Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 19


Việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến cho khâu này là rất quan trọng nhằm tạo sức bứt phá cho phát triển ngành dệt may, đặc biệt là hàng dệt may xuất khẩu. Liên bang Nga có thế mạnh trên thế giới về thiết bị, công nghệ hàng dệt may, vì thế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng tập trung đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế tạo mẫu với các thiết bị, công nghệ được nhập khẩu trực tiếp từ phía các đối tác như Mỹ hay EU.

Các doanh nghiệp có thể tìm nguồn vốn để tự đầu tư, mua sắm thiết bị, công nghệ nguồn, tuy nhiên với phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay thì thực hiện đầu tư theo hình thức này có nhiều hạn chế do khả năng huy động vốn kém. Một hình thức khác mang lại hiệu quả cao hơn, đó là các doanh nghiệp thông qua sự giúp đỡ của Nhà nước và các nguồn khác tìm kiếm các đối tác từ Liên bang Nga để liên doanh, liên kết trong việc đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực dệt may. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn và công nghệ hiện đại cùng trình độ quản lý tiên tiến từ các nhà đầu tư. Để thực hiện được biện pháp này, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi bằng các quy định cụ thể về thuế nhập khẩu công nghệ, kết hối ngoại tệ, chuyển lợi nhuận về nước nhằm thu hút các doanh nghiệp Liên bang Nga đầu tư vào Việt Nam.


KẾT LUẬN

Về tổng quan nghiên cứu, luận án đã trình bày một cách có hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tác động của FTA đến hoạt động xuất khẩu, tình hình hội nhập và hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu và xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga. Từ đó, tác giả chỉ ra mặc dù đã có một số nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga, tuy nhiên, có khá ít nghiên cứu về xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu. Các nghiên cứu cũng chỉ xem xét trên phạm vi một mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng xuất khẩu. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu ở giác độ vĩ mô một cách đầy đủ, toàn diện về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên bang Nga đặt trong một khung lý thuyết về tác động của FTA để từ đó đề xuất các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu.

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã đề cập tới các khái niệm về xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, các tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Luận án cũng hệ thống các lý thuyết về ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do đến hoạt động xuất khẩu theo hướng tạo lập và chuyển hướng thương mại. Luận án cũng phân tích những nội dung và tác động của FTA Việt Nam

– Liên minh kinh tế Á-Âu đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga.

Về phương pháp nghiên cứu, khi tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu như: phân tích tổng hợp, thống kê, mô tả, so sánh để phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga, từ đó có những nhận định, đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cũng như các tác động của FTA Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga.

Về kết quả nghiên cứu: dựa trên phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2016 (trước khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực) và giai đoạn 2017 – 2020 (sau khi FTA có hiệu lực), tác giả đã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để làm căn cứ đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh FTA này.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 19

Về vấn đề nhóm giải pháp: tác giả tập trung đưa ra các giải pháp và kiến nghị thiết thực đối với Nhà nước, doanh nghiệp trong đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam sang Liên bang Nga trong thời gian tới. Luận án tập trung vào 03 nhóm giải pháp sau: Các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga; các giải pháp nâng cao thị phần hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Liên bang Nga và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga. Cuối cùng, Luận án đưa ra một số giải pháp cho 1 số ngành trọng điểm: nông sản, thủy sản và dệt may.

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu đã được trình bày ở phần mở đầu của luận án, có thể thấy các kết quả nghiên cứu đã giải quyết được các vấn đề đề ra và đảm bảo được mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, các kết quả này vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Thứ nhất, xuất khẩu vào Liên bang Nga trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO vẫn theo mô hình nhỏ lẻ chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường.. Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa vào Nga còn thiếu đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực cả về vốn, thời gian và nhân sự trong việc tìm hiểu và mở rộng thị trường.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Công trình thứ nhất: “Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga: Tác động từ FTA Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu” đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19, tháng 7/2021 (từ trang 23 đến trang 25).

2. Công trình thứ hai: “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu” đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 20, tháng 7/2021 (từ trang 20 đến 22).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt


1.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.

2.Bộ Công Thương (2018), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018, Nhà xuất bản Công thương.

3.Bộ Công Thương (2017), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2017, Nhà xuất bản Công thương.

4.Bộ Công Thương (2016), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2016, Nhà xuất bản Công thương.

5.Bộ Công Thương (2015), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2015, Nhà xuất bản Công thương.

6.Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI (2017), Hồ sơ thị trường Liên bang Nga, Hà Nội. 7.Hoàng Chí Cương, Bùi Thị Thanh Nhàn, Đỗ Thị Bích Ngọc (2013), Lý thuyết thương mại quốc tế mới: Bằng chứng kiểm định từ trường hợp của Việt Nam,

Tạp chí Khoa học và phát triển, 11(3), tr. 411-428.

8.Nguyễn Quang Dong (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.

9.Nguyễn Tất Giáp, (2010), Hội nhập quốc tế và vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Báo cáo khoa học và xã hội.

10. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Doanh nghiệp Việt Nam trước cơ hội và thách thức hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Tạp chí Con số và sự kiện, số 4/2016 (507).

11. Đỗ Thu Hằng (2016), Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt nam trong bối cảnh hiện nay, Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế.

12. Đinh Thế Hiển (2016), Bản đồ đầu tư AEC trong năm 2016: Việt Nam đang “nằm” ở đâu, Diễn đàn doanh nghiệp 2016.

13. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (2020), Báo cáo xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2020, Hà Nội.


14. Trần Văn Hòe, (2007), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

15. Doãn Thị Mai Hương (2017), Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga, Tạp chí Tài chính tháng 10/2017.

16. Phạm Nguyên Minh (2015), Phát triển thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu trong bối cảnh thực hiện các cam kết trong FTA Việt Nam – EAEU, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 42 tháng 11/2015.

17. Mutrap (2011), Báo cáo đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam.

18. Nguyễn Trà My (2019), Các giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cho xuất khẩu Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á- Âu, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, số 56 tháng 01/2019.

19. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh.

20. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2016), Quản trị xuất nhập khẩu, NXB. Kinh Tế TP.HCM.

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh


21. Bela, B., (2011), The Theory of Economic Integration, Routledge.

22. Deanna, C., (2018), Russian Federation: Food and agricultural import regulations and standards report, United States Department of Agriculture.

23. Dafnis, N. C., (2018), Export promotion programmes for assisting SMEs, University of Tartu, Tartu, Estonia

24. Hanan, K., (2011), Export promotion of SMEs in developing countries: The perceived usefulness of international trade points by SMEs in Egypt, University of Manchester.

25. Harry, G. J., (1997), The European Common Market- Risk or Opportunity, Weltwirt schaftliches Archiv.

26. International Monetary Fund (2018), Russian exports, imports and trade partners, Washington, D.C.

27. Karl, W. D., (1997), Political Community and the North Atlantic Area, Princeton University Press.


28. Leonidou, L., (2004), An Analysis of the Barriers Hindering Small Business Export Development, Journal of Small Business Management , 42(3), 279– 302.

29. Lombaerde, P. D., (2008), International integration and societal progress, United Nations University (UNU-CRIS), Belgium.

30. Seda, C., (2012), Turkey’s export competitiveness in the EU-15 market, Middle East Technical University.

31. Simon, A., (2011), The role of exports in African economic development: A comparative study of Mauritius and Tunisia, Victoria University of Wellington.

32. Sivankov, A., (2010), Possibilities and challenges, Economic strategies, 12, 50‐55.

33. Sternberg, R. and Arndt, O., (2001), The Firm or The Region What Determines The Innovation Behavior of European Firms, Economic Geography, pp 77.

34. Viktoria, M. (2012), Factors influencing export performance: A study of Swedish companies exporting to Russia, Luleå University of Technology.

35. Wild, J. J., Wild, K.L., Han, J.C.Y.,( 2008), International Business: the Challenges of Globalization, Upper Saddle River, New Jersey: Pearson Prentice Hall.

36. World Bank (2018), Russian Trade Policy: Achievements, Challenges and Prospects, Washington, D.C.

37. Zou, S. & Stan S., (1998), The determinants of export performance: a review of the empirical literature between 1987 and 1997, International Marketing Review, 15(5), 333 – 356.

38. Zornitsa, D., (2015), The economic impact of the Russian import ban: A CGE analysis, Chief Economic Note.

Website


39. Website Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn

40. Website Eurostat: https://ec.europa.eu/eurostat

41. Website The Moscow Times: https://www.themoscowtimes.com

42. Website Hiệp hội Thủy sản Việt Nam: http://vasep.com.vn


43. Website Hiệp hội Dệt may Việt Nam: http://www.hiephoidetmay.org.vn

44. Website Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam: http://www.vicofa.org.vn

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí