Khách Du Lịch Nội Địa Đến Hà Nội Giai Đoạn 2008 – 2013


các cơ sở hoạt động du lịch chủ yếu để phục vụ nhu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Chính phủ, các đoàn ngoại giao, các chuyên gia đến từ các nước xã hội chủ nghĩa. Từ sau năm 1975 đến cuối thập kỷ 90, TP mới bắt đầu tiếp cận đến việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.

Lực lượng kinh doanh du lịch trên địa bàn TP cũng phát triển mạnh, thích nghi dần cơ chế mới, từng bước làm ăn có hiệu quả. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Trước đó, trong kinh doanh lữ hành chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được phép hoạt động, nay mở rộng cho cả doanh nghiệp tư nhân. Chính những thay đổi đó đã tạo điều kiện tăng nhanh lượng khách du lịch đến Hà Nội. Nếu như năm 1993 chỉ có khoảng 200.000 lượt khách quốc tế và 150.000 lượt khách nội địa đến Hà Nội, thì đến năm 2000 có khoảng 550.000 lượt khách quốc tế, 3,1 triệu khách nội địa và năm 2005 con số này là 1.100.000 lượt khách quốc tế và 4,2 triệu lượt khách nội địa (UBND TP Hà Nội, 2012).

Sau khi mở rộng về địa giới hành chính vào năm 2008, Hà Nội có thêm nhiều điểm du lịch phục vụ cho thị trường nội địa và quốc tế. Năm 2008, Hà Nội đón khoảng 8,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 1,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế. TP có gần 1.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành, trong đó có trên 300 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế. TP có 779 cơ sở lưu trú với 17.630 phòng. Tổng số hướng dẫn viên (HDV) du lịch khoảng 1.460 người.

3.2. Các tác nhân trong cụm ngành du lịch Hà Nội‌


Dựa trên các nghiên cứu đặc thù ở Hà Nội, đề tài nghiên cứu đưa ra mô hình khái quát hóa cấu trúc cụm ngành du lịch Hà Nội theo Hình 3.1 dưới đây.


Hình 3.1. Sơ đồ cụm ngành du lịch Hà Nội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nguồn Tác giả tự vẽ Ghi chú QH Quy hoạch NCTT Nghiên cứu thị trường DL Du 1


Nguồn: Tác giả tự vẽ.


* Ghi chú: QH: Quy hoạch; NCTT: Nghiên cứu thị trường; DL: Du lịch; VCGT: Vui chơi giải trí; KDL: Khách du lịch; DVDL: Dịch vụ du lịch; ĐP: Địa phương.


3.2.1. Tài nguyên và sản phẩm du lịch

Tài nguyên du lịch


Hà Nội có lợi thế là Thủ đô của Việt Nam. Tài nguyên du lịch Hà Nội được đánh giá là đa dạng và phong phú. Giá trị nổi trội về tài nguyên du lịch Hà Nội là tài nguyên du lịch nhân văn được kết tinh qua quá trình hình thành và phát triển của lịch sử hàng ngàn năm Thăng Long – Hà Nội và không gian văn hóa Xứ Đoài.

Các di tích lịch sử - văn hóa - tôn giáo của Thủ đô có vẻ đẹp cổ kính, đơn sơ, trầm mặc là điểm hấp dẫn thu hút du khách quốc tế. Tính đến nay ở Hà Nội có 5.175 di tích văn hóa lịch sử trong đó có 1.050 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, chiếm tỉ lệ gần 20% của cả nước. TP có khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế


giới; hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO.

Điểm đặc biệt khác của tài nguyên du lịch nhân văn ở Hà Nội đó chính là phố cổ - phố nghề và làng cổ - làng nghề. Phố cổ - phố nghề độc đáo trong kiến trúc và còn lưu giữ được một số hoạt động nghề truyền thống. Hiện nay, Hà Nội còn trên 50 phố được gọi chung là “Khu phố cổ”. Hà Nội cũng có tiềm năng lớn về du lịch các làng cổ, làng nghề. Toàn TP có 1.270 làng có nghề, trong đó có 272 làng nghề (244 làng nghề truyền thống) với 47 nghề trên 52 nghề của toàn quốc (UBND TP Hà Nội, 2012). Bên cạnh đó, Hà Nội còn có các làng cổ nổi tiếng như làng cổ Đường Lâm, Đông Ngạc, Nhị Khê, Cự Đà. Mỗi làng quê giống như một viện bảo tàng sống động về văn hoá truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách.

Thăng Long - Hà Nội là một trong những địa phương tập trung nhiều lễ hội của Việt Nam. Hiện có tới 1.095 lễ hội được tổ chức quanh năm, và nhiều nhất vào mùa Xuân. Trong đó, có những lễ hội rất lớn, thu hút hàng triệu lượt khách (lễ hội chùa Hương), có lễ hội đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thể Giới (hội Gióng).

Hà Nội có hàng chục bảo tàng đang hoạt động phục vụ công chúng. Trong đó, rất nhiều bảo tàng là những điểm đến hấp dẫn du khách như: bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bảo tàng Phụ nữ Việt Nam…

Một tài nguyên du lịch quan trọng nữa đó là ẩm thực ở Hà Nội. Văn hóa ẩm thực ở Hà Nội là sự giao thoa và kết tinh những tinh hoa ẩm thực ở các địa phương khác ở khu vực phía Bắc nhưng cũng giữ được những nét đặc trưng riêng. Năm 2012, Tổ chức sách Kỷ lục châu Á đã vinh danh ba món ăn Hà Nội là Phở, Bún chả và Bún thang xác lập kỷ lục châu Á theo bộ tiêu chí “Giá trị ẩm thực châu Á”.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Hà Nội cũng được đánh giá là có tiềm năng phát triển du lịch về cảnh quan, sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì, khu thắng cảnh Hương Sơn – Quan Sơn, cảnh quan vùng đồi núi Sóc Sơn.


Cuối cùng, với vị trí trung tâm và đầu mối về giao thông, tiềm năng du lịch ở Hà Nội còn được thể hiện ở khía cạnh liên kết thuận tiện với các điểm đến du lịch khác ở khu vực phía Bắc như Hạ Long, Sapa, Ninh Bình, Hà Giang.

Sản phẩm du lịch


Khu vực nội thành, trong những năm qua, Hà Nội đã định hình phát triển được một số sản phẩm du lịch như tham quan di tích văn hoá, lịch sử, tôn giáo; tham quan phố cổ, các điểm danh thắng của Thủ đô; tham quan, mua sắm hàng thủ công, mỹ nghệ các làng nghề; du lịch lễ hội; du lịch ẩm thực; du lịch hội thảo, hội nghị (MICE).

Tại khu vực ngoại thành, đã hình thành các sản phẩm du lịch như các chương trình du lịch gắn với thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa lâu đời, các làng nghề, làng cổ với những phong tục đặc trưng của vùng Hà Nội như du lịch sinh thái Ba Vì, Hương Sơn; du lịch văn hóa tại làng Đường Lâm, Cổ Loa, lễ hội chùa Hương, hội Gióng.


3.2.2. Khách du lịch‌

Khách du lịch quốc tế


Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế ở mức ổn định trong những năm gần đây, đạt khoảng từ 10 - 13%/năm. Năm 2013 Hà Nội đón 2,581 triệu lượt khách quốc tế; đến năm 2014 đón khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2013).

Khách quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 vùng, lãnh thổ, trong đó khách từ các thị trường có khả năng chi trả cao như Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ... Có 10 thị trường chiếm 75 - 80% tổng số khách vào Hà Nội. 10 thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội gồm Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore (xem chi tiết tại Phụ lục 15).

Khách du lịch nội địa


Hà Nội là nơi đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng khách trung bình chiếm khoảng 15% tổng lượng khách du lịch hàng năm của cả nước. Năm 2008 đón 7,6 triệu lượt khách, năm


2013 đón 13,99 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng khách nội địa tăng ổn định, giai đoạn năm 2008 - 2013 khoảng 12,89%/năm.

Hình 3.2. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013


Nguồn Sở VH TT DL Hà Nội 2014 3 2 3 Nhà cung cấp dịch vụ‌ Dịch vụ lưu trú 2


Nguồn: Sở VH, TT & DL Hà Nội (2014).


3.2.3. Nhà cung cấp dịch vụ‌

Dịch vụ lưu trú


Hiện TP có 1.751 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với hơn 25.532 buồng trong đó có 315 cơ sở đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn và các hạng sao theo qui định, chiếm 58,3% với 14.894 buồng. Số khách sạn 5 sao là 12 khách sạn với 3.976 buồng, số khách sạn 4 sao là 10 khách sạn với 1.640 buồng; số còn lại là từ 1 sao đến 3 sao (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2014).

Dịch vụ ăn uống, ẩm thực


Tính đến hết năm 2013, toàn TP có 33.984 cơ sở dịch vụ ăn uống. Bên cạnh, các nhà hàng Âu, Á, Việt Nam tại các khách sạn lớn từ 3 - 5 sao; hệ thống các nhà hàng khác, các cửa hàng ăn nhanh, các quán ăn cũng phát triển khá phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu khách du lịch nội địa và quốc tế.


Cơ sở mua sắm


Hiện tại, chưa có thống kê chính thức về số lượng, phân loại các cơ sở mua sắm dành cho khách du lịch. Tuy nhiên tổng hợp lại, các cơ sở mua sắm tập trung đông dành cho khách du lịch có thể được phân thành các loại sau (1) các cơ sở mua sắm tập trung tại khu vực phố cổ và phụ cận, (2) các cơ sở mua sắm tại các làng nghề du lịch, (3) các cơ sở mua sắm tại các điểm du lịch và (4) các cơ sở mua sắm tại các trung tâm thương mại lớn trên toàn TP.

Dịch vụ vui chơi giải trí


Tại Hà Nội tập trung nhiều các cơ sở văn hoá, giải trí như nhà hát, chiếu phim, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như hát chèo, múa rối, ca trù…

Tính đến năm 2013, TP có 1.103 cơ sở nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Trên địa bàn TP cũng có khoảng trên 10 bảo tàng chủ yếu là bảo tàng quốc gia, các đoàn nghệ thuật của Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội (NGTK, 2013).

Các công viên công cộng cũng là nét hấp dẫn đối với khách du lịch, hiện tại trên địa bàn TP có một số công viên lớn như công viên Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ, Đống Đa, Lê Nin, Gandi,…

Tại các khách sạn từ 3 sao trở lên hầu hết đều có các tiện nghi, trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí như bể bơi, sân quần vợt, trung tâm thể thao, quầy rượu, câu lạc bộ đêm, vũ trường, phòng hát, máy đánh bạc,... Ở khu vực ngoại thành cũng có các sân gôn Sóc Sơn, Vân Trì, Đồng Mô để phục vụ khách du lịch.

Dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch


Tính đến hết năm 2014, toàn TP có 1.600 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành trong đó có khoảng gần 700 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1.100 xe ô tô chuyên dụng chở khách du lịch. Hà Nội cũng có khoảng hơn 91 doanh nghiệp được cấp phép vận chuyển taxi với 17.600 đầu xe và khoảng 2.000 lái xe (UBND TP Hà Nội, 2014). Việc vận chuyển khách du lịch bằng đường


thuỷ (tàu du lịch trên sông Hồng) được triển khai nối các điểm du lịch của Hà Nội và địa phương trong vùng dọc theo sông Hồng. Ngoài ra, trong khu vực nội thành cũng có 4 doanh nghiệp vận chuyển khách bằng phương tiện xích lô; 2 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch bằng xe điện và được TP quản lý chặt chẽ đồng thời quy định hạn chế trên một số tuyến phố nhất định.

Dịch vụ tư vấn du lịch


Dịch vụ này bao gồm các hoạt động tư vấn chuyên nghiệp về du lịch trong các lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, nghiên cứu thị trường, truyền thông quảng bá trong du lịch. TP là nơi đặt trụ sở chính của Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch, các công ty, và tổ chức chuyên quy hoạch, thiết kế về xây dựng và du lịch. Đồng thời, đây cũng là nơi tập trung một số công ty có năng lực về việc tiếp thị và quảng bá du lịch.


3.2.4. Ngành hỗ trợ‌

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch


Từ năm 2008, chức năng tham mưu cho UBND TP Hà Nội về quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch chuyển về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Đến cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội thực hiện chức năng xúc tiến du lịch từ Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Hà Nội (đang trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội), và tái lập lại Sở Du lịch Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn TP. Ngoài ra, chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cấp quận, huyện do Phòng Văn hóa Thông tin đảm nhiệm và thường không có cán bộ chuyên trách.

Hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước


Hà Nội cũng đã thực hiện được một số hoạt động tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, tổ chức các trung tâm thông tin du lịch tại các cửa ngõ đón khách du lịch, điểm du lịch quan trọng như sân bay quốc tế Nội Bài, khu vực Hồ Hoàn Kiếm; thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với các tổ chức, doanh


nghiệp du lịch trong và ngoài nước, tham gia các diễn đàn và chương trình hợp tác tiểu vùng, khu vực, vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội.

Các hiệp hội du lịch


Hiện nay, TP đã có Hiệp hội Du lịch Hà Nội đi vào hoạt động được nhiều năm. Trên địa bàn TP cũng là trụ sở hoạt động chính của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, một số câu lạc bộ về du lịch, và hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra, trên địa bàn TP cũng là nơi đóng trụ sở chính của các cơ quan đại diện xúc tiến du lịch của các nước.

Các tổ chức quốc tế


Hà Nội cũng là nơi tập trung các tổ chức quốc tế hỗ trợ hoạt động du lịch. Trong những năm vừa qua, một số cơ quan như dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch của EU, hay cơ quan hợp tác Việt nam – Singapore cũng đã có những đóng góp quan trọng trong việc cải thiện môi trường và chất lượng du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, về phía ngành du lịch TP cũng chưa có sự hợp tác, và gắn kết chặt chẽ với các cơ quan này.

Cơ sở đào tạo


Tính đến năm 2013, trên địa bàn TP có 112 trường cao đẳng và đại học, 336 cơ sở dạy nghề. Chỉ tính riêng các cơ sở đại học có đào tạo về du lịch, tính bình quân trong những năm gần đây, các trường trên địa bàn Hà Nội có chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm khoảng 2.300 sinh viên. Riêng trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đào tạo các ngành học chuyên về du lịch mỗi năm cũng đào tạo khoảng trên 1.000 sinh viên gồm các ngành nghề khách sạn, lữ hành, hướng dẫn du lịch, nấu ăn,… Ngoài ra, tại nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp cũng mở các hình thức đào tạo khác như tại chức mỗi năm lên đến hàng nghìn sinh viên.

Ngân hàng, bảo hiểm


Trên địa bàn TP có khoảng 30 ngân hàng trong và ngoài nước đặt trụ sở, chi nhánh giao dịch. Trong đó, có một số ngân hàng nước ngoài, liên doanh với nước ngoài đã có mặt tại Hà Nội như ANZ, Citibank, Deutsche Bank, Hong Leong, HSBC, Indovina bank, Shinhan, Standard

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023