Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức Quản Lý Nói Chung Và Bộ Phận Kinh Doanh Và Quản Lý Tín Dụng:


được trích lập bất cứ khi nào có thông tin về sự giảm sút chất lượng các khoản vay. Các khoản dự phòng chung thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dự phòng và phải được trích lập cho những khoản vay đã bị giảm sút về chất lượng hoặc có dấu hiệu cho thấy chất lượng bị giảm sút. Thông thường việc suy xét này dựa vào kinh nghiệm quá khứ và các thông tin có được ở hiện tại.

Trong thực tế các ngân hàng cố gắng lượng hóa và dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai để xây dựng chính sách trích lập dự phòng theo hướng “mở” nhằm tạo điều kiện bù đắp cho các tổn thất có thể xảy ra trong suốt thời gian tồn tại của khoản tín dụng.

Standard Chartered [9]: Theo báo cáo thường niên năm 2009 việc quản lý rủi ro nằm ở trung tâm hoạt động kinh doanh của Standard Chartered. Một trong những rủi ro phải chịu phát sinh từ việc mở rộng tín dụng cho khách hàng thông qua các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và cho vay.

Quản lý rủi ro hiệu quả là cơ bản để có thể tạo ra lợi nhuận nhất quán và bền vững và do đó là một phần trung tâm của quản lý tài chính và hoạt động của Tập đoàn. Thông qua khuôn khổ quản lý rủi ro ngân hàng quản lý rủi ro trên toàn doanh nghiệp, với mục tiêu tối đa hóa trở lại trong khi điều chỉnh rủi ro còn lại trong phạm vi hấp dẫn rủi ro của ngân hàng.

Cân bằng rủi ro và lợi nhuận: Nguy cơ được thực hiện hỗ trợ các yêu cầu của các bên liên quan của ngân hàng, phù hợp với chiến lược của ngân hàng đó là trách nhiệm của tất cả các nhân viên để đảm bảo rằng rủi ro được xử lý kỷ luật và tập trung. Ngân hàng lấy tài khoản và cam kết của ngân hàng cho khách hàng chấp nhận rủi ro. Tất cả chấp nhận rủi ro phải được minh bạch, kiểm soát và báo cáo. Ngân hàng tìm kiếm để dự đoán các rủi ro trong tương lai và đảm bảo nhận thức của tất cả các lợi thế cạnh tranh rủi ro: Ngân hàng tìm kiếm để đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua quản lý rủi ro hiệu quả và có hiệu quả và quản trị rủi ro kiểm soát. Trách nhiệm cuối cùng cho thiết lập hấp dẫn rủi ro của ngân hàngvà quản lý hiệu quả rủi ro thuộc về Hội đồng.

Ngân hàng Bangkok [10]: Theo “Báo cáo thường niên 2010 của ngân hàng Bangkok” các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể bị yếu tố nguy cơ khác


nhau. Do đó đã các biện pháp thận trọng để bảo vệ bản thân chống lại các rủi ro như vậy và đứng một kế hoạch quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Ban quản lý rủi ro của ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc quy định các chính sách quản lý rủi ro, xem xét đầy đủ chính sách quản lý rủi ro và hệ thống và giám sát và duy trì rủi ro của ngân hàng ở mức hợp lý phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng quản lý rủi ro bao gồm quản lý rủi ro có liên quan trong chỉ định các thông số trong khi quản lý kinh doanh trong một cách để đạt được một tỷ lệ thích hợp lợi nhuận.

Quản lý rủi ro: Trong quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng đã thiết lập rõ ràng quá trình phê duyệt tín dụng trong đó bao gồm chính sách tín dụng, tín dụng chấm điểm cho khách hàng và thiết lập các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, hoặc kích thước của hạn mức tín dụng. Khi xem xét sự chấp thuận của mỗi ứng dụng cho vay, ngân hàng xem xét mục đích của khoản vay và đánh giá khả năng trả nợ người nộp đơn, kinh doanh khả thi, khả năng quản lý và tài sản thế chấp. Ngân hàng cũng đánh giá mức độ xếp hạng rủi ro tín dụng một cách thường xuyên, ngân hàng đã thành lập một đơn vị quản lý rủi ro để đề xuất và xem xét các chính sách rủi ro tổng thể của ngân hàng trong dự đoán phù hợp với quy định mới và các quy định bao gồm các Basel II tiêu chuẩn quốc tế. Đơn vị giám sát việc quản lý của có liên quan rủi ro phù hợp với chính sách của Ủy ban Quản lý rủi ro.

Ngân hàng cũng đã thiết lập một đơn vị quản lý tín dụng độc lập từ các khu vực khác của tổ chức, chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro liên quan đến cấp tín dụng.

Chính sách tín dụng đơn vị giám sát các cấu trúc chính sách tín dụng và phối hợp việc cải thiện điều chỉnh chính sách tín dụng.

Đơn vị đánh giá rủi ro tài sản là một đơn vị làm việc độc lập có trách nhiệm theo các quy trình quản lý xem xét cho vay và cho vay chất lượng, đánh giá đầy đủ dự phòng rủi ro và đánh giá phù hợp với chính sách cho vay, quy định và tín dụng bảo lãnh phát hành tiêu chuẩn.


Tóm tắt nội dung Chương 1

Chương 1 đã phân tích và làm rõ khái niệm, nội dung cũng như quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, nêu bật các nguyên nhân phát sinh rủi ro cũng như các biện pháp xử lý khi xảy ra tổn thất. Đồng thời trình bày các phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý Rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Trong kinh doanh ngân hàng việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý, vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Đây là điều mà bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng đều quan tâm đến trong quá trình quản lý rủi ro và SeABank cũng không phải là ngoại lệ.

Những cơ sở lý luận được trình bày trên đây sẽ được áp dụng đánh giá tình trạng quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần SeABank trong chương 2.


CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (2009-2011)

2.1. Khái quát về NHTM Cổ phần Đông Nam Á:

2.1.1. Lịch sử hình thành:

Ngân hàng Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank (SeABank) được thành lập từ năm 1994, Hội sở chính đặt tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội... Là một trong những NHTM Cổ phần (NHTMCP) có mặt sớm nhất và hiện tại nằm trong Top 10 NHTMCP lớn nhất Việt Nam. SeABank đă trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đă đạt được những thành công hết sức khả quan. Đặc biệt trong những năm gần đây SeABank liên tục có sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động. Hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, là một trong 07 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Societe Generale sở hữu 20% cổ phần [11].

Với phương châm phát triển Toàn diện – Bền vững – An toàn – Hiệu quả, SeABank không chỉ duy trì tốc phát triển cao, độ an toàn tín dụng luôn ổn định. Ngoài ra SeABank đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối, để phục vụ khách hàng tốt hơn. Tính đến 31/12/2011, SeABank có tổng cộng 2.808 CBNV làm việc tại 150 điểm giao dịch tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc.

Hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, SeABank tập trung đặc biệt vào đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng vẫn phát triển một số doanh nghiệp lớn để tăng cường bán chéo sản phẩm. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc, bao gồm tiết kiệm, tín dụng, các dịch vụ ngân hàng, thẻ ATM. Không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới và sản phẩm – dịch vụ, SeABank không ngừng nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Hệ thống quản trị Ngân hàng T24 đã được triển khai hoàn thiện. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng trong quá tŕnh hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ của SeABank. Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới,


kịp thời cải tiến các quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường thực hiện cam kết không ngừng phát triển, nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn gắn với lợi ích của khách hàng đang được SeABank nỗ lực xây dựng và từng bước được công nhận từ phía khách hàng.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ:

2.1.2.1. Chức năng NHTMCP Đông Nam Á:

Từ khi thành lập đến nay, SeABank không ngừng phát triển, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và ngày một khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Chức năng hoạt động chính của SeABank bao gồm:

- Huy động, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư.

- Vay vốn ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng bằng Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ.

- Chiết khấu thương mại, hùn vốn kinh doanh.

- Dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế...

Trung gian tài chính [12]: Chức năng quan trọng nhất của SeABank nói riêng và của ngân hàng thương mại nói chung là chức năng trung gian tài chính. Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này ngân hàng làm tăng thu nhập của người tiết kiệm đồng thời giảm phí tổn cho nhà đầu tư, từ đó khuyến khích tiết kiệm cũng như đầu tư, hay nói rộng ra là khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế. Nói cách khác ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.

Tạo phương tiện thanh toán: Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Khi ngân hàng cho vay số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng mua hàng và dịch vụ. Do đó bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng), các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh


toán. Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác và từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng).

Trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia, thay mặt khách hàng ngân hàng thực hiện thanh toán các giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ... Cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung Ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.

2.1.2.2. Nhiệm vụ NHTMCP Đông Nam Á:

Nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng là thể hiện đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu, hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn - tiền", tại các nước đang phát triển như Việt Nam ngân hàng thực sự đóng một vai trò rất quan trọng vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu.


2.1.3. Quy trình tổ chức hoạt động tín dụng:

Hiện nay SeABank áp dụng quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 863/2009/QĐ-TGĐ ngày 11 tháng 04 năm 2009 và Quyết định 1701/2012/QĐ-TGĐ ban hành ngày 12 tháng 05 năm 2012 về việc sửa đổi quy trình cho vay của NHTMCP SeABank [13].

Bước I: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Bước này do Chuyên viên tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng (KH). Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng và tình trạng tài sản.

Bước II: Thẩm định các điều kiện tín dụng

Phân tích tín dụng là xác định năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi), khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.

Bước III: Trình tự xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng, giải ngân.

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt.

- Từ chối cho vay với một khách hàng tốt.

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân: Phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Bước IV: Theo dõi giám sát quá trình sử dụng vốn vay-Thu nợ, thanh lý hợp

đồng tín dụng-Điều chỉnh kỳ hạn gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn


Sau ngày giải ngân SeABank thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động SeABank và tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay. Việc kiểm tra giám sát, Chuyên viên tín dụng cần lưu ý một số nội dung sau:

- Kiểm tra việc vay, trả nợ ngân hàng (cả gốc và lãi) theo Hợp đồng tín dụng.

- Kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng tiền vay đã ghi trong Hợp đồng tín dụng hoặc Khế ước nhận nợ.

- Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tiến độ thực hiện phương án, dự án và việc thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản tài sản đảm bảo vốn vay theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng đảm bảo tiền vay.

Bảng 1: Quy trình cho vay SeABank


Các bước thực hiện

Nội dung thực hiện

Người thực hiện

Kiểm soát

Mẫu biểu/ Tài liệu

1


Chuyên viên khách hàng

Trưởng phòng tín

dụng

Hồ sơ khách hàng

Tiếp nhận hồ sơ vay vồn của KH



2



Chuyên viên thẩm định rủi ro


Trưởng/Phó phòng thẩm định rủi ro


Tờ trình thẩm định rủi ro tín dụng

Thẩm định khách hàng


Bổ sung hồ sơ tài liệu


3


Ban phê duyệt Tín Dụng Hội sở/Hội Đồng Tín Dụng Hội sở/QĐQT

Tờ trình, biên bản họp

Ra Quyết định cho vay hoặc không cho vay



4


Chuyên viên khách hàng

Trưởng phòng tín dụng


Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - 5

2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý nói chung và bộ phận kinh doanh và quản lý tín dụng:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP SeABank khá chuyên môn hóa, đồng thời vẫn đảm bảo được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban. Đứng đầu bộ máy tổ chức là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông cử ra Hội đồng quản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2022