Động Tác 31: Bắt Chéo Hai Tay Sau Lưng.


H.30: Động tác Để tay sau lưng và nghiêng mình

Chỉ định: yếu liệt chi trên, hen suyễn.

Chống chỉ định: Bong gân, sai khớp, viêm khớp giai đoạn cấp.

31. Động tác 31: Bắt chéo hai tay sau lưng.

Chuẩn bị: Một tay đưa ra sau lưng từ dưới lên, tay kia từ trên xuống và cố gắng bắt chéo nhau.

H 31 Động tác Bắt chéo hai tay sau lưng  Động tác Hít vô tối đa giữ hơi và 1


H.31: Động tác Bắt chéo hai tay sau lưng.

Động tác: Hít vô tối đa, giữ hơi và dao động qua lại từ 2-6 cái, thở ra triệt để. Làm động tác trên từ 1-3 hơi thở, xong đổi tay bắt chéo bên kia cũng làm từ 1-3 hơi thở (Hình 31).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tác dụng: Tập các cơ vùng vai, lưng, khớp vai, vùng ngoan cố.

Chỉ định: yếu liệt chi trên, hen suyễn.

Chống chỉ định: Bong gân, sai khớp, viêm khớp giai đoạn cấp.

32. Động tác 32: Tay chống sau lưng, ưỡn ngực.

Chuẩn bị: Hai tay chống sau lưng, ngón tay hướng ra phía ngoài.


H.32: Động tác Tay chống sau lưng, ưỡn ngực.


Động tác: Bật ngửa đầu ra sau, ưỡn lưng cho cong, nẩy bụng đồng thời hít vô tối đa: giữ hơi và dao động từ 2-6 cái, thở ra triệt để. Làm như vậy từ 1-3 hơi thở (Hình 32)

Tác dụng: Tập cột sống, cơ vùng thắt lưng, tập vùng vai, cổ tay.

Chỉ định: Đau thắt lưng, các khớp chi dưới.

Chống chỉ định: chấn thương cột sống, viêm khớp giai đoạn cấp.


33. Động tác 33: Đầu sát giường lăn qua lăn lại.

Chuẩn bị: hai tay để lên đầu gối, cúi đầu cho trán đụng giường.


H 33 Động tác Đầu sát giường lăn qua lăn lại  Động tác hít vô tối đa 2


H.33: Động tác Đầu sát giường lăn qua lăn lại.

Động tác: hít vô tối đa; giữ hơi và lăn đầu qua lại từ 2-6 cái, mỗi lần lăn qua 1 bên, cố gắng ngó lên trần nhà, thở ra triệt để. Làm như vậy từ 1-3 hơi thở. Xong ngồi dậy.

Tác dụng: Tập cột sống vùng cổ, tập khớp háng.

Chỉ định: Đau thắt lưng, cổ. Đau các khớp chi dưới.

Chống chỉ định: Chấn thương cột sống, viêm khớp giai đoạn cấp.

34. Động tác 34: Chồm ra phía trước, ưỡn lưng.

Chuẩn bị: Chống hai tay chồm ra phía trước và ưỡn lưng thật sâu.


H.34: Động tác Chồm ra phía trước, ưỡn lưng.


Động tác: Hít vô tối đa, làm dao động bằng cách đưa xương sống qua một bên, rồi đưa qua bên kia từ 2-6 cái, thở ra triệt để. Làm như vậy từ 1-3 hơi thở (Hình 34).

Tác dụng: Làm cột sống dẻo dai, nhất là vùng thắt lưng, tập khớp vai, cổ tay.

Chỉ định: Đau thắt lưng, cổ. Đau các khớp chi dưới.

Chống chỉ định: chấn thương cột sống, viêm khớp giai đoạn cấp.

35. Động tác 35: ngồi ếch

Chuẩn bị: Tư thế trên ngồi hoa sen, thân sát giường, cằm đụng chiếu, hai tay chồm ra trước.

Động tác: ngẩn đầu lên, hít vô tối đa; giữ hơi và dao động qua lại thân đầu từ 2-6 cái; thở ra triệt để. Làm 1-3 hơi thở. (Hình 35)


H.35: Động tác Ngồi ếch.


Tác dụng: Tập các cơ vùng cổ gáy, vai, thắt lưng.

Chỉ định: Đau thắt lưng, cổ. Đau các khớp chi dưới.

Chống Chỉ Định: chấn thương cột sống, viêm khớp giai đoạn cấp.

36. Động tác 36: Xoa tam tiêu.

Chuẩn bị: ngồi thòng chân

Tam tiêu chia cơ thể làm 3 vùng: vùng bụng dưới (hạ tiêu); vùng bụng trên (trung tiêu) và vùng ngực thượng tiêu .

- Vùng bụng dưới có bộ phận sinh dục, bàng quang, ruột già, ruột non, đám rối thần kinh hạ vị.

- Vùng bụng trên có dạ dày, ruột non, tụy tạng (lá lách) đám rối thần kinh, gan và lách.

- Vùng ngực có tim, phổi, đám rối thần kinh tim và phổi.

Động tác:

- Xoa hạ tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để giúp sức. Xoa vòng một theo chiều 10-20 lần và ngược lại cùng 10-20 lần tùy sức, thở tự nhiên (Hình 36).

- Xoa trung tiêu:

Tay nắm lại, tay kia úp lên trên để giúp sức, xoa 10-20 lần mỗi chiều, thở tự nhiên.

Vuốt từ vùng xương cùng cụt theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thay phiên nhau mỗi bên 10-20 lần.Có ảnh hưởng đến gan mật và lá lách.


H.36: Động tác Xoa tam tiêu.


- Xoa thượng tiêu: đặt bàn tay ngay ra úp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên, hai cánh tay ốp vào lồng ngực rồi xoa vòng tròn theo một chiều 10-20 lần rồi đổi chiều ngược lại 10-20 lần. Thở tự nhiên.

Tác dụng: Làm ấm vùng ngực, bụng.

Chỉ định: hồi hộp, ho, ăn kém tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiểu đêm.

Chống chỉ định: Viêm loét da, đau bụng ngoại khoa.

37. Động tác 37: Xoa vai tới ngực.

Chuẩn bị: Ngồi thòng chân bên giường.

Động tác: Mỗi vùng xoa từ vai tới ngực 10-20 lần. Bàn tay úp lại, các ngón tay ngay ra mà xoa đi lần lần từ ngoài vai tới trong cổ. Thở tự nhiên.

H 37 Động tác Xoa vai tới ngực  Tác dụng Làm ấm vùng vai gáy  Chỉ định 3


H.37: Động tác Xoa vai tới ngực.

Tác dụng: Làm ấm vùng vai gáy.

Chỉ định: đau mỏi vai gáy, hồi hộp, ho.

Chống chỉ định: Viêm loét da.

Chú ý huyệt Đại chùy là huyệt hội rất quan trọng ở dưới gai đốt sống cổ thứ 7

38. Động tác 38: Xoa vùng bả vai tới dưới ngực.

Chuẩn bị: Ngồi thẳng chân, hoặc ngồi thòng chân bên cạnh giường

Động tác: Bàn tay một bên luồn dưới nách ra tới bả vai sau, rồi từ bả vai xoa mạnh rồi kéo qua tới vùng ngực. Thay phiên nhau xoa từ vai tới ngực 10-20 lần. Thở tự nhiên (Hình 38).


H 38 Động tác Xoa vùng bả vai tới dưới ngực  Tác dụng Làm ấm vùng thân 4


H.38: Động tác Xoa vùng bả vai tới dưới ngực.

Tác dụng: Làm ấm vùng thân bên, tập cột sống.

Chỉ định: Đau thần kinh liên sườn, tức ngực sườn.

Chống chỉ định: Viêm loét da.

39. Động tác 39: Xoa chi trên.

Chuẩn bị: ngồi thẳng chân hoặc thòng chân bên cạnh giường.

Động tác: xoa phía ngoài vùng vai, vùng cánh tay, cẳng tay và ban tay, trong lúc bàn tay để úp xong lật ngửa bàn tay, tiếp tục xoa phía trong từ bàn tay lên cẳng tay, cánh tay, vai 10-20 lần rồi đổi tay xoa bên kia. Thở tự nhiên.

H 39 Động tác Xoa chi trên  Tác dụng Khí huyết lưu thông vùng chi trên  Chỉ 5


H.39: Động tác Xoa chi trên.


Tác dụng: Khí huyết lưu thông vùng chi trên.

Chỉ định: Yếu mỏi chi trên. Viêm khớp chi trên mạn.

Chống chỉ định: Trật khớp vai, viêm da.

40. Động tác 40: Xoa chi dưới.

Chuẩn bị: Ngồi thòng chân, hoặc duỗi chân.

Động tác: Hai tay để lên 4 bên đùi, xoa từ trên xuống dưới của phía trước đùi và cẳng chân tới mắt cá, trong lúc chân dần dần giơ cao. Rồi hai tay vòng ra

phía sau cổ chân, tiếp tục xoa phía sau từ dưới lên tới đùi, trong lúc chân từ từ hạ xống. Tay trong vòng lên phía trên đùi, tay ngoài vòng ra phía sau, xoa vùng mông để rồi vòng lên phía trên cùng với bàn tay trong tiếp tục xoa như trên 10- 20 lần. Bên kia cũng xoa như vậy. Thở tự nhiên.

H 40 Động tác Xoa chi dưới  Tác dụng Khí huyết lưu thông chi dưới  Chỉ 6


H.40: Động tác Xoa chi dưới.


Tác dụng: Khí huyết lưu thông chi dưới.

Chỉ định: Yếu mỏi chi dưới. Viêm khớp chi dưới mạn.

Chống chỉ định: Bệnh tâm thần, viêm da cấp.

BÀI 6: ỨNG DỤNG DƯỠNG SINH TRONG CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM CĂN SUY NHƯỢC

Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:

1. Kể được các nguyên nhân chính gây tâm căn suy nhược.

2. Trình bày được nguyên tắc chung để điều trị tâm căn suy nhược.

3. Trình bày được ứng dụng dưỡng sinh để chăm sóc tâm căn suy nhược.

1. ĐẠI CƯƠNG

Tâm căn suy nhược (Suy nhược thần kinh) là trạng thái loạn thần kinh phổ biến nhất, chiếm đến 60-70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần, với các lý do đi khám bệnh như suy nhược, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi đầu óc,... Bệnh thường gặp ở những người lao động trí óc hơn là những người lao động chân tay. Tuổi thường thấy bị bệnh lý này từ 18 đến 45, khi mà cuộc sống vẫn còn nhiều việc để đấu tranh và phấn đấu.

Tâm căn suy nhược là một rối loạn chức năng, có nghĩa là không có các tổn thương thực thể ở não bộ, nên dự hậu tốt. Việc hồi phục hoàn toàn và có để lại di chứng hay không tùy thuộc vào các yếu tố như chất lượng điều trị, yếu tố cơ địa, hoàn cảnh chấn thương tâm lý, mức độ trầm trọng của bệnh và bệnh có được điều trị sớm hay không.

Liệu pháp tâm lý là phương pháp cơ bản trong điều trị bệnh cảnh này.

2. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH

Nguyên nhân tâm lý nhất là tình trạng căng thẳng (stress) quá mức làm mất thăng bằng hai quá trình hưng phấn và ức chế hoặc làm đồng tăng thêm hoặc đồng giảm đi các quá trình này dẫn đến suy nhược thần kinh. Các nguyên nhân thường dẫn đến căng thẳng quá mức như:

- Cuộc sống khó khăn, mâu thuẫn gia đình kéo dài, thất bại trong học tập, công việc,...

- Cố gắng kiềm chế tình cảm quá mức để không thể hiện ra ngoài những ý nghĩ, mong muốn & tình cảm chân thực của bản thân

- Do tính chất nghề nghiệp như các công việc cần phải thay đổi cảm xúc thường xuyên trong một thời gian rất ngắn như các kịch sĩ, nghệ sĩ, diễn viên,...

Trong nhóm nguyên nhân tâm lý, người ta thường nói đến cụm từ "giọt nước tràn ly" để biểu thị cho tình trạng quá tải chịu đựng này. Có những người có "cái ly nhỏ", có những người có "cái ly to" cho nên không ai biết khi nào thì bệnh lý xảy ra. Tuy nhiên, hãy trang bị cho mình một "cái ly to hơn" hoặc nếu có bị tình trạng "giọt nước tràn ly" thì chỉ nên tràn các giọt nước thừa thôi chứ đừng đem đập đổ cả cái ly...!

Sức khỏe chung của cơ thể là yếu tố thuận lợi để bộc phát suy nhược thần kinh. Người ta nhận thấy những người có các bệnh lý mạn tính hoặc tình trạng sức khỏe chung sa sút hoặc mang những mặc cảm về các bệnh lý bẩm sinh, khiếm khuyết ngoại hình cơ

thể thường xuất hiện suy nhược thần kinh hơn những người có sức khỏe chung "hoàn hảo" hơn.

Loại hình thần kinh, nhân cách, thói quen sống cũng là những yếu tố liên quan đến suy nhược thần kinh nói riêng và các bệnh tâm thần thần kinh nói chung. Theo Kreindler thì trong 100 người mắc bệnh thần kinh thì có 63 người có loại hình thần kinh trung gian, 25 người có loại hình thần kinh yếu & chỉ có 12 người có loại hình thần kinh mạnh mẽ.

Các biểu hiện của chứng suy nhược thần kinh:

Hầu hết các trạng thái suy nhược thần kinh đều thể hiện bằng các triệu chứng toàn thân như:

Trạng thái dễ bị kích thích do suy nhược cơ thể: người bệnh trở nên rất dễ cáu gắt, la hét, quát tháo cho dù những nguyên cớ rất nhỏ nhặt. Song song đó, người bệnh vẫn nhận biết được việc cáu gắt đó là không đúng nhưng không thể kiểm soát được và họ lại bị quấn vào vòng quẩn căng thẳng. Do tính cảm thụ của các giác quan trong cơ gia tăng nên họ có thể bực tức với cả tiếng nô đùa của trẻ con, mùi nước xịt phòng, ánh sáng đèn chói chan hoặc vị chua của bát canh,... Một biểu hiện khác của trạng thái dễ bị kích động là người bệnh thường mau nước mắt khi xem một bộ phim tình cảm hay nghe một chuyện kể bi thương nào đó. Rối loạn chức năng tình dục cũng thường xảy ra. Thể trạng toàn thân thì mệt mỏi mặc dù đã cố giành thời gian hoặc tẩm bổ, khí sắc sụt giảm, trí nhớ suy yếu và khó tập trung giải quyết công việc. Nếu không tách hẳn với nguyên do gây bệnh hoặc không được quan tâm điều trị đúng mức, suy nhược thần kinh ngày càng trầm trọng và có thể dẫn đến những bệnh lý tâm thần khác.

Đau đầu là triệu chứng cũng thường thấy. Người bệnh có cảm giác nặng nề ở đầu, nhức buốt hai hốc mắt (có thể kèm theo tình trạng tăng độ cận thị,...). Chứng nhức đầu gia tăng khi nghỉ ngơi hoặc khi ngồi không hoặc khi chưa có một giải pháp cụ thể nào cho khó khăn đang đối mặt. Vị trí đau thường khu trú ở trán và có thể hai bên thái dương. Đau đầu có thể xuất hiện ngay khi thức dậy vào buổi sáng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc trong ngày và làm gia tăng tình trạng suy nhược nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức.

Rối loạn giấc ngủ thường xuyên xảy ra với các hình thức như thường xuất hiện mộng mị, ác mộng, ngủ vật vờ, khó ngủ, ngủ nông cạn, ngủ ngắn, dễ thức giấc do bất kỳ nguyên nhân gì và không tài nào ngủ trở lại được,... Ảnh hưởng của việc rối loạn giấc ngủ làm trầm trọng hơn tình trạng sức khỏe toàn thân & ảnh hưởng đến hiệu suất công việc,... làm gia tăng vòng xoắn của suy nhược thần kinh.

Các triệu chứng khác có thể xảy ra ở tùy mỗi cá thể như:

- Rối loạn cảm giác, tri giác & vận động như chóng mặt, ù tai, dị cảm kiến bò, kim châm, tê tay chân, run giật cơ (nhất là ở mắt và mặt), gia tăng phản xạ gân cơ.

- Các triệu chứng tâm thần nhẹ như khuynh hướng gia tăng nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực, đau sau vùng xương ức, cảm giác ngột ngạt, thở gấp cũng rất thường xảy ra, nhất là khi có những tác động không mong muốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024