đảm bảo:

- Vàng bạc, đá quý, kim khí quý: Bằng 80% giá trị định giá.

- Phương tiện vận tải:

+ Phương tiện đang lưu hành: Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị định giá.

+ Phương tiện chưa đăng ký lưu hành:

- Đối với ô tô, tàu biển, máy bay: Bằng 70% giá trị định giá.

- Đối với xe gắn máy: Bằng 80% giá trị định giá.

- Các loại xe, máy chuyên dùng thi công đường bộ: Bằng 50% giá trị định

giá.


- Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất: Bằng 60% giá trị định giá.

Riêng đối với dây chuyền thiết bị được hình thành từ nguồn vốn vay của

SeABank, mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị định giá.

- Hàng hoá, nguyên vật liệu: Bằng 70% giá trị định giá.

- Giấy tờ có giá: Bằng 90% giá trị định giá.

- Quyền tài sản phát sinh: Bằng 90% giá trị định giá.

- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất: Bằng 70% giá trị định giá.


Bảng10: Bảng phân loại dư nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo của SeABank


Stt

Tài sản đảm bảo (tỷ đồng)

2009

2010

2011

1

Giấy tờ có giá

11.20

35.10

41.30

2

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền

trên đất

109.60

213.20

264.80

3

Phương tiện vận tải

36.50

165.20

201.60

4

Hàng hóa, nguyên vật liệu

5.50

10.20

15.60

5

Quyền tài sản phát sinh

3.60

4.90

5.30

6

Máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất

10.20

8.1

8.7

7

Tài sản đảm bảo khác

4.40

2.30

2.70

Tổng dư nợ quá hạn

181

439

540

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp SeABank)

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy Tài sản đảm bảo của khoản vay quá hạn hầu hết là Quyền sử dụng đất tài sản gắn liền trên đất và Phương tiện vận tải.

Bảng 11: Bảng phân loại tỷ lệ dư nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo của SeABank


Stt

Tỷ lệ TSBĐ/Năm (%)

2009

2010

2011

1

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền

trên đất

61%

49%

49%

2

Phương tiện vận tải

20%

38%

37%

3

Tài sản khác

19%

14%

14%

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp SeABank)

Năm 2009, tài sản đảm bảo trong nợ quá hạn chủ yếu là nhà đất chiếm 61 %, phương tiện vận tải chiếm 20%. Trong nợ quá hạn 2010 và 2011, tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà đất (chiếm 49 %) và ô tô (chiếm 37 đến 38 %) Như vậy cho thấy quá hạn năm 2010 và 2011 phần lớn là do vay mua xe ô tô và đảm bảo từ tài sản hình thành từ vốn vay Đây là một rủi ro trong quá trình đòi nợ và thu hồi tài sản đảm bảo vì TSĐB là phương tiện vận tải rất khó quản lý và kiểm tra, nếu để lâu sẽ khấu hao nhanh và giá trị phương tiện vận tải sẽ giảm. Ngân hàng khó có thể thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi.


2.4.6. Quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng SeABank:

Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh một cách kịp thời nhằm đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng đúng mục đích, thu hồi được đầy đủ cả vốn và lãi đúng hạn, bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng. Quy trình này được SeABank quy định theo Quyết định số 863/2009/QĐ-TGĐ ngày 11/04/2009. Tất cả các khoản cấp tín dụng đều phải được kiểm tra, giám sát một cách toàn diện trong suốt qua trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Căn cứ tình hình thu thập thông tin tại sơ sở, các sổ sách kế toán. Chuyên viên khách hàng và thẩm định thực hiện kiểm tra thường xuyên khoản vay sau khi giải ngân nhắm nắm bắt được đầy đủ, kịp thời tình hình hoạt động của khách hàng cũng như biến động về tài sản bảo đảm.

Việc kiểm tra, giám sát dựa trên quy chế cho vay, quy trình kiểm tra sau cho vay và phải đảm bảo:

- Kiểm tra chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khách hàng (doanh thu, công cụ, tình hình lãi lỗ, các khoản phải thu, phải trả, nợ quá hạn), tình trạng hoạt động khách hàng (doanh số mua bán, hàng tồn kho)...

- Kiểm tra tiến độ và hiệu quả của phương án, dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng vốn vay...

- Kiểm tra đánh giá các diễn biến của tài sản bảo đảm.

Việc kiểm tra định kỳ sau cho vay bắt buộc phải được chuyên viên khách hàng và thẩm định và đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện theo đúng các quy định của SeABank.

Phạm vi và tần suất kiểm tra giám sát:

+ Ít nhất 2 tháng/ lần đối với các khoản vay sau:

- Tất cả các khoản vay đã có ít nhất 1 kỳ chậm trả nợ gốc và/hoặc lãi.

- Tất cả các khoản vay có dư nợ từ 2 tỷ đồng trở lên.

- Các khoản vay có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên đến dưới 2 tỷ đồng có một trong các điều kiện sau:

* Tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay.

* Tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất, phương tiện vận tải, hàng hóa.


* Khoản vay đã được SeABAnk gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nợ.

+ Đối với các khoản vay không thuộc quy định tại mục nói trên, tần suất kiểm tra như sau:

- Khoản vay có dư nợ từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng: Kiểm tra 6 tháng/ lần.

- Khoản vay có dư nợ dưới 500 triệu đồng: Nếu là vay trung hạn, dài hạn thì kiểm tra 6 tháng/lần; neus là vay ngắn hạn thì kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường.

2.4.7. Xử lý rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng SeABank:

Để sử lý nợ xấu một cách hiệu quả, ngân hàng bố trí một chuyên viên quản lý rủi ro ở từng chi nhánh cấp 1 để xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể, tham mưu cho chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý kịp thời đúng tiến độ.

Việc trích lập dự phòng rủi ro của SeABank được thực hiện hàng tháng, hoạt động này tăng dần về số tuyệt đối và tương đối qua các năm. Ngân hàng thực hiện trích lập theo điều 8 Quyết định 493 của NHNN về dự phòng chung năm 2009, 2010 SeABank mới thực hiện trích lập ở mức 0.15% dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Nhưng đến năm 2011, theo Quyết định 18 sửa đổi QĐ 493 ngày 25/04/2007 của NHNN SeABank đã trích lập đầy đủ sự phòng ở mức 0.75% tổng các khoản dư nợ.

Chi phí trích lập dự phòng SeABank như sau:

Bảng 12: Chi phí trích lập dự phòng SeABank


Chỉ tiêu (tỷ đồng)

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tổng dư nợ

9.626

20.512

19.641

Tổng nợ xấu

161

323

328

Chi phí trích lập dự phòng

82

163

68

(Nguồn Báo cáo thường niên SeABank năm 2009, 2010 và 2011)

Theo Quyết định 493, tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 [17].

Về cơ bản việc phân loại nợ theo Điều 7 là đánh giá toàn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo thông lệ quốc tế (Basel II). Còn việc phân loại nợ theo Điều 6 chỉ dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ, hiện nay các NHTM trong


nước đa số vẫn thực hiện phân loại nợ theo Điều 6: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể được quy định là:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%.

- Nhóm 2 (nợ cần chú ý): 5%.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

Bảng 13: Nợ quá hạn phân theo nhóm SeABank


Nhóm nợ (tỷ đồng)

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Nợ nhóm 1

9.445

20.142

19.333

Nợ nhóm 2

20

116

212

Nợ nhóm 3

56

70

32

Nợ nhóm 4

70

82

26

Nợ nhóm 5

35

102

38

(Nguồn Báo cáo tài chính SeABank năm 2009, 2010 và 2011)

Như vậy ta thấy tỷ lệ quá hạn càng nhiều, nhất là nhóm 3-5 thì dự phòng trích lập rủi ro càng lớn. Theo số liệu năm 2010 SeABank cho vay chú trọng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, dư nợ tăng mạnh 113 % so với năm 2009 tuy nhiên tiềm tàng trong đó là nguy cơ nợ quá hạn tăng, cụ thể là năm 2011 nợ nhóm 2 tăng lên rõ rệt 1.8% so với năm 2010.

Bên cạnh đó tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng mạnh ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến làm giảm lợi nhuận. Đứng trước tình hình như vậy Ban lãnh đạo SeABank quyết định hạn chế tăng trưởng tín dụng đồng thời thúc đẩy thu hồi nợ xấu. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ nhóm 3-5 giảm mạnh, nhất là nợ nhóm 5 giảm 37% so với năm 2010. Kế đến đó là nợ nhóm 4 giảm 31%. Nhận thức được điều đó ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý rủi ro tín dụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2022