Từ việc sử dụng CĐR khối ngành KT đã cụ thể hóa theo tiếp cận CDIO, chúng tôi có được bảng các KNNN cần hình thành và phát triển cho SV trong suốt quá trình học tập. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu những KNNN này có thật sự phù hợp với các yêu cầu về KNNN của nghề khối ngành KT hay không? Chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi đó trong phần sau đây.
1.5.3. Quan hệ giữa kỹ năng nghề nghiệp trong chuẩn đầu ra theo tiếp cận CDIO và kỹ năng nghề nghiệp khối ngành kinh tế
Bảng 1.5. Quan hệ giữa KNNN khối ngành KT và KNNN trong CĐR theo CDIO
KNNN khối ngành kinh tế | KNNN trong CĐR theo tiếp cận CDIO | |
1. Lãnh đạo | 1.1. KN lãnh đạo nhóm 1.2. KN xây dựng nhóm hiệu quả 1.3. KN khuyến khích/truyền các giá trị được chia sẻ trong nhóm 1.4. KN giải quyết tình huống | 3.1 |
2. Truyền thông | 2.1. KN viết một cách rõ ràng 2.2. KN nói một cách thuyết phục 2.3. KN lắng nghe một cách hiệu quả 2.4. KN giải thích cho người không cùng chuyên môn 2.5. KN truyền đạt ở một mức độ chi tiết thích hợp 2.6. KN quản lý thông tin truyền thông trong nhóm 2.7. KN đàm phán, thương lượng | 3.2 |
3. Tương tác cá nhân | 3.1. KN tạo quan hệ với những người ở trình độ khác nhau 3.2. KN giải quyết các xung đột 3.3. KN xây dựng và phát triển quan hệ 3.4. KN làm việc độc lập 3.5. KN xã giao kinh doanh | 2.5.6; 2.5.8; 2.5.9; 2.5.10; 2.5.11 |
4. Phân tích | 4.1. KN ứng dụng công cụ chính xác cho các vấn đề kinh doanh 4.2. KN suy nghĩ một cách hệ thống 4.3. KN xác định mối quan hệ giữa các vấn đề 4.4. KN tư duy phản biện | 2.1.5; 2.1.6; 2.4.8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Về Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Hướng Vào Đáp Ứng Chuẩn Đầu Ra
- Các Mục Tiêu Trong Chương Trình Đào Tạo Tích Hợp Theo Cdio
- Hệ Thống Những Kỹ Năng Cần Thiết Của Người Làm Nghề Thuộc Khối Ngành Kinh Tế
- Về Vai Trò Của Môn Toán Đối Với Khối Ngành Kinh Tế
- Biểu Đồ Trung Bình Cộng Về Mức Độ Cần Thiết Của Nội Dung Kiến Thức Toán
- Biểu Đồ Trung Bình Cộng Các Kn Theo Đánh Giá Tổng Hợp
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
KNNN khối ngành kinh tế | KNNN trong CĐR theo tiếp cận CDIO | |
5. Ra quyết định | 5.1. KN ra quyết định để giải quyết vấn đề 5.2. KN dự đoán và cung cấp các giải pháp thay thế 5.3. KN xác định các vấn đề chính của một khó khăn gặp phải 5.4. KN kết hợp thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh 5.5. KN đánh giá rủi ro trong các quyết định | 2.1.7; 2.2.1; 2.2.5; 2.2.6; 2.2.4; 2.3.2; 2.3.3; 2.3.4; 2.4.1 |
6. Công nghệ | 6.1. KN sử dụng chương trình xử lý văn bản 6.2. KN sử dụng chương trình cơ sở dữ liệu 6.3. KN chuẩn bị các trình di n đa phương tiện 6.4. KN tìm kiếm và tập hợp nhiều nguồn dữ liệu 6.5. KN giao tiếp bằng điện tử | 2.4.17; 3.2 |
7. Nhận thức toàn cầu | 7.1. KN ngoại ngữ 7.2. KN nhận biết về sự khác biệt giữa các nền KT 7.3. KN nắm bắt xu hướng và sự phát triển của các nền KT 7.4. KN đánh giá tác động của nền KT thế giới với nền KT Việt Nam | 2.5.12; 3.2 |
8. Đạo đức | 8.1. KN nhận diện xung đột đạo đức cá nhân 8.2. KN nhận diện xung đột đạo đức kinh doanh 8.3. KN ra các quyết định mang tính đạo đức | |
9. Thực ti n kinh doanh | 9.1. KN thực hiện một cuộc họp kinh doanh 9.2. KN phân tích xu hướng ngành 9.3. KN tập trung vào nhu cầu của khách hàng | 2.5.11 |
10. Hoạch định | 10.1. KN tổ chức 10.2. KN tự hoạch định, lên kế hoạch công việc | 2.5.3; 2.5.4; 2.5.6 |
11. Tự quản | 11.1. KN quản lý thời gian 11.2. KN quản lý áp lực công việc 11.3. KN sẵn sàng học hỏi 11.4. KN sáng tạo 11.5. KN thích ứng với sự thay đổi | 2.4.7; 2.4.10; 2.4.11; 2.4.12; 2.4.15; 2.4.16 |
Như vậy nghiên cứu trên chỉ ra rằng có sự tương đồng giữa các KNNN cần trang bị cho SV khối ngành KT và yêu cầu của các KN trong CĐR theo tiếp cận CDIO cho SV khối ngành KT. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là môn Toán đóng góp như thế nào vào sự hình thành và phát triển các KN ở trên? Mức độ ra sao?... Và hiện tại các học phần Toán ở trường ĐHLH đóng góp gì vào CĐR này còn là câu hỏi chưa có câu trả lời.
1.6. Vai trò của dạy học các học phần Toán ở trường Đại học Lạc Hồng theo hướng đáp ứng chuẩn đầu ra
1.6.1. Vai trò của môn Toán đối với chuẩn đầu ra khối ngành kinh tế ở trường Đại học Lạc Hồng theo tiếp cận CDIO
Các học phần Toán cho SV khối ngành KT ở trường ĐHLH bao gồm: TCC, XSTK, thuộc khối kiến thức cơ bản. Các học phần Toán bên cạnh việc rèn luyện các KN cơ bản mang tính toán học như: Khái quát hóa, đặc biệt hóa, mô hình hóa, phát hiện và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện… còn góp phần rèn luyện các KNNN gắn với SV ngành KT như: KN thu thập, xử lí số liệu thống kê; KN phân tích, ra quyết định thông qua các bài toán ước lượng, kiểm định; KN thuyết trình; KN làm việc nhóm,… Những KN này chiếm một phần trong yêu cầu về KNNN đối với SV khối ngành KT mà đã được cụ thể hóa từ CĐR theo tiếp cận CDIO. Nhưng hiện nay, dạy các học phần Toán hướng vào rèn luyện các KN cụ thể nào của SV khối ngành KT là câu hỏi chưa có câu trả lời?
Từ nghiên cứu về vai trò môn Toán đối với khối ngành KT ở trên và từ nội dung của hai học phần TCC và XSTK cần trang bị cho SV khối ngành KT, chúng tôi nhận thấy các nội dung này có cơ hội rèn luyện các KN sau:
Bảng 1.6. Các KN được rèn luyện thông qua học tập môn Toán
KÍ HIỆU | NỘI DUNG KIẾN THỨC | KỸ NĂNG | |
1 | KT1 | Ma trận, định thức và ứng dụng | - KN tư duy sáng tạo, tư duy phản biện - KN ứng dụng kiến thức trong TT - KN mô hình hóa các tình huống TT KT - KN sử dụng ngôn ngữ Toán học trong hoạt động KT - KN thu thập, phân tích và xử lý thông tin - KN giải quyết vấn đề và ra quyết định trong phân tích KT |
2 | KT2 | Hệ phương trình tuyến tính ứng dụng vào các mô hình kinh tế | |
3 | KT3 | Không gian vectơ | |
4 | KT4 | Ánh xạ tuyến tính | |
5 | KT5 | Dạng toàn phương | |
6 | KT6 | Phép tính vi phân hàm một biến ứng dụng vào kinh tế | |
7 | KT7 | Phép tính vi phân hàm hai biến ứng dụng vào kinh tế | |
8 | KT8 | Phép tính tích phân hàm một biến và một số ứng dụng trong kinh tế | |
9 | KT9 | Phương trình vi phân và một số ứng dụng trong kinh tế | |
10 | KT10 | Chuỗi số, chuỗi hàm | |
11 | KT11 | Xác suất định nghĩa, xác suất theo nghĩa thống kê, các công thức tính xác suất | |
12 | KT12 | Biến ngẫu nhiên và một số luật phân phối xác suất của biến ngầu nhiên | |
13 | KT13 | Phân tích và xử lý số liệu thống kê | |
14 | KT14 | Bài toán ước lượng và kiểm định |
1.6.2. Đề xuất các kỹ năng cần rèn luyện cho sinh viên khối ngành kinh tế thông qua học tập các học phần Toán ở trường Đại học Lạc Hồng
Từ vai trò môn Toán đối với khối ngành KT, từ yêu cầu của CĐR theo tiếp cận CDIO, chúng tôi nghiên cứu đề xuất việc DH các học phần Toán hướng đến rèn luyện các KNNN sau của SV khối ngành KT (bảng 1.7).
Bảng 1.7. Các KNNN cần rèn luyện thông qua DH môn Toán
TÊN KỸ NĂNG | KÍ HIỆU | CĐR CDIO | |
1 | Sử dụng ngôn ngữ Toán học trong hoạt động KT | KN1 | |
2 | Làm việc nhóm | KN2 | 3.1; 3.2 |
3 | Tư duy sáng tạo | KN3 | 2.4.7 |
4 | Tư duy phản biện | KN4 | 2.4.8 |
5 | Tự học | KN5 | 2.4.15 |
6 | Mô hình hóa các tình huống TT KT | KN6 | |
7 | Ứng dụng kiến thức trong TT | KN7 | 2.2.5 |
8 | Thu thập, phân tích và xử lý thông tin | KN8 | 2.2.6 |
9 | Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong phân tích KT | KN9 | 2.1.6 |
10 | Ứng dụng công nghệ thông tin | KN10 | 2.4.17 |
Từ bảng KNNN đề xuất ở trên có thể nhận thấy rằng các KN 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10 tương ứng với một số KN trong CĐR khối ngành KT theo tiếp cận CDIO. Tuy nhiên, KN1 và KN6 có vai trò rất quan trọng, giúp SV có thể giải quyết bài Toán TT nghề KT. Vì vậy, chúng tôi đã đề xuất 10 KNNN cần hình thành và phát triển cho SV trong quá trình DH các học phần Toán, nhằm đáp ứng CĐR.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu lí luận về tiếp cận CDIO trong DH nhằm đáp ứng CĐR và nghiên cứu về CĐR, CĐR của khối ngành KT, TT nghề KT giúp chúng tôi thu được các kết quả sau:
Thứ nhất, về các KNNN khối ngành KT:
- Có sự tương thích giữa hệ thống các KNNN khối ngành KT từ các nghiên cứu và từ tiếp cận CDIO.
- Từ các nghiên cứu về KNNN và các nghiên cứu về tiếp cận CDIO trong GD và đào tạo đối với khối ngành KT, chúng tôi đề xuất được hệ thống các KNNN cần rèn luyện cho SV khối ngành KT trong quá trình học tập ở trường ĐHLH thể hiện trong CĐR được cụ thể theo tiếp cận CDIO.
- Dựa vào đặc thù của các học phần Toán, chúng tôi đề xuất được 10 KNNN của SV khối ngành KT cần được rèn luyện trong quá trình DH các học phần Toán ở trường ĐHLH.
Thứ hai, để tiếp cận CDIO trong DH các học phần Toán đối với SV khối ngành KT thì GV cần phải: Xây dựng CĐR môn học thông qua đề cương tích hợp với CĐR của chương trình đã cụ thể hóa. Đề xuất các BPSP (thiết kế và tổ chức DH) giúp SV hình thành tri thức và rèn luyện KNNN đã đề xuất.
Tuy nhiên, các KNNN đã được đề xuất theo tiếp cận CDIO cho SV khối ngành KT trong DH các học phần Toán liệu có phù hợp với TT đào tạo của khối ngành KT ở trường ĐHLH hay không? Ở chương 2, chúng tôi sẽ nghiên cứu TT, khảo sát về “Thực trạng dạy học Toán theo tiếp cận CDIO định hướng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT ở trường ĐHLH”.
Thứ ba, làm rõ quan niệm về DH theo tiếp cận CDIO và CĐR; DH đáp ứng CĐR.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC TOÁN THEO TIẾP CẬN CDIO THEO ĐỊNH HƯỚNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục đích
Tìm hiểu TT, thu thập và phân tích số liệu về:
- Các KNNN được đề xuất ở chương một có phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp của SV sau khi ra trường hay không ?
- Nội dung kiến thức Toán nào cần trang bị cho SV để đáp ứng yêu cầu CĐR và hoạt động nghề nghiệp khối ngành KT.
- Cơ hội và thực trạng rèn luyện KNNN thông qua học tập các học phần Toán cho SV khối ngành KT ở trường ĐHLH.
- Thực trạng tiếp cận CDIO trong dạy học môn Toán cho SV khối ngành KT theo hướng rèn luyện KNNN.
Các kết quả này là cơ sở TT cho việc đề xuất nội dung kiến thức Toán cần trang bị, danh mục các KNNN, các BPSP, quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm theo tiếp cận CDIO nhằm rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT thông qua DH các học phần Toán, hướng đến dạy học Toán đáp ứng CĐR.
2.1.2. Nội dung
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng DH Toán (bao gồm TCC và XSTK) theo tiếp cận CDIO cho SV khối ngành KT ở trường ĐHLH với những nội dung cơ bản sau:
- Đánh giá của cựu SV, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc làm của SV khối ngành KT;
- Đánh giá của SV, cựu SV, GV về vai trò của môn Toán đối với khối ngành KT;
- Đánh giá của SV, cựu SV, GV về yêu cầu của các nội dung kiến thức Toán cần trang bị cho sinh viên khối ngành KT nhằm đáp ứng việc học tập và hoạt động nghề khối ngành KT;
- Đánh giá của SV, cựu SV, GV về mức độ đáp ứng của việc vận dụng kiến thức Toán trong học tập môn chuyên ngành và trong hoạt động nghề khối KT;
- Đánh giá của SV, cựu SV, GV về danh mục các KNNN có thể và cần phải rèn luyện thông qua DH các học phần Toán;
- Đánh giá của SV, cựu SV, GV về mức độ được rèn luyện KNNN thông qua DH các học phần Toán;
- Đánh giá của SV, cựu SV, GV về mức độ vận dụng các KNNN thông qua DH môn Toán cũng như trong hoạt động nghề của khối ngành KT;
- Đánh giá mức độ hiểu và biết của GV trong việc vận dụng tiếp cận CDIO trong DH môn Toán theo hướng hình thành và rèn luyện KNNN cho sinh viên khối ngành KT;
- Đánh giá mức độ cần thiết của những điều kiện sư phạm khi GV sử dụng các phương pháp dạy học chủ động và trải nghiệm theo tiếp cận CDIO.
2.1.3. Đối tượng
Để nghiên cứu thực trạng dạy học Toán cho SV khối ngành KT, theo tiếp cận CDIO, chúng tôi điều tra trên các đối tượng là:
- 403 SV thuộc các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Ngoại thương, Kế toán và Tài chính ngân hàng của trường ĐHLH. SV được chọn khảo sát là những SV đang học năm 3 và năm 4 (SV đang thực tập tại các doanh nghiệp). Trong đó, SV năm 3 chiếm 32% và SV năm 4 chiếm 68%;
- 233 cựu SV thuộc các chuyên ngành khác nhau và đang làm việc trong lĩnh vực KT, đối tượng khảo sát đa dạng bao gồm các cựu SV làm việc trong khối doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- 107 GV thuộc khối ngành KT như: Tài chính ngân hàng, Kế toán, Quản trị, Toán KT,... có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm đến trên 10 năm và hướng dẫn SV thực tập, nghiên cứu khoa học ứng dụng trong KT tại các doanh nghiệp.
2.1.4. Phương pháp và công cụ
Tác giả trực tiếp dạy và dự giờ một số lớp học các học phần Toán để quan sát hành vi của SV, cách thức tổ chức DH của GV, kết hợp phỏng vấn trực tiếp GV và SV ngay tại các lớp học đó. Cụ thể: