Muốn Thay Đổi Chiều Quay Phần Ứng Động Cơ Điện Một Chiều, Người Ta Có Thể Thay Đổi Chiều Dòng Điện Kích Từ Song Song Hoặc Đổi Chiều Dòng


15.2. Muốn thay đổi chiều quay phần ứng động cơ điện một chiều, người ta có thể thay đổi chiều dòng điện kích từ song song hoặc đổi chiều dòng điện phần ứng. Vậy phương pháp nào tốt?

16. Khi tham quan một phân xưởng cơ khí, sau khi quan sát các máy điện một chiều và máy điện xoay chiều, xuất hiện một số vấn đề cần gợi ý để các SV nghiên cứu và so sánh:

16.1. Tại sao bệ máy điện xoay chiều có đúc những gân tản nhiệt còn máy điện một chiều lại không có?

16.2. Tại sao bệ máy điện một chiều đều làm bằng thép đúc, trong khi đó bệ máy điện xoay chiều đều dùng gang đúc?

17. Trong quá trình học về nội dung lựa chọn khí cụ điện, khi nghiên cứu về vấn đề nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến khí cụ điện, GV nêu ra một vấn đề thực tế ở các nước Đông Âu: Ở các nước có khí hậu lạnh, về mùa đông, trên thiết bị điện kết đông lại băng tuyết, thì có ảnh hưởng gì?


PHỤ LỤC 2

THỐNG KẾ PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

A. PHIẾU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN – 126 PHIẾU

(1). Thầy (Cô) đã thường sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) sau đây như thế nào? Xin đánh thứ tự ưu tiên vào ô vuông tương ứng với PPDH mà Thầy/Cô đã sử dụng (Không sử dụng đánh số 0; sử dụng nhiều nhất viết số 1, nhiều thứ hai viết số 2… Hai phương pháp sử dụng thường xuyên như nhau thì viết số giống nhau)

Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 22

a. Trực quan

b. Thuyết trình

c. Đàm thoại

d. Thực hành

e. Thảo luận nhóm

f. Công não

g. Nêu và GQVĐ

h. DH theo dự án

i. Đóng vai

j. NC tình huống

(2). Thầy/Cô đã từng sử dụng PPDH nêu vấn đề chưa?

a. Đã sử dụng khi dạy các bài có thể áp dụng được phương pháp này

b. Đôi khi mới sử dụng

c. Chưa từng sử dụng

(3). Nếu Thầy/Cô chưa sử dụng PPDH nêu vấn đề, xin cho biết lý do?

a. Chưa được hướng dẫn, bồi dưỡng về phương pháp này

b. Muốn sử dụng nhưng không có tài liệu để đọc


c. Tốn nhiều thời gian chuẩn bị và dạy trên lớp

(4). Thầy/Cô quan niệm thế nào về ưu nhược điểm của dạy học nêu vấn đề?

* Về ưu điểm

a. Gây được hứng thú học tập cho SV

b. Giúp SV phát triển tư duy

c. Cả hai ưu điểm trên

* Nhược điểm

a. Không phải bài học nào cũng áp dụng được phương pháp này

b. Tốn nhiều thời gian công sức chuẩn bị dạy

c. Cả hai nhược điểm trên

(5). Khi áp dụng PPDH nêu vấn đề (nếu Thầy/Cô đã áp dụng) Thầy/Cô đã dùng phương án nào trong các phương án sau đây:

a. Toàn bộ bài dạy của giáo viên đều giảng dạy theo PP này, SV chỉ nghe và ghi chép

b. GV chỉ nêu vấn đề và hướng dẫn các bước sau để SV tự thực hiện

c. GV và SV cùng thực hiện các bước của DH nêu vấn đề bằng cách đàm thoại (thầy gợi ý, trò thực hiện)

d. Đã từng thực hiện các phương án trên

(6). Theo Thầy/Cô, trong dạy nghề làm thế nào đển gắn bài dạy với thực tế nghề nghiệp được đào tạo?

a. Trong quá trình dạy thường xuyên cập nhật kiến thức mới về kỹ thuật và công nghệ liên quan đến nghề được đào tạo

b. Phải nghiên cứu thực tiễn nghề để lấy các ví dụ từ thực tế nghề để minh họa cho lý thuyết, thực hành của SV

c. Tìm hiểu các loại tình huống xãy ra trong hoạt động nghề để SV thảo luận nhóm, lớp để giải quyết các tình huống này.

d. Tất cả các biện pháp trên

(7). Theo Thầy/Cô làm thế nào để giúp SV sau khi ra trường sớm làm quen


với nhiệm vụ, công việc của nghề được đào tạo?

a. Tăng cường cho SV tham gia các hoạt động trãi nghiệm

b. Định kỳ cho SV tham quan các cơ sở hành nghề

c. Từng bước xây dựng xưởng thực tập, giống như thực tế ở các xí nghiệp

d. Giao bài tập nghiên cứu đòi hỏi SV phải đi tìm hiểu thực tế tại các cơ sở hành nghề để giải quyết

e. Tất cả các biện pháp trên

(8). Trong trường hợp có SV đặt câu hỏi, GV lại chưa chuẩn bị và chưa biết cách phân tích ngay, theo Thầy/Cô, GV nên chọn cách nào sau đây

a. Xin khất với người học sẽ giải thích vào buổi học sau.

b. Định kỳ cho SV tham quan các cơ sở hành nghề

c. Từng bước xây dựng xưởng thực tập, giống như thực tế ở các xí nghiệp

d. Giao bài tập nghiên cứu đòi hỏi SV phải đi tìm hiểu thực tế tại các cơ sở hành nghề để giải quyết

e. Tất cả các biện pháp trên

(9) Số lượng giảng viên tại trường quý Thầy/Cô có đáp ứng được yêu cầu chất lượng đào tạo hiện nay không?

* Về số lượng:

a. Đáp ứng được

b. Không đủ số lượng

c. Thừa số lượng

* Về chất lượng:

a. Đáp ứng được

b. Cần bồi dưỡng về kỹ thuật công nghệ mới

c. Cần bồi dưỡng thêm về cả chuyên môn và sư phạm


(10). GV có thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao về các phương pháp đào tạo mới?

a. Thường xuyên mỗi năm 1 lần

b. 2 hoặc 3 năm 1 lần

c. Ít khi được bồi dưỡng

(11). Số lượng giáo viên, giảng viên trẻ trong các cơ sở đào tạo chiếm tỷ lệ khoảng?

a. 25%

b. 50%

c. 75%

(12). Số lượng giáo viên, giảng viên trong các cơ sở đào tạo có bằng cấp đủ chuẩn theo quy định chiếm

a. 25% b. 50% c. 75%

d. 90% e. 100%

(13). Đội ngủ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ? a. 15% b. 30% c. 50%

d. 75% e. 100%

(14). Cơ sở đào tạo của Thầy/Cô đang áp dụng phương thức đào tạo nào?

a. Đơn vị học trình

b. Học chế tín chỉ

c. Tín chỉ

(15). Các Giáo viên, giảng viên đã áp dụng đúng phương pháp giảng dạy theo hình thức tín chỉ?

a. Đúng b. 50%

c. Không

(16). Các Thầy/Cô trong cơ sở đào tạo có hiểu và áp dụng thuần thục các


PPDH nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của SV?

a. Có

b. Hiểu nhưng áp dụng chưa nhiều

c. Không

(17). Các Thầy/Cô có thường xuyên xây dựng các tình huống thực tế hoặc tình huống giả định và yêu cầu SV dựa trên những kiến thức của mình để xử lí và giải quyết không?

a. Có

b. Không

c. Có nhưng ít

(18). Tỉ lệ áp dụng phương pháp truyền thống trong từng bài giảng tại lớp chiếm khoảng?

a. 15% b. 30% c. 50%

d. 75% e. 100%

(19). Các Thầy/Cô có thường xuyên đi học tập thực tế, tiếp cận với các dây truyền, công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành hay không?

a. Có

b. Không

(20). Cơ cấu ngành nghề đào tạo của trường trong bối cảnh hiện nay có phù hợp với cơ cấu ngành nghề xã hội và đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của người học

a. Phù hợp.

b. Không phù hợp.

c. Đáp ứng 50%

(21). SV sau khi ra trường có làm được việc tại các cơ sở, các doanh nghiệp hay không?

a. Có


b. Không, phải đào tạo lại

(22). Cơ sở vật chất của nhà trường có đáp ứng đủ nhằm rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp cho SV không?

a. Có

b. Không

c. Đáp ứng 50%

(23). Các Thầy/Cô có thường xuyên tổ chức cho SV đi tham quan, học tập tại các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ngành nghề đang đào tạo không?

a. Có

b. Không

c. Có, nhưng thời gian học tập ngắn (2 đến 5 ngày)


B. PHIẾU DÀNH CHO SINH VIÊN – 358 PHIẾU

(1). Em có thật sự yêu nghề mà em đang theo học không?

a. Có

b. Không biết trả lời thế nào

c. Không

(2). Vì sao em đăng ký thi hoặc xét tuyển vào ngành đang học?

a. Do em thích hoạt động nghề này

b. Do bố mẹ em mong muốn

c. Do không đậu vào đại học, nhưng vẫn thích ngành này

d. Do không đậu vào đại học, nên chọn ngẫu nhiên

(3). Ngành nghề em lựa chọn theo học có phù hợp với bản thân các em hay không?

a. Có

b. Không

(4). Trong quá trình học nghề, em thích học lý thuyết hay thực hành?

a. Chỉ thích học thực hành

b. Chỉ thích học lý thuyết vì không phải làm gì

c. Thích học cả lý thuyết và thực hành để sau này làm nghề tốt hơn (5). Trong các môn học chuyên ngành, thời lượng dành cho thực hành chiếm

a. 30%

b. 50%

c. 60 – 80 %

(6). Trong quá trình học, có khi nào các em được học giải quyết các sự cố kỹ thuật chưa?

a. Thường xuyên được xử lý các sự cố kỹ thuật

b. Chưa khi nào được tập

c. Đôi khi cả lớp được thảo luận nhưng cá nhân thì chưa

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí