Đo Lường Và Đánh Giá Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn


phát minh, sáng chế). Chẳng hạn như, hàng ngày ai cũng thấy quả táo rơi từ trên cây xuống dưới đất nhưng chỉ có Newton mới nhìn thấy “có vấn đề” ở hiện tượng này. Ông nêu vấn đề, vì sao quả táo bao giờ cũng rơi xuống đất theo đường thẳng? tại sao nó không rơi lệch đi mà bao giờ cũng hướng vào tâm trái đất? Đây chính là tiền đề để ông phát minh lý thuyết về lực hấp dẫn. Ở mức độ đơn giản, một người lao động có kinh nghiệm có thể phát hiện ra một khâu nào đó trong quy trình sản xuất một sản phẩm có điều chưa hợp lí, nếu khắc phục được điểm này sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể.

Ví dụ 1.1: Những vấn đề thường tồn tại khách quan nhưng không phải ai cũng có thể phát hiện ra. Vào những đêm trời vừa mới mưa xong, bầu trời không trăng, không sao (trời tối đen), nhìn lên ta thấy xung quanh đường dây cao thế có những đốm sáng, có tiếng “tạch tạch tạch...”. Đối với người không thuộc chuyên ngành điện, đôi khi họ không để ý đến, còn với những người đang học chuyên ngành điện thì họ xem đây là những vấn đề: “Tại sao lại có những đốm sáng và có những âm thanh phát ra như thế? Đây là hiện tượng gì? Cách giải quyết hiện tượng này như thế nào?”.

Đối với việc học của sinh viên các khối kỹ thuật công nghệ thì những vấn đề thực tiễn, những vấn đề phát sinh trong hoạt động nghề nghiệp là rất quan trọng, nó sẽ là nguồn thực tế vô hạn để họ vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã được học để nhận biết và cải tạo nó nhằm tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp.

Năng lực PH&GQVĐ là khả năng thực hiện các hành động với sự cố gắng nhất định và sử dụng được các nguồn lực một cách hợp lý như kiến thức, kỹ năng và những gì học được ở nhà trường và thực tế cùng với các phẩm chất cá nhân như PP tư duy, niềm tin, ý chí, hứng thú và say mê… để thực hiện thành công một hoặc nhiều loại hoạt động đạt tới chuẩn qui định.

Khái niệm năng lực PH&GQVĐ thực tiễn, trước hết cũng là khái niệm


về năng lực PH&GQVĐ nói chung, qui trình PH&GQVĐ cũng giống nhau, chỉ khác nhau ở một số điểm dưới đây:

- Hai khái niệm này khác nhau ở vấn đề cần giải quyết. Trong khái niệm thứ nhất, vấn đề cần giải quyết là vấn đề thông thường. Trong khái niệm thứ hai, vấn đề cần giải quyết là vấn đề thực tiễn. Vấn đề thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp có đặc điểm khác với các vấn đề thông thường khác ở hai điểm:

+ Một là, để giải quyết vấn đề thực tiễn cần có các kiến thức và kỹ năng chuyên biệt sâu sắc, vững vàng về một lĩnh vực cụ thể, có PP tư duy sắc bén, nhạy cảm, nhiều khi còn cần cả kinh nghiệm nghề nghiệp. Đối với GQVĐ các vấn đề thông thường thì cần các kiến thức, kỹ năng rộng, không cần chuyên sâu về một lĩnh vực nào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

+ Hai là, việc GQVĐ thực tiễn nhiều khi đòi hỏi cấp bách, bắt buộc phải nhanh chóng giải quyết bằng mọi cách, nếu để chậm trễ sẽ dẫn đến thiệt hại khó lường. Bất cứ vấn đề thực tiễn nào khi được giải quyết vấn đề thành công sẽ đem lại niềm vui và quyền lợi cho nhiều người.

Tóm lại, năng lực PH&GQVĐ trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, ở đây gọi tắt là năng lực PH&GQVĐ thực tiễn: Đó là khả năng của người học có thể vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư duy và quy trình nghiên cứu khoa học để phát hiện và giải quyết vấn đề xuất hiện trong hoạt động nghề nghiệp. Nói cách khác, đó là khả năng của người học có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng xử để phát hiện ra vấn đề, đồng thời lập và thực hiện hiệu quả kế hoạch GQVĐ đó trong hoạt động nghề nghiệp.

Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 5

1.2.3.3. Đo lường và đánh giá năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn

- Mục đích đánh giá: Đánh giá khả năng người học vận dụng những gì đã học được trong nhà trường để GQVĐ thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp.

- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá sự tiến bộ của người học, không đánh giá để phân loại người học như trước đây.


- Phương pháp đánh giá: Dùng đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên), không đánh giá định kỳ như trước đây.

- Đánh giá NL PH&GQVĐ thực tiễn dựa trên các tiêu chí và tiêu chuẩn

– Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia.

- Nội dung đánh giá:

Đánh giá mức độ sâu sắc, vững vàng về kiến thức chuyên môn. Kiến thức phải đạt trình độ hiểu để có thể áp dụng được kiến thức vào thực tế thì mới có khả năng tham gia PH&GQVĐ thực tiễn. Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức thể hiện ở các khía cạnh là chất lượng GQVĐ và thời gian GQVĐ và tính sáng tạo của giải pháp đã đề xuất.

Đánh giá kỹ năng bao gồm cả hai loại kỹ năng là kỹ năng trí tuệ và kỹ năng vận động. Kỹ năng trí tuệ như kỹ năng tư duy, trong đó coi trọng các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh…), kỹ năng lập luận, suy luận, kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn, chú ý đánh giá PP tư duy bậc cao như tư duy phản biện, tư duy sáng tạo. Đánh giá kỹ năng trí tuệ là đánh giá quá trình (quá trình phân tích, so sánh, tổng hợp), đánh giá quá trình lập luận, suy luận, tranh luận… và đánh giá kết quả các hoạt động trí tuệ trên, là giải pháp được đề xuất, số lượng giải pháp… Đánh giá kỹ năng vận động căn cứ vào các tiêu chí như hành động chính xác, nhanh gọn, sáng tạo, chọn và sử dụng các công cụ, dụng cụ đúng với mục đích công việc; Khả năng sử dụng các công nghệ tiên tiến… và đánh giá sản phẩm của hoạt động như giá trị, độ chính xác, tính mục đích, tính sáng tạo.

Tất cả các kỹ năng nêu trên đều là các năng lực thành phần, các tiểu năng lực của năng lực PH&GQVĐ thực tiễn, đều cần được đánh giá trong các hoàn cảnh, bối cảnh của hoạt động thực tế.

- Vấn đề đo lường NL PH&GQVĐ thực tiễn: Công cụ để đo lường đánh giá là các câu hỏi (vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận), các bài tập (lý thuyết


và thực hành) trong các tình huống, bối cảnh của hoạt động nghề nghiệp. Dựa trên vấn đáp trực tiếp, dựa trên quan sát các thao tác thực tế, dựa trên việc chiếm lĩnh các sản phẩm trí tuệ (bài kiểm tra, dự án, một đề xuất về giải pháp mới, thuyết minh và lập luận…) để đánh giá mức độ của năng lực PH&GQVĐ thực tiễn của SV. Khi đánh giá phải có bảng chi tiết để đảm bảo tính khách quan và qui chuẩn theo qui định.

1.3. Dạy học định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn.

1.3.1. Khái quát về dạy học định hướng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn

Dạy học định hướng phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn là năng lực vô cùng quan trọng trong đào tạo nghề, đo đó cần phải phát triển cho người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.

Dạy học định hướng phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn được hiểu là một hệ thống các hoạt động của GV và SV. Trong đó GV là người tổ chức, điều khiển, SV là người chủ động và tự lực hoạt động dựa trên các nguồn lực đã tích lũy được như kiến thức, kỹ năng, PP tư duy vững vàng và các phẩm chất khác như niềm tin, ý chí, tinh thần sẵn sàng mọi nơi mọi lúc và khả năng sáng tạo, lòng say mê, tìm tòi khám phá... Một tiến trình sư phạm trong đó việc học tập diễn ra thông qua các hoạt động PH &GQVĐ (giả định và thực tiễn) do SV thực hiện dưới sự điều khiển của GV. Kết quả của các hoạt động này là các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của người học đã được học sẽ được củng cố và mở rộng; các kiến thức, kỹ năng mới sẽ được kiến tạo. Mục tiêu của loại hình dạy học này chính là sử dụng dạy học PH&GQVĐ như là một công cụ để dạy cho SV vận dụng các kinh nghiệm vốn có, các kiến thức kỹ năng chuyên môn đã được học để phát hiện các vấn đề ẩn dấu trong các hoạt động nghề nghiệp (mà những vấn đề này có phần làm hạn chế hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp) và giải quyết chúng với


mục đích làm cho chất lượng hoạt động nghề nghiệp được tốt hơn. Mục tiêu này nếu sử dụng PP truyền thống thì khó có thể giải quyết được.

Năng lực PH&GQVĐ thực tiễn là năng lực vô cùng quan trọng trong đào tạo nghề, nó đảm bảo cho người học sau khi ra trường sẽ thực hiện được các công việc, các nhiệm vụ của nghề được đào tạo một cách sáng tạo. Các NL này đều chứa đựng trong các tiêu chuẩn KNN Quốc gia, cũng là mục tiêu của dạy nghề. Trong dạy nghề thường không dùng khái niệm chuẩn đầu ra mà dùng khái niệm chuẩn KNN Quốc gia. Các mục tiêu dạy học của các môn, các chương và bài học đều hướng tới thực hiện tiêu chuẩn KNN Quốc gia (kết quả SV phải đạt được sau khi học xong một chương trình đào tạo – cũng có nghĩa là chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo).

1.3.2. Các mức độ của dạy học định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn

1.3.2.1. Mức độ 1: Hoạt động dạy học mà giáo viên là trung tâm

Những bài dạy đầu tiên theo NL PH&GQVĐ thực tiễn, GV nên áp dụng mức độ 1 này để SV làm quen dần cách DH này. Từ trước đến nay người ta hay phê phán cách DH mà GV là trung tâm hay còn gọi cách dạy độc thoại, SV hoàn toàn thụ động, cách dạy tiêu cực. Cách dạy này cũng thường gọi là cách dạy học truyền thống, hiệu quả thấp. Tuy nhiên mức độ 1 của cách DH định hướng phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn này không giống như DH truyền thống mà có mặt tích cực của nó. Ban đầu người dạy thường giảng bài bằng việc tạo ra các tình huống gợi vấn đề để gây sự chú ý và hứng thú của người học.

Giai đoạn tiếp theo là GQVĐ đã nêu ra, trước khi giảng cụ thể GV thường nói cho cả lớp rò kiến thức, kỹ năng mới cần chiếm lĩnh là gì? PP GQVĐ này là gì? Sẽ áp dụng lý thuyết nào, định lý nào, công thức nào... Sau đó mới bắt đầu GQVĐ (cũng do chính GV thực hiện). Cuối giờ học GV còn yêu cầu ít nhất một SV nhắc lại quá trình GQVĐ mà GV đã trình bày. GV


cũng thường nhắc cả lớp khi nghe giảng cần chú ý tới PP GQVĐ mà GV đã thông báo từ đầu để về nhà tự áp dụng để GQVĐ GV đã giảng – tự học như vậy rất dễ đạt kết quả. Nếu không chú ý ghi chép và cách tự học như vậy người học rất khó học thuộc được các nội dung đã giảng.

Cách giảng như vậy sẽ giúp SV phương pháp tư duy GQVĐ. Đồng thời, phương pháp thuyết trình này rất cần thiết cho các nội dung lý thuyết trừu tượng như lý thuyết Vật lý chẳng hạn.

1.3.2.2. Mức độ 2. Giáo viên và sinh viên cùng hợp tác giải quyết vấn đề.

Trong việc GQVĐ, GV giữ vai trò tổ chức, hỗ trợ và điều khiển, SV có nghĩa vụ chủ động, tích cực và tự lực, tự tư duy đề xuất các phương hướng GQVĐ. Điều quan trọng ở đây là GV phải chuẩn bị sẵn các câu hỏi gợi ý định hướng tư duy cho SV. Các câu hỏi không đơn thuần là đàm thoại thuần túy, mà các câu hỏi để gợi ý vấn đề phù hợp với bối cảnh cụ thể, điều này có thể minh họa qua ví dụ sau:

Sau khi xác định được tình huống cần giải quyết là động cơ 3 pha không tự khởi động được. Bối cảnh của tình huống là khi đóng cầu dao điện, động cơ không quay mà chỉ rung lên và có tiếng gầm, nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Nếu SV chưa tìm được câu hỏi thì GV nêu câu hỏi gợi ý vấn đề. Hãy thử áp dụng cách tư duy ngược: Nhờ đâu (nhờ cái gì) mà động cơ 3 pha có thể khởi động được? Trả lời câu hỏi này sẽ mở ra hướng GQVĐ tiếp. Về nguyên lý hoạt động của động cơ 3 pha, khi động cơ 3 pha hoạt động được là nhờ vào từ trường quay 3 pha khi đưa điện 3 pha vào 3 cuộn dây của động cơ. Vậy trong trường hợp này, động cơ không tự quay được là do động cơ không hình thành được từ trường quay 3 pha. Cứ như vậy, suy luận để tìm ra nguyên nhân cuối cùng.

Ví dụ đơn giản này chỉ để minh họa cho cách dựa theo bối cảnh cụ thể của tình huống để đưa ra các câu hỏi gợi ý vấn đề cho SV suy nghĩ đúng


hướng. Khi thực hiện bước 2 này GV chỉ là người giúp đỡ và điều khiển tư duy GQVĐ cho SV, còn SV mới là người trực tiếp GQVĐ chứ không phải GV. Vì vậy, sau khi GQVĐ xong cần yêu cầu SV nhắc lại toàn bộ quá trình GQVĐ để ghi nhớ. Đồng thời GV cũng cần giảm dần sự hỗ trợ để SV tăng cường hoạt động tự lực.

1.3.2.3. Mức độ 3: Giáo viên tổ chức để sinh viên hợp tác theo nhóm cùng GQVĐ

Mức độ 3 này khác với bước 2 ở chỗ GV vẫn là người tổ chức và hỗ trợ nhưng sự hỗ trợ chỉ khi nào thật sự cần thiết, còn việc GQVĐ là tự lực của các nhóm cùng thảo luận và đề xuất phương hướng.

Nếu có điều kiện tổ chức cho các nhóm GQVĐ theo cách áp dụng PP não công thì càng tốt. Khi đó việc GQVĐ sẽ thu được nhiều phương án giải quyết hơn để lựa chọn phương án tối ưu. Cách này sẽ giúp SV học được cách GQVĐ sáng tạo từ bạn bè và học được kỹ năng làm việc cộng đồng.

1.3.2.4. Mức độ 4: Sinh viên tự lực hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn

Đây là hình thức cao nhất của DH định hướng PH&GQVĐ thực tiễn. GV giao nhiệm vụ tự học ở nhà dưới dạng một vấn đề được lựa chọn từ dễ đến khó, ban đầu là các vấn đề đơn giản để giúp SV làm quen với qui trình GQVĐ đến mức thành thục. Ban đầu chọn các tình huống phù hợp với sức SV, sau này đến mức khó để các em không chán nản. Lúc đầu bài tập cho vấn đề với đầy đủ các thông tin có sẵn, SV chỉ cần vận dụng các PP tư duy là tìm được phương hướng giải quyết. Sau đó là các vấn đề có các thông tin cần tìm tòi, bổ sung mới giải quyết được.

1.3.3. Qui trình dạy học định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn.

1.3.3.1. Qui trình dạy học.

Qui trình DH định hướng phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn bao gồm trình tự các hoạt động DH – hoạt động của GV và hoạt động của SV. Qui trình này có thể mô tả theo sơ đồ dưới đây (Hình 1.2).


Các bước dạy học

Thực hiện các bước

Bước 1. Thiết kế mục tiêu về NL cho bài dạy


Bước 2. Thiết kế kế hoạch DH (kịch bản cho hoạt động của GV và SV)

Bước 3. Thực hiện kế hoạch DH trên lớp Bước 3.1. Mở đầu

Do giáo viên thực hiện trước khi

lên lớp


Do giáo viên thực hiện trước khi lên lớp


- GV thông báo mục tiêu DH

- Giải thích vấn đề bài giảng sẽ giải quyết.

- Trao đổi GV-SV (nếu có)

Bước 3.2. Thực hiện các hoạt động dạy và học theo kịch bản đã thiết kế

Bước 3.3. Tổng kết hoạt động DH

- Hoạt động của GV, SV

- Sự kết hợp 2 hoạt động này

- Có thể yêu cầu 1 SV trình bày lại các bước GQVĐ do bài giảng đặt ra từ đầu.

- Trao đổi giữa GV-SV, SV có thể nêu lên điều chưa hiểu

Bước 4. Kết thúc GV dặn dò, rút kinh nghiệm


Hình 1.2. Qui trình DH định hướng phát triển NL PH&GQVĐ cho SV.

Trên đây là qui trình DH chung cho cách DH này. Việc thực hiện qui trình này cần linh hoạt tùy thuộc vào nội dung DH, tùy thuộc vào mức độ nào trong 4 bước đã nêu trên, tùy thuộc vào bối cảnh thực tế, vào nội dung DH.

Bước 1. Thiết kế mục tiêu về NL cho bài dạy

Đây là bước thiết kế mục tiêu về các NL mà SV cần chiếm lĩnh sau bài giảng, khác với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ như các bài giảng truyền thống. Để thiết kế các mục tiêu cần đạt được về các tiểu NL, NL thành phần... Giáo viên cần nghiên cứu kỹ chương trình môn học, chú ý các mục tiêu của chương trình, thường ghi theo kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc theo Kỹ năng nghề Quốc gia. Từ các mục tiêu này GV sẽ đề xuất mục tiêu về NL cho phù hợp. Mục tiêu NL cần mô tả rò ràng, cụ thể, có thể đo đếm được, quan sát được.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí