A. 30% | 0 | |
B. 50% | 62,4 | |
C. 60 – 80% | 37,6 | |
6 | Việc giải quyết các sự cố kỹ thuật trong quá trình học | |
A. Thường xuyên được xử lý các sự cố kỹ thuật | 48,3 | |
B. Chưa khi nào được tập | 27,6 | |
C. Tổ chức cho tập thể giải quyết và chưa có tình huống cho cá nhân xử lý | 15,5 | |
D. Được tổ chức dưới dạng bài tập về nhà | 8,6 | |
7 | Em thường xuyên tham gia các hoạt động nào dưới đây tại các cơ sở mà em đang học? | |
A. Hoạt động trao đổi, chia sẻ với các giảng viên về lĩnh vực nghề nghiệp | 52,7 | |
B. Hoạt động trao đổi, chia sẻ với các chuyên gia là cán bộ của các doanh nghiệp về nghề nghiệp | 11,3 | |
C. Tham gia các tập huấn kỹ năng thiết kế CV xin việc, kỹ năng tìm kiếm việc làm | 8,4 | |
D. Tự mình cùng bạn bè tổ chức các chuyến đi thực tế nghề nghiệp ở ngoài xã hội | 27,6 | |
8 | Trong quá trình học, nhà trường có mời các doanh nghiệp, các cán bộ kỹ thuật về để trao đổi và truyền đạt các kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp cho các em SV không? | |
A. Có | 0 | |
B. Không | 100 | |
9 | Hàng năm có đi trải nghiệm thực tế nghề tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất liên quan đến ngành nghề đang theo học không? | |
A. Có | 25 | |
B. Không | 0 | |
C. Có, nhưng thời gian ngắn (2 đến 5 ngày) | 75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy Sinh Viên Tư Duy Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn
- Vận Dụng Các Phương Pháp Dạy Học Có Tính Quy Trình Dạy Sinh Viên Tư Duy Giải Quyết Vấn Đề
- Kết Quả Khảo Sát Đối Với Sinh Viên
- Nội Dung Kiến Thức Môn Mạng Cung Cấp Điện [1][64]
- Một Số Biện Pháp Dạy Học Môn Mạng Cung Cấp Điện Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn Trình Độ Cao
- Biện Pháp 3: Tăng Cường Khả Năng Tự Học Của Sinh Viên Thông Qua Các Trải Nghiệm Thực Tế Nghề
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Chương trình đào tạo của trường có phù hợp với khả năng của em hay không? | ||
A. Phù hợp | 35,3 | |
B. Không phù hợp | 15,2 | |
C. Đáp ứng khoảng 50% | 49,5 | |
11 | Trong quá trình học, em có thường xuyên được giáo viên giao các bài tập/tình huống liên quan đến thực tế yêu cầu giải quyết không? | |
A. Có | 16,5 | |
B. Không | 11,1 | |
C. Có nhưng rất ít | 72,4 | |
12 | Trong học nghề phải học như thế nào? | |
Học lý thuyết nghề chỉ cần học thuộc lòng là đủ: | S: 100 | |
Học lý thuyết phải thường xuyên suy nghĩ kỹ để hiểu và liên hệ với thực tế nghề nghiệp | Đ: 100 | |
Học lý thuyết phải thật hiểu mới vận dụng để xử lý các tình huống của nghề | Đ: 68,9 S: 31,1 | |
Học lý thuyết chỉ cần học những điều ghi trên lớp, không cần đọc giáo trình hoặc tài liệu tham khảo | Đ: 12,1 S: 87,9 | |
Muốn hiểu thấu lý thuyết phải đọc thêm càng nhiều giáo trình càng tốt | Đ: 62,1 S: 37,9 | |
Học lý thuyết chỉ cần để thi đạt điểm trung bình trở lên | Đ: 12,1 S: 87,9 | |
Phải hiểu rò lý thuyết mới thực hành tốt được | Đ: 89,6 S: 10,4 | |
Học thực hành chỉ cần làm theo mẫu Thầy làm, không cần tới lý thuyết | Đ: 6,8 S: 93,2 | |
Học thực hành chỉ cần biết cách làm, sau này ra nghề làm nhiều sẽ quen | Đ: 43,1 S: 56,9 | |
Học thực hành phải khổ luyện, vừa thao tác vừa suy nghĩ, | Đ: 94,8 S: 5,2 |
sau này mới làm tốt nghề | |
Để sau này ra trường xin việc dễ và làm tốt các công việc của nghề, phải học để đạt được các yêu cầu sau: - Chỉ cần có bằng tốt nghiệp là đủ: - Có bằng tốt nghiệp, hiểu rò và làm tốt các công việc của nghề - Phải biết cách tự học để tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới - Không cần phải có kỹ năng tự học, chỉ cần làm tốt công việc là được - Cần phải biết thêm về giao tiếp, làm việc cộng đồng - Điều quan trọng là biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết được các vấn đề của nghề - Em muốn sớm xin được việc, làm đúng nghề đã học sau khi ra trường | Đ: 1,7 S: 98,3 Đ: 70,7 S: 29,3 Đ: 63,8 S: 36,2 Đ: 8,6 S: 91,4 Đ: 62,1 S: 37,9 Đ: 86,2 S: 13,8 Đ: 67,2 S: 32,8 |
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy SV cũng đã có nhận thức về nghề nghiệp và phần lớn đăng kí học nghề là do sở thích và lòng yêu nghề. Chỉ có một số ít các em SV đăng ký học mà chưa hiểu được ngành nghề mình theo học có phù hợp với bản thân mình hay không, do đó vẫn còn một số trường
hợp SV bỏ học sau gần một năm theo học. Trong quá trình học, SV cũng đã được tham gia xử lý các tình huống trong học tập mặc dù chưa nhiều, điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng giải quyết các tình huống trong thực tiễn nghề nghiệp. Các hoạt động liên quan đến trao đổi, thảo luận và nghiên cứu về nghề nghiệp chủ yếu là do SV tự tổ chức dưới hình thức tham quan thực tế.
Hàng năm, các trường đều tổ chức cho SV đi tham quan các cơ sở sản xuất liên quan đến ngành nghề được đào tạo nhưng chưa dành nhiều thời gian cho SV trải nghiệm các hoạt động thực tế nghề nghiệp, điều này ảnh hưởng đến năng lực xử lí các tình huống nghề nghiệp của SV.
b. Kết quả khảo sát về mặt định tính:
Ngoài trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát, các SV còn có thêm một số ý kiến sau:
- Đa phần SV mong muốn trong quá trình học tập thì GV đưa nhiều hơn các tình huống liên quan đến nghề nghiệp và thực tiễn để cùng nghiên cứu và giải quyết, điều đó sẽ giúp SV khi ra trường không bị bỡ ngỡ với những vấn đề xảy ra khi hành nghề.
- Chương trình đào tạo còn mạng nặng tính hàm lâm, lí thuyết nhiều, chưa đặt nặng vấn đề thực hành và rèn luyện tay nghề cho SV. SV phải học quá nhiều môn hàng tuần, bội thực bởi những thuật ngữ, khái niệm, nhưng lại thiếu những giờ thực hành, thao tác trên máy móc, phương tiện làm việc, thiếu sự suy nghĩ và việc độc lập trong cách giải quyết những tình huống thực tế... đang là thực tế đào tạo của không ít các cơ sở đào tạo hiện nay, điều này dẫn đến khi SV tốt nghiệp phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã hội.
- Chương trình đào tạo và các môn học được xây dựng theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành chỉ chiếm khoảng 50%, điều này làm hạn chế
sự phát triển các năng lực cần thiết của SV, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn nghề nghiệp.
- Trong quá trình dạy thực hành, rèn luyện tay nghề cho SV, một vấn đề quan trọng là xử lý các sự cố kỹ thuật, điều này đòi hỏi kiến thức chuyên môn và năng lực GQVĐ của SV rất cao; đôi khi vì lý do an toàn nên GV chưa mạnh dạn để SV thường xuyên tự xử lý và giải quyết các sự cố kỹ thuật, chỉ hướng dẫn và cho SV quan sát là chính, điều này làm hạn chế khả năng phát triển năng lực GQVĐ của SV.
1.4.2.3. Kết quả khảo sát đối với CBQL
a. Kết quả khảo sát về mặt định lượng:
Tổng hợp kết quả thu được kết quả như sau (Bảng 1.3): Bảng 1.3. Kết quả khảo sát CBQL
Tỉ lệ % đồng ý theo phương án | Tỉ lệ (%) | |
1 | Việc quy hoạch các cơ sở đào tạo nghề có phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội của địa phương? | |
A. Có | 97,7 | |
B. Không | 2,3 | |
2 | Biên soạn chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề thường căn cứ theo: | |
A. Chương trình khung của Bộ và tham khảo CT của các trường khác | 94,3 | |
B. Giáo viên tự biên soạn theo kinh nghiệm của mình | 0 | |
C. Căn cứ theo nhu cầu của địa phương | 5,7 | |
3 | Trình độ SV đầu vào có đáp ứng được mục tiêu của chương trình đào tạo? | |
A. Đáp ứng được | 40 | |
B. 50% số SV đáp ứng được | 54.3 |
C. Chỉ khoảng 30% số SV đáp ứng được | 5.7 | |
4 | Cơ sở đào tạo của Thầy/Cô đang áp dụng phương thức đào tạo nào? | |
A. Đơn vị học trình | 0 | |
B. Học chế tín chỉ | 65 | |
C. Tín chỉ | 35 | |
5 | Chương trình đào tạo có thường xuyên thay đổi và cập nhật theo sự phát triển của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp | |
A. Hàng năm: | 0 | |
B. 3 năm/1 lần | 100 | |
C. 5 năm/1 lần | 0 | |
D. Không | 0 | |
6 | Kiến thức, kỹ năng mà người học được trang bị có khó đáp ứng được với sự phát triển của xã hội, của doanh nghiệp? | |
A. Có | 68,6 | |
B. Không | 31,4 | |
7 | Chương trình đào tạo và các môn học đã được xây dựng theo tích hợp lý thuyết và thực hành chưa? | |
A. Tất cả các môn học có thể tích hợp được | 22,8 | |
B. Khoảng 50% môn học tích hợp được | 71,4 | |
C. Chưa thực hiện quan điểm tích hợp | 5,8 | |
8 | Chương trình đào tạo có nhiều môn còn mang nặng tính hàm lâm, lý thuyết nhiều, chưa đặt nặng vấn đề thực hành và rèn luyện tay nghề cho SV | |
A. Đúng | 80 | |
B. Không | 20 | |
9 | Số lượng giáo viên, giảng viên trong các cơ sở đào tạo có bằng cấp đủ chuẩn theo quy định chiếm | |
A. 50% | 0 | |
B. 75% | 0 |
C. 100% | 100 | |
10 | Số lượng GV tại trường Quý Thầy/Cô có đáp ứng đủ theo yêu cầu đào tạo không? | |
A. Đáp ứng được | 52,2 | |
B. Không đủ số lượng | 17,2 | |
C. Thừa số lượng | 30,6 | |
11 | Chất lượng GV tại trường Quý Thầy/Cô có đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay hay không? | |
A. Đáp ứng được | 15 | |
B. Cần bồi dưỡng về kỹ thuật công nghệ mới | 20,7 | |
C. Cần bồi dưỡng thêm về cả chuyên môn và sư phạm | 64,3 | |
12 | Số lượng giáo viên, giảng viên trẻ trong các cơ sở đào tạo chiếm tỷ lệ khoảng? | |
A. 25% | 12.2 | |
B. 50% | 21.4 | |
C. 75% | 66.4 | |
13 | Trang thiết bị thực hành được cung cấp căn cứ theo: | |
A. Chương trình, mục tiêu đào tạo | 40 | |
B. Nguồn kinh phí của cơ sở đào tạo | 31,4 | |
C. Từ cơ quan quản lý có thẩm quyền, từ các nguồn tài trợ | 28,6 | |
14 | Cơ sở vật chất cho thực hành nghề có đáp ứng được yêu cầu mục tiêu chương trình đào tạo nghề hiện hành | |
A. Đáp ứng được | 37,1 | |
B. Đáp ứng được khoảng 50%: | 42,8 | |
C. Đáp ứng được khoảng 70%: | 20,1 | |
15 | Sinh viên sau khi tốt nghiệp có làm được việc tại các doanh nghiệp hay cần phải có thời gian đào tạo lại | |
A. Có, làm được việc ngày | 94,3 | |
B. Không, cần phải tốn thời gian đào tạo mới làm được việc | 5,7 |
Từ kết quả khảo sát các CBQL tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể rút ra một số nhận định sau:
Việc xây dựng chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề thường căn cứ theo chương trình khung của Bộ và tham khảo thêm chương trình của một số trường khác (94,3% phiếu đồng ý), chưa dựa trên trình độ đầu vào của SV và một chương trình đào tạo được dùng chung cho tất cả các lớp của một khóa học. Do đó số lượng SV đáp ứng được mục tiêu của chương trình đào tạo chỉ chiếm khoảng 50% (54,3% phiếu đồng ý). Chương trình đào tạo thường xuyên thay đổi và cập nhật khoảng 3 năm 1 lần (100% phiếu đồng ý), tuy nhiên hệ thống kiến thức, kỹ năng mà người học được trang bị khó đáp ứng được với sự phát triển nhanh của xã hội, của doanh nghiệp (68,6% phiếu đồng ý).
Về mục tiêu đào tạo, các GV đều xây dựng mục tiêu chung cho tất cả các SV, cho tất cả các lớp học, tuyển sinh đầu vào không phân chia theo năng lực của SV. Đồng thời, vì mục tiêu sống còn của trường, cho nên quá trình tuyển sinh ồ ạt, không kiểm tra chất lượng đầu vào, đồng thời chất lượng chương trình đào tạo chưa kịp đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Do đó, tạo nên sự không cân bằng về trình độ, năng lực và chuẩn đầu ra của các sinh viên trong một lớp.
Đội ngũ GV tại các cơ sở đào tạo nghề đa số đều có đủ bằng cấp theo quy định, chiếm 100% (100% phiếu đồng ý). Về mặt số lượng thì đa số các trường đều tuyển đủ lượng giáo viên cơ hữu nhằm đáp ứng đủ theo chương trình đào tạo (chiếm 52,2% ), nhưng về mặt chất lượng thật sự để đáp ứng với nhu cầu đào tạo trong giai đoạn phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, của nhu cầu thực tế xã hội thì vẫn còn hạn chế, phần lớn GV cần phải bồi dưỡng thêm về chuyên môn, đặc biệt là nghiệp vụ sư phạm (chất lượng đáp ứng được chỉ chiếm 64,3% phiếu đồng ý).