mạng Internet để thuận tiện theo dõi, giúp người dân có thể tra cứu quá trình đóng BHYT dễ dàng và tăng cường sự giám sát của người lao động đối với người sử dụng lao động trong việc thực hiện trích nộp BHYT cho người lao động. Trên 95% đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Quận đã thực hiện giao dịch điện tử, giao dịch qua bưu chính, bình quân số lượng hồ sơ đầu vào đạt 97,5% và trả kết quả đạt 99% so với tổng số hồ sơ. Quận đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý sử dụng các phần mềm từ khâu tiếp nhận đến khâu xử lý và trả hồ sơ BHYT, đảm bảo quy trình thực hiện chặt chẽ, kiểm soát được tiến độ công việc, rút ngắn thời gian xử lý công việc
3.3. Kiến nghị đối với Trung ương và các Bộ, ngành liên quan
3.3.1. Đối với Trung ương
- Quốc hội cần tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật BHYT và các văn bản có liên quan; xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật BHYT để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Quốc hội xem xét sửa luật BHYT nhằm thống nhất đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và BHYT ở nhóm người làm việc theo HĐ lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (hiện nay lao động có HĐLĐ từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng chỉ đóng BHYT bắt buộc); đồng thời thống nhất mức tiền lương đóng BHYT và BHYT đối với người lao động có từ 02 hợp đồng trở lên ở các đơn vị khác nhau (hiện nay quy định đóng BHYT theo HĐLĐ giao kết đầu tiên; đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất).
- Chính phủ gia hạn thời gian sử dụng phần kinh phí quỹ BHYT chưa sử dụng hết về quỹ dự phòng trong 18 tháng (thay vì 12 tháng) để các địa phương dễ thực hiện; cần tiếp tục thoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về BHYT, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tham gia BHYT đối với người lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tham gia BHYT theo diện gia đình. Xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ khi tham gia BHYT. Hoàn thiện cơ chế quản lý Quỹ BHYT hiệu quả, phòng chống lạm dụng, trục lợi, bảo đảm bình đẳng trong việc khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân tiếp cận với BHYT và dịch vụ khám chữa bệnh với BHYT. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức thực hiện BHYT, chia sẻ sử dụng thông tin hiệu quả giữa các cơ sở y tế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm doanh nghiệp, đơn vị trốn đóng, nợ đóng BHYT, các tập thể, cá nhân lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra Công Tác Bhyt Trên Địa Bàn
- Định Hướng Phát Triển Bhyt Toàn Dân Trên Địa Bàn Quận Phú Nhuận Tp.hcm
- Khắc Phục Tình Trạng “Rủi Ro Đạo Đức” Trong Tham Gia Bhyt Trên Địa Bàn Quận
- Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách và pháp luật của BHYT, bảo hiểm xă hội, để người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, hiểu về lợi ích, trách nhiệm và quyền lợi để chủ động tích cực tham gia BHYT.
- Sắp xếp lại bộ máy tổ chức BHYT theo hình thức là Hội đồng quản lý quỹ BHYT, có thể do Nhà nước thuê hoặc Hội đồng này thuê giám đốc giỏi điều hành. Hội đồng quản lý quỹ BHYT có đầy đủ các thành phần là đại diện cho Nhà nước, người thụ hưởng BHYT, ngành y tế, cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, chủ sử dụng lao động, đại diện cho người lao động... Hội đồng quản lý quỹ BHYT phải được bầu, cử đại diện vào tham dự. Hội đồng này sẽ quản trị quỹ BHYT theo các quy định của Nhà nước nhưng được “mở” linh hoạt, để năm nay thiếu tiền thì có thể tính đến chuyện tăng thu thế nào cho đủ, năm sau thừa tiền phải tăng quyền lợi người bệnh. Có cơ chế sử dụng quỹ BHYT hiệu quả nhất, chống thất thoát quỹ.
-Thay đổi cơ chế định giá bán BHYT tự nguyện, trên cơ sở thống kê số lần khám bệnh và loại bệnh của người có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện trung bình trong năm trước. Nhà cung cấp thẻ BHYTTN tính toán mức chi phí theo số lần đi khám bệnh của từng người để đặt giá bán cụ thể cho năm sau. Để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYTTN, chống các hành vi lạm dụng BHYT.
3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, Thành phố có liên quan
Đối với các Bộ, ngành liên quan:
- Cần sớm hướng dẫn thực hiện Điều 214, Điều 215, Điều 216 của Bộ luật hình sự về các tội danh: trốn đóng BHYT, BHTN cho người lao động; tội gian lận BHYT để BHYT các địa phương thuận lợi trong việc thực hiện các giải pháp xử lý hình sự đối với
các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nợ BHYT nhiều năm liền.
- Kiến nghị Bộ Y tế cần sớm sửa đổi, bổ sung và cập nhật thường xuyên danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật... để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT.; cập nhật kịp thời giá kê khai, kê khai lại thuốc để các đơn vị tổ chức đấu thầu tham khảo và kiểm tra giá khi tổ chức đấu thầu riêng lẻ; cần xây dựng thặng số giá bán buôn, bán lẻ thuốc tối đa thống nhất, hợp lý. Cần có quy định chặt chẻ hơn việc cấp phép nhập khẩu, cấp số đ8ang ký thuốc, nhằm tránh trường hợp đăng ký giả mạo.
Đối với Bảo hiểm y tế Việt Nam:
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa BHYT Việt Nam và Bảo hiểm y tế ở các cấp trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, quản lý tốt đối tượng đóng và tham gia từ cơ sở. Củng cố và tăng cường công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế, bảo đảm thu - chi theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế. Kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế, đặc biệt là các hành vi trốn đóng, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.
- BHYT Việt nam cần sớm hoàn thành việc xây dựng gói dịch vụ y tế bảo hiểm y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả. Chuyển đổi phương thức chi trả dịch vụ y tế từ chi trả phí theo dịch vụ sang chi trả theo định suất, theo trường hợp bệnh và theo nhóm chẩn đoán. Tổ chức thu bảo hiểm y tế hợp lý theo hộ gia đình, bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên, bố trí nguồn lực thích đáng để bảo đảm cải cách áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế.
- Đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống bảo hiểm y tế theo hướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ giảm phiền hà cho người tham gia bảo hiểm y tế. Minh bạch, công khai và quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh để hạn chế trục lợi bảo hiểm y tế, lạm dụng kỹ thuật cao, thuốc bệnh đắt tiền.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy Bảo hiểm y tế, BHYT nhất là cấp cơ sở để thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm y tế đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức, mở rộng hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh bảo đảm liên thông giữa bệnh viện với cơ quan Bảo hiểm y tế, từng bước hiện đại hoá hệ thống thông tin quản lý.
- Xây dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT tập trung trên địa bàn Thành phố và trong phạm vi toàn quốc, với Bộ mã danh mục dùng chung nhằm quản lý đầy đủ, chính xác thông tin người bệnh và thuận lợi trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Đối với Thành phố
- UBND thành phố chỉ đạo Sở Y tế, BHYT và UBND các quận, huyện, các ngành có liên quan tăng cường công tác truyền thông, vận động để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong lĩnh vực BHYT; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về BHYT tại các địa phương, thực hiện có hiệu quả các giải pháp để phát triển số người tham gia BHYT, tăng độ bao phủ toàn dân.
- UBND thành phố chỉ đạo Sở Y tế tham mưu tổ chức đấu thầu thuốc tập trung trên địa bàn thành phố để giảm tải khối lượng công việc.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm phát hiện sớm những vấn đề vướng mắc, tồn tại trong công tác KCB BHYT; chấn chỉnh kịp thời những sai sót về quy chế chuyên môn, lạm dụng các dịch vụ y tế, chỉ định sử dụng thuốc không đúng theo phác đồ điều trị, không theo danh mục thuốc trúng thầu...
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; chính sách đãi ngộ, thu hút bác sĩ giỏi về công tác tại cơ sở để nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở KCB ban đầu, giảm tải tình trạng vượt tuyến, trái tuyến.
Đối với và các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn Quận
- Cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các bệnh viện cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và giảm tình trạng lãng phí.
- Quản lý, mua sắm sử dụng thuốc và vật tư y tế theo hướng tiết kiệm và hiệu quả, công khai, minh bạch. Hạn chế tình trạng lạm dụng kỹ thuật, xét nghiệm, chiếu chụp làm tăng chi phí khám, chữa bệnh.
Tiểu kết chương 3
Để thực hiện điều này, UBND Quận phải có chính sách bắt buộc người tham gia BHYT tự nguyện mua BHYT cho cả hộ gia đình bằng cách: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn Quận về chính sách BHYT; Quận cần nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ cho người dân để mua thẻ BHYT; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân 15 phường trên địa bàn Quận cần chỉ đạo đại lý thu BHYT căn cứ danh sách đến hạn tham gia BHYT của mỗi hộ gia đình;…Bênh cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển bảo hiểm y tế trong học sinh, sinh viên trên địa bàn Quận: Bảo hiểm y tế Quận tiếp tục đôn đốc các trường tổ chức thực hiện tuyên truyền, thu, nộp tiền tham gia BHYT; Thường xuyên thông tin tiến độ thực hiện BHYT HSSV của các trường; Phòng Giáo dục và Đào tạo quận chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các trường tổ chức thực hiện tuyên truyền, thu và nộp tiền tham gia BHYT;…Cuối cùng là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT là một trong những giải pháp nhằm thu hút người dân trên địa bàn Quận tham gia BHYT cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám chữa bệnh đối với người có thẻ bảo hiểm y tế: giảm bớt mọi thủ tục gây phiền hà cho người bệnh, đón tiếp người bệnh với tinh thần niềm nở, tận tình chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT khi đi KCB, thường xuyên giáo dục, nâng cao y đức cho y, bác sĩ ở các cơ sở khám chữa bệnh. Tóm lại qua chương này tác giả đã đưa ra 4 nhóm giải pháp để tra lời các câu hỏi nghiên cứu của luận văn. Đồng thời tin tưởng rằng công trình nghiên cứu nghiêm túc của mình được ứng dụng được thực tiễn.
KẾT LUẬN
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả lộ trình tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM, nhằm góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận, cần phải có chiến lược chuyển đổi lộ trình theo hướng bắt buộc tham gia BHYT toàn dân trên địa bàn. Trước mắt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền có chiều sâu đến tất cả người dân trên địa bàn Quận. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực khám, chữa bệnh ở tuyến cấp Quận, nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ y tế, chống phân biệt đối xử với người có thẻ BHYT với người khám dịch vụ. Để hạn chế hiện tượng rủi ro đạo đức ở hành vi đi khám bệnh nhiều lần của người có thẻ BHYTlà định giá bán trên cơ sở thống kê số lần khám theo từng loại bệnh, song song đó, cho phép người có thẻ BHYT được đăng ký khám bệnh ở bất cứ bệnh viện nào họ yêu cầu. Giải pháp này có thể thực hiện được bởi vì trong dài hạn, thu nhập của người dân càng tăng và chất lượng dịch vụ KCB tại các cơ sở y tế được nâng cao. Để gia tăng tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn quận Phú Nhuận, cần phải chú trọng đến việc tuyên truyền chính sách BHYT và khuyến khích, vận động người dân trên địa bàn tham gia BHYT. Phải có giải pháp tuyên truyền, vận động phù hợp với từng nhóm đối tượng người dân, nhất là đối với người có trình độ thấp, người lao động tự do hiểu được lợi ích việc tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình. Bởi vì, mục đích của việc tham gia BHYT theo hộ gia đình vừa để tăng tỷ lệ bao phủ, vừa để cộng đồng trách nhiệm với người bệnh, khi trong gia đình có người ốm đau thì chính những người thân trong gia đình phải có trách nhiệm tham gia. Ngoài ra, yếu tố thu nhập cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định tham gia BHYT, đối với những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì việc tham BHYT cho cả hộ gia đình thì khoản kinh phí mua thẻ BHYT sẽ là một vấn đề nan giải. Chính vì thế, chính quyền địa phương phải có các giải pháp hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để giảm gánh nặng về tài chính cho người dân khi tham gia bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng KCB BHYT là một trong những giải pháp thu hút người dân trên địa bàn Quận tham gia BHYT. Thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT,
giảm bớt mọi thủ tục gây phiền hà cho người bệnh, đón tiếp người bệnh với tinh thần niềm nở, tận tình chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. UBND Quận và các ban, ngành có liên quan, cần xây dựng kế hoạch triển khai khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Quận vào ngày nghỉ hàng tuần để người dân có điều kiện khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT tốt hơn. Đầu tư trang thiết bị, xây dựng, cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế của các bệnh viện trên địa bàn Quận, đặc biệt cần đẩy mạnh chăm lo công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn Quận. Gia tăng mức cùng chi trả trong KCB ngoại trú đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT tự nguyện, nhưng đồng thời phải quy định mức trần cùng chi trả để giảm gánh nặng chi tiêu từ tiền túi của người bệnh, để vừa hạn chế rủi ro đạo đức lại vừa đảm bảo an sinh xã hội. Áp dụng mức đóng BHYT khác nhau cho nhóm tham gia BHYT tự nguyện: mức đóng phải được xác định dựa trên độ tuổi, giới tính, tài sản, thu nhập của hộ gia đình và gói dịch vụ y tế mà họ được hưởng. Tuy nhiên, cũng phải khống chế mức trần đóng BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn Quận. Ngoài ra, để hạn chế việc lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT, cần có quy định để phân định rõ ràng chức năng giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện chính sách BHYT. Cơ quan BHYT chịu trách nhiệm tổ chức thu phí và thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho các cơ sở y tế sau khi đã được cơ quan giám định kiểm tra, đồng ý thanh toán; cơ quan giám định độc lập, được tổ chức riêng, không phụ thuộc cơ quan bảo hiểm y tế, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám định chi phí mà cơ sở y tế đề nghị. Cơ chế này tạo nên sự minh bạch, trung lập giữa các bên, không tập trung quá nhiều quyền lực vào một cơ quan. Thực hiện tốt những vấn đề nêu trên sẽ góp phần thực hiện tốt chính sách bảo hiểm toàn dân trến địa bàn quận Phú Nhuận đến năm 2025.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt.
1. Ban Bí thư (2009), Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới, Chỉ thị 38-CT/TW, ngày 07/9/ 2009
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2015-2020 của ngành BHXH, Kế hoạch số 961/KH-BHXH, ngày 24/3/2015.
3. Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018. Báo cáo tình hình sử dụng Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2011, 2012,2013,2014,2015,2016, 2017, 2018. Tại Tp Hồ Chí Minh.
4. Báo cáo của Quận uỷ Quận Phú Nhuận TP. HCM: năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018
5. Báo cáo Tổng kết của UBND Quận Phú Nhuận TP. HCM: năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018
6. Báo cáo Tổng kết của BHXH Quận Phú Nhuận TP. HCM: năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018
7. Báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Phú Nhuận TP. HCM: năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
8. Báo cáo của Phòng Kinh tế Quận Phú Nhuận TP. HCM: năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018
9. Begg và cộng sự, 2008. Kinh tế học vi mô. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nhóm giảng viên Khoa Kinh tế học Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
10. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014), Hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2014-2015, Thông tư số 22/2014/TT-BLĐTBXH, ngày 29/8/2014.
11. Chính phủ (1994), Sửa đổi một số điều của Điều lệ BHYT ban hành theo nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định số 47/1994/NĐ- CP, ngày 06/6/1994.