mặt hàng nông sản khác cũng được giảm thuế suất nhưng theo lộ trình khác nhau. Liên bang Nga là quốc gia có nền nông nghiệp rất phát triển với nhiều ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Với mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa hai quốc gia, chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức các buổi hội thảo cũng như các chuyên tham quan học hỏi các công nghệ kỹ thuật sản xuất mới và áp dụng có sáng tạo cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Với việc Việt Nam cắt bỏ hoàn toàn thuế nhập cho các mặt hàng nông nghiệp như phân bón, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùng…, để tận dụng được các cam kết này và xuất khẩu được những mặt hàng này thuận lợi, Liên bang Nga chắc chắn sẽ tạo điều kiện để chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất hiệu quả cho Việt Nam. Khi tham gia FTA, Việt Nam đã phải chấp nhận các cam kết về Hàng rào kĩ thuật (TBT) và các biện pháp an toàn và kiểm dịch thực vật (SPS) cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu. Mặc dù Liên Bang Nga là thị trường bớt khó tính hơn các quốc gia như Mỹ, Canada, Nhật… nhưng các quy định về chất lượng của Liên Bang Nga khá rắc rối và ngặt nghèo. Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho nông sản Việt Nam. Các cam kết cắt giảm thuế quan mới là bước ban đầu để nông sản Việt Nam rộng cửa vào Liên bang Nga, điểm quan trọng hơn cả là chất lượng nông sản phải đáp ứng được yêu cầu của nước xuất khẩu. Các yêu cầu nghiêm ngặt, khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch thực vật sẽ là yêu cầu bắt buộc nông sản của chúng ta phải vượt qua. Nó sẽ là động lực lớn để ngành Nông nghiệp Việt |
Có thể bạn quan tâm!
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 18
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 19
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 20
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 22
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Nam cần phải hoạch định chính sách phát triển và biện pháp để nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu. - Thách thức Liên bang Nga là một thị trường đầy tiềm năng cho nông sản xuất khẩu với dân số lớn, kinh tế phát triển ổn định và thu nhập bình quân đầu người cũng vào nhóm khá ở Châu Âu. Liên bang Nga nhập khẩu rất nhiều nông sản từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Vì thế nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga cũng phải chịu rất nhiều thách thức từ sự canh tranh của các quốc gia khác. Do lợi thế so sánh khác nhau và sự chênh lệch về trình độ phát triển nên hàng hóa Việt Nam dễ bị canh tranh về chất lượng nếu so với các nước xuất khẩu tiên tiến như EU, Mỹ, Canada hoặc bị cạnh tranh về chủng loại, mẫu mã, uy tín nếu so với các nước đang phát triển khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan… Những thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam là chưa ứng dụng được công nghệ hiện đại, quy mô sản xuất nhỏ, chuyên môn hóa chưa cao, nguồn tín dụng trung và dài hạn,… qua đó sẽ tác động đến cả số lượng và chất lượng xuất khẩu. Việc thực thi các quy định của FTA cũng là một thách thức lớn đối với hàng hóa Việt Nam bởi sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế. Nông sản của Việt Nam phải đảm bảo hàm lượng các chất độc hại cũng như dư lượng các chất bảo vệ thực vật ở dưới mức tối đa cho phép theo quy định của Chính phủ Liên bang Nga. Việc đảm bảo chất lượng không chỉ tập trung vào sản phẩm xuất khẩu cuối cùng mà còn phải chú ý đến ngay từ khi gieo trồng, quy trình sản xuất, quy trình chế biến và bảo quản. Để bất cứ khi nào cơ quan Nhà nước Liên bang Nga yêu cầu, các Doanh |
nghiệp xuất khẩu cũng phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh nông sản chúng ta đảm bảo chất lượng. Đặc biệt với mặt hàng nông sản đóng hộp, quy định về chất lượng cũng nghiêm khắc hơn vì đây là mặt hàng tiêu thụ trực tiếp. Tất cả các nhóm thực phẩm đóng hộp, nước quả nhập khẩu vào Nga đều phải được chứng nhận an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn GOST của Nga, đặc điểm sản phẩm phải được ghi rõ bằng tiếng Nga đối với tất cả các loại thực phẩm đóng hộp. Việt Nam đã xuất được nước dứa sang thị trường này, nhưng chất lượng, bao bì như hiện nay đang khó cạnh tranh với hàng cùng loại của các nước đang có bán tại thị trường này. Cũng cần phải quan tâm đến thủ tục thông quan hải quan và thủ tục chứng nhận khá phức tạp. | ||
3 | Đánh giá về tác động của FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Liên bang Nga | Về vấn đề này, các chuyên gia đã nhận định như sau: - Cơ hội Thị trường Nga là một thị trường rộng lớn, thời gian vừa qua, hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nga mới chỉ tới được thành phố lớn, thêm vào đó, thị trường Nga lại có nhu cầu tiêu thụ cao đối với những mặt hàng mà Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu như cá tra, cá basa, tôm, mực. FTA đã tạo môi trường kinh doanh thông thoáng và ổn định hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước trong khối, vốn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng nhiều. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ký kết FTA với khu vực liên minh kinh tế Á – Âu và được hưởng các ưu đãi thuế quan từ thị trường này. Rõ ràng, đây là một điều kiện thuận lợi đem đến nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. So vơi các quốc gia khác, trong bối cảnh |
cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, việc được tiếp cận thị trường một cách tự do và được bảo hộ, tạo ra lợi thế quan trọng giúp các DN Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ khác. Đồng thời, môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định với độ mở cao, cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các dự án hợp tác, đầu tư, qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi giá trị ở phạm vi khu vực và thế giới. Đây là mục tiêu chiến lược, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững với hiệu quả cao cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của chúng ta. - Thách thức Song hành cùng với cơ hội là những thách thức không nhỏ được đặt ra đối với thủy sản Việt Nam khi tham gia vào thị trường Nga. Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng bên cạnh đó, các rào cản phi thuế quan như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng… mà Liên bang Nga đang áp dụng đối với hàng thủy sản của Việt Nam tương đối chặt chẽ. Bên cạnh những cơ hội và tích cực trong vấn đề ưu đãi thuế, các biện pháp SPS – TBT đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành thủy sản. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay lao động rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. Thủy sản là ngành cần lực lượng lao động lớn. Trong khi, thực trạng lao động trong ngành không ổn định. Các ràng buộc và quy định chặt chẽ về lao động từ FTA sẽ tăng thêm thách thức cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản. |
Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga | Về vấn đề này, các chuyên gia đã nhận định như sau: Trong thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga đã kết nối cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản như gừng, bưởi, rau quả cho các nhà cung ứng hàng vào chuỗi siêu thị của Liên bang Nga nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong khâu cung cấp hàng với số lượng lớn ổn định và dài hạn. Do đó, để có thể xuất khẩu sang thị trường Nga một cách ổn định, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược, xây dựng hệ thống cung ứng hàng tại nước sở tại để cung cấp cho các chuỗi siêu thị. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga vẫn còn thiếu thông tin về thị trường của nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các triển lãm, hội chợ chuyên ngành để tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác kinh doanh. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã tìm được khách hàng ổn định sau chỉ 01 - 02 lần tham dự triển lãm. Thương vụ Việt Nam tại LB Nga cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian tới, các Thương vụ và tổ chức Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến cũng như hỗ trợ trực tiếp, tổ chức hội thảo/giao thương doanh nghiệp (tập trung vào từng ngành hàng, lĩnh vực cụ thể). Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến các đối tác không thể gặp gỡ và giao dịch, ngoài các hoạt động thường xuyên, từ đầu năm 2020, Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga đã đẩy mạnh công tác tư vấn, kết nối kinh doanh, hỗ |
trợ giao dịch cho doanh nghiệp hai nước thông qua các hình thức thông tin liên lạc trực tuyến; tập trung làm việc với cơ quan quản lý của phía Nga để tháo gỡ các rào cản trong thương mại. Từ năm 2020 đến nay, Thương vụ đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 05 diễn đàn/hội thảo và giao thương doanh nghiệp Việt – Nga trong lĩnh vực nông, thủy sản, đồ gỗ; trong đó 4 cuộc được tổ chức trong 6 tháng đầu năm 2021. Tính riêng năm 2020, Thương vụ đã trực tiếp hỗ trợ trên 150 doanh nghiệp Việt - Nga, và 6 tháng đầu năm 2021 cũng có gần 100 doanh nghiệp được Thương vụ hỗ trợ. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng tăng cường phối hợp với các Phòng Thương mại địa phương, các Hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức XTTM của LB Nga để kết nối doanh nghiệp hai nước. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp (Cục Nafiqad, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Vụ HTQT, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản) để thúc đẩy phía Nga tăng số lượng doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thủy sản lên trên 50 doanh nghiệp | ||
5 | Khả năng hỗ trợ của ngành logistics đối với hoạt động xuất khẩu | Về vấn đề này, các chuyên gia đã nhận định như sau: Sự tăng trưởng của xuất khẩu Việt Nam những năm qua mang đến tiềm năng lớn cho ngành logistics. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém và chi phí logistics cao làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam. Vận tải đường bộ chiếm thị phần chính trong vận tải hàng hoá tại nước ta. Việc quá phụ thuộc vào đường bộ đối với |
vận tải hàng hoá là vấn đề không mới. Trong đề án tái cơ cấu ngành vận tải từ năm 2015, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm thị phần vận tải hàng hoá đường bộ xuống còn 54%. Tuy nhiên, tại Hội nghị toàn quốc về Logistics (tháng 4/2018), thị phần vận tải đường bộ vẫn được công bố chiếm gần 80%. Mặc dù hệ thống giao thông đường bộ đã được đầu tư từ lâu nhưng thực tiễn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của cả nền kinh tế. Kết nối giao thông cũng là “điểm nghẽn” phát triển cảng biển. Hầu hết các trục đường kết nối đến các cảng khu vực như Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, TPHCM có quy mô chưa tương xứng với năng lực cảng biển. Các cụm cảng Lạch Huyện, Cái Mép-Thị Vải, mặc dù được quy hoạch là cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế nhưng lại chưa có kết nối đường sắt, kết nối với đường thuỷ còn yếu, dẫn tới hàng hoá chủ yếu thông thường bằng đường bộ, các trục đường thường xuyên tắc nghẽn. Vận tải đường sắt hiện ở vị trí khá khiêm tốn bởi thời gian chạy tàu hàng hiện nay quá dài và chi phí còn cao so với vận tải biển, chưa khác biệt về khổ lồng so với chuẩn thế giới và thủ tục chuyển tải còn phức tạp. Nhưng lý do cơ bản để đường sắt chưa thể thay thế đường bộ là việc cải tạo hệ thống đường sắt, nâng cấp tàu, hiện đại hoá phương tiện bốc dỡ… rất tốn kém và không mang lại hiệu quả ngay lập tức. Về pháp lý, cho đến thời điểm này, quy định về kinh doanh dịch vụ logistics mới chỉ có Nghị định 163/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ 20/2/2018) quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. |
Các quy định khác nằm rải rác ở những văn bản Luật khác và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics hoạt động ở quy mô vốn đăng ký nhỏ, số lượng lao động hạn chế. VLA đưa ra con số thống kê có tới 90% doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam có vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng. “Quy mô doanh nghiệp hạn chế là một trong những rào cản khi cung cấp chuỗi dịch vụ logistics hiệu quả, cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa, chứ chưa nói trên khu vực và thế giới”, ông Đỗ xuân Quang, Phó Chủ tịch thường trực VLA nhìn nhận. | ||
6 | Sự hỗ trợ của các ngân hàng đối với doanh nghiệp xuất khẩu | Về vấn đề này, các chuyên gia đã nhận định như sau: Các ngân hàng đã có nhiều chương trình ưu đãi, chương trình tín dụng được “may đo” riêng cho các doanh nghiệp này. Mới đây nhất, VietinBank đã công bố triển khai chương trình ưu đãi lớn dành cho khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo đó, khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi lớn về tỷ giá, phí tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, đồng thời miễn nhiều loại phí khi mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ VietinBank eFAST. Chương trình được ngân hàng này triển khai đến hết tháng 5/2022. Hay tại MSB, từ nay đến cuối năm 2021, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là khách hàng của ngân hàng này sẽ được vay vốn VND với lãi suất chỉ từ 6%/năm và từ 3%/năm với USD. Không chỉ có lãi suất vay siêu ưu đãi, khách hàng còn có thể được tài trợ vốn không tài sản bảo đảm lên tới 90% giá trị hợp đồng/LC xuất khẩu. Khi sử dụng giải pháp tín dụng toàn diện này, doanh nghiệp sẽ được giảm 30% phí tài trợ thương mại, chuyển tiền quốc tế và miễn 100% phí quản |