kiến thức một cách chủ động tích cực. Không khí lớp học của nhóm lớp TN sôi nổi và SV hào hứng hơn đối với nhóm lớp ĐC. Đối với nhóm lớp ĐC lớp học trầm, SV gần như thụ động tiếp thu kiến thức do GV truyền đạt, một số ít các SV học khá có trả lời câu hỏi tuy nhiên chưa đạt yêu cầu đề ra. Ngược lại đối với nhóm lớp ĐC thì SV lớp TN tích cực hỏi và trả lời ý kiến do GV đưa ra; chủ động thảo luận nhóm để tìm ra cách GQVĐ; những vấn đề khó, SV được GV có những chỉ dẫn và SV tự chiếm lĩnh nó một cách tự nhiên.
- Đối với bài "Hiện tượng vầng quang điện và cách hạn chế hiện tượng vầng quang". Nội dung bài này nhằm truyền thụ cho SV kiến thức về hiện tượng vầng quang điện và cách hạn chế hiện tượng vầng quang điện. Việc dạy thông thường đối với lớp ĐC thì SV tiếp thu một cách thụ động, nên ngay lúc đấy thì SV có thể nắm được khái niệm và các phương pháp hạn chế hiện tượng vầng quang điện nhưng không đọng lại trong SV như một năng lực phát hiện và GQVĐ thực tế. Đối với lớp TN với việc thiết kế biện pháp truyền thụ SV được tham gia vào các hoạt động hình thành nên năng lực PH&GQVĐ thực tế nghề nghiệp; thông qua phân tích của GV, SV hiểu được nguồn gốc của các vấn đề này nên đã khơi dậy được hứng thú học tập. Hơn nữa trong quá trình truyền thụ GV tiến hành cho SV được hoạt động hình thành năng lực, trong quá trình thực hành GV thông báo một cách tường minh để SV tự mình tập luyện các hoạt động GQVĐ đó. Nên các hoạt động GQVĐ đó đã giúp các kiến thức được học dần trở thành kiến thức và năng lực riêng của SV.
- Đối với bài “Nâng cao hệ số công suất cosφ”. Nội dung bài này nhằm truyền thụ cho SV những kiến thức về hệ số công suất cosφ, các đại lượng công suất tăng giảm theo hệ số công suất cosφ như thế nào, ý nghĩa và mục đích việc nâng cao hệ số công suất và cách xác định dung lượng cần bù… Mà thông qua quá trình truyền thụ của GV để SV hình thành nên năng lực PH&GQVĐ thực tiễn và chiếm lĩnh nó. Đối với nhóm SV lớp ĐC thì GV tổ
chức DH theo tiến trình bình thường với việc thông báo cho SV cách giải quyết các vấn đề. Với việc làm như vậy SV tiếp thu một cách thụ động và cũng không hiểu rò được tại sao lại làm như vậy, xuất phát nguồn gốc như thế nào? Nó có liên quan gì với những kiến thức mà SV đã biết. Nhưng với việc thiết kế giáo án dạy học cho lớp TN thì SV được tham gia vào quá trình hoạt động tích cực, chủ động. SV tự thảo luận và tìm ra hướng GQVĐ, thấy được nguồn gốc của các vấn đề đó. SV được tham gia vào quá trình phân tích, đánh giá, tìm kiếm và tự mình hình thành nên năng lực PH&GQVĐ, chẳng hạn như: Nhìn vào giá trị của tổn thất trên lưới điện, SV xác định được lưới điện này có tổn thất cao hay thấp và đề xuất cách GQVĐ này như thế nào là hợp lý nhất? Xác định dung lượng cần bù ra sao?
Như vậy về mặt định tính cũng đã phần nào thấy được kết quả của các tiết học được giảng dạy với các giáo án thông thường và tiết dạy theo giáo án TN. Kết quả SV thuộc nhóm ĐC cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên không sôi nổi, số lượng SV tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của GV không nhiều và hoàn toàn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của GV. Còn đối với nhóm lớp TN thì SV đã được tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nên năng lực PH&GQVĐ; SV tích cực, chủ động hơn, sôi nổi hơn và như vậy những kiến thức mới đã được SV chiếm lĩnh thành kiến thức cho riêng mình.
Phân tích định lượng:
Sau đợt TNSP vòng 1, chúng tôi tiến hành cho SV cả 2 nhóm làm bài kiểm tra, kết quả phân loại điểm của cả 2 nhóm được biểu diễn trong Hình 3.2 như sau:
Chart Title
60
50
40
30
20
10
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhóm TN Nhóm ĐC
Hình 3.2. Biểu đồ phân phối tỉ lệ điểm của SV 2 nhóm TN sau đợt thực nghiệm vòng 1
Nhìn vào Hình 3.2 cho thấy: Trong 6 khoảng đầu, cột của nhóm TN (mầu xanh) thấp hơn cột của nhóm ĐC (mầu cam). Chứng tỏ SV nhóm TN điểm dưới 6 ít hơn hơn nhóm ĐC. Trong khoảng 7-8-9-10 cột của nhóm TN (mầu xanh) cao hơn cột của nhóm ĐC (mầu cam). Chứng tỏ SV nhóm TN từ điểm 7 trở lên cao hơn nhóm ĐC. Để xác định chính xác được nhận thức của các nhóm thực nghiệm, chúng tôi tổng hợp bài kiểm tra. Kết quả học tập SV của các nhóm được biểu diễn theo biểu đồ Hình 3.3.
Từ Hình 3.3 cho thấy trong khoảng dầu các đỉnh của đa giác đồ nhóm TN (mầu xanh) nằm phía dưới các đỉnh của đa giác đồ nhóm ĐC (mầu cam) các khoảng sau đỉnh của đa giác đồ nhóm TN lại nằm phía trên đa giác đồ nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ tỉ lệ SV đạt điểm trung bình đã giảm hẳn và tỉ lệ SV đạt điểm khá, giỏi tăng lên. Như vậy, chất lượng học tập lớp TN cao hơn lớp ĐC
Chart Title
70
60
50
40
30
20
10
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhóm TN
Nhóm ĐC
Hình 3.3. Đa giác về kết quả học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm vòng 1
Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt TNSP, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê toán học, thu được kết quả như Bảng 3.4:
NhomTN | NhomDC | |
Valid | 184 | 186 |
N | ||
Missing | 2 | 0 |
Mean | 6,83 | 5,84 |
Median | 7,00 | 6,00 |
Mode | 7 | 5 |
Std. Deviation | 1,693 | 1,457 |
Minimum | 2 | 2 |
Maximum | 10 | 10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ví Dụ 2: Áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Nêu Vấn Đề, Đưa Ra Một Vấn Đề Trong Thực Tế Nghề Nghiệp, Yêu Cầu Sinh Viên Làm Việc Nhóm Và Giải Quyết
- Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 16
- Phân Tích Kết Quả Kiểm Nghiệm Theo Phương Pháp Chuyên Gia
- Biểu Đồ Phân Phối Tỉ Lệ Điểm Của Sv 2 Nhóm Tn, Đc Sau Đợt Thực Nghiệm Vòng 2
- Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 20
- Chúng Ta Biết Rằng Máy Chống Sét Kiểu Van Gồm Có Các Phiếm Điện Trở Phi Tuyến Đấu Nối Tiếp Với Nhiều Khe Hở Phóng Điện. Các Khe Hở Phóng Điện Này
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Bảng 3.4. Kết quả thống kê điểm ở các lớp sau TN vòng 1
Như vậy, sau khi sử dụng các biện pháp dạy học môn mạng lưới cung cấp điện định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cho thấy ở các nhóm TN điểm trung bình (6,83) cao hơn nhóm ĐC (5,84).
Để xác định giá trị trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC có ý nghĩa thống kê không, chúng tôi dùng kiểm định T-Test để đánh giá giá trị trung bình của 2 nhóm (phụ lục 9)
Giá trị Sig.(P) thu được ở 2 nhóm TN là 0,00 nhỏ hơn 0,05 (mức ý nghĩa). Theo lý thuyết xác suất thống kê cho thấy sự khác biệt nhau về điểm trung bình của nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa.
3.3.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2 (năm học 2018 - 2019)
a. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
TNSP lần 2 được triển khai tại 3 trường cao đẳng thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm: Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Lâm Đồng, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt và Trường Cao đẳng Công nghệ Bảo Lộc, số lượng SV được trình bày ở Bảng 3.5.
Việc chọn đối tượng TN và ĐC được dựa trên kết quả điểm thi học kỳ I, phân tích kết quả học tập của học sinh nhóm TN và ĐC trước khi KNĐG vòng 2, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 3.6.
Nhóm | Lớp | Tên GV dạy | Tổng HS | |
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Lâm Đồng | TN | K10A, K10B | Đỗ Thị Hồng Khuyên | 100 |
ĐC | K10C, K10D | 98 | ||
Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt | TN | K13A, K13B | Lê Đoàn Đình Đức | 95 |
ĐC | K13C, K13D | 96 | ||
Trường Cao đẳng Công nghệ Bảo Lộc | TN | K43A, K43B | Đào Duy Phước | 91 |
ĐC | K43A, K43B | 90 |
Bảng 3.5. Bảng thống kê số lượng SV của 2 nhóm ĐC&TN của 3 Trường
Tổng số HS | X i | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Nhóm TN | 286 | fi | 9 | 16 | 20 | 87 | 73 | 35 | 34 | 7 | 5 |
Nhóm ĐC | 284 | fi | 7 | 15 | 23 | 81 | 80 | 43 | 25 | 7 | 3 |
Lớp đối
chứng Lớp thực nghiệm
Đồ thị tần suất điểm bài kiểm tra
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
0
1
2
3
4
5 6
Điểm
7
8
9 10
Tỉ lệ
Bảng 3.6. Kết quả học tập của SV nhóm TN và ĐC trước khi TNSP vòng 2
Hình 3.4. Đa giác đồ về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC
Nhìn vào Hình 3.4 chúng ta thấy đỉnh của 02 biểu đồ gần ngang nhau điều này chứng tỏ chất lượng của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau.
Chúng tôi xử lí kết quả thống kê điểm bằng phần mềm SPSS cho kết quả thống kê theo Bảng 3.7.
Để xác định sự khác nhau về điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC có ý nghĩa thống kê hay không, chúng tôi tiến hành kiểm định T-test. Giá trị Sig(P) thu được là 0,842 (số liệu tham khảo phụ lục 10) giá trị Sig(P) thu được đều lớn hơn 0,05 (mức ý nghĩa). Theo lý thuyết xác suất thống kê cho thấy sự khác nhau về điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC là không có ý nghĩa. Như vậy, mức độ nhận thức ở cả hai nhóm TN và ĐC tương đương nhau.
DiemTN | DiemDC | ||
N | Valid | 286 | 284 |
Missing | 284 | 286 | |
Mean | 5,77 | 5,74 | |
Median | 6,00 | 6,00 | |
Mode | 5 | 5 | |
Std. Deviation | 1,626 | 1,521 | |
Minimum | 2 | 2 | |
Maximum | 10 | 10 |
Bảng 3.7. Kết quả thống kê điểm ở các lớp thực nghiệm trước TN vòng 2
b. Phân tích kết quả TNSP vòng 2
Việc TNSP vòng 2 chúng tôi tiến hành giống như TNSP vòng 1, nhưng ở TNSP vòng 2 này, chúng tôi đã tập huấn cho GV và SV làm quen với việc DH theo giáo án mới để họ có thời gian chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như chuẩn bị các điều kiện tổ chức DH. Trong quá trình tiến hành TNSP chúng tôi tham gia tất cả các tiết dạy TN và ĐC và tiến hành quan sát, ghi chép các HĐ chính của GV và SV. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành trao đổi với GV để rút kinh nghiệm và trao đổi với SV để kiểm tra sự hứng thú của họ khi được tham gia vào quá trình hình thành năng lực PH&GQVĐ thực tiễn. Qua quá trình TNSP, chúng tôi nhận thấy các tiến trình DH được soạn thảo đã phù hợp với thực tế DH. Các lớp học TN đã sôi nổi, chủ động và tích cực xây dựng bài, tự tìm tòi và khám phá, không khí lớp học của nhóm lớp TN thực sự sôi nổi và SV tích cực trong quá trình xây dựng bài. Đối với nhóm lớp ĐC, qua quan sát chúng tôi nhận thấy, SV vẫn học trầm như TNSP vòng 1 và không hăng say phát biểu bài mà gần như thụ động tiếp thu những gì mà GV truyền tải. Kết quả theo dòi cụ thể qua từng bài dạy như sau:
Trong tiết dạy sử dụng bài tập nâng cao, cụ thể “Trong một hộp kín, đưa ra ngoài đầu dây, hãy xác định trong hộp là thiết bị hay máy móc gì?”, trong quá trình GQ bài tập này, GV lớp TN đã phân tích khơi gợi nguồn gốc và dấu hiệu có vấn đề chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể, đồng thời tiến hành cấu tạo và nguyên lý của từng loại thiết bị, máy móc có khả năng một cách tường minh. Kết quả cho thấy SV nhóm lớp TN đều hào hứng, tích cực HĐ, thảo luận và rút ra được những vấn đề gặp phải. Đối với nhóm lớp ĐC thì GV và SV vẫn dạy và học như kiểm nghiệm đánh giá vòng 1 và SV lúng túng trong quá trình GQVĐ.
- Đối với bài “nâng cao hệ số công suất cosφ”. Nội dung bài này nhằm truyền thụ cho SV những kiến thức về hệ số công suất cosφ, các đại lượng
công suất tăng giảm theo hệ số công suất cosφ như thế nào, ý nghĩa và mục đích việc nâng cao hệ số công suất và cách xác định dung lượng cần bù… Mà thông qua quá trình truyền thụ của GV để SV hình thành nên năng lực PH&GQVĐ thực tiễn và chiếm lĩnh nó. Việc truyền thụ kiến thức mới này, GV thông báo một cách đột ngột với SV mà không có dẫn dắt hay định hướng nghiên cứu cho SV, nên SV không hiểu rò bản chất, cũng như nắm không vững quy trình GQ như thế nào. GV hướng dẫn ra sao thì SV hiểu như thế, SV không tự tìm ra vấn đề xuất hiện ở đây và không tự tìm ra cách thức GQVĐ như thế nào. Chẳng hạn như sau khi tính toán được các giá trị của tổn thất ΔU và ΔP vượt quá giới hạn cho phép, SV không phát hiện được là có vấn đề xuất hiện ở đây….Sau tiết học SV vẫn mơ hồ về kiến thức đã được học thể hiện qua nét mặt băn khoăn của SV. Nhưng ở nhóm lớp TN với sự chỉ dẫn và khơi gợi của GV, SV đã tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành năng lực PH&GQVĐ thực tiễn, giúp SV dễ hiểu, dễ nhớ. Đặc biệt, sau khi có những chỉ dẫn, những câu hỏi gợi ý về hướng GQ, SV tự thảo luận với nhau để tìm ra hướng GQ nào hợp lý nhất, đồng thời tự SV đưa ra quy trình GQVĐ và chứng minh cách GQVĐ ở đây là chính xác. Chính vì vậy, quy trình GQVĐ được khắc sâu trong SV, tạo nên sự khích lệ lớn đối với SV và các SV luôn thấy thỏa mãn khi đã làm chủ được kiến thức.
Thông qua việc quan sát các tiết dạy TN và ĐC ở vòng 2, chúng tôi có thể khẳng định việc thiết kế giáo án để tổ chức DH theo mô hình DH cho nhóm lớp TN có hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động của SV, giúp SV có thể hình thành và phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn trong quá trình học nghề.
Về định lượng: Sau đợt TNSP vòng 2, chúng tôi tiến hành cho SV cả 2 nhóm làm bài kiểm tra giống như vòng 1. Kết quả phân loại điểm của cả 2 nhóm được biểu diễn như Hình 3.5.