lựa chọn được thiết bị bù… nhưng lại chưa được trực tiếp tính toán và thi công bao giờ, nên kiến thức của SV còn rất trừu tượng và mơ hồ.
Bước 2: Trải nghiệm cụ thể
Thông qua kinh nghiệm có sẵn người học trải nghiệm cụ thể. SV sẽ là người tự định hướng cho chặng đường học tập của mình. Qua trải nghiệm cụ thể SV sẽ được tham gia sâu hơn và phát triển trong quá trình học tập.
Thông qua thời gian đi trải nghiệm thực tế tại phân xưởng cơ khí, SV được trải nghiệm các điều kiện, môi trường thực tế, được chính bản thân đi đo đạc các thông số kỹ thuật, được trực tiếp quan sát tranh thiết bị sử dụng thực tế… điều này mang lại cho SV các kiến thức thực tiễn, niềm đam mê và động lực đối với ngành nghề mình đang theo học
Bước 3. Phản hồi.
Phân tích đánh giá nó dưới dạng chiêm nghiệm lại để SV tự rút ra kết luận xem vấn đề đó có đúng với suy nghĩ của SV hay không hay có đúng với lý thuyết mà SV đã được học hay không.
Sau khi được tự thân đo đạc và kiểm tra các thông số hệ thống điện tại xưởng cơ khí, SV sẽ phân tích và so sánh được sự chính xác và tương đồng của lí thuyết và thực tế. Điều này sẽ mang lại động lực thúc đẩy khả năng học tập trên lớp của SV.
Bước 4. Kinh nghiệm mới.
Trên cơ sở thực hiện 3 bước trên, SV tiến hành khái niệm hóa những kinh nghiệm đã nhận được, để từ đó tìm ra cho mình khái niệm mới. Quá trình này biến kiến thức trở nên có hệ thống và lưu giữ, khắc sâu trong bộ nhớ. Nhờ có bước này mà kinh nghiệm được nâng cấp phát triển lên một tầm cao mới, hữu ích hơn. Bước này được xem như là giai đoạn kiểm chứng kết luận của mình có đúng hay không.
Bước 5. Áp dụng giải quyết vấn đề thực tế.
Sau các giai đoạn trên, SV có thể đưa ra một kết luận được đúc rút từ thực tiễn với những luận cứ, suy nghĩ chặt chẽ. Nhờ kết luận đó SV có thể đưa nó vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Đây là bước hết sức quan trọng trong việc hình thành tri thức thật sự.
Trong quá trình thực hiện bước này, giáo viên cần theo dòi, giúp đỡ SV thực hiện công việc. Gợi ý và hướng dẫn SV áp dụng quy trình GQVĐ trong dạy học (Hình 1.7) để giải quyết các tình huống cụ thể trong quá trình tiếp xúc với môi trường thực tiễn nghề nghiệp. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của SV. Cuối cùng, GV và cán bộ quản lí trực tiếp phải tổng hợp lại các ý kiến, các nội dung từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp hoặc hoạt động ngoài lớp tiếp theo… Thông qua đó giúp SV có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp mạnh dạn, tự tin hơn; ý thức trách nhiệm của SV được bộc lộ.
(2). Xây dựng chương trình mô đun thực tập sản xuất.
Đề xuất của tác giả về mô đun mới bổ sung này như sau:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC TẬP SẢN XUẤT MÔN MẠNG CUNG CẤP ĐIỆN
Nghề: Điện công nghiệp Trình độ: Cao đẳng
Thời gian mô đun: 120 giờ (LT: 15; TH: 100; KT: 5)
I. Vị trí, tính chất mô đun
- Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học xong các môn cơ sở ngành và môn Mạng cung cấp điện.
- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành được tổ chức đào tạo tại xưởng
thực tập sản xuất của trường và tại các cơ sở doanh nghiệp thực tế sản xuất (Công ty Điện lực Lâm Đồng, hệ thống các nhà hàng – khách sạn: Sammy, Sài Gòn – Đà Lạt...)
II. Mục tiêu của mô đun, chuẩn đầu ra
1. Mục tiêu của mô đun
- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản đã được học vào quá trình hoạt động nghề nghiệp thực tế tại xưởng cũng như tại doanh nghiệp.
- Rèn luyện để củng cố kiến thức, nâng cao khả năng thực hành nghề Điện, bao gồm chuyên môn kỹ thuật và quản lý sản xuất.
- Tổng hợp các kỹ năng thực hành nghề đã học ở các mô đun đào tạo nghề trước; rèn luyện thành thạo các thao tác, nâng cao năng suất lao động.
- Rèn luyện kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp, an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện tính cẩn thận trung thực; tư duy đánh giá; tư duy PH& GQVĐ để phát triển chuyên môn nghề nghiệp.
2. Chuẩn đầu ra:
Các chuẩn đầu ra (CĐR) được trình bày dưới đây là các CĐR mà SV cần phải đạt được sau khi học xong môn Thực tập sản xuất môn Mạng cung cấp điện, mô đun này nhằm cũng cố và nâng cao mức độ/trình độ của các CĐR đã xây dựng trong chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng. Các CĐR của mô đun như sau:
CĐR1: Vận dụng những kiến thức và kỹ năng nghề (kỹ thuật và quản lý) vào thực tế sản xuất.
CĐR2: Tổng hợp các kỹ năng thực hành nghề.
CĐR3: Thao tác thành thạo, nâng cao năng suất lao động.
CĐR4: Thực hiện kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, an toàn lao động, bảo vệ môi trường
CĐR5: Thể hiện tính cẩn thận, trung thực, đạo đức nghề nghiệp.
CĐR6: Đề xuất giải quyết được các tình huống có vấn đề và sáng tạo cái mới hoặc cải tiến cái chưa hoàn thiện.
III. Nội dung mô đun (Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Nội dung mô đun thực tập sản xuất môn Mạng cung cấp điện
Nội dung | Thời gian (giờ) | ||||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
01 | - Tìm hiểu về nội quy, quy định xưởng thực tập sản xuất. - Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các mô hình thí nghiệm. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư thực hành trong xưởng. - Đo đạc, kiểm tra hoạt động của tất cả các thiết bị trong xưởng | 12 | 02 | 10 | 0 |
02 | - Tiến hành thí nghiệm, lắp rắp các mạch điện theo yêu cầu. - Kiểm tra nguyên lý hoạt động, đo đạc các thông số của hệ thống. - Báo cáo kết quả thí nghiệm, ghi chú những vấn đề bất thường trong quá trình thực tập thảo luận, trao đổi để tìm ra nguyên nhân của vấn đề bất thường đó trao đổi, tham khảo ý kiến giáo viên về kết quả thảo luận của nhóm Kết quả cuối cùng. - Lắp đặt sơ đồ cung cấp điện giả định, | 45 | 07 | 35 | 03 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Kiến Thức Môn Mạng Cung Cấp Điện [1][64]
- Một Số Biện Pháp Dạy Học Môn Mạng Cung Cấp Điện Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn Trình Độ Cao
- Biện Pháp 3: Tăng Cường Khả Năng Tự Học Của Sinh Viên Thông Qua Các Trải Nghiệm Thực Tế Nghề
- Phương Pháp Đánh Giá Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn Của Sinh Viên Trong Dạy Môn Mạng Cung Cấp Điện
- Ví Dụ 2: Áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Nêu Vấn Đề, Đưa Ra Một Vấn Đề Trong Thực Tế Nghề Nghiệp, Yêu Cầu Sinh Viên Làm Việc Nhóm Và Giải Quyết
- Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 16
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
theo yêu cầu: đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ... - Các nhóm lần lượt thay đổi nhau để tiến hành thực tập đầy đủ các mô hình, các yêu cầu thực tập của GV. | |||||
03 | Trải nghiệm thực tế làm việc tại các doanh nghiệp, công ty xây lắp, nhà hàng – khách sạn: - Tìm hiểu quy trình làm việc, nội quy, quy định của cơ quan đến thực tập thực tế - Hoàn thành nghiêm túc về công việc và thời gian cơ quan giao nhiệm vụ. - Ghi chú lại những vấn đề chưa biết, chưa rò từ đó có kế hoạch cụ thể để xử lý các vấn đề này. | 53 | 06 | 47 | 0 |
04 | - Báo cáo kết quả thực tập tại cơ sở; đề xuất trao đổi, bổ sung kiến thức còn chưa biết. - Lắng nghe sự trao đổi, hướng dẫn cũng như nhận xét kết quả thực tập tại cơ sở của SV. - Kết luận, rút kinh nghiệm. | 10 | 0 | 08 | 02 |
IV. Điều kiện thực hiện mô đun
- Xưởng thực tập sản xuất có đầy đủ các trang thiết bị để thực tập các nội dung trong hệ thống kiến thức của môn Mạng cung cấp điện.
- Đa dạng, nhiều mô hình để SV có điều kiện rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng nghề và kinh nghiệm quản lý trong hoạt động nghề nghiệp.
- SV phải tham dự 100% thời gian quy định.
- Giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật xưởng phải phối hợp hướng dẫn SV thực tập và đánh giá kết quả.
V. Phương pháp và nội dung đánh giá thực tập
1. Phương pháp đánh giá:
- SV tự đánh giá theo mẫu quy định của nhà trường.
- Giáo viên và cán bộ hướng dẫn nhận xét đánh giá quá trình thực tập của SV, chú trọng về kỹ năng GQVĐ độc lập của SV.
2. Nội dung đánh giá:
- Đánh giá theo các tiêu chí cụ thể của chuẩn đầu ra.
- Tập trung các tiêu chí quan trọng: Thao tác kỹ thuật, khả năng giải quyết các tình huống có vấn đề, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, kỷ luật lao động.
3. Tiến trình đánh giá:
- Xây dựng tiêu chí đánh giá, tự đánh giá của SV
- Thu thập bằng chứng: Quan sát quá trình làm việc của SV, thống kê các kết quả làm được, kiểm tra chất lượng của sản phẩm (Kỹ thuật, thẩm mỹ).
- Xem xét kết quả tự đánh giá của SV.
- Thảo luận của những người tham gia đánh giá.
- Giáo viên và cán bộ hướng dẫn thống nhất kết quả đánh giá.
4. Trình tự đánh giá:
- Hàng ngày GV nhận xét kết quả thực tập của SV
- Hàng tuần sinh viên nộp báo cáo tự đánh giá; GV tổng hợp các kết quả đánh giá hàng tuần; phân tích chiều hướng tiến bộ của SV để thống nhất kết quả đánh giá tổng hợp đợt thực tập.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun
1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun thực tập sản
xuất môn Mạng cung cấp điện được áp dụng tổ chức đào tạo cho SV chuyên ngành Điện công nghiệp, trình độ cao đẳng.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp tổ chức đào tạo:
- SV được bố trí luân phiên vào các mô hình, các khu thực tập chuyên biệt để SV có điều kiện học tập trải nghiệm tất cả các công việc liên quan đến môn học.
- SV được bố trí thực tập cả kỹ năng chuyên môn nghề và kỹ năng quản lý (trưởng ca, tổ trưởng tổ kỹ thuật, đội trưởng đội đường dây của Điện lực, tổ trưởng giám sát (thi công)...v.v..
2.3. Kiểm tra đánh giá theo năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn
2.3.1. Mục đích của kiểm tra, đánh giá theo năng lực phát hiện & giải quyết vấn đề thực tiễn
Mục đích chủ yếu nhất là đánh giá được khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng mà SV đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống và vì sự tiến bộ của người học so với chính họ. Để minh chứng SV có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội, môi trường cho SV giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó SV vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học ở trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường, trong thực tiễn nghề nghiệp...
Về nội dung kiểm tra, đánh giá: Đánh giá những kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học ở môn học, những hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân SV trong cuộc sống xã hội.
Về công cụ kiểm tra, đánh giá: Xây dựng những nhiệm vụ, những bài tập tình huống, các bối cảnh thực tế.
Về thời điểm kiểm tra, đánh giá: Mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú ý đến việc đánh giá trong khi học.
2.3.2. Một số yêu cầu, nguyên tắc đối với kiểm tra, đánh giá theo năng lực phát hiện & giải quyết vấn đề thực tiễn
Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của sinh viên
Mỗi cá nhân để thành công trong học tập, thành đạt trong cuộc sống cần phải sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau. Do vậy GV cần phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng lực khác nhau của người học, để kịp thời phản hồi, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục.
Năng lực PH&GQVĐ thực tiễn của từng cá nhân thể hiện qua hoạt động (có thể quan sát được ở các tình huống, hoàn cảnh khác nhau) và có thể đo lường/đánh giá được. Phải đánh giá được các năng lực của người học theo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Năng lực ở mức độ cao nhất mà người học cần phải hướng đến đó chính là năng lực xử lý và GQVĐ.
Đảm bảo tính khách quan
Phối hợp một cách hợp lý các loại hình, công cụ đánh giá khác nhau nhằm hạn chế tối đa các hạn chế của mỗi loại hình, công cụ đánh giá. Đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập, các tình huống đánh giá của SV.
Kiểm soát các yếu tố khác bên ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của SV có thể ảnh hưởng đến kết quả bài làm hay thực hiện hoạt động của SV. Các yếu tố đó có thể là trạng thái sức khỏe, tâm lý lúc làm bài hay thực hiện các hoạt động; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra; độ dài của bài kiểm tra; sự quen thuộc với bài kiểm tra.
Đảm bảo sự công bằng
SV phải được giao các nhiệm vụ, bài tập vừa sức, có tính thách thức để giúp SV có thể tích cực vận dụng, phát triển kiến thức và kỹ năng đã học.
Đề bài kiểm tra phải cho SV cơ hội để chứng tỏ khả năng áp dụng những kiến thức, kỹ năng mà SV đã học vào đời sống hàng ngày và giải quyết vấn đề.
Đối với bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin để đánh giá xếp loại SV, GV cần phải đảm bảo rằng hình thức bài kiểm tra là không xa lạ đối với SV.