quyết được nhiều loại vấn đề khác nhau. Đây cũng chính là mục đích của biện pháp này.
2.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Trong dạy học thực hành nghề người ta thường áp dụng PPDH Angorit hóa để dạy SV thao tác theo quy trình để làm ra sản phẩm. Ban đầu GV cung cấp cho họ văn bản ghi rò quy trình hành động để làm ra sản phẩm. Khi bắt đầu học SV vừa xem văn bản vừa thao tác theo hướng dẫn. Tập luyện nhiều lần các em sẽ có được kỹ năng và có thể thoát ly văn bản. Đây là giai đoạn SV thực hành theo mẫu. Cách làm này không giúp họ hoạt động chủ động sáng tạo, để khắc phục nhược điểm này, giai đoạn tiếp theo sẽ yêu cầu SV phải tìm một phần và sau đó tự lực xây dựng toàn bộ quy trình hành động, không có sự giúp đỡ của giáo viên, khi đó họ sẽ có thể hành động chủ động và sáng tạo. Như vậy, khi đã học được phương pháp hành động, SV có thể tự lực, chủ động giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp. Đây chỉ là điểm xuất phát, càng hoạt động về sau họ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và sẽ càng sáng tạo hơn.
Biện pháp này nhằm giúp SV hiểu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy trình chung GQVĐ để họ giải quyết các vấn đề trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Mục đích này sẽ được thực hiện trong các hoạt động DH như dạy học các kiến thức, kỹ năng mới, trong dạy học vận dụng kiến thức vào thực tế, trong dạy SV phương pháp GQVĐ như giải quyết một tình huống/nhiệm vụ, hay bài tập về xử lý các sự cố kỹ thuật về thiết bị, máy móc, nhiệm vụ cải tiến công nghệ, thiết kế công nghệ và thiết bị máy móc mới.
2.2.2.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ này đưa ra một tình huống/vấn đề rất đơn giản để dạy HSSV (trung cấp và cao đẳng) phương pháp giải quyết vấn đề/tình huống đơn giản nhưng sẽ giúp họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp sau này.
Cách dạy ở đây là ban đầu cung cấp cho HSSV một bản Angorit (quy trình hành động) mà hành động theo Angorit này cuối cùng họ chắc chắn làm ra được sản phẩm. Angorit này có thể mô tả như sau:
Bước 1. Nhận diện vấn đề/tình huống (hoặc đặt vấn đề)
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 9
- Nội Dung Kiến Thức Môn Mạng Cung Cấp Điện [1][64]
- Một Số Biện Pháp Dạy Học Môn Mạng Cung Cấp Điện Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn Trình Độ Cao
- Nội Dung Mô Đun Thực Tập Sản Xuất Môn Mạng Cung Cấp Điện
- Phương Pháp Đánh Giá Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn Của Sinh Viên Trong Dạy Môn Mạng Cung Cấp Điện
- Ví Dụ 2: Áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Nêu Vấn Đề, Đưa Ra Một Vấn Đề Trong Thực Tế Nghề Nghiệp, Yêu Cầu Sinh Viên Làm Việc Nhóm Và Giải Quyết
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
- Một mạch điện chiếu sáng (bóng đèn sợi đốt) bị hỏng (bật công tắc bóng đèn không sáng), làm thế nào để sửa chữa mạch này?
- Sơ đồ đơn tuyến mạch điện (hình 2.1):
CC
C
K
Đ
A
Hình 2.1. Sơ đồ đơn tuyến của mạch điện
Bước 2. Theo sơ đồ, nhận diện các phần tử của mạch điện có thể gây ra hỏng mạch, kiểm tra từng phần tử để tìm ra phần tử hư hỏng
Bước 3. Kiểm tra nguồn điện để đi đến kết luận
- Nguồn điện có điện bình thường Loại trừ nguyên nhân nguồn hỏng
Làm tiếp Bước 4.
- Nguồn điện bị hỏng (không có điện) Sửa nguồn điện.
Bước 4. Kiểm tra dây dẫn của cả mạch điện để đi đến kết luận
- Các dây dẫn đều tốt: Dây không bị đứt, các vị trí nối đều tiếp xúc tốt ( Vị trí nối ốc vít bắt chặt dây dẫn vào các khí cụ điện...) Chuyển sang bước 5.
- Dây dẫn bị đứt hoặc vị trí tiếp xúc không tốt Nối lại dây và vặn lại các ốc vít để tiếp xúc tốt hơn.
Cứ tiếp tục như trên cho tới khi tìm ra được phần tử hư hỏng làm mạch điện không hoạt động đúng nguyên tắc.
Tất cả các bước hành động trên đều do SV tự lực thực hiện. Ban đầu các em vừa theo dòi bảng quy trình vừa thực hiện theo. Khi thực hành nhiều lần họ sẽ quen với phương pháp hành động theo quy trình và hành động thoát ly khỏi bảng hướng dẫn đó.
Với cách dạy học trên, SV học được PP hành động theo mẫu. Cách học này sẽ không giúp SV hành động chủ động và sáng tạo được, để khắc phục các nhược điểm này cần triển khai tiếp các biện pháp bổ sung. Theo đó ta sẽ yêu cầu SV tham gia chủ động và tích cực vào việc xây dựng các quy trình hành động, cuối cùng là họ hoàn toàn xây dựng lấy quy trình hành động GQVĐ, không cần tới sự giúp đỡ của GV nữa. Khi đó SV có thể hành động chủ động và sáng tạo được, cứ thế qua các hành động để tích lũy kinh nghiệm hành động sáng tạo hơn.
Mục đích của biện pháp này là huấn luyện SV sử dụng linh hoạt, chủ động và sáng tạo quy trình tổng quát GQVĐ (nêu ở chương 1). GV cần giải thích cho SV hiểu rằng quy trình thực hiện trên là bản ghi tóm tắt quy trình tổng quát cho dễ thực hiện, không cần viết dài chi tiết như mẫu. Cụ thể là nếu viết đầy đủ như mẫu thì quy trình sẽ là:
Bước 1. Nhận diện vấn đề: Một mạch điện chiếu sáng bị hỏng. Hãy sửa chữa mạch này, vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện.
Bước 2. Xây dựng giả thuyết
Bước 2.1. Giả thuyết 1: Hỏng hóc xảy ra tại nguồn điện (không có điện) Bước 3. Kiểm nghiệm giả thuyết
Bước 3.1. Kiểm nghiệm giả thuyết – kiểm tra nguồn điện để đi đến kết luận:
- Nguồn điện tốt, có điện bình thường quay lại bước 2.2, đề xuất giả thuyết khác (bước 2.2).
- Nguồn điện không có điện Sửa nguồn điện. Bước 2.2. Đề xuất giả thuyết khác (giả thuyết 2)
Giả thuyết 2: Dây dẫn toàn mạch có vị trí bị hở (dây đứt ngầm hoặc tiếp xúc không tốt vị trí ốc vít bắt chặt dây dẫn và khí cụ điện)
Bước 3.2. Kiểm nghiệm giả thuyết mới (giả thuyết 2)
..................................................
Quá trình hành động cứ tiếp tục như vậy cho đến khi phát hiện phần tử nào của mạch điện bị hỏng.
Bước 4. Kết luận cuối cùng.
Kết luận cuối cùng đã được đưa ra, nhiệm vụ GQVĐ đã kết thúc, nhưng vấn đề dạy bài này vẫn chưa kết thúc được. GV phải dạy SV nhiều kinh nghiệm thực tế nhân bài học này. Chẳng hạn như việc kiểm tra giả thuyết ở trên có nhiều cách khác nhau, có cách đơn giản có cách phức tạp, có cách thể hiện sự sáng tạo. Vì vậy GV cần nghiên cứu các cách kiểm tra khác nhau để dạy cho SV, giúp họ tích lũy kinh nghiệm thực tế. Đồng thời trong quá trình dạy SV phương pháp hoạt động GQVĐ, GV cần có kế hoạch tăng dần tính chủ động và sáng tạo của họ cho tới khi họ chủ động và tự lực hoàn toàn việc xây dựng quy trình hành động.
Theo tiến trình nêu ở trên, GV có thể gợi ý, giúp đỡ SV tự xây dựng quy trình này. Đây chính là nội dung giai đoạn 2 của bài học nói trên. Sau khi SV thực hiện xong bước cuối cùng và nêu kết luận cuối cùng, GV tổ chức trao đổi trong cả lớp để thầy trò cùng trao đổi 2 vấn đề sau:
- Các phương pháp kiểm nghiệm giả thuyết trong các bước kiểm nghiệm các giả thuyết trên. SV kể ra các cách kiểm tra nguồn điện của mạch có bị hỏng không? Yêu cầu SV chỉ ra ưu nhược điểm, thuận lợi khó khăn của từng cách. GV bổ sung các cách kiểm tra, lưu ý thêm tính chính xác, tính an toàn... trong các cách kiểm tra. Ví dụ trong các cách kiểm tra nguồn điện có điện không thì cách dùng bút thử điện là đơn giản nhất và nhanh nhất, nhưng cách này có lúc không chính xác. Ví dụ như một ổ cắm điện có dây trung tính bị hở mạch nhưng khi dùng bút thử điện thì bút vẫn sáng, nhưng nếu mà kết
luận nguồn vẫn tốt là không đúng, vì nếu ta lấy một bóng đèn còn tốt mà kết nối vào ổ cắm điện này thì chắc chắn bóng sẽ không sáng. Những trao đổi như vậy rất có ích cho SV tích lũy kinh nghiệm thực tế.
- Giáo viên ra một tình huống tương tự tình huống bài học và hướng dẫn để SV tự xây dựng lấy quy trình GQVĐ. Theo quy trình GQVĐ ở trên, GV bằng đàm thoại gợi mở, hướng dẫn để SV tự xây dựng lấy quy trình hành động GQVĐ nêu ra.
2.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường khả năng tự học của sinh viên thông qua các trải nghiệm thực tế nghề
Khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh khiến cho người lao động phải học suốt đời để đáp ứng được yêu cầu luôn đổi mới của thực tiễn nghề nghiệp. Vì thế một trong những mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là phải phát triển được năng lực tự học của người học trong quá trình trải nghiệm thực tế nghề.
Ngay trong quá trình đào tạo, nhà trường vừa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho người học vừa giúp người học hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu. Nhờ có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, sinh viên sau khi ra trường sẽ có đủ khả năng để tự làm giàu vốn tri thức của mình, thích nghi tốt và nhanh chóng hơn cho các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
Để việc tự học đạt kết quả, thì việc lập kế hoạch học tập gắn với kỹ năng tự học cho bản thân là rất cần thiết, đây là điều mà hầu hết SV đều nhận thấy được. Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động thực tế vẫn còn có những khoảng cách. Việc tự học, tự nghiên cứu không chỉ tạo điều kiện cho sinh viên chiếm lĩnh được lượng tri thức lớn, đặc thù của môn học mà hơn thế còn góp phần hình thành năng lực tư duy cho sinh viên, hình thành phương pháp, kĩ năng cơ bản. Đặc biệt đối với SV các khối kỹ thuật, đào tạo lý thuyết phải
gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp, như vậy mới đáp ứng được chuẩn đầu ra mà các cơ sở GDNN đã xây dựng.
Trải nghiệm thực tế nghề phải được xem là khâu quan trọng trong chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề giai đoạn hiện nay. Thông qua quá trình cho trải nghiệm, tham quan cơ sở sản xuất kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng phát hiện vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề của SV sẽ được hình thành, trau dồi và phát triển. Không ít các trường hợp SV tỏ ra lúng túng, lo lắng khi đối mặt với các vấn đề gặp phải trong các hoạt động thực tế nghề nghiệp, do đó đòi hỏi SV phải được trang bị một hệ thống kiến thức, những kỹ năng nghề nghiệp vững vàng. Đặc biệt SV phải tự học, phải chủ động chiếm lĩnh tri thức, tự nghiên cứu, tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề… từ đó tự tìm ra con đường để giải quyết các vấn đề xuất hiện đó, dần dần hình thành nên kỹ năng PH&GQVĐ trong một cách nhanh chóng và khoa học hơn. Trong đào tạo ngành Điện công nghiệp, kiến thức lý thuyết rất trừu tượng, mơ hồ, SV sẽ không đạt được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nếu không cho SV học tập gắn với các trải nghiệm thực tế, tham quan các cơ sở sản xuất liên quan đến nghề nghiệp.
Trên cơ sở chương trình đào tạo môn Mạng cung cấp điện được trình bày ở mục 2.1.2, tác giả đề xuất và triển khai thực hiện biện pháp xây dựng môi trường học tập cho SV trải nghiệm thông qua mô đun thực tập sản xuất... Đây là mô đun đào tạo nghề quan trọng trong chương trình đào tạo.
2.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng môi trường học tập cho SV trải nghiệm nghề nghiệp là một nội dung nghiên cứu vận dụng các PPDH hiệu quả đáp ứng chuẩn đầu ra (CĐR). Để SV học nghề nói chung và SV học nghề điện nói riêng sau khi kết thúc chương trình đào tạo đạt được chuẩn đầu ra theo hướng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp thì việc xây dựng môi trường học tập cho SV trải nghiệm là một
biện pháp cần thiết. Đây là một hình thức dạy học quan trọng, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là hình thức tổ chức dạy học trong môi trường hành nghề giống như thực tế tại doanh nghiệp, trang thiết bị hiện đại đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của xã hội. SV được bố trí luân phiên vào các vị trí làm việc khác nhau để thực hiện nhiệm vụ như các vị trí công tác mà SV sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ làm. SV được giáo viên và các cán bộ hướng dẫn thực hiện công việc từ khâu đầu đến khâu cuối trong quy trình công nghệ sản xuất; thực hiện các công việc trong các nhà máy, công ty sản xuất...
2.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Nội dung của biện pháp tăng cường khả năng tự học của SV thông qua các trải nghiệm thực tế nghề đề cập đến hai vấn đề: (1) Tổ chức, hướng dẫn SV thực tập trải nghiệm nghề nghiệp; (2) Xây dựng chương trình mô đun Thực tập sản xuất.
(1) Tổ chức, hướng dẫn sinh viên thực tập trải nghiệm nghề nghiệp
Hoạt động trải nghiệm trong đào tạo SV khối kỹ thuật là hoạt động giáo dục mà trong đó từng SV được tham gia trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến ngành nghề được đào tạo, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên và cán bộ quản lí trực tiếp, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng nghề nghiệp và tích lũy kinh nghiệm riêng cho bản thân từng sinh viên. Bằng hoạt động trải nghiệm SV vừa là tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình, nên SV không những tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức mà còn biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân, đồng thời biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống, làm việc có kế hoạch, trách nhiệm.
Nội dung kiến thức phù hợp với học tập trải nghiệm thường là những nội dung gắn với thực tiễn, dễ dàng cho GV xây dựng những tình huống thực tiễn hoặc những tình huống mô phỏng giống với thực tiễn cho phép SV trải nghiệm trong các tình huống đó để tự rút ra kiến thức mới.
Trong quá trình tổ chức hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm thực tế nghề, giáo viên phải là người hướng dẫn, giúp đỡ SV thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Kinh nghiệm có sẵn Bước 2: Trải nghiệm cụ thể Bước 3: Phản hồi
Bước 4: Kinh nghiệm mới
Bước 5: Áp dụng giải quyết vấn đề
Việc SV được tham gia đầy đủ các bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: NL tổ chức, NL giáo tiếp, NL PH vấn đề NL GQVĐ …
Bước 1: Kinh nghiệm có sẵn
Kinh nghiệm có sẵn ở đây có thể đó là kết quả của một quá trình sau khi SV được đọc tài liệu, xem video, hay từ thực tế cuộc sống, qua một số bài học được tích lũy từ trước… được SV xâu kết, gợi nhớ lại biến nó thành nguyên liệu học tập.
Trong quá trình học môn Mạng cung cấp điện, SV được truyền đạt những kiến thức mang đậm tính chất lý thuyết. Các sự việc, hiện tượng được trực quan thông qua tính toán, đo đạc, các mô hình và phần mềm mô phỏng, video… Do đó, kinh nghiệm có sẵn của SV trong bước này chủ yếu là thuần lý thuyết và khả năng thì sẽ không đồng đều nhau.
Ví dụ như vấn đề nâng cao hệ số công suất cosφ cho một phân xưởng cơ khí. Các em biết nguyên lý, cách xác định dung lượng cần bù, xác định và