Việc tham gia BHYT của học sinh và sinh viên trên địa bàn Quận là rất quan trọng, vì đối tượng này sức khỏe tương đối ổn định, nhưng hay bị rủi ro bất thường. Do đó BHYT Quận cần phối hợp tốt với ngành Giáo dục Quận và các cấp quản lý nhà nước ở địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động nhóm này tham gia BHYT, điều này đảm bảo lợi ích cho HSSV, xã hội và chia sẻ gánh nặng cho chi phí KCB từ người có thẻ BHYT trên địa bàn Quận.
- Bảo hiểm y tế Quận tiếp tục đôn đốc các trường tổ chức thực hiện tuyên truyền, thu, nộp tiền tham gia BHYT. Ban giám đốc BHYT quận trực tiếp đến làm việc cùng Ban giám hiệu các trường học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố quản lý trên địa bàn quận, có tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT thấp. Qua đó, có giải pháp vận động, tuyên truyền học sinh tham gia BHYT.
- Thường xuyên thông tin tiến độ thực hiện BHYT HSSV của các trường thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo quận để Phòng Giáo dục và Đào tạo quận kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các trường thực hiện công tác thu, nộp tiền tham gia BHYT HSSV.
- Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện BHYT HSSV của các trường trên địa bàn quận cho Thường trực Ủy ban nhân dân quận (thông qua VP Ủy ban nhân dân quận) để có sự chỉ đạo thực hiện.
- Bảo hiểm y tế phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận tổ chức Hội nghị tổng kết công tác BHYT HSSV năm học 2017-2018 và triển khai thực hiện BHYT HSSV năm học 2018-2019; cung cấp tờ rơi, các biểu mẫu, tài liệu cần thiết cho nhà trường để thông tin đến phụ huynh học sinh.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các trường tổ chức thực hiện tuyên truyền, thu và nộp tiền tham gia BHYT theo Hướng dẫn liên sở số 1575/HDLS-BHYT-GDĐT ngày 10 tháng 08 năm 2018, đảm bảo 100% học sinh thuộc các trường do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận quản lý tham gia BHYT.
-Phối hợp cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận tổ chức tuyên truyền, triển khai và tổng kết công tác bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên trên địa bàn. Phối hợp cùng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận làm việc với các trường đào tạo nghề về thực hiện bảo hiểm y tế cho học viên, sinh viên.
- Quận Uỷ, UBND Quận Chỉ đạo đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận theo dõi, đôn đốc tiến độ tham gia bảo hiểm y tế học sinh sinh viên của các trường học trên địa bàn Quận đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra: đối với trường công lập giao hiệu trưởng trường chỉ đạo tuyên truyền vận động học sinh tham gia, có chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với học sinh có hoàn cảnh thật sự khó khăn; đối với trường dân lập, tư thục Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận phối hợp cùng Bảo hiểm y tế quận làm việc với Ban giám hiệu trường về thực hiện bảo hiểm y tế cho sinh viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thực Hiện Bhyt Hssv Tại Quận Năm Học 2016-2017
- Thực Trạng Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra Công Tác Bhyt Trên Địa Bàn
- Định Hướng Phát Triển Bhyt Toàn Dân Trên Địa Bàn Quận Phú Nhuận Tp.hcm
- Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 13
- Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Phát triển các đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHYT trên địa bàn Quận
Phát triển các đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHYT trên địa bàn Quận, vừa là quyền lợi và nghĩa vụ đối với từng đơn vị, doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Bảo hiểm y tế Quận đã gửi thông báo đến hơn 700 doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn Quận, về việc thực hiện đăng ký tham gia BHYT cho người lao động bằng thư điện tử. Kết quả 263 đơn vị với địa chỉ email không có thực, 03 đơn vị tham gia BHYT nơi khác, 20 đơn vị không sử dụng lao động, hơn 400 đơn vị không trả lời thư điện tử. Ngoài ra, BHYT Quận đã trực tiếp đến 120 doanh nghiệp để hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia BHYT cho người lao động. Kết quả, hơn 50 doanh nghiệp không treo bảng hiệu, không hoạt động tại nơi đăng ký; một số doanh nghiệp đã tham gia BHYT nơi khác hoặc không sử dụng lao động. Đến tháng 10/2019, số lao động tham gia mới BHYT tăng thêm là 3.999 lao động, đạt tỷ lệ 98,06% kế hoạch do Ủy ban nhân dân Thành phố giao (Chỉ tiêu giao 186.342 lao động).
Để phát triển BHYT tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Quận, trong thời gian tới BHYT cùng với các ban, ngành của Quận cần phải:
- Phối hợp với Chi cục thuế Quận rà soát danh sách đơn vị có thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng chưa tham gia BHYT cho người lao động; thực hiện gửi thư điện tử, đôn đốc đơn vị thực hiện đầy đủ trách nhiệm BHYT đối với người lao động.
- Căn cứ danh sách đơn vị chưa tham gia BHYT đã được rà soát, BHYT quận tiếp tục trực tiếp đến đơn vị, doanh nghiệp hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia BHYT cho người lao động.
- Tiếp tục phối hợp cùng UBND 15 phường trên địa bàn Quận gửi thư mời các đơn vị, doanh nghiệp lên BHYT quận để hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.
- Phối hợp cùng đoàn kiểm tra liên ngành Quận, nhắc nhở các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động nhưng chưa tham gia BHYT cho NLĐ thực hiện đầy đủ trách nhiệm BHYT-BHYT đối với người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Ủy ban nhân dân quận chủ động tổ chức quán triệt, phổ biến văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Quận ủy đến các cơ quan, ban ngành đoàn thể quận, Ủy ban nhân dân 15 phường và chỉ đạo, thực hiện như: Định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình thực hiện bảo hiểm y tế trên địa bàn quận; các văn bản hướng dẫn về công tác bảo hiểm y tế đến Ủy ban nhân dân quận; các cơ quan, ban ngành đoàn thể quận, Ủy ban nhân dân 15 phường.
3.2.2. Khắc phục tình trạng “rủi ro đạo đức” trong tham gia BHYT trên địa bàn Quận
Như chúng ta đã biết, trong trường hợp của BHYT, rủi ro đạo đức xuất hiện khi những hành vi bị che giấu của bên mua gây thiệt hại cho bên bán. Người có thẻ BHYT cũng ỷ lại vào việc được chăm sóc sức khỏe mà không tốn quá nhiều chi phí, nên họ lạm dụng việc khám bệnh bằng việc đi khám tại bệnh viện nhiều lần hơn, kể cả khi bị bệnh nhẹ. Tuy hiện tượng rủi ro đạo đức hiện nay cũng có thể do việc ỷ lại của bên khác: bệnh viện, nhân viên y tế, người bán BHYT gây nên, ví dụ như việc lạm dụng các kỹ thuật không cần thiết đối với điều trị những chứng bệnh thông thường, hay cho phép người bệnh nằm viện lâu hơn bình thường, hoặc là hành động chiếm đoạt thuốc điều trị bằng việc kê khai khống số người KCB của một số cán bộ, nhân viên biến chất về đạo đức trong bệnh viện...tất cả những hành động đó cũng được gọi là rủi ro đạo đức gây thiệt hại cho bên bán BHYT.
Số lượng giám định viên y tế thực hiện giám sát tại các bệnh viện hiện nay thiếu và yếu; việc cập nhật kiến thức giám định và kiến thức chuyên ngành của đội ngũ cán bộ làm công tác giám định chưa được thường xuyên, vì vậy vẫn còn tình trạng chưa chủ động hoặc lúng túng khi nắm tình hình, đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng quỹ, hạn
chế lạm dụng, trục lợi quỹ KCB. BHYT. Bên cạnh đó, do thiếu nhân sự nên giám định viên không thường trực tại bệnh viện, chủ yếu là hướng dẫn và phối hợp với đơn vị giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình KCB.NHYT tại đơn vị. Số lượng bác sĩ sau khi tốt nghiệp thường không muốn vào làm cho cơ quan BHYT do quyền lợi về thu nhập không thể ngang bằng với làm đúng chuyên ngành tại các cơ sở y tế. BHYT cần ban hành quy định trách nhiệm của giám định viên trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tại bệnh viện, đồng thời có cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ cao cho các y, bác sĩ, dược sĩ có trình độ chuyên môn công tác ở lĩnh vực giám định BHYT. Để khắc phục tình trạng này, cần phải tăng cường giám sát, nâng cao trách nhiệm của giám định viên y tế, có cơ chế ưu đãi cho giám định viên BHYT. Đây là những người trực tiếp làm việc với bệnh viện, trực tiếp thẩm định hồ sơ thanh toán chi phí KCB cho người có thẻ BHYT để kịp thời ngăn chặn những hành vi trục lợi từ việc khám bệnh dùng thẻ BHYT. Thống kê cho thấy người mua BHYT tự nguyện trên địa bàn Quận đa số là những người có sức khỏe không tốt vì thế dẫn đến việc thường xuyên đi KCB BHYT sau khi họ đã mua BHYT. Liệu đây có phải hiện tượng “lựa chọn ngược” trong tham gia BHYT và “rủi ro đạo đức” trong KCB BHYT tại quận Phú Nhuận, đồng thời cũng có thể là vấn đề của TP.HCM và cả nước. Do đó, cần phải có chính sách phát triển BHYT toàn dân phù hợp, đảm bảo quỹ BHYT ngày càng phát triển bền vững và thực
hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân.
3.2.3. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT
Nâng cao chất lượng KCB BHYT là một trong những giải pháp nhằm thu hút người dân trên địa bàn Quận tham gia BHYT.
Để nâng cao chất lượng phục vụ KCB BHYT cần thực hiện các biện pháp như: cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình KCB đối với người có thẻ BHYT, giảm bớt mọi thủ tục gây phiền hà cho người bệnh, đón tiếp người bệnh với tinh thần niềm nở, tận tình chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT khi đi KCB. Thường xuyên giáo dục, nâng cao y đức cho y, bác sĩ ở các cơ sở KCB BHYT. UBND Quận cùng với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai KCB BHYT tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Quận, tạo điều kiện thuận lợi để người dân có điều
kiện KCB bằng thẻ BHYT tốt hơn. Các bệnh viện trên địa bàn Quận cần đầu tư trang thiết bị, xây dựng, cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế cho tuyến dưới; chăm lo công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Điều chỉnh giá dịch vụ y tế (Giá dịch vụ y tế bao gồm 7 yếu tố: chi phí thuốc, vật tư; chi phí điện, nước, xử lý chất thải; chi phí duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị trực tiếp; tiền lương, phụ cấp; khấu hao tài sản cố định; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học và chi phí quản lý) theo hướng tính đúng, tính đủ, phù hợp với nội dung đầu tư, phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh; chuyển cơ chế cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang đối tượng thụ hưởng (người tham gia BHYT), đây cũng sẽ là một áp lực để người dân chủ động tham gia BHYT. Tính tiền lương vào giá, hiểu đơn giản là người bệnh sẽ trả lương cho cán bộ y tế. Từ đó bắt buộc bệnh viện phải nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ mới có bệnh nhân đến KCB. Bệnh viện nào có dịch vụ y tế không tốt, bệnh nhân không tin tưởng không đến khám, không được cơ quan bảo hiểm ký hợp đồng KCB thì bệnh viện đó có nguy cơ bị đóng cửa. Như vậy, kết cấu lương vào viện phí sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Khắc phục tình trạng chất lượng dịch vụ y tế KCB bằng thẻ BHYT thấp hơn so với khám dịch vụ
Trong thời gian qua, vẫn còn tình trạng chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT trên địa bàn Quận thấp hơn so với khám chữa bệnh dịch vụ. Việc người bệnh có BHYT phải đóng thêm một số khoản chi ngoài quyền lợi hưởng BHYT, hoặc phải lập lại các xét nghiệm chẩn đoán khi chuyển tuyến điều trị vừa gây tốn kém cho bệnh nhân, vừa lãng phí quỹ BHYT. Đồng thời, tính công khai, minh bạch trong cung ứng dịch vụ y tế và quyền lợi của người tham gia BHYT còn hạn chế. Người tham gia BHYT chưa hiểu đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi đến KCB tại bệnh viện. Từ đó làm giảm động lực của những người tham gia BHYT
Ngoài ra, chất lượng KCB BHYT ở các bệnh viện tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu, do hạn chế về nhân lực chuyên môn và kỹ thuật y tế đã gây nên tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Ngoài ra, tinh thần thái độ và y đức của cán bộ y tế chậm được cải thiện cũng đã tạo tâm lý lo ngại đối với người tham gia BHYT và xã hội, thủ tục và
thời gian chờ đợi khi KCB bằng BHYT cũng phức tạp hơn nhiều so với KCB thông thường, hoặc dịch vụ.
Cần thay đổi nhận thức của y, bác sĩ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Không phân biệt, đối xử giữa người khám chữa bệnh bằng BHYT và người khám chữa bệnh bằng dịch vụ thông thường.
Các y, bác sĩ khám bệnh cho người có thẻ BHYTTN cần phải nhân thức rõ ràng và có các chỉ định đúng đối với bệnh nào, cần dùng thuốc gì, cần phương tiện kỹ thuật y tế nào để tiết kiệm chi phí cho BHYT và cho người bệnh, không lạm dụng các xét nghiệm, chụp, chiếu.... Nếu một căn bệnh mà y, bác sĩ đã biết rất rõ chỉ cần một liều thuốc trị giá vài chục ngàn đồng là đã khỏi bệnh thì không có lý do gì lại chỉ định dùng thuốc tới vài trăm ngàn, thậm chí vài triệu đồng để cấp cho người bệnh. Cần khắc phục tình trạng một số y, bác sĩ ỷ lại rằng chi phí khám chữa bệnh “là tiền của cơ quan BHYT”, “tiền của Nhà nước” mà cấp phát thuốc và chỉ định các xét nghiệm không cần thiết cho người khám bệnh. Vì vậy, việc quản lý của ngành y tế đối với các bệnh viện cần phải được thắt chặt hơn nữa, tăng cường giáo dục y, bác sĩ để thay đổi nhân thức của họ, đây không chỉ là nhân thức thông thường mà còn là y đức cần phải có của y, bác sĩ.
Quận uỷ và UBND Quận chỉ đạo đối với Bệnh viện Quận tăng cường cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn; có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế, thường xuyên chấn chỉnh thái độ, nâng cao y đức, kỹ năng ứng xử trong giao tiếp của cán bộ y tế với người bệnh và người nhà bệnh nhân, thực hiện tốt phương châm “ lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị” nhằm đảm bảo việc thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân tham gia BHYT có ý thức tiết kiệm quỹ bảo hiểm y tế.
Thực tế cho thấy, người có thẻ BHYT có số lần đi khám bệnh nhiều hơn các đối tượng khác, do họ ỷ lại vào việc có thẻ BHYT nếu có bệnh thì được khám chữa bệnh, cấp thuốc mà không phải trả tiền, đặc biệt là khi bị đau ốm nhẹ. Để khắc phục tình trạng
này, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan BHYT Việt Nam cần tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa, tầm quan trọng của ý thức chấp hành pháp luật về BHYT, ý thức tự giữ gìn sức khỏe trong các tầng lớp nhân dân. Một trong những phương tiện truyền thông hiệu quả là mở chuyên mục về sức khỏe thông tin đến người dân, đưa các chương trình giáo dục y tế vào học đường. Quận uỷ và UBND Quận, phối hợp với các ban, ngành chức năng của Quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng bệnh, nâng cao ý thức tiết kiệm khi đi khám, chữa bệnh bằng BHYT. Đồng thời, tập trung vào đào tạo kiến thức về nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát chi phí, kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh, kỹ năng tuyên truyền chính sách BHYT đến người bệnh và cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt chú trọng truyền thụ những kinh nghiệm đối phó với tình trạng lạm dụng quỹ BHYT.
Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, thu hồi nợ BHYT nhằm đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm được thụ hưởng đầy đủ quyền lợi của BHYT
Hàng quý, Bảo hiểm y tế quận gởi đến Ủy ban nhân dân 15 phường danh sách đơn vị nợ BHYT (nợ từ 2 tháng trở lên), trao đổi cùng Ủy ban nhân dân 15 phường thống nhất thời gian mời đơn vị lên làm việc. Bảo hiểm y tế sẽ phát hành thư mời cử lãnh đạo tham dự cùng lãnh đạo phường trong buổi làm việc với đơn vị. Đối với các đơn vị không khắc phục sau buổi làm việc, Bảo hiểm y tế quận lập danh sách gởi Ủy ban nhân dân 15 phường, gởi Phòng Thanh tra Kiểm tra BHYT Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận đề nghị thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát.
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tham gia BHYT toàn dân trên địa bàn Quận
Căn cứ vào Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHYT và Kế hoạch của BHYT Việt Nam trong công tác tuyên truyền, BHYT Quận đã tham mưu UBND Quận, chỉ đạo về tăng cường thực hiện các biện pháp đển nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BHYT trên địa bàn. Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các ban, ngành của Quận trong công tác tuyên truyền chế độ chính sách BHYT. Đặc biệt đã đổi mới nội dung, đa dạng hình thức tuyên truyền như phối hợp với các cơ quan truyền thông của Quận tuyên truyền về những nội dung cơ
bản của Luật BHYT sửa đổi, về những mục tiêu thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, về quyền lợi, chế độ của người lao động, hộ gia đình, sinh viên hoạc sinh trên địa bàn Quận khi tham gia BHYT; đăng tải các câu hỏi đáp về chế độ BHYT, các vướng mắc của người dân liên quan đến quyền lợi, chế độ BHYT trên website BHYT của Quận. Tổ chức tuyên truyền, đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn về BHYT, đồng thời phối hợp phát hành các ấn phẩm tuyên truyền cho doanh nghiệp, phường xã, cơ sở khám chữa bệnh, trường học; in các băng đĩa tuyên truyền cung cấp cho đài phát thanh các phường, xã, các Bệnh viện trên địa bàn Quận. Ngoài ra, BHYT Quận cần tổ chức gặp mặt cộng tác viên báo, đài để cung cấp thông tin về kết quả thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn Quận; trao đổi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền với các cộng tác viên nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2016 và Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2016...để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cho BHYT toàn dân trên địa bàn Quận.
UBND Quận đã phối hợp với ban, ngành chức năng tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tọa đàm về chính sách BHYT trên địa bàn Quận bao gồm: các buổi tọa đàm cho người dân tại Ủy ban nhân dân 15 phường. Tuyên truyền cho hội viên Hội liên hiệp phụ nữ quận, tọa đàm cho tiểu thương thuộc Hợp tác xã Phú Lộc, Phú Thịnh, Phú Hưng, tuyên truyền chính sách pháp luật BHYT cho hơn 2.000 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Quận. Thường xuyên thực hiện rà soát và tuyên truyền, vận động các khu phố, tổ dân phố có tỷ lệ người dân tham gia BHYT thấp và đặc biệt là gia đình cán bộ, đảng viên, viên chức, công chức đang cư trú trên địa bàn Quận, các hội viên, đoàn viên nồng cốt của các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng dân quân tự vệ của Quận tích cực tham gia đầy đủ BHYT.
UBND Quận đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại trụ sở làm việc và trên trang web, gắn với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ; tổ chức liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo hiểm y tế với 15 phường trên địa bàn Quận, đã tạo được sự thuận lợi cho người dân, giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức; cung cấp kết quả đóng BHYT của người lao động và đơn vị hàng tháng trên