Một Số Biện Pháp Dạy Học Môn Mạng Cung Cấp Điện Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn Trình Độ Cao


Công nghiệp; Đồng thời với vai trò và lợi ích của Mạng cung cấp điện đối với thực tiễn, thông qua quá trình giáo dục và trải nghiệm trong thực tế nghề sẽ là cơ sở tạo nhiều cơ hội đóng góp cho việc phát triển năng lực chung, năng lực cốt lòi đối với người học.

Tuy nhiên, ngoài yêu cầu góp phần phát triển các NL chung như đã nêu, còn có nhiệm vụ phát triển các NL đặc trưng, năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong quá trình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường lao động đặc thù của ngành điện.

Theo Glenn., Mary Jo Blahna (2005) [18-tr302]cho rằng NL được hình thành và phát triển trên cơ sở tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ:

- Kiến thức (Knowledge): Có kiến thức nền tảng cơ bản để học tập và tiếp thu công nghệ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp ở mức độ tinh thông, làm việc có kế hoạch, am hiểu pháp luật, tiếp thu nhanh, có kiến thức xã hội.

- Kỹ năng (Skills): Kỹ năng cơ bản: Nói, đọc, viết, tính toán; Kỹ năng nghề nghiệp: Thực hiện thành thạo công việc, có khả năng xử lí các tình huống trong hoạt động nghề nghiệp, có năng lực thích ứng với sự thay đổi theo yêu cầu sản xuất/dịch vụ; Có kỹ năng quản lí thời gian, về hiệu quả của nhóm; Kỹ năng phát triển: Xác định mục tiêu, kỹ năng hoạch định sự nghiệp, tự hoàn thiện và phát triển bản thân.

- Thái độ (Traits): Có sức khỏe tốt, có tác phong công nghiệp (khẩn trương đúng giờ giấc), có ý thức kỷ luật lao động cao, có niềm say mê nghề nghiệp, tự tin, tính liêm chính và trung thực, chịu trách nhiệm cá nhân, tôn trọng các ý kiến của người khác, có tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, sống có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Theo quan điểm đào tạo nghề nghiệp, ở trình độ cao đẳng hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội, các nhà đào tạo và sử dụng lao động của Australia đã đưa ra 7 năng lực then chốt sau:


(1). Năng lực thu thập, phân tích và tổ chức thông tin. (2). Năng lực truyền bá những tư tưởng và thông tin. (3). Năng lực kế hoạch hóa và tổ chức các hoạt động. (4). Năng lực làm việc với người khác và đồng đội.

(5). Năng lực sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật toán học. (6). Năng lực giải quyết vấn đề.

(7). Năng lực sử dụng công nghệ.

Theo Rudalf Tippelt (2003)[18-tr303], thì năng lực hoạt động nghề nghiệp được hình thành dựa trên tổ hợp bốn loại cơ bản sau:

(1). Năng lực cá nhân: Bao gồm những đặc tính nhân cách của từng cá nhân về tâm lí, sức khỏe, khả năng vận động, trình độ học vấn, hiểu biết xã hội…tạp cơ sở để cho mỗi cá nhân sống và làm việc trong xã hội với tư cách là chủ thể của các hoạt động trong xã hội và lao động nghề nghiệp.

(2). Năng lực xã hội: Phản ánh những hiểu biết, khả năng của con người với tư cách là một thành viên của xã hội có khả năng hòa nhập, thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Các hiểu biết, ý thức, trách nhiệm, bổn phận xã hội, khả năng giao tiếp, cộng tác… có vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển các năng lực xã hội, thể hiện quan điểm con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

(3). Năng lực phương pháp: Bao gồm các khả năng lựa chọn, áp dụng, phát triển các phương pháp, cách thức hoạt động (sử dụng các thiết bị, công cụ, áp dụng các quy trình, chuẩn mực…) để thực hiện có kết quả các hoạt động trong môi trường và điều kiện nhất định theo các chuẩn mực yêu cầu.

(4). Năng lực chuyên môn: Bao gồm các hiểu biết và khả năng thực hiện các hoạt động chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan đến lao động nghề nghiệp chuyên môn như tiếp thu, tìm kiếm, tổng hợp và vận dụng các


kiến thức, kỹ năng chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; khả năng nhận xét, đánh giá, tư vấn các hoạt động trong lao động nghề nghiệp…

Dựa trên các quan điểm vừa phân tích trên, dựa trên những đặc điểm riêng của môn Mạng cung cấp điện, theo tác giả hệ thống các năng lực cần phải hình thành cho người học sau quá trình học môn Mạng cung cấp điện, từ đơn giản đến phức tạp, như sau:

Kiến thức:


Trình độ

Định nghĩa

Sự thực hiện để đánh giá


1. Biết

- Nhắc lại được sự kiện.

- Nhận biết được sự vật.

Ví dụ: Có thể nhắc lại được các bước trong quy trình trong quy trình lắp mạch của một mạch điện

Sự thực hiện: Nhắc lại, ghi chép lại, liệt kê, nhớ lại, gọi tên,...


2. Thông hiểu

Trình bày được nội dung các sự kiện, tính chất đặc trưng của sự vật.

Ví dụ: Mô tả được Sơ đồ bố trí các thiết bị điện trên sơ đồ đi dây.

Sự thực hiện: Mô tả, giải thích, diễn đạt, báo cáo, sắp xếp, tính toán...


3. Vận dụng

- Vận dụng một kiến thức để hiểu một kiến thức khác phức tạp hơn.

- Vận dụng trường hợp chung vào trường hợp riêng.

Ví dụ: Vận dụng định luật Kirchhoff để giải thích tổng dòng điện tại một nút bằng không hoặc vận dụng hiện tượng ion hóa không khí để giải thích hiện tượng vầng quang điện.

Sự thực hiện: Thể hiện, ứng dụng, trình diễn, minh hoạ, bố trí...


4. Phân tích


Vận dụng các nguyên lý để tìm hiểu, nhận thức các sự kiện, sự việc, trường hợp riêng.

Ví dụ: Vận dụng nguyên lí xếp chồng để phân tích mạch điện của một thiết bị điện

Sự thực hiện: Phân tích, phân hoá, phân loại, đánh giá, so sánh, tính toán...

5. Tổng hợp

Vận dụng các nguyên

lý vào các trường hợp

Ví dụ: Tổng hợp các số liệu để viết

một báo cáo hoặc lập Kế hoạch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 11



riêng lẻ để trình bày 1 kết luận chung hoặc 1 giải pháp mới.

chuyến khảo sát, đánh giá tổn thất điện năng tại 1 xã, phường nào đó..

Sự thực hiện: Soạn thảo, tổng kết, lập kế hoạch, thiết kế, bố trí, thiết lập...


6. Đánh giá

Vận dụng các nguyên lý để phân tích, tìm hiểu và so sánh một giải pháp(kết cấu, quy trình...) với các giải pháp khác đã biết.

Ví dụ: Đánh giá một phương án thiết kế cung cấp điện cho một phân xưởng cơ khí hoặc một căn nhà..

Sự thực hiện: Đánh giá, xếp hạng, so sánh, chọn lựa, định giá, cho điểm.


Kỹ năng:


Trình độ

Định nghĩa

Sự thực hiện để đánh giá


1. Bắt chước


Quan sát và làm rập khuôn được.

Làm theo được.

Ví dụ: Tháo lắp được một sơ đồ mạch điện hoặc thiết bị điện theo sự hướng

dẫn của giáo viên hoặc giáo trình.


2. Làm được


Biết cách làm và tự làm được.

Hoàn thành được công việc nhưng với sai sót nhỏ, chuẩn thấp.

Ví dụ: Đấu được mạch điện đảo chiều quay động cơ 3 pha nhưng chưa thành

thạo, còn cần GV ngồi kèm.


3. Chính xác


Thực hiện một cách chính xác

Hoàn thành được công việc không có sai sót, đạt chuẩn quy định.

Ví dụ: Đấu được mạch điện đảo chiều

quay động cơ 3 pha đúng kỹ thuật và đảm bảo thời gian.


4. Phối hợp

Thực hiện một cách chính xác công việc và có phần sáng tạo.

Hoàn thành được công việc đạt chuẩn Ví dụ: Đấu nối được mạch điện hòa đồng bộ hai máy phát điện, đúng

nguyên lí.


5. Thuần thục


Thực hiện công việc chính xác với tốc độ cao, thuần thục.

Hoàn thành công việc một cách thuần thục đạt vượt chuẩn.

Ví dụ: Tránh và xử lí kịp thời khi gặp các sự cố, các chướng ngại đột

xuất.


Thái độ:


Mức độ

Định nghĩa

Sự thực hiện để đánh giá

1. Tiếp nhận

Lắng nghe.

Ví dụ: Lắng nghe về an toàn điện.


2. Đáp ứng

Lắng nghe và có phản ứng để hiểu rò, chấp hành.

Ví dụ: Chấp hành về quy định an toàn điện.

3. Đánh giá thừa nhận

Lắng nghe và có phản ứng với quan điểm của mình.

Ví dụ: Lắng nghe giảng về an toàn điện và thừa nhận bảo vệ an toàn lao động là cần thiết.

4. Tổ chức thực hiện

Đưa ra các quan điểm về chính mình.

Ví dụ: Công nhận các tình huống về an toàn điện và cam kết thực hiện.


5. Đặc trưng hoá

Thực hiện tốt các đặc trưng thực tế với hoàn cảnh của chính mình một cách tự giác.

Ví dụ: Thường xuyên có ý thức thực hiện trong điều kiện thực tế một cách đúng đắn.


2.2. Một số biện pháp dạy học môn Mạng cung cấp điện theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn trình độ cao đẳng

Luận án đề xuất 03 biện pháp:

- Biện pháp 1: Xây dựng ngân hàng các tình huống/vấn đề, bài tập nâng cao để sử dụng trong DH.

- Biện pháp 2: Vận dụng các PPDH hợp lý để dạy SV PP tư duy PH& GQVĐ thực tiễn.

- Biện pháp 3: Tăng cường khả năng tự học của sinh viên thông qua các trải nghiệm thực tế nghề.

2.2.1. Biện pháp 1. Xây dựng ngân hàng các tình huống/vấn đề, bài tập nâng cao để sử dụng trong dạy học

2.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Bản chất của dạy học phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn là hình


thành cho SV năng lực vận dụng các kiến thức chuyên môn để phát hiện và giải quyết các vấn đề nghề nghiệp. Trong hoạt động nghề nghiệp, người lao động thường xuyên phải giải quyết các vấn đề nhằm cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó, việc xây dựng một ngân hàng các tình huống/vấn đề, các bài tập nâng cao gắn liền với nghề được đào tạo sẽ rất cần thiết và thuận lợi cho quá trình đào tạo. Các tình huống/vấn đề và các bài tập nâng cao này chủ yếu lấy từ thực tế nghề nghiệp. Ngoài ra có thể biên soạn cả các tình huống/vấn đề giả định nhưng có ý nghĩa thực tiễn.

2.2.1.2. Một số nguyên tắc xây dựng các tình huống/vấn đề, bài tập nâng cao

1. Phù hợp với mục đích và nội dung dạy học. Theo nguyên tắc này cần phải xuất phát từ mục đích và nội dung dạy học để xây dựng các tình huống/vấn đề, bài tập để SV có thể vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học xử lý được các tình huống/vấn đề đó.

2. Các tình huống/vấn đề được xây dựng phải gắn với nghề được đào tạo. Để đảm bảo nguyên tắc này, cần phải thường xuyên tham quan, quan sát các hoạt động nghề nghiệp trong thực tế (cũng là nghề đào tạo), trao đổi và tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn và quản lý của xí nghiệp, doanh nghiệp.

3. Các tình huống/vấn đề phải phù hợp với đối tượng đào tạo. Theo đó, các tình huống/vấn đề cần phải phong phú, đa dạng cả về mức độ khó theo năng lực của SV; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HSSV học nghề.

2.2.1.3. Phương pháp xây dựng các tình huống/vấn đề, các bài tập nâng cao

Việc xây dựng các tình huống/vấn đề, bài tập nâng cao có thể thực hiện theo các công việc sau đây:

- Nghiên cứu, phân tích mục đích, chuẩn đầu ra, nội dung dạy học.

- Phân tích các tài liệu... tiến hành xây dựng các tình huống/vấn đề, bài tập nâng cao và lựa chọn các tình huống/vấn đề do SV đã phát hiện (trình bày ở chương 1) để lập ngân hàng dữ liệu.

- Thử nghiệm các tình huống/vấn đề, bài tập đã xây dựng trong DH môn học.


- Thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau thực nghiệm

- Lưu giữ các tình huống/vấn đề, bài tập đã thử nghiệm.

- Thường xuyên bổ sung các tình huống/vấn đề, bài tập nâng cao mới

2.2.1.4. Minh họa một số tình huống/vấn đề, bài tập nâng cao đã xây dựng

Ngân hàng các tình huống/vấn đề, bài tập nâng cao đã được trình bày trong phần phụ lục (phụ lục số 1). Ở đây xin minh họa một số ví dụ.

Ví dụ 2.1: Khi tham quan một xưởng cơ khí, công nhân điện đang làm việc – bảo trì, vệ sinh các máy điện. Có đầy đủ phương tiện, máy móc dùng cho thao tác kỹ thuật: Trong tủ có dầu, dung môi làm sạch máy; trên bàn có các dụng cụ tháo lắp, có các giẻ sạch để làm vệ sinh máy, có cả các que đính bông để lau chùi những chỗ sâu trong máy; có máy khoan, mài... Công nhân chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện làm việc và bắt đầu làm việc. Trong môi trường làm việc như thế này, khi tham quan, quan sát các em SV có phát hiện được vấn đề gì cần giải quyết? Nếu SV không phát hiện ra vấn đề thì người GV cần phải gợi mở một vấn đề nào đó để SV suy nghĩ giải quyết vấn đề: Người công nhân bảo trì có nên dùng que đính sợi bông để quét, vệ sinh bên trong thiết bị điện hay không?

(GQVĐ tốt nhất: không nên làm vậy, vì khi lau quét rất dễ lưu lại phía trong thiết bị điện những sợi bông, đến khi thông điện chính các sợi bông này dễ tạo thành đường đánh điện giữa pha với đất và giữa các pha với nhau. Do đó chỉ nên dùng vải mịn trắng để lau phía trong thiết bị điện mà thôi).

Ví dụ 2.2: Khi tháo lắp và quan sát cấu tạo của các Contactor, lúc quan sát bề mặt tiếp xúc của các tiếp điểm thì có vấn đề cần giải quyết ở đây: Hai bề mặt tiếp xúc với nhau của tiếp điểm có cần phải mài thật bóng bằng cách mài tinh hay không, hay bề mặt thô một chút cũng được?

(GQVĐ tốt nhất: Căn cứ vào thực nghiệm đã chỉ rò, nếu xét theo quan điểm điện trở tiếp xúc, thì bề mặt tiếp điểm hơi thô một chút thì tốt, nếu mài thật mịn và bóng tiếp điểm như mài tinh thì ngược lại điện trở tiếp xúc không


giảm. Đó là vì bề mặt tiếp điểm hơi thô một chút chỗ lồi lòm càng nhiều thì nhiều điểm tiếp xúc hơn và dĩ nhiên điện trở tiếp xúc cũng giảm, dòng điện sẽ dẫn truyền dễ dàng hơn...).

Ví dụ 2.3: Cuộc họp kết thúc, mọi người ra về, trước khi về phải tắt điện. Khi đã tắt công tắc rồi nhưng bóng đèn huỳnh quang vẫn còn hơi sáng một chút. Một người nói đó là chuyện bình thường, ở một số phòng khác cũng như vậy. Là một người được đào tạo chuyên ngành điện, bạn thấy có vấn đề gì có hại ở đây cần phải xử lý hay không?

Ví dụ 2.4: Khi mở nắp cabo của chiếc xe ôtô thì thấy dây nối giữa ắc quy với động cơ điện khởi động ở xe hơi và máy kéo lại có tiết diện rất to, tại sao lại phải sử dụng dây có tiết diện rất to như thế này?

Ví dụ 2.5: Trong quá trình thăm quan và quan sát các loại dây và cáp trong một công ty, khi quan sát loại cáp 3 pha cao áp thì có một vấn đề cần giải quyết ở đây: Tại sao ở cáp 3 pha cao áp, ở ngoài cùng của lớp cách điện các lòi dây dẫn lại có bọc một màn kim loại mỏng, tại sao lại như vậy?

2.2.2. Biện pháp 2: Vận dụng phương pháp dạy học hợp lý để dạy sinh viên phương pháp tư duy giải quyết vấn đề

2.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Trong dạy nghề, điều quan trọng là phải dạy sinh viên PP tư duy để giải quyết các vấn đề nghề nghiệp chứ không phải chỉ dạy họ giải quyết các vấn đề riêng lẻ. Trong hoạt động nghề nghiệp, người lao động thường xuyên phải giải quyết các vấn đề khác nhau. Hầu hết các vấn đề đều có thể giải quyết theo các quy trình hợp lý. Vận dụng tư tưởng của các PPDH có tính quy trình ( như phương pháp dạy học Angorit hay phương pháp dạy học chương trình hóa) và tham khảo các quy trình khác, tác giả đã xây dựng một quy trình chung dạy cho SV phương pháp giải quyết các vấn đề nghề nghiệp (trình bày ở chương I). Vận dụng linh hoạt và sáng tạo quy trình này SV có thể giải

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí