Xây Dựng Bộ Máy Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tập Trung:


Tên giải pháp: Xây dựng quy chế phê duyệt tín dụng tập trung SeABank

Hội đồng tín dụng khu vực

Chuyên gia phê duyệt (nhiều cấp)

Nội dung: Xây dựng Bộ máy Phê duyệt tín dụng tập trung


Hội đồng cấp cao


Trung tâm xử lý tín dụng tập trung (CPC)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Ban tín dụng chi nhánh

Hình 3: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung SeABank

Hoàn thiện quy trình, chính sách tín dụng SeABank cần phải đổi mới phương thức điều hành theo thông lệ quốc tế, quy trình tín dụng của SeABank cần phải đảm bảo:

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.

- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng. Phải có được một chiến lược đúng đắn theo quy chuẩn BASEL II và theo thông lệ quốc tế về xử lý tín dụng tập trung.

Trung tâm xử lý tín dụng tập trung (CPC): Đưa ra các nhận định, đánh giá hoặc kết luận một cách khách quan, công bằng dựa trên các quy định của Ngân hàng, pháp luật có liên quan, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất cho Ngân hàng.

Bộ máy CPC Bao gồm:

- Chuyên viên thẩm định tín dụng (CO):


+ Thực hiện thẩm định, đánh giá các điều kiện cấp tín dụng về pháp lý, mục đích, phương án sử dụng vốn, TSBD,... Và đề xuất ý kiến với các khoản cấp tín dụng theo đúng quy định, chính sách của ngân hàng, kiểm tra lại nguồn gốc và tính chấn thực thông tin về khách hàng nếu thấy có nghi ngờ. Trình bày một cách đầy đủ, chính xác kết quả của việc thẩm định và phân tích tín dụng và ý kiến đề xuất trong tờ trình thẩm định tín dụng.

+ Quyết định loại bỏ hồ sơ hoặc cho hồ sơ đi tiếp theo đúng quy định của ngân hàng.

- Chuyên viên thực địa (CPC):

+ Trực tiếp đi thực địa và xác minh các thông tin theo đúng yêu cầu của CO và các thành viên có thẩm quyền phê duyệt tại CPC.

+ Thu thập, bổ sung các thông tin CO không yêu cầu xác minh nhưng có khả năng ảnh hưởng tới việc xét duyệt cho vay.

- Chuyên viên thẩm định tài sản (PO):

+ Tiến hành các bước định giá tài sản bảo đảm sau khi nhận được đề nghị thẩm định từ Chuyên viên tín dụng hoặc từ CO.

+ Tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ về định giá tài sản, nghiệp vụ tín dụng và các quy định khác.

+ Cung cấp báo cáo thẩm định tài sản và toàn bộ thông tin, hồ sơ, giấy tờ tài sản mà PO thu phập được trong quá trình định giá tài sản bảo đảm cho Chuyên viên tín dụng hoặc CO.

- Cấp phê duyệt CPC:

+ Rà soát tờ trình thẩm định tín dụng, đảm bảo các nội dung trong tờ trình loogic, thống nhất và phù hợp với các chính sách tín dụng của ngân hàng.

+ Ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ đề nghị cấp tín dụng phù hợp với các quy định có liên quan của ngân hàng.

+ Ký và chịu trách nhiệm về các khoản cấp tín dụng do mình phê duyệt theo

đúng quy định của ngân hàng và pháp luật.

Mục đích: Hiện nay SeABank đang áp dụng quy trình phê duyệt phân tán, quy trình này dần dần bộc lộ những bất cập cần được thay đổi để tiến tới tiêu chuẩn quốc tế. Rất cần xây dựng quy trình, mô hình quản lý mới theo hướng tập trung.


Theo quy trình mới, mọi khoản vay sẽ được chuyên môn hóa và tập trung phê duyệt nhằm tránh rủi ro ngay từ đầu khoản vay.

Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

- Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.

- Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

3.3.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng:

Căn cứ: Vì chiến lược kinh doanh của SeABank là ngân hàng bán lẻ, thị trường mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình. Vì vậy khách hàng của SeABank hướng tới là khách hàng nhỏ lẻ nên khá đa dạng về ngành nghề kinh doanh và đối tượng khách hàng.

Đối tượng: Quy định những vấn đề cơ bản nhất về hệ thống xếp hạng khách hàng của SeABank

Phạm vi áp dụng: Toàn hệ thống SeABank

Lộ trình thực hiện: Năm 2014

Tên giải pháp: Xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng

Nội dung: Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được áp dụng hiệu quả đối với tất cả các khách hàng, ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng sau:

- Việc xây dựng hệ thống nội bộ xếp hạng khách hàng cần phải có sự phân biệt theo từng nhóm khách hàng vì mỗi khách hàng có đặc điểm hoạt động khác nau nên cần có các chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Hiện nay SeABank mới có hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng chung chung chứ chưa chi tiết từng ngành nghề, vì vậy cần phải xây dựng chi tiết hơn đối tượng khách hàng để làm đa dạnh hóa khách hàng và danh mục đầu tư giúp ngân hàng vừa có thể mở rộng được số lượng cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng. Trong thời gian tới SeABank có thể hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng theo hướng.


Đối với ngành công nghiệp nên chia nhỏ thành các nhóm: Nhóm ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác, chế biến... Để hoàn thiện hơn nữa, trong các nhóm ngành nghề trong ngành công nghiệp đó có thể xây dựng hệ thống nội bộ xếp hạng chi tiết hơn ví dụ như:

+ Đối với nhóm ngành công nghiệp nặng chia nhỏ thành: Sản xuất thép, công nghiệp cơ khí, công nghiệp đóng tàu, sản xuất xi măng, thủy điện…

+ Đối với ngành công nghiệp nhẹ chi tiết hơn thành: Dệt may da giày, sản xuất hóa chất phân bón, sản xuất chế biến lâm sản...

+ Đối với nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ: Công nghiệp khai thác dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản.

Đối với ngành xây dựng có thể chia nhỏ chi tiết hơn ví dụ như: Xây dựng, kinh doanh hạ tầng cơ sở...

Đối với ngành thương mại dịch vụ nên chi tiết hơn như: Vui chơi giải trí, khách sạn nhà hàng, viên thông, vận tải...

- Với mỗi chỉ tiêu phân tích hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, SeABank đã có xây dựng giá trị hoặc yêu cầu đối với chỉ tiêu nhưng cần phải xây dựng khung chuẩn cho từng nhóm khách hàng và tỷ lệ trọng điểm trong cơ cấu tổng điểm của từng chỉ tiêu sao cho phù hợp với từng loại hình kinh doanh và từng loại khách hàng. Tại SeABank mới xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cho chung một ngành nghề nhất định mà chưa có sự chia nhỏ ngành nghề theo quy mô để đánh giá các chỉ tiêu, vì với quy mô khác nhau (lớn, trung bình, nhỏ) thì các chỉ tiêu chuẩn yêu cầu cũng phải khác nhau không thể dùng chung một khung yêu cầu vì như vậy việc đánh giá khách hàng không chính xác có thể dẫn đến sai lầm đó là cấp tín dụng cho khách hàng không tốt và từ chối cho vay đối với khách hàng tốt.

- Kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thông tin đầu vào phải chuẩn xác và đáng tin cậy thì kết quả đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng mới chính xác.

Mục đích: Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng


với từng khách hàng. Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng, thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng mới được các ngân hàng Việt Nam ứng dụng trong một vài năm trở lại đây và còn cần nhiều trải nghiệm để sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.

3.3.3. Xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tập trung:

Căn cứ: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Hiện nay Mô hình quản trị rủi ro SeABank chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế [22].

Đối tượng: Quy định những vấn đề cơ bản nhất về hệ thống quản lý rủi ro của SeABank

Phạm vi áp dụng: Toàn hệ thống SeABank

Lộ trình thực hiện:Năm 2014

Tên giải pháp: Chính sách Khung quản trị rủi ro SeABank

Nội dung: Bao gồm 11 nội dung:

1. Nguyên tắc chung về quản lý rủi ro tín dụng

2. Các nguyên tắc về Thẩm định và phê duyệt tín dụng

3. Phân tách chức năng và phân cấp thẩm quyền phê duyệt

4. Quản lý tài sản đảm bảo

5. Giám sát rủi ro tín dụng

6. Nhận biết sớm rủi ro tín dụng

7. Phương pháp phân loại rủi ro

8. Quản lý các khoản tín dụng có rủi ro cao

9. Quản lý các khoản tín dụng có vấn đề

10. Báo cáo nội bộ về Rủi ro tín dụng

11. Kiểm toán nội bộ về hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.


Hội đồng quản trị


Khối quản trị rủi ro


Ban kiểm soát


Khối kiểm toán nội bộ


Ủy ban quản trị rủi ro

Tổng giám đốc

Hình 4: Mô hình Chính sách khung quản trị rủi ro SeABank

Mục đích: Tạo nền tảng chung khi xây dựng hệ thống chính sách quản lý rủi ro cho SeABank theo các chuẩn mực thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng.

Thiết lập văn hóa quản trị rủi ro lành mạnh, hình thành ngôn ngữ chung trong toàn ngân hàng về quản lý rủi ro.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các hoạt động kinh doanh của SeABank, đảm bảo các hoạt động của SeABank được triển khai một cách an toàn, phù hợp với định hướng quản trị rủi ro trong từng thời kỳ. Đi cùng với Mô hình chính sách khung quản trị rủi ro thì SeABank cần hoàn thiện lại bộ máy điều hành.

3.3.4. Hoàn thiện công tác tổ chức và tăng cường quản lý điều hành bộ máy điều hành:

Căn cứ: Bộ máy điều hành SeABank hiện nay áp dụng từ năm 2006 và cũng có một số cải tiến. Tuy nhiên do tính chất thị trường cũng như do đặc thù kinh tế,


Bộ máy quản lý rủi ro của SeABank cần được tổ chức lại theo nhiều cấp và chặt chẽ hơn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đòi hỏi SeABank phải không ngừng mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ... Vì vậy SeABank phải xác định một cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị tín dụng đáp ứng được những mục tiêu cơ bản của hoạt động tín dụng trong SeABank. Phải hoàn thiện hơn nữa mô hình bộ máy tổ chức để vừa đảm bảo được an toàn cho ngân hàng và phục vụ khách hàng được nhanh chóng.

Đối tượng: Xây dựng thành lập ủy ban cơ bản nhất về hệ thống quản lý rủi ro của SeABank

Phạm vi áp dụng: Toàn hệ thống SeABank

Lộ trình thực hiện:Năm 2013

Tên giải pháp: Hoàn thiện bộ máy điều hành quản trị rủi ro

Nội dung: Hoàn thiện bộ máy quản lý tín dụng hợp lý đáp ứng các yêu cầu

sau:

1. Cơ cấu lãnh đạo phù hợp với một đơn vị kinh doanh nhằm đảm bảo tổ

chức điều hành công việc hiệu quả.

2. Thành lập Ủy ban quản trị rủi ro

3. Thành lập Khối quản trị rủi ro

4. Xác định rõ trách nhiệm của các bộ phận hoặc cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm về kết quả công việc.

5. Hoạt động theo định hướng khách hàng.

6. Quản lý thông tin chặt chẽ, đầy đủ.

Mục đích thành lập Ủy ban quản trị rủi ro nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Chuyên môn hóa các hoạt động của HĐQT theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế về quản trị điều hành nhằm phát huy tối đa chuyên môn của các thành viên HĐQT qua đó nâng cao hiệu quả và chất lượng của HĐQT trong việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường tuân thủ quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách, quy định của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước về công tác tổ chức, quản trị và hoạt động của ngân hàng thương mại toàn hệ thống, quy trình của các nghiệp vụ, hoạt động của ngân hàng.


- Giúp HĐQT có một cái nhìn toàn diện về thực trạng rủi ro của ngân hàng và giám sát tính hữu hiệu của các hoạt động giám sát, kiểm soát rủi ro của ngân hàng.

Mục đích khối quản trị rủi ro nhằm thực hiện các mục tiêu sau:


Hình 5 Mô hình khối quản trị rủi ro SeABank Khối quản trị rủi ro bao gồm 1

Hình 5: Mô hình khối quản trị rủi ro SeABank

Khối quản trị rủi ro bao gồm nhiều phòng ban, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm một mảng quy trình nghiệp vụ riêng nhưng tất cả đều phục vụ công việc chung cho khối quản trị rủi ro nhằm thực hiện các công việc sau:

- Nghiên cứu và soạn thảo các chính sách chung về quản trị rủi ro, triển khai các hoạt động nhằm kiểm soát việc tuân thủ chính sách quản trị rủi ro.

- Xây dựng các quy trình kiểm soát và quản trị rủi ro với từng loại hình nghiệp vụ rủi ro tín dụng.

- Đề xuất các biện pháp và các công cụ quản trị rủi ro phù hợp với chiến lược về quản trị rủi ro của ngân hàng trong từng giai đoạn.

- Xây dựng chính sách tín dụng, tài liệu hướng dẫn thẩm định, phê duyệt tín

dụng.


- Xây dựng hệ thống ủy quyền phê duyệt tín dụng.

- Xây dựng các mô hình QTRR tín dụng.

- Thực hiện các báo cáo, theo dõi cảnh báo, giám sát chất lượng tín dụng trên

toàn hệ thống và phối hợp với các đơn vị để xử lý nợ.

- Xây dựng các chương trình, phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro tín

dụng...

- Thực hiện các chương trình giám sát tín dụng - Credit Review.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2022