66. Nguyễn Minh Tâm (2010), “Tổ chức hoạt động nhận thức thông qua rèn luyện kỹ năng tư duy và năng lực GQVĐ trong dạy học vật lý”, Tạp chí KHCN ĐHTN, (tháng 11 – 2010)
67. Nguyễn Anh Tuấn (2003), Bồi dưỡng năng lực PH&GQVĐ cho HS THCS trong dạy học khái niệm toán học (thể hiện qua một số khái niệm mở đầu đại số ở THCS), Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, VKHGD Việt Nam
68. Nguyễn Anh Tuấn (2002), Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở trong dạy học khái niệm toán học (thể hiện qua một số khái niệm mở đầu đại số ở THCS), Luận án tiến sĩ giáo dục học, VKHGD Việt Nam.
69. Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà (1996), Dạy học giải quyết vấn đề: Một hướng cần đổi mới trong công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
70. Từ Đức Thảo (2012), Bồi dưỡng năng lực PH&GQVĐ cho HS THPT thông qua dạy học hình học, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.
71. Cao Thị Thặng, Nguyễn Cương, Trần Thị Thu Huệ (2012), “Phát triển NL phát hiện và GQVĐ thông qua DH môn Hoá cho HS THPT”, Tạp chí giáo dục, (số 279, kì 1-tháng 2/2012), tr29-30
72. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục học thế giới, NXB Giáo dục.
73. Hà Xuân Thành (2017), Dạy học Toán ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn thông qua việc khai thác và sử dụng các tình huống thực tiễn, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Phân Phối Tỉ Lệ Điểm Của Sv 2 Nhóm Tn Sau Đợt Thực Nghiệm Vòng 1
- Biểu Đồ Phân Phối Tỉ Lệ Điểm Của Sv 2 Nhóm Tn, Đc Sau Đợt Thực Nghiệm Vòng 2
- Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 20
- Muốn Thay Đổi Chiều Quay Phần Ứng Động Cơ Điện Một Chiều, Người Ta Có Thể Thay Đổi Chiều Dòng Điện Kích Từ Song Song Hoặc Đổi Chiều Dòng
- Danh Sách Giáo Viên, Giảng Viên Của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Tphcm.
- Danh Sách Giáo Viên, Giảng Viên Của Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ Dung Quất
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
74. Hoàng Thị Thanh (2020), Dạy học giải bài tập hình học lớp 8 THCS cho học sinh miền núi theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
75. Phạm Thị Ngọc Thắng (2006), “Nâng cao chất lượng dạy học phần Cảm ứng điện từ và dòng điện xoay chiều ở các trường THCS dân tộc nội trú thông qua việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ, Luận án tiến sĩ, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
76. Trần Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Nhị (2019), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học theo chủ đề môn vật lý ở trường THPT, Tạp chí Khoa học tập 48, số 4B -2019.
77. Đỗ Ngọc Thống (2011), “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (68), tháng 5-2011.
78. Tổng cụ Dạy nghề (2009), Tài liệu đánh giá viên kỹ năng nghề Quốc gia.
79. Trần Thái Toàn (2020), Phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học THPT, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.
80. Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung (2016), Sử dụng PPDH dự án trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 THPT để phát triển NL GQVĐ cho HS miền núi phía Bắc, Táp chí KH trường ĐHSPHN, số 61/1.
81. Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), Đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục học của SV ĐHSP theo tiếp cận NL, Luận án Tiến sĩ GDH trường ĐHSP Hà Nội,
82. Đỗ Hương Trà (2014), Lamap một phương pháp dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm.
83. Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Quang Việt (2005), kiểm tra đánh giá trong dạy học thực hành công nghệ - Một số vấn đề lý luận, kỷ yếu Hội thảo Đào tạo giáo viên công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Đại học Sư phạm Hà Nội.
84. Trần Trung, Nguyễn Mạng Cường (2015), “Dạy học xác suất thống kê cho sinh viên ngành kinh tế, kĩ thuật theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp sau đào tạo”, Tạp chí giáo dục số 362, kì 2-7/2015.
85. Lê Đình Trung (2016), DH theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.
86. Vũ Hữu Tuyên (2016), Thiết kế bài toán Hình học gắn liền với thực tiễn trong dạy học Hình học ở trường THPT, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
87. Trịnh Thị Bạch Tuyết (2016), Dạy học giải tích ở trường THPT theo hướng bồi dưỡng năng lực GQVĐ thông qua một số thủ pháp hoạt động nhận thức của học sinh, Viện KHGD Việt Nam.
88. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2010), Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
89. Nguyễn Quang Uẩn và tác giả khác (2004), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm.
90. Nguyễn Quang Việt (2015), Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề, Luận án tiến sỹ Lý luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
91. Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.
92. Nguyễn Quốc Vũ (2020), Dạy học đảo ngược định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử, Trường ĐHBK Hà Nội.
93. Nguyễn Đình Xuân (chủ biên) – Ngô Công Hoàn (2000), Qui trình học tập và tự học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
B - Tài liệu tiếng Anh
1. Brown, Bettina Lankard (1997), Academic and vocational integraction – Ohio dpartment of education, USA.
2. Boyatzis, R.E., Cowen, S.S., Kolb, D.A. et al. (1995). Innovation in Professional Education: Steps on a Journey from Teaching to Learning, Jossey-Bass, San Francisco, CA.
3. Jacques Delors (1996), Report to UNESCO of the international commision on Education for the twenty – fist century (introduction), Unesco, New York.
4. Ernest P. (edited) (1994), Constructing mathematical knowledge: Epistemology and mathematical education, The Falmer Press, London.
5. OECD (2002), Definition and Selection of Compentencies: Theoretical anh Conceptual Foundation.
6. OECD (2010), PISA 2012 Field Trial Problem Solving Framework, Draft Subject to Possible Revision after the Field Trial, p.12.
7. Nguyễn Hữu Lam, Role and competency profiles of human resource A (2003), The project methol in vocational training – Invent capacity buiding intenational, German.
8. Tremblay Denyse (2002), The Compentency –Based Approach: Helping learner become autonomous. In Adult Education – A Lifelong Journey.
9. Weinert F. E. (2001), Vergleichende Leistungsmessung in Schulen – eineumstrittene Selbstverstondlichkeit, In F. E. Weinert (eds), Leistungsmessung in Schulen, Weinheim und Basejl: Beltz Verlag.
PHỤ LỤC 1
XÂY DỰNG CÁC TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO
1. Trong quá trình tham quan thực tập tại một xưởng cơ khí, SV được giáo viên yêu cầu chú ý cách thiết kế và lắp đặt các hệ thống bảo vệ an toàn. Sau buổi tham quan, một SV nêu lên thắc mắc về một vấn đề: “Tại sao ổ cắm điện một pha ba lỗ và ổ cắm điện ba pha bốn lỗ thì phích cắm đi theo bao giờ cũng có một chấu vừa dài lại vừa to?”
2. Trong quá trình thực tập bài học “Đo điện trở nối đất”. Trong khi đóng các cọc nối đất xuống đất, GV đặt câu hỏi cho SV là có phát hiện vấn đề gì ở đây hay không? Nếu SV chưa phát hiện ra vấn đề thì GV gợi ý, yêu cầu SV suy nghĩ và GQVĐ sau: “Trong hệ thống nối đất, dàn nối đất an toàn nối vỏ ngoài thiết bị nên dùng loại ống thép đen hay bằng đồng đóng xuống đất? tại sao?”
3. Khi học bài “Các hệ thống nối đất”, có hai hệ thống nối đất: Nối đất tự nhiên và nối đất nhân tạo; đến phần nối đất tự nhiên, GV yêu cầu sinh viên suy nghĩ vấn đề sau: “Tại sao dây âm của mạch điện một chiều không được phép nối với các vật tiếp đất tự nhiên?”
4. Trong quá trình tham quan xưởng cơ khí của một nhà máy xây lắp, trong các phân xưởng đều có gắn thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Một ví dụ được đưa ra là “ khi thiết bị điện bị cháy có nên dùng bình chữa lữa loại bọt hoặc là loại có tính axit hay kiềm không?”
5. Khi học về các nội dung chống sét, sau khi kết thúc nội dung về chống sét kiểu van, sau khi liên hệ thực tế học sinh hiểu rò hơn về nội dung kiến thức vừa trình bày, một số một vấn đề được đặt ra yêu cầu SV suy nghĩ để giải quyết:
5.1. Chúng ta biết rằng máy chống sét kiểu van gồm có các phiếm điện trở phi tuyến đấu nối tiếp với nhiều khe hở phóng điện. Các khe hở phóng điện này
cũng đấu nối tiếp với nhau. Ở các khe hở lại có các điện trở đấu song song. Tại sao, nếu có một điện trở bị hỏng thì sẽ làm cho máy chống sét bị nổ?
5.2. Tại sao tính năng bảo vệ của máy chống sét kiểu van lại tốt hơn rất nhiều so với chống sét kiểu ống?
6. Khi tham quan trạm biến áp 110kV Đà Lạt, sau khi hướng dẫn quan sát các thiết bị trong trạm, khi quan sát máy biến áp, một số vấn đề phát hiện ở đây và yêu cầu SV nghiên cứu:
6.1. Tại sao đầu ra của cuộn dây hạ áp của máy biến áp ba pha lại cần phải lắp máy chống sét, còn phía trung áp và cao áp lại không có?
6.2. Tại sao các máy biến áp lắp ở các trạm gần bờ sông thường hay bị sét đánh hỏng?
6.3. Tại sao từ việc quan sát màu sắc của khí thoát ra từ rơle hơi của máy biến áp để biết tính chất của sự cố máy?
6.4. Nếu đóng không tải nhiều lần cho máy biến áp thì có xuất hiện những ảnh hưởng gì?
6.5. Tại sao các máy biến áp loại nhỏ thì lại không có thùng dầu phụ mà các máy biến áp loại lớn lại có bộ phận này?
6.6. Tại sao vỏ ngoài của máy cắt điện nhiều dầu thường sơn màu tro, nhưng vỏ ngoài của máy cắt điện ít dầu lại sơn màu đỏ?
6.7. Tại sao khi đóng FCO cung cấp điện cho một trạm biến áp mới biến đổi điện áp từ trung áp xuống hạ áp, người nhân viên điện lực có kinh nghiệm thường phải đóng nhấp nhả 2 hoặc 3 lần trước khi đóng thật mạnh FCO
7. Sau khi học xong bài: “Nâng cao hệ số công suất”, yêu cầu SV suy nghĩ và giải quyết các vấn đề:
7.1. Khi lắp tụ bù trên đường dây trung thế để nâng cao hệ số công suất, dòng điện chạy trên đường dây truyền tải trước và sau sẽ thay đổi như thế nào?
7.2. Trong mạch điện huỳnh quang thường dùng tụ điện để nâng cao hệ số công suất cosφ (bù công suất phản kháng), vậy ta cứ nối song song càng nhiều tụ thì hệ số công suất càng cao, có nghĩa công suất phản kháng được cung cấp càng nhiều (nói cách khác là bù dư), điều này có được hay không?
8. Trong quá trình học thực tập điện cơ bản, đến bài lắp đặt bóng đèn huỳnh quang, GV ra yêu cầu SV về thử nghiệm và giải thích hiện tượng này vào tiết hôm sau: “Trong đêm tối, dùng tay chạm vào ống thủy tinh hai đầu đèn ống thì thấy có hiện tượng gì? Giải thích?”
9. Trong quá trình học tính toán tổn thất điện áp trên lưới điện, đến phần liên hệ thực tế, yêu cầu SV suy nghĩ và giải thích vấn đề sau: “ tại sao khi điện áp lưới điện hạ thấp thì tuổi thọ đèn tròn dây tóc lại có thể kéo dài được trong khi đó tuổi thọ đèn huỳnh quang hạ thấp rò rệt?”
10. Trong quá trình tham quan và quan sát các thiết bị điện trên lưới điện truyền tải, xuất hiện một số vấn đề, yêu cầu SV nghiên cứu:
10.1. Tại sao các đường dây cao áp trên không đi qua khu mỏ muối, rất dễ bị sự cố phóng điện qua bề mặt sứ?
10.2. Tại sao các chi tiết bằng thép lắp trên cột của đường dây trên không lại phải mạ kẽm?
11. Khi tham quan các công ty sản xuất dây dẫn điện (Cadivi, Traphaco..); sau khi đã quan sát quy trình sản xuất, có một số vấn đề xuất hiện trong quá trình quan sát, cần nêu ra yêu cầu SV suy nghĩ để hiểu rò hơn:
11.1. Để cách điện cho cáp điện lực, người ta nên dùng vật liệu giấy hay cao su? Phân tích lý do sử dụng các vật liệu đó?
11.2. Tại sao dây dẫn của đường dây trên không đều dùng loại dây gồm nhiều ruột nhỏ bện lại mà không dùng loại một ruột?
12. Trong quá trình học thực hành lắp đặt điện dân dụng, cụ thể là lắp đặt điện cho một căn nhà cấp 4. Trong quá trình thi công trên mô hình, mỗi
SV đều có cách đi dây khác nhau, để phân tích cho SV hiễu rò hơn cách đi dây nào là hợp lý, cách nào chưa hợp lý….Giáo viên đưa ra một số vấn đề để các nhóm thảo luận và nghiên cứu:
12.1 Tại sao khi đi dây điện trong nhà, người ta vẫn yêu cầu nên đi đường dây trên sứ cách điện chứ không nên rãi dây trực tiếp lên tường, sát trần?
12.2. Tại sao khi thiết kế cung cấp điện ta cần phải thiết kế đường dây động lực riêng, đường dây chiếu sáng riêng?
13. Khi tham quan một nhà máy phát điện nhỏ (tư nhân), trong quá trình tham quan thì có một tổ máy không hoạt động, sau khi hỏi thì được nhân viên kỹ thuật nói: “Đây là máy phát điện một chiều kích thích song song, nhưng không hiểu sao không thể phát điện hoặc phát được thì điện áp quá thấp mặc dù máy vận hành ở tốc độ định mức”…. Yêu cầu SV phân tích nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên?
14. Khi SV vào thực tập tại một xưởng truyền động điện, trong xưởng xuất hiện một số động cơ điện đã mất hết các nhãn mác, các chú thích về các đầu dây ra, có động cơ thì chỉ đưa ra 5 đầu dây, có động cơ thì đưa ra 3 đầu dây ra, SV lúc này không biết lắp điện cung cấp như thế nào để 2 động cơ này hoạt động. GV yêu cầu tất cả các nhóm dùng VOM và những kiến thức đã được học để xác định các đầu dây để động cơ có thể hoạt động và đảo chiều quay theo yêu cầu của mạch truyền động.
15. Sau khi học xong nội dung kiến thức về các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ, có một số vấn đề yêu cầu SV thảo luận và giải quyết:
15.1. Khi điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ song song, ta có thể dùng phương pháp nối thêm điện trở vào phần ứng hoặc làm thay đổi dòng điện kích từ. Vậy phương pháp nào tốt ?