Vận Dụng Các Phương Pháp Dạy Học Có Tính Quy Trình Dạy Sinh Viên Tư Duy Giải Quyết Vấn Đề


cầu SV theo dòi kỹ cách thức GQVĐ bài giảng đặt ra...

Để đào tạo cho SV năng lực GQVĐ thực tiễn cần phải dạy cho họ phương pháp hoạt động GQVĐ thực tiễn. GQVĐ thực tiễn là một quá trình kết hợp giữa tư duy và hành động, thiếu một trong hai việc đó sẽ không đưa lại hiệu quả. Tư duy để tạo ra các ý tưởng, còn hoạt động là sự hiện thực hóa các ý tưởng.

Dạy SV GQVĐ thực tiễn là dạy họ tư duy khám phá, vì khám phá là tìm câu trả lời cho các vấn đề còn chưa có câu trả lời xác đáng. Theo R. Fisher [60] tư duy khám phá có hai dạng rất quan trọng là tư duy sáng tạo và tư duy phê phán. Cũng theo R. Fisher, tư duy sáng tạo là căn cứ vào những gì đã biết để tìm ra những gì chưa biết. Học tư duy phê phán (Tư duy có phê phán): (1) Học cách hỏi, khi nào hỏi và hỏi để có câu trả lời gì?; (2) Học cách lập luận, khi nào dùng lập luận và dùng phương pháp lập luận nào. Theo ông, mối quan hệ giữa tư duy khám phá và GQVĐ là:

Tư duy sáng tạo (Tổng hợp)

Tư duy phê phán (phân tích)

GQVĐ (ứng dụng)


Có rất nhiều công việc cần làm rò để dạy SV tư duy, ở đây có thể nêu một số công việc cơ bản:

- Thông qua dạy kiến thức để dạy tư duy. Muốn vậy phải dạy SV phương pháp chiếm lĩnh kiến thức chứ không dạy bằng truyền thụ.

- Trong dạy học tư duy cần giúp người học kết hợp hiểu biết, thực hành và tư duy để họ tự hình thành ý tưởng, phán đoán giả thuyết, người dạy chỉ giúp đỡ không làm thay.

- Tạo ra môi trường thuận lợi cho tư duy phát triển (môi trường vật lí và môi trường tâm lí, trong đó đảm bảo sự yên tâm về mặt tâm lí và tự do về tâm lí). Trong môi trường này không có chỗ cho những phê phán, đánh giá quan điểm, ý tưởng của người khác một cách chung chung; không có lập luận logic khoa học, không có chứng cứ, không thiện chí. Ngược lại cần khuyến


khích tranh luận, đánh giá quan điểm ý tưởng của người khác nhưng phải có lập luận logic, chứng cứ rò ràng với thiện chí để cùng nhau học hỏi. Khuyến khích việc đặt câu hỏi, chất vấn lẫn nhau để cùng học hỏi và luyện tập phương pháp lập luận để bảo vệ quan điểm, ý tưởng của mình và học hỏi cái mới từ ý tưởng của người khác.

Có thể đưa ra các gợi ý quan trọng để các GV phát triển kỹ năng tư duy cho SV như:

- Trình bày các khái niệm, ý tưởng, nguyên lý, phương pháp, bối cảnh, sự kiện thuộc lĩnh vực môn học trong một tổng thể liên kết, thay vì nêu ra những phần mảng riêng biệt.

- Khuyến khích SV trình bày những kiến thức, kỹ năng cần thiết để GQVĐ bài giảng nêu ra. Coi trọng qui trình GQVĐ chứ không coi trọng kết quả GQVĐ.

- Giao các bài tập để SV làm việc nhóm ở lớp cũng như ở nhà. Điều này khuyến khích SV tư duy và hình thành PP hữu hiệu để thảo luận và diễn đạt các ý tưởng của mình.

- Cung cấp các câu hỏi và bài tập buộc SV hiểu được những điều mình làm, hiểu các khái niệm và nguyên tắc theo các quan điểm khác nhau.

Việc rèn luyện cho SV hiểu và vận dụng thành thạo các PP tư duy và thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa... Để phân tích vấn đề và GQVĐ cũng là một công việc quan trọng cần làm để phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn, và công việc này cần làm liên tục, thường xuyên trong suốt quá trình dạy học.

1.3.4.2. Vận dụng các phương pháp dạy học có tính quy trình dạy sinh viên tư duy giải quyết vấn đề

Tư duy có tính mềm dẻo, nghĩa là có thể dạy SV luyện tư duy theo một mẫu, sau đó họ có thể vận dụng vào các tình huống khác nhau nhờ phương pháp tư duy đã được luyện tập. Vận dụng PPDH có mục đích dạy quy trình


hành động (cũng là dạy phương pháp hành động) sẽ mang lại kết quả tốt trong việc dạy SV phương pháp tư duy. Các phương pháp dạy học có thể áp dụng như: PPDH Angorit hóa, PPDH chương trình hóa, PP sơ đồ tư duy… vận dụng PPDH này theo chiến lược tăng dần tính chủ động và tự lực của SV từ mức độ thấp đến cao. Chẳng hạn, ban đầu cung cấp cho SV một Angorit có sẵn, sau tăng dần lên mức GV và SV cùng xây dựng qui trình và cuối cùng SV sẽ phải tự xây dựng qui trình hành động để GQVĐ.

1.3.4.3. Xây dựng ngân hàng các vấn đề, các tình huống, các bài tập nghiên cứu giúp SV rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Sử dụng ngân hàng các vấn đề/tình huống này để thường xuyên ra bài tập về nhà cho SV luyện các qui trình GQVĐ khác nhau, giúp cho tư duy của họ về PP GQVĐ phát triển thuận lợi. Ở đây có thể cho SV vận dụng các qui trình GQVĐ của các tác giả khác nhau để luyện PP GQVĐ thực tiễn cho SV ngoài PP tư duy.

* Yêu cầu: Các vấn đề, các tình huống và bài tập này phải phù hợp với các đối tượng cụ thể (học sinh trung cấp và sinh viên cao đẳng) và chương trình đào tạo.

* Nội dung nghiên cứu: Biên soạn các bối cảnh trong đó có chứa các vấn đề cần giải quyết. SV phân tích các bối cảnh này, đề xuất các vấn đề cần giải quyết, đề xuất giả thuyết và kiểm nghiệm, từ đó đưa đến kết luận. Sau đó tổ chức thảo luận tại lớp. Tùy thuộc vấn đề cụ thể có thể giao cho tất cả SV tự chuẩn bị, giao cho từng cá nhân hoặc cho các nhóm chuẩn bị, cho thảo luận ở lớp.

Ví dụ 1.4: Có thể lấy bối cảnh sau đây cho sinh viên trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề.

Bối cảnh: Một dây cáp điện gồm 5 dây, trong đó có 1 dây bị đứt. Làm thế nào xác định được dây đứt trong thời gian nhanh nhất. Xử lý tình huống trên trong điều kiện không có máy đo điện.

Yêu cầu: Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề trên. Tình huống


này đòi hỏi phải đề xuất nhiều giả thuyết và nhiều kiểm nghiệm (nhiều phép chứng minh), nhưng các phương án này đều tương tự như nhau, dễ thực hiện.

1.3.4.4. Tăng cường khả năng tự học của sinh viên thông qua các trải nghiệm thực tế nghề

Hoạt động này tạo ra môi trường rất thuận lợi để SV rèn luyện khả năng phát hiện, khám phá vấn đề thực tế nghề nghiệp. Các kiến thức chuyên ngành điện rất trừu tượng, không thể dùng các giác quan của mình để kiểm nghiệm, do đó phải được tiến hành đo lường, kiểm chứng trong thực tế thì mới mang lại hiệu quả đào tạo cao.

Môi trường thuận lợi cho học trải nghiệm có thể là môi trường thực tế hoạt động nghề hoặc môi trường giả định do giáo viên tạo ra thông qua sử dụng các tình huống giả định nhưng phù hợp với thực tế nghề.

Ví dụ 1.5: Để dạy SV các quy tắc an toàn điện, GV có thể dùng các tình huống lấy từ thực tiễn, chẳng hạn: Trong giờ học về an toàn điện, thay vì giáo viên giảng giải các quy tắc an toàn điện thì GV sẽ thông báo một thông tin: Truyền hình đưa tin, hôm qua ở quận của chúng ta xảy ra một vụ cháy quán karaoke. Nguyên nhân ban đầu được cho là do bất cẩn khi hàn điện trong lúc sửa chữa nhà. Nghe thông tin này các em thấy có liên quan gì tới nghề chúng ta đang học hay không? Vấn đề đó là gì? Cả lớp thảo luận vấn đề này. Sau đó GV hướng dẫn thảo luận để dẫn đến kết luận mong đợi: Nguyên nhân cốt lòi của sự kiện trên là do thợ hàn đã vi phạm các quy tắc an toàn điện. Trong quá trình hàn điện tại môi trường có nhiều vật liệu dễ cháy, thợ hàn phải đảm bảo các quy tắc an toàn về hỏa hoạn (Phải di chuyển tất cả các vật liệu dễ cháy ra khỏi nơi hàn). Nếu các vật liệu dễ cháy không di chuyển được thì phải thực hiện việc che chắn thật cẩn thận, không để lúc hàn các vẩy hàn sẽ rơi vào vật liệu để cháy này gây ra cháy nhà. Kết luận này phải do chính người học nêu ra (dưới hình thức này hay hình thức khác), GV chỉ tổng kết lại và kết luận điều ghi nhớ.


1.4. Thực trạng tình hình dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn ở các trường cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật

1.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

1.4.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng việc sử dụng các PPDH nói chung và dạy học phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn nói riêng trong các trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật, làm cơ sở thực tiễn cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra đề tài còn khảo sát về năng lực, trình độ của đội ngũ GV cũng như cách thức quản lí và quan điểm chỉ đạo của các CBQL tại các trường cao đẳng kỹ thuật.

1.4.1.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào trả lời một số câu hỏi, vấn đề sau đây:

- Trong quá trình dạy học GV thường sử dụng những PPDH nào? GV đã sử dụng PPDH nêu vấn đề chưa? Nếu đã sử dụng thì GV sử dụng như thế nào? GV cho ý kiến về ưu, nhược điểm của PPDH nêu vấn đề.

- Trong dạy nghề, làm thế nào để gắn bài dạy với thực tế nghề nghiệp được đào tạo?

- Làm thế nào để giúp SV sau khi ra trường sớm làm quen với nhiệm vụ, công việc của nghề được đào tạo?

- GV đã biết cách và chủ động trong việc đổi mới PPDH nói chung hay sử dụng PPDH nêu vấn đề hay chưa?

- Quan niệm của SV về nghề nghiệp và cách thức giải quyết các tình huống gặp phải trong học tập cũng như thực tiễn như thế nào...

1.4.1.3. Đối tượng khảo sát

Để có thể đưa ra những nhận định sơ bộ về việc vận dụng PPDH nêu vấn đề nhằm phát triển năng lực GQVĐ của SV các trường cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 172 GV đang giảng dạy tại các trường Cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật: Trường Cao đẳng Kinh


tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt, Trường Cao đẳng Công nghệ Bảo Lộc, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM, Trường Cao đẳng nghề Phú Yên [Danh sách các GV– Phụ lục 3].

Để xác định quan điểm của SV trong việc phát hiện và giải quyết các tình huống, vấn đề nảy sinh trong học tập và thực tiễn cũng như quan điểm về ngành nghề mình được đào tạo, đề tài tiến hành khảo sát ý kiến của 358 SV đang học tập tại các trường cao đẳng kỹ thuật

Khảo sát thực trạng việc quy hoạch các cơ sở đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo theo xu thế và đòi hỏi của thị trường lao động cũng như việc đáp ứng về cơ sở vật chất trong các trường cao đẳng kỹ thuật trong việc đào tạo nghề, tác giả tiến hành khảo sát xin ý kiến của 71 CBQL của các cơ sở đào tạo thuộc khối các trường cao đẳng kỹ thuật [Phụ lục 3].

1.4.1.4. Phương pháp khảo sát

Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp khảo sát sau đây:

- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp một số GV giảng dạy tại các trường cao đẳng nghề; tọa đàm, trao đổi ý kiến với các GV về các vấn đề liên quan đến nội dung cần khảo sát.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu được biên soạn theo nội dung đánh giá.

- Phương pháp thống kê và tổng kết kinh nghiệm: tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích, xử lý số liệu và đánh giá thực trạng.

1.4.2. Kết quả khảo sát

1.4.2.1. Kết quả khảo sát đối với Giảng viên

a. Kết quả khảo sát về mặt định lượng:

Tổng hợp kết quả 172 phiếu điều tra (Phụ lục 2) thu được kết quả như sau (Bảng 1.1):


Bảng 1.1. Kết quả khảo sát giảng viên


TT

Câu hỏi và phương án

Tỉ lệ

(%)

1

Thầy/Cô thường sử dụng các PPDH nào?

Trực quan

27,1

Thuyết trình

30,5

Đàm thoại

0

Thực hành

23,2

Thảo luận nhóm

19,2

Công não

0

Nêu và GQVĐ

0

Dạy học theo dự án

0

Đóng vai

0

Nghiên cứu tình huống

0

2

Thầy /Cô đã từng sử dụng PPDH nêu vấn đề hay chưa?

A. Đã sử dụng khá thường xuyên

10,5

B. Thỉnh thoảng sử dụng

40,7

C. Hầu như chưa từng sử dụng

48,8

3

Nếu Thầy/Cô chưa sử dụng PPDH nêu vấn đề, xin cho biết lý do?

A. Chưa được hướng dẫn về phương pháp này

55,4

B. Muốn sử dụng nhưng không có tài liệu để tham khảo

28,8

C. Tốn nhiều thời gian chuẩn bị và dạy trên lớp

15,8

4

Thầy/Cô quan niệm thế nào về ưu nhược điểm của dạy học nêu vấn đề?

*Ưu điểm

A. Gây được hứng thú học tập cho SV

3,8

B. Giúp SV phát triển tư duy

15,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 7



C. Cả hai ưu điểm trên

80,8

*Nhược điểm

A. Không phải bài học nào cũng áp dụng được phương pháp

này

2,5

B. Tốn nhiều thời gian công sức chuẩn bị và dạy học

3,7

C. Cả hai nhược điểm trên

93,8

5

Khi áp dụng PPDH nêu vấn đề (nếu Thầy/Cô đã áp dụng) Thầy/Cô đã

dùng phương án nào trong các phương án sau đây:

A. Toàn bộ bài dạy của đều giảng dạy theo PP này

15,4

B. GV chỉ nêu vấn đề và hướng dẫn các bước sau để SV tự

thực hiện

13,9

C. GV và SV cùng thực hiện các bước của DH nêu vấn đề

bằng cách đàm thoại (thầy gợi ý, trò thực hiện)

0

D. Đã từng thực hiện các phương án tren

70,7

6

Theo Thầy/Cô, trong dạy nghề làm thế nào để gắn bài dạy với thực tế

nghề nghiệp được đào tạo?

A. Trong quá trình dạy thường xuyên cập nhật kiến thức mới

về kỹ thuật và công nghệ liên quan đến nghề được đào tạo

7,5

B. Phải nghiên cứu thực tiễn nghề để lấy các ví dụ từ thực tế

nghề để minh họa cho lý thuyết, thực hành của SV

11,2

C. Tìm hiểu các loại tình huống xảy ra trong hoạt động nghề

để SV thảo luận nhóm, lớp để giải quyết các tình huống này

8,5

D. Tất cả các biện pháp tren

72,8

7

Theo Thầy/Cô làm thế nào để giúp SV sau khi ra trường sớm làm quen

với nhiệm vụ, công việc của nghề được đào tạo?

A. Tăng cường cho SV tham gia các hoạt động trải nghiệm

16,3

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí