nay. Ngay trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, hiện nay chúng ta cũng đổi mới nhận thức. Cụ thể là chúng ta đã thực hiện đa dạng hóa quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, trong đó công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Đa dạng hóa về sở hữu đối với tư liệu sản xuất gắn liền với đa dạng hóa đối tượng sở hữu và đa dạng hóa quan hệ sở hữu. Về quản lý, nếu như trước đổi mới chúng ta duy trì cơ chế tập trung, bao cấp thì trong quá trình đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước nhằm giải phóng mọi tiềm năng sản xuất kinh doanh trong xã hội. Đại hội XI của Đảng cũng nhấn mạnh “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân” [33, tr.205].
Về phân phối, trước đổi mới, chúng ta thực hiện chế độ phân phối bình quân, cào bằng. Cơ chế phân phối đó phù hợp trong điều kiện đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Nhưng trong điều kiện hòa bình, cơ chế phân phối này đã chưa thật chú trọng đến lợi ích của người lao động, làm giảm, thậm chí triệt tiêu động lực phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ khi đổi mới (1986) Đảng ta chủ trương đa dạng hóa các hình thức phân phối. Đại hội XI nhấn mạnh:
Quan hệ phân phối đảm bảo công bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối theo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội [33, tr.74].
Cùng với công bằng trong phân phối sản phẩm lao động, Đảng ta cũng yêu cầu thực hiện “công bằng trong phân phối các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội, điều kiện phát triển” [33, tr.205].
Có thể nói, từ trước đến nay, chúng ta nói nhiều tới quan hệ sản xuất, tới định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa có văn bản, công trình nào đưa
ra định nghĩa, khái niệm về QHSX XHCN, đây là một vấn đề còn mới về mặt lý luận. Trên cơ sở các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và các văn kiện khác của Đảng, cùng với thực tiễn cách mạng nước ta, chúng ta có thể hiểu khái niệm QHSX XHCN như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Giải Pháp Phát Triển Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam
- Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Khoa Học Đã Công Bố Liên Quan Đến Đề Tài Và Những Vấn Đề Luận Án Cần Tiếp Tục Giải Quyết
- Quan Niệm Về Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Của Các Nhà Kinh Điển Mác - Lênin Và Một Số Đảng Cộng Sản
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Trong Thời Kỳ Đổi Mới
- Toàn Cầu Hóa, Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Khu Vực
- Thực Trạng Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một loại hình quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở: công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ tổ chức quản lý đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự đa dạng về hình thức phân phối: Phân phối theo lao động, theo vốn đóng góp và theo phúc lợi xã hội, trong đó phân phối theo lao động là hình thức cơ bản nhất.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta được thể hiện tập trung ở hai thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Đảng khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [33, tr.73-74].
Chúng tôi nhất trí với quan điểm của Đảng, khi khẳng định QHSX XHCN được thể hiện tập trung ở hai thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Đặc thù của Việt Nam đi lên CNXH từ một nước LLSX thấp kém, bỏ qua chế độ TBCN, do đó chúng ta chưa thể có ngay QHSX XHCN mà phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài để xây dựng, chỉ khi nào chúng ta có CNXH có hình thái KT-XH Cộng sản phát triển đầy đủ thì mới có QHSX XHCN theo nghĩa đầy đủ.
Hiện nay, quan niệm về quan hệ sản xuất XHCN còn có nhiều ý kiến khác nhau chẳng hạn vấn đề công hữu về tư liệu sản xuất có thể hiểu đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể tương ứng với trình độ khác nhau của LLSX. Ở nước ta do trình độ của LLSX còn thấp do vậy chưa có công hữu theo đúng nghĩa bởi vì sở hữu là do trình độ của LLSX quy định. Chính vì vậy, bàn về QHSX XHCN là một vấn đề khó khăn, khái niệm trên
còn chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, QHSX XHCN còn có sự vận động, biến đổi trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Tuy nhiên, chúng tôi phải nhận diện để đi vào nghiên cứu, khảo sát. Chúng tôi cho rằng: công hữu ở Việt Nam hiện nay, được biểu hiện trong sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể tương ứng với hai thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Gần đây một số học giả sử dụng khái niệm khu vực kinh tế thay cho khái niệm thành phần kinh tế; chẳng hạn như: khu vựu kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Khái niệm khu vực kinh tế có những ưu điểm là; Trong nền kinh tế nhiều thành phần với quan điểm các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật thì khái niệm khu vực kinh tế làm cho các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, khái niệm khu vực kinh tế chỉ cho ta biết về mặt phạm vi của một khu vực kinh tế nào đó là rộng hay hẹp trong nền kinh tế chứ không đề cập nhiều tới ai là chủ sở hữu của khu vực đó, do đó các thành phần kinh tế được coi là bình đẳng với nhau. Mặt khác, khái niệm khu vực kinh tế cũng có mặt bất cập đó là; không nghiên cứu tới chủ thể sở hữu, cách thức tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm như thế nào. Hơn nữa, thành phần kinh tế tập thể thường được xếp vào khu vực ngoài nhà nước, tức là đồng nhất với thành phần kinh tế tư nhân. Điều này không đúng về mặt sở hữu cũng như quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ sản xuất.
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm thành phần kinh tế vì nó cho phép ta tiếp cận dưới góc độ quan hệ sản xuất để nghiên cứu.
Như vậy, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện tập trung ở hai thành phần là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
2.1.2. Vai trò của quan hệ sản xuất chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
2.1.2.1. Vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định, chi phối. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất
có tính độc lập tương đối, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của lực lượng sản xuất, điều đó được thể hiện:
Thứ nhất, quan hệ sản xuất thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “tạo địa bàn” cho lực lượng sản xuất phát triển. Nghĩa là, nó tạo điều kiện cho việc sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất, kích thích tính tích cực, năng động, sáng tạo, nhiệt tình của người lao động; kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới kỹ thuật, quản lý… tạo điều kiện cho việc giải phóng, huy động, khai thác, tư liệu sản xuất. Nó đem lại sự kết hợp hài hòa giữa người lao động và tư liệu sản xuất để đem lại năng suất lao động cao, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển được khi có quan hệ sản xuất phù hợp, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì lực lượng sản xuất bị kìm hãm, nền sản xuất sẽ trì trệ.
Thứ hai, quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất.
Tuy đây không phải là yếu tố quyết định trong phương thức sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có những tác động không nhỏ tới sự phát triển của lực lượng sản xuất. C,Mác viết: “khi có những lực lượng sản xuất mới con người cũng thay đổi phương thức sản xuất của mình, và cùng với phương thức sản xuất thì họ cũng thay đổi các quan hệ kinh tế đã từng là quan hệ tất yếu…” [86, tr.659]. Chính tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đã làm cho quá trình thay đổi đó nhiều khi diễn ra rất khó khăn. Khi không còn phù hợp với lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất trở thành lực cản rất lớn đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. C.Mác khẳng định rằng: “từ chỗ là
những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội” [84, tr.15].
Mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dù sớm hay muộn thì cũng nổ ra một cuộc cách mạng. Cách mạng biểu hiện ra là một kết quả tất yếu của sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Khi cuộc cách mạng thành công thì ngay lúc đó những quan hệ sản xuất mới được xác lập vẫn chưa phải đã thực sự hoàn chỉnh. Việc hoàn chỉnh các quan hệ sản xuất được diễn ra cùng với sự phát triển của thực tiễn, chính trong sự phát triển của thực tiễn con người mới có điều kiện để nhận thức đầy đủ hơn về những quan hệ sản xuất mà mình đang xây dựng. Nếu như quá trình xây dựng xã hội mới, có những yếu tố của những quan hệ sản xuất không phù hợp dẫn đến mâu thuẫn với lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải được giải quyết nhưng con người không phát hiện được, cũng như mâu thuẫn đã được phát hiện mà giải quyết không được hoặc giải quyết một cách sai lầm thì tác dụng kìm hãm của quan hệ sản xuất sẽ trở thành nhân tố phá hoại lực lượng sản xuất.
Tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất rất đa dạng và phong phú. Do thực tiễn của thời đại, C.Mác-Ănghen chưa bao giờ đặt ra vấn đề quan hệ sản xuất vượt trước có khả năng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vì, xuất phát từ thực tiễn châu Âu lúc đó, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang tỏ rõ sự lỗi thời nên đã kìm hãm mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất và gây ra nhiều hiện tượng xã hội tiêu cực. Do vậy, các ông tập trung chủ yếu vào việc xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Đến thời kỳ của Lênin, chủ nghĩa xã hội đã từng bước được xây dựng trên thực tế, từ đó làm nẩy sinh một loạt vấn đề liên quan đến cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trong điều kiện hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin đã nhận thấy “Chính sách cộng sản thời chiến” tỏ ra không còn phù hợp, từ đó
Lênin đi đến quyết định thay thế chính sách đó bằng chính sách kinh tế mới(NEP). Căn cứ vào điều kiện ở Nga lúc đó, Lênin đã đưa ra cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó có cả thành phần kinh tế sản xuất nhỏ, chủ nghĩa tư bản tư nhân và CNXH.
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì: “không chỉ quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu mới kìm hãm tác động tiêu cực đến lực lượng sản xuất mà ngay cả quan hệ sản xuất vượt quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất cũng kìm hãm tác động tiêu cực đến lực lượng sản xuất” [30, tr.57].
Quan điểm này đã được thực tiễn Việt Nam chứng minh và nó càng làm sâu sắc thêm quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin rằng quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, chỉ có như vậy thì sản xuất mới phát triển được. Điều đó có nghĩa là mọi trạng thái không phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến kìm hãm lực lượng sản xuất.
Bên cạnh đó, do sự quy định của điều kiện kinh tế-xã hội, cho nên, về cơ bản C.Mác, Ănghen, Lênin đều nhận định quan hệ sản xuất TBCN không còn tác động tích cực đối với sự phát triển của LLSX nữa, chế độ TBCN đã lỗi thời và cản trở sự phát triển của LLSX. Tuy nhiên, những năm 70 của thế kỷ XX trở đi, CNTB đã có những điều chỉnh lớn về quan hệ sản xuất trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức, quản lý và phân phối sản phẩm lao động theo hướng ngày càng đa dạng hóa, dân chủ, xã hội hóa. Những điều chỉnh đó đã tạo ra sự phù hợp ở một mức độ nhất định với lực lượng sản xuất của CNTB, làm cho năng suất lao động ngày càng cao, LLSX tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đời sống người lao động được cải thiện. Do vậy, CNTB còn có khả năng tồn tại trong một thời kỳ tương đối lâu dài, do đó, chúng ta có thể nghiên cứu những yếu tố tiến bộ trong quan hệ sản xuất TBCN, để vận dụng vào việc phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Hiện nay, các nước XHCN cũng đã có những thay đổi lớn về QHSX; chẳng hạn, sở hữu ngày càng đa dạng hơn, bình đẳng hơn, chủ thể sở hữu
được mở rộng; các nước đã sử dụng kinh tế thị trường trong quản lý nền kinh tế. Các nguyên tắc phân phối sản phẩm ngày càng đa dạng đã kích thích được vai trò của người lao động trong sản xuất, chế tạo sản phẩm… Nhờ có các điều chỉnh về QHSX mà đã làm cho sản xuất ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Cương lĩnh (2011) của Đảng ta nhấn mạnh CNXH mà nhân dân ta xây dựng sẽ có “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” với lực lượng sản xuất hiện đại. Sự phù hợp của QHSX ở đây là phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Biểu hiện của sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX được thể hiện ở năng suất lao động xã hội tăng; đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao; điều kiện làm việc của người lao động được bảo đảm và thường xuyên được cải thiện; công nghệ sản xuất, dây chuyền, thiết bị sản xuất, phương tiện lao động thường xuyên được đổi mới, hiện đại hóa, v.v..
Nếu QHSX chỉ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì chưa đủ điều kiện để xác định tính chất của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Do vậy, điểm mới nổi bật so với những quan điểm trước đây về vấn đề này là Cương lĩnh (2011) nhấn mạnh và diễn đạt về QHSX phải “tiến bộ phù hợp”. Tiến bộ của QHSX phải được thể hiện trước hết ở mục đích của nền sản xuất xã hội, mà đầu tiên là vì người lao động, phục vụ người lao động chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận tối đa. Đây là điểm khác biệt căn bản của QHSX XHCN với QHSX TBCN.
Tóm lại, vai trò của QHSX XHCN đối với LLSX được thể hiện là nó có thể phù hợp với LLSX hoặc không phù hợp với LLSX. Điều này đòi hỏi con người phải luôn luôn nhận thức được mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX để điều chỉnh cho phù hợp nhằm thúc đẩy LLSX phát triển. Quan hệ sản xuất XHCN ở nước ta ngoài vai trò thúc đẩy hoặc kìm hàm LLSX còn phải thể hiện được sự tiến bộ của mình, đúng như Đảng ta đã khẳng định: “có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất” [34, tr.102-103].
2.1.2.2. Vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với việc củng cố, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam.
Cơ sở kinh tế trong thời kỳ quá độ được Đảng, Nhà nước xác định trong thời kỳ đổi mới đó là; phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có nhiều quan hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, trong đó Đảng xác định quan hệ sản xuất XHCN phải dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã nêu tám đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng. Trong đó có đặc trưng về kinh tế: “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” [33, tr.70].
Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta sau khi xây dựng thành công phải là xã hội có nền kinh tế phát triển cao. So với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991), thì cách diễn đạt về đặc trưng kinh tế có sự khác biệt nhất định. Trong Cương lĩnh (1991) nêu đặc trưng kinh tế như sau: “Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” [28, tr.111]. Trong Cương lĩnh (2011), không sử dụng cụm từ “dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” khi nói về QHSX. Về đặc trưng kinh tế này, Văn kiện Đại hội X của Đảng ghi: “có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” [31, tr.68]. Đặc trưng kinh tế của CNXH được ghi trong Cương lĩnh (2011) có sự kế thừa có chọn lọc từ Cương lĩnh (1991) và Văn kiện Đại hội X của Đảng. Tuy nhiên, Cương lĩnh (2011) đã chú ý hơn tới