Bước 2. Thiết kế kế hoạch dạy học
Trước hết GV cần xác định cụ thể sẽ áp dụng mức độ nào trong các mức độ đã nêu ở trên. Tương ứng với mức độ nào sẽ thiết kế hoạt động dạy – học phù hợp với mức đó. Khi thiết kế không cần quá chi tiết vì khi thực hiện trên lớp cần linh hoạt phù hợp với bối cảnh bài giảng diễn ra theo từng thời điểm. Khi thiết kế kịch bản còn cần căn cứ vào phần thực hành, tình trạng trang thiết bị thực hành; Chuẩn bị các nội dung thực tiễn nào cần đưa vào bài giảng, có cần mô phỏng hay sử dụng video...
Bước 3. Thực hiện kế hoạch dạy học trên lớp Bước 3.1. Mở đầu
Đây là bước giới thiệu bài giảng. Bước này có vai trò kích thích hứng thú và sự chú ý của SV – yếu tố quan trọng để bài giảng đạt hiệu quả. Tùy theo nội dung bài giảng, GV có thể kể về một phát minh, sáng chế liên quan đến bài giảng; Có thể bắt đầu bằng một bài toán đơn giản mà lời giải có gợi vấn đề để suy nghĩ; Có thể bắt đầu bằng thí nghiệm đơn giản mà kết quả thí nghiệm sẽ trái với những suy nghĩ trong đầu SV. Nói chung, Bước 3.1 này cần tạo được một không khí thật sự vui vẻ, tránh các ức chế về tâm lý.
Bước 3.2. Thực hiện các hoạt động dạy và học theo kịch bản đã thiết kế Bước này là trọng tâm của bài giảng. Đây cũng là điểm khác biệt của
cách DH này so với cách DH khác. Chất lượng bài giảng (HS sẽ đạt được các mục tiêu NL đến đâu) là phụ thuộc vào bước này. Với tầm quan trọng của bước này, trọng tâm của Luận án tác giả đã thiết kế một qui trình để SV học về PP tư duy GQVĐ thực tiễn thuận lợi cho việc giảng bước này. Mục đích chính của cách DH này là từng bước cho SV làm quen với PP tư duy GQVĐ thực tiễn trong suốt quá trình học môn học, để đến khi học xong môn học SV sẽ chiếm lĩnh được tư duy GQVĐ thực tiễn, biến nó trở thành của mình. Như vậy, SV đã làm chủ được NL PH&GQVĐ thực tiễn mà mục tiêu môn học đã đề ra.
Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc môn học, SV được nghe GV giảng bài và luyện các tư duy, cách phân tích vấn đề để nhận diện nó, từ đó suy nghĩ được các phương hướng giải quyết nó. Dần dần trong tiến trình môn học, SV được chủ động và tự lực áp dụng PP tư duy để GQVĐ thực tiễn. Ban đầu có sự hỗ trợ của GV, càng về sau SV càng chủ động và tự lực không cần đến sự hỗ trợ của GV nữa mà vẫn làm được.
Bước 3.3. Tổng kết hoạt động dạy học
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Phát Triển Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề
- Khái Niệm Về Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn
- Đo Lường Và Đánh Giá Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn
- Vận Dụng Các Phương Pháp Dạy Học Có Tính Quy Trình Dạy Sinh Viên Tư Duy Giải Quyết Vấn Đề
- Kết Quả Khảo Sát Đối Với Sinh Viên
- Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 9
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Đây là bước cũng cố kiến thức như vẫn làm. Yêu cầu SV nhắc lại trình tự các bước GQVĐ cụ thể vừa học, ngoài ra GV cần uốn nắn và nhấn mạnh điều cần ghi nhớ để vận dụng (Qui trình GQVĐ thực tiễn).
Bước 4. Kết thúc.
Sau khi đã dạy xong, GV dặn dò và ra bài tập về nhà cho SV
1.3.3.2. Dạy sinh viên tư duy giải quyết vấn đề thực tiễn
Cách DH đề xuất trong Luận án này khác các PPDH khác ở Bước 3.2 này. Triển khai các hoạt động dạy và học định hướng phát triển NL GQVĐ thực tiễn thì dù DH theo mức độ nào trong 4 bước nói trên SV cũng được theo dòi GV trình bày PP GQVĐ theo trình tự các bước này hoặc tự SV được thực hành GQVĐ theo trình tự các bước trên (Có hay không có sự hỗ trợ của GV). Quá trình như vậy diễn ra trong suốt quá trình học chuyên môn sẽ giúp SV dần nắm vững cách GQVĐ theo trình tự các bước, học được cách tư duy để GQVĐ và biến thành của mình, tức là hình thành được NL GQVĐ thực tiễn
Để dạy PP GQVĐ thực tiễn, ngoài dạy tư duy còn phải dạy PP hành động để biến ý tưởng thành hành động, bao gồm dạy tiến trình NCKH cũng là tiến trình GQVĐ và dạy các PP NCKH – công cụ để hành động GQVĐ.
Để dạy tiến trình GQVĐ, đã có nhiều tác giả xây dựng qui trình GQVĐ, có thể nêu một số quan điểm của một số tác giả như sau:
Theo Ken Watanabe [39, tr29] cho rằng GQVĐ là một quá trình có thể chia nhỏ làm bốn bước: (1) hiểu rò tình huống; (2) xác định nguyên nhân gốc
rễ của vấn đề; (3) thiết lập kế hoạch hành động hiệu quả; và (4) triển khai thực hiện kế hoạch cho đến khi vấn đề được giải quyết, đồng thời đưa ra những điều chỉnh nếu cần.
(1)
Hiểu tình hình
(2)
Xác định
được nguyên nhân chính của vấn đề
(3)
Lập ra một
kế hoạch hành động hiệu quả
(4)
Triển khai và
điều chỉnh cho đến khi vấn đề
giải quyết
Hình 1.3. Qui trình GQVĐ [39]
Những bước này có liên quan chặt chẽ với nhau. Trước khi giải quyết chuyện gì, trước tiên phải nhận ra đó là một vấn đề. Khi đó, chỉ xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề vẫn là chưa đủ, phải suy nghĩ thấu đáo làm thế nào mới có thể giải quyết được vấn đề, rồi thực sự tiến hành những bước cần thiết để khắc phục. GQVĐ là một công việc kết hợp suy nghĩ và hành động, chỉ thực hiện một trong hai việc đó sẽ không đưa đến một kết quả tốt đẹp.
Qui trình GQVĐ khoa học theo phương pháp LAMAP [82, tr41] LAMAP là PPDH khoa học do Georges Charpak và Viện Hàn lâm
Khoa học Pháp khởi xướng, tiến hành nghiên cứu (giải quyết một vấn đề khoa học) theo phương pháp LAMAP có thể mô tả như sau (Hình 1.4).
Tùy theo bản chất của vấn đề hoặc các giả thuyết, người học có thể thiết lập một hoặc nhiều phương án để lựa chọn hoặc cũng có thể thực hiện đồng thời hai hay nhiều phương án.
Dự đoán - Giả thuyết
Các yếu tố trả lời tạm thời cho vấn đề đặt ra, cần kiểm tra
Quan sát
Thực nghiệm
Tài liệu
Mô hình
Kết quả
Giải thích
Vấn đề
Câu hỏi chưa có câu trả lời hiển nhiên
Nghiên cứu - Giải quyết vấn đề
Hợp thức hóa kiến thức
Hình 1.4. Qui trình GQVĐ khoa học theo phương pháp LAMAP
Tiến trình nghiên cứu khoa học của W.Harlen (Hình 1.5) [dẫn theo [82, tr42]
Tiến trình trên có thể giúp người thiết kế xác định rò các hành động của người học. Tiến trình cho phép khớp nối nhiều hoạt động, tạo thuận lợi cho việc hình thành năng lực GQVĐ khoa học. Một số hành động mà người học cần thực hiện liên tiếp trong tiến trình nghiên cứu khoa học:
- Đối đầu với một tình huống (tình huống mới nhằm thúc đẩy động cơ học).
- Khai thác các nguồn khác nhau (thực nghiệm, tài liệu, mô hình, tranh ảnh, kết quả phỏng vấn…).
- Hành động
- Cùng hành động (để nghiên cứu, để đối đầu với quan niệm đã có, để phân tích, hiểu, để sản sinh ra kiến thức mới, …)
- Suy nghĩ.
- (Cùng) đánh giá về quá trình vận hành và các sản phẩm thu được.
- Tái cấu trúc.
- Nhập vào hệ thống kiến thức đã có.
- Xây dựng nghĩa.
- Chuẩn bị chuyển đổi.
Các giả thuyết khác
Thí nghiệm hoặc
vấn đề mới
Giả thuyết
Ý tưởng ban đầu
Ý tưởng mới hoặc thay đổi
Nghiên cứu
nhằm kiểm tra giả thuyết
Kết quả
Không
Kết quả có phù hợp
với giả thuyết Có
không
Hình 1.5. Tiến trình nghiên cứu khoa học của W.Harlen[82]
Bốn bước giải quyết vấn đề theo tác giả Nguyễn Vũ Phương Nam [50] (Hình 1.6).
Bước 1. Giải thích
Giải thích được chia ra làm 3 phần nhỏ là: Giải thích vấn đề, giải thích nguyên nhân và giải thích giải pháp. Đây là bước quan trọng nhất vì nó tạo nền tảng cho toàn bộ 3 bước tiếp theo. Quá trình giải thích vấn đề chính là quá trình thu thập dữ liệu để tạo nên một bức tranh ban đầu, trả lời câu hỏi tại sao vấn đề cần được giải quyết và đặt ra mục tiêu của việc giải quyết vấn đề.
Tiếp theo là quá trình tìm hiểu, giải thích nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân tận gốc của vấn đề. Với những nguyên nhân đã xác định được,
phần cuối của bước 1 sẽ là thiết kế và giải trình những giải pháp sáng tạo giúp loại bỏ ngăn chặn hoặc giảm thiểu vấn đề.
Vấn Nguyên đề nhân
Giải pháp
Chuẩn hóa
Hành động
Hiệu quả giải pháp
1. GIẢI THÍCH
4. ĐỀ XUẤT
2. QUYẾT ĐỊNH
3. VẤN ĐÁP
Hình 1.6. Bốn bước giải quyết vấn đề [50] Bước 2. Quyết định hành động
Sau khi có được giải pháp, chúng ta sẽ tiến hành bước thứ 2 là bước Quyết định hành động. Trong bước này, việc lên kế hoạch và tổ chức các nguồn lực để đưa các giải pháp vào thực tế là trọng tâm.
Bước 3. Vấn đáp hiệu quả giải pháp
Bước 2 thường được kết hợp với bước 3 là bước vấn đáp hiệu quả, vì trong bước 3 hiệu quả của giải pháp được đánh giá liên tục để thay đổi cho phù hợp với thực tế. Nếu mục tiêu đặt ra trong bước 1 đạt được sau bước 3 thì chúng ta sẽ tiến hành bước 4, nếu không chúng ta có thể quay lại bước 1 để đánh giá lại toàn bộ quá trình thu thập thông tin, truy tìm nguyên nhân và thiết kế giải pháp.
Bước 4. Đề xuất chuẩn hóa
Đây là bước tạo ra những tiêu chuẩn dưới dạng quy định, chính sách nhằm giúp các giải pháp được bền vững theo thời gian. Nếu thiếu đi bước
này, những gì đạt được từ bước 1 đến bước 3 có thể dần dần biến mất theo thời gian cùng với sự thay đổi nhân sự của một tổ chức.
Trên cơ sở tham khảo các qui trình GQVĐ của các tác giả khác nhau, Luận án đề xuất cách dạy SV PP tư duy GQVĐ theo qui trình mô phỏng dưới đây:
Kiểm nghiệm phán đoán/giả thuyết
Bác bỏ (sai)
Xác nhận đúng
Có thể tìm thêm các giải pháp GQVĐ khác
Phân tích vấn đề
Đề xuất phán đoán/giả thuyết GQVĐ
Kết luận về giải pháp GQVĐ
B1
B2
B3
B4
Hình 1.7. Qui trình dạy PP tư duy GQVĐ cho SV Bước 1. Phân tích vấn đề.
Khi phân tích vấn đề phải vận dụng các PP tư duy khác nhau để xác định đúng bản chất của vấn đề, các thông tin đã biết về vấn đề, các thông tin cần biết thêm, phải tìm tòi, xác định chính xác vấn đề: Tại sao phải giải quyết vấn đề này? Có giải quyết được không? Đâu là nguyên nhân sai khác (mâu thuẫn) giữa thực tế hiện tại của vấn đề và mong muốn ở tương lai? Đây là bước rất quan trọng, là tiền đề để GQVĐ ở bước 2 vì trong quá trình phân tích đã lộ dần hướng GQVĐ.
Bước 2. Đề xuất phán đoán/ giả thuyết
Khi đề xuất phán đoán/giả thuyết vẫn phải áp dụng các PP tư duy như tư duy logic, tư duy quy nạp, diễn giải, tư duy ngược, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo; Các thao tác như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, ... Áp dụng các PP và thao tác tư duy để suy luận, để thực nghiệm, để tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó mà xuất hiện các phán đoán/giả thuyết.
NL tư duy là yếu tố quyết định cho việc thành công của việc GQVĐ. Không biết tư duy, không biết PP tư duy thì không thể giải quyết được vấn đề. Có PP tư duy tốt, đồng thời cũng phải có kiến thức chuyên môn về kiến thức, kỹ năng sâu sắc, vững chắc thì vấn đề gì về chuyên môn cũng giải quyết được.
Bước 3. Kiểm nghiệm phán đoán/giả thuyết
Kiểm nghiệm tính đúng đắn hoặc bác bỏ phán đoán/giả thuyết để đưa ra các cách kiểm nghiệm cũng cần có tư duy tốt và kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng.
Với các vấn đề thuần lý thuyết việc kiểm nghiệm có thể áp dụng PP suy luận logic, ở đây tư duy phản biện có vai trò quan trọng. Với các vấn đề thực nghiệm cần tiến hành thí nghiệm trong phòng thực hành hoặc xưởng.
Bước 4. Kết luận vấn đề
Kết luận vấn đề chính là kết luận về giải pháp đúng. Nếu có khả năng tìm kiếm các giải pháp khác thì có thể lặp lại tiến trình trên để thực hiện. Đồng thời đề xuất phương án đưa kết quả GQVĐ vào thực tiễn.
1.3.4. Các khả năng vận dụng dạy học định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn
1.3.4.1. Dạy cho sinh viên phương pháp tư duy trong quá trình dạy kiến thức, kỹ năng
Tư duy là thành tố quan trọng của NL PH&GQVĐ thực tiễn. Do đó trong quá trình giảng dạy môn học phải thường xuyên kết hợp dạy PP tư duy. Chẳng hạn cần thông báo cho SV vấn đề của bài giảng là gì? Trước khi giảng nội dung cần thông báo trước cho SV cách GQVĐ mà bài giảng đặt ra. Những kiến thức, kỹ năng trong bài giảng sẽ được dùng làm gì, ở đâu? Yêu