Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Đọc là

ACCS

Asean Common Comoetency Standards

CBQL

Cán bộ quản lý

CĐR

Chuẩn đầu ra

CSND

Cảnh sát nhân dân

CT

Chương trình

DH

Dạy học

ĐC

Đối chứng

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GV

Giáo viên, Giảng viên

Hoạt động

HS

Học sinh

HSSV

Học sinh sinh viên

KNN

Kỹ năng nghề

KNNQG

Kỹ năng nghề Quốc gia

KT

Kiến thức

KN

Kỹ năng

LL

Lí luận

LT

Lí thuyết

MCCĐ

Mạng cung cấp điện

NLTH

Năng lực thực hiện

NL

Năng lực

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

PH

Phát hiện

PH&GQVĐ

Phát hiện và giải quyết vấn đề

SV

Sinh viên

TN

Thí nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

TT

Thực tiễn

Vấn đề

XSTK

Xác xuất thống kê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 2


Bảng 1.1. Kết quả khảo sát giảng viên 44

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát sinh viên 53

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát CBQL 58

Bảng 2.1. Nội dung mô đun thực tập sản xuất môn Mạng cung cấp điện .. 89 Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng SV của các nhóm ĐC và TN của

hai trường 123

Bảng 3.2. Thống kê kết quả học tập của SV nhóm TN và ĐC trước

khi TNSP 124

Bảng 3.3. Kết quả thống kê điểm ở các lớp thực nghiệm 125

Bảng 3.4. Kết quả thống kê điểm ở các lớp sau TN vòng 1 129

Bảng 3.5. Bảng thống kê số lượng SV của 2 nhóm ĐC&TN của 3 Trường . 130 Bảng 3.6. Kết quả học tập của SV nhóm TN và ĐC trước khi TNSP

vòng 2 131

Bảng 3.7. Kết quả thống kê điểm ở các lớp thực nghiệm trước TN vòng 2 131

Bảng 3.8. Kết quả thống kê điểm ở các lớp sau TN vòng 2 135

Bảng 3.9. Điều tra về tính mới mẻ và khả thi của đề xuất 136

Bảng 3.10. Điều tra GV về nội dung dạy học phát triển NL PH&GQVĐ.. 137 Bảng 3.11. Điều tra GV về hiệu quả việc phát triển năng lực PH&GQVĐ

thực tiễn cho SV trong các tiết học TNSP 138

Bảng 3.12. Điều tra SV về các tiết học trong quá trình TNSP. 139


Hình 1.1. Cấu trúc của năng lực 17

Hình 1.2. Qui trình DH định hướng phát triển NL PH&GQVĐ cho SV 29

Hình 1.3. Qui trình GQVĐ [39] 32

Hình 1.4. Qui trình GQVĐ khoa học theo phương pháp LAMAP 33

Hình 1.5. Tiến trình nghiên cứu khoa học của W.Harlen[82] 34

Hình 1.6. Bốn bước giải quyết vấn đề [50] 35

Hình 1.7. Qui trình dạy PP tư duy GQVĐ cho SV 36

Hình 2.1. Sơ đồ đơn tuyến của mạch điện 79

Hình 2.2. Hình đường dây truyền tải hạn chế vầng quang điện 101

Hình 2.3. Sơ đồ hộp kín có 6 đầu dây ra 103

Hình 2.4. Sơ đồ đơn tuyến lưới điện 108

Hình 2.5. Tam giác công suất 112

Hình 3.1. Đa giác đồ về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC 124

Hình 3.2. Biểu đồ phân phối tỉ lệ điểm của SV 2 nhóm TN sau đợt thực nghiệm vòng 1 128

Hình 3.3. Đa giác về kết quả học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm vòng 1 129

Hình 3.4. Đa giác đồ về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC 131

Hình 3.5. Biểu đồ phân phối tỉ lệ điểm của SV 2 nhóm TN, ĐC sau đợt thực nghiệm vòng 2 134

Hình 3.6. Đa giác về kết quả học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm vòng 2 134


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

1.1. Dựa trên nghiên cứu chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 [58, tr2] cũng đã khẳng định mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp: “là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn”.

Luật Giáo dục được Quốc hội ban hành tháng 6 năm 2019 [57], tiếp tục khẳng định: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tư giác, chủ động, tư duy sáng tạo cho người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng tự thực hành, lòng say mê học và ý chí vươn lên”.

1.2. Dựa trên nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng hội nhập quốc tế

Sự phát triển kinh tế – xã hội đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực, do đó cũng đưa ra những thách thức cho sự nghiệp giáo dục của nước ta. Nhiều nước trên thế giới đã “chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, đề ra mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng”[56].


Như vậy, mục tiêu của giáo dục là chuẩn bị cho con người có được một hệ thống năng lực và giá trị, đặc biệt là năng lực thích ứng và hành động, mà hạt nhân là biết tiếp cận phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

1.3. Dựa trên sự phân tích các công trình nghiên cứu về đào tạo nghề theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Sau sự ra đời của Luật Giáo dục 2019 và Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 32/2018/TT–BGDĐT đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học giải quyết vấn đề hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn, nhưng phần lớn đều gắn với dạy học phổ thông nhằm tạo hứng thú, động cơ, phát triển tư duy học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu loại hình phương pháp này theo đặc trưng của giáo dục nghề nghiệp (cả lí luận và thực tế). Hơn nữa cũng chưa thấy các công trình đề cập tới việc phát triển năng lực phát hiện vấn đề trong hoạt động nghề nghiệp và sau đó là phải giải quyết các vấn đề này nhằm cải thiện chất lượng dạy nghề gắn với thực tế hoạt động nghề nghiệp, mà đây là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

1.4. Dựa trên khả năng đào tạo nghề công nghệ hiện đại theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn

Trong các trường đào tạo nghề, ngoài việc trang bị kiến thức thì việc hình thành và phát triển năng lực (NL) cho người học đóng vai trò rất quan trọng. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại, việc hình thành và phát triển cho sinh viên (SV) những NL cốt lòi, để SV có thể thích nghi và phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp sau khi ra trường. Thông qua giải quyết các tình huống có vấn đề xuất hiện trong thực tiễn, người học vừa nắm vững kiến thức, vừa thành thạo phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó. Mặt khác, thông qua GQVĐ thực tiễn trong quá trình học tập giúp cho SV hình thành kỹ năng (KN) phát hiện vấn đề và kỹ năng tiến hành giải quyết các vấn đề gặp phải trong thực tiễn.


Trong giáo dục nghề nghiệp, đổi mới giáo dục theo hướng gắn thực tiễn với nghề nghiệp của người học nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội đang là yêu cầu cấp bách của hệ thống giáo dục nước ta. Tuy nhiên hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học tại các trường cao đẳng vẫn còn một số hạn chế nhất định, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học, chưa gắn giữa việc truyền đạt kiến thức lý thuyết với thực tiễn nghề nghiệp của người học.

Đối với môn Mạng cung cấp điện là một môn học chuyên ngành của sinh viên cao đẳng chuyên ngành Điện công nghiệp, các kiến thức của môn học này gắn liền với thực tiễn. Nội dung kiến thức trong chương trình môn Mạng cung cấp điện chủ yếu là tính toán, thiết kế, lựa chọn các phần tử trong hệ thống điện. Những kiến thức lý thuyết này tương đối trừu tượng, sinh viên sẽ khó hiểu và không thể hình thành những kỹ năng tay nghề cao nếu không được gắn liền với thực tế. Vì vậy, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề (PH&GQVĐ) thường được vận dụng trong chương trình môn học này. Vì lí do đó, việc tổ chức phát triển năng lực PH&GQVĐ trong chương trình môn học Mạng cung cấp điện là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐ. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về dạy học theo tiếp cận NL, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, từ đó vận dụng vào quá trình dạy học môn Mạng cung cấp điện, trong chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp, trình độ cao đẳng, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cho sinh viên.


3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ngành Điện công nghiệp và môn Mạng cung cấp điện.

3.2. Đối tượng nghiên cứu:

- Lí luận dạy học theo tiếp cận năng lực, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Các biện pháp và qui trình dạy học theo định hướng phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn cho SV cao đẳng ngành Điện công nghiệp.

3.3. Phạm vi nghiên cứu:

- Vận dụng dạy học theo tiếp cận năng lực, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề vào quá trình dạy học định hướng phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn ở trường cao đẳng.

- Thực nghiệm sư phạm: Các trường cao đẳng khối kỹ thuật tại tỉnh Lâm Đồng.

- Nội dung thực nghiệm sư phạm: Thuộc môn Mạng cung cấp điện.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu tổ chức quá trình DH được định hướng hợp lý, trong đó áp dụng các giải pháp DH đảm bảo cho SV tự chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng cốt lòi, vững vàng; đồng thời kết hợp kết hợp dạy họ PP tư duy GQVĐ một cách thường xuyên liên tục, bồi dưỡng cho họ PP tự học, tự nghiện cứu, tìm tòi học hỏi để chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng nghề mới qua trải nghiệm thực tế thì sự DH này sẽ giúp SV khi kết thúc khóa học đạt các kỹ năng nghề QG trong lĩnh vực được học (Cũng chính là các chuẩn NL nghề, ở đây là NL PH&GQVĐ thực tiễn)

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận dạy học theo tiếp cận năng lực, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tế về dạy học PH&GQVĐ thực tiễn ở các trường cao đẳng kỹ thuật.

- Điều tra thực trạng dạy và học tại các trường cao đẳng kỹ thuật,


trọng tâm điều tra là việc thực hiện các phương pháp dạy học để phát triển NL cho SV.

- Đề xuất các giải pháp dạy học định hướng phát triển NL PH&GQVĐ thực tiễn.

- Tổ chức kiểm định đánh giá bằng phương pháp chuyên gia và phương pháp thực nghiệm sư phạm.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến đề tài Luận án.

6.2. Phương pháp điều tra: Được sử dụng ở chương 1 và chương 3 của luận án, với việc khảo sát thực trạng về dạy học dưới góc độ phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn trong đào tạo nghề, đồng thời điều tra để thấy được tính đúng đắn và hợp lý của các phương pháp dạy học được đề xuất nhằm phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn của SV.

6.3. Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để xin ý kiến phản hồi về cơ sở lý luận và thực tiễn, quy trình và biện pháp dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn trong đào tạo nghề. Kết quả này được thể hiện ở chương 1 và chương 3 của luận án.

6.4. Phương pháp thống kê: Xử lí các số liệu điều tra thực trạng, các dữ liệu thu được trong thực nghiệm.

6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Được sử dụng trong thực nghiệm sư phạm với những tác động sư phạm trong dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn trong đào tạo nghề. Kết quả thực nghiệm sư phạm được trình bày ở chương 3 của luận án.

7. Đóng góp mới của đề tài

- Về lý luận: Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn trong dạy học Mạng cung cấp điện cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022