Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào theo định hướng phát triển năng lực - 14

Phiếu bài tập

(Dùng cho bài tập đọc Con nai, con rùa và con chim)

Bài tập 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất

Bài tập đọc “Con nai, con rùa và con chim” muốn nói đến tình bạn của những nhân vật nào?

a. Rùa và nai

b. Nai và chim

c. Nai, rùa và chim

d. Con nai, con rùa, con chim và con người.

Bài tập 2. Khi nai bị mắc bẫy, rùa và chim đã nghĩ ra cách gì để giúp nai?

a. Đi gọi con vật khác để cùng nhau giúp nai

b. Chim và rùa cùng nhau cắn dây bẫy

c. Chim đã bảo rùa cắn dây bẫy, còn mình thì tìm cách ngăn cản người thợ săn.

Bài tập 3: Điền từ trong bài tập đọc phù hợp với nghĩa trong bảng sau:


Từ

Nghĩa từ

a)………….

Một đồ dùng được làm bằng vải, sử dụng khi đi săn.

b)………….

Một công cụ để bắt động vật, thường được làm bằng sắt.

c)…………..

Một công cụ để săn bắt động vật, thường được làm bằng sắt có

cán dài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

(a. Túi vải; b. Bẫy; Lao)

Bài tập 4: Những chi tiết nào trong bài cho thấy “Con nai, con rùa và con chim yêu thương và giúp đỡ nhau”

Nai đã mắc vào bẫy, chim đã bảo rùa cắn dây bẫy, còn mình thì tìm cách ngăn cản người thợ săn, chim đi vòng quanh trên đầu người thợ săn với ý định ngăn anh ta đi kiểm tra bẫy…

Chúng là những bạn thân thiết của nhau, chim thường đi quan sát đường trước để kiểm tra an toàn.

Con nai, con rùa và con chim thường rủ đi tìm thức ăn trong rừng rậm

Chúng yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lân nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Chúng cùng nhau bỏ chạy trước sự săn đuổi của người thợ săn.

Bài tập 5. Trong bài “Con nai, con rùa và con chim” quan hệ giữa 3 động vật khi con nai đã mắc vào bẫy và được con chim, con rùa giúp đỡ.

a. Nai, rùa và chim yêu thương và giup đỡ nhau mãi

b. Nai, rùa và chim là thật sự rất quý nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, nguy hiểm chúng vẫn luôn bên nhau.

c. Nai, rùa và chim luôn luôn yêu quy nhau nhưng khi gặp nguy hiểm phải thoát thân mình.

Bài tập 6. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

a. Trong cuộc sống chúng ta phải cẩn thận, đừng chủ quan sẽ không gặp bị nguy hiểm.

b. Chúng ta yêu quý nhau, khi gặp những trạng thái khó khăn và nguy hiệm, mình không nên giúp đỡ, cứ đi xa để mình an toàn.

c. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết yêu thương, khi gặp khó khăn, hoạn nạn chúng ta nên đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

PHỤ LỤC 1.4

Bài 60: Tết năm mới của Lào


Bài đọc


Khi đến giữa tháng 4 hàng năm là ngày năm mới của lào hay gọi là Bun Sông Can 1

Khi đến giữa tháng 4 hàng năm, là ngày năm mới của lào hay gọi là Bun Sông Can, ngày đầu tiên của lễ này là ngày Chuyển sang tiết. Ngày thứ 2 hay 3 là ngày giáp Tết. Còn ngày cuối cùng là ngày năm mới. Trong dịp này, người dân cùng nhau ăn Tết rất sôi động kéo dài 3- 4 ngày.

Theo phong tục truyền thống, trước ngày năm mới, người dân cùng nhau dọn dẹp nhà cửa cho sạch đẹp để đón chào năm mới. Làm như vậy mang ý nghĩa để tiêu diệt những điều chưa may mắn và những bệnh tật sẽ đi theo năm cũ. Trong năm mới, người ta còn tưới nước cho Phật, tắm cho các nhà sư bằng nước thơm làm từ nước hoa, nghệ và các loại hoa tươi. Còn những người lớn tuổi, bố mẹ, người dân có thể té nước sạch, nước thơm hay nước các loại hoa như: hoa đại, hoa cúc…. Lễ hội năm mới Lào, đặc biệt là ở tỉnh Luông Pha Băng có rước Ông bà Nhơ và Nàng Săng Khan, tưới nước Phật Pha Băng. Khi đến ngày cuối của năm mới, các người già cùng với người trẻ mang cát vào chùa để xây tháp cát, buổi tối tổ chức rước nến. Làm thế này mang ý nghĩa để gột rửa tất cả những điều không tốt cho đi cùng năm cũ và năm mới sắp đến chỉ có hạnh phúc, hải lòng và thành công. Ngày năm mới Lào, có một số gia đình làm phước, khất thực và làm lễ chào vía để chúc mừng nhau gặp thành công, may mắn cả năm.

Lễ Tết năm mới lào là phong tục truyền thống tốt đẹp của Lào. Vì vậy, chúng ta nên quan tâm đến việc khuyến khích cho cháu con giữ gìn truyền thống của quê hương, đất nước.

Kế hoạch bài dạy

I. Mục tiêu của bài.

Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

a) Về đọc đúng:

- Đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định, phát âm chính xác các từ khó đọc:

chuyển sang tiết, truyền thống, tiêu diệt, chúc mừng…

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu dài:

+ Theo phong tục truyền thống/, trước ngày năm mới,/ người dân cùng nhau dọn dẹp nhà cửa cho sạch đẹp / để đón chào ngày năm mới.

+ Lễ hội năm mới Lào, đặc biệt là ở tỉnh Luông Pha Băng / đã có rất nhiều người dân tham gia rước Ông Bà Nhơ / và Nàng Săng Khan vào chùa, / tưới nước Phật Pha Băng.

b) Về đọc diễn cảm

- Phân biệt giọng đọc ở từng đoạn:

- Có khả năng đọc diễn cảm toàn bài.

Toàn bài đọc với giọng của người giới thiệu về một lễ hội truyền thống của đất nước, tâm trạng tự hào, yêu thương. Nhấn giọng ở những từ miêu tả các công việc và diễn biến của tết năm mới của Lào.

c) Về đọc hiểu

- Hiểu nội dung toàn bài: Thể hiện niềm tự hào về nét văn hóa, truyền thống của dân tộc mình.

- HS cũng có thể tự rút ra những bài học đơn giản cho bản thân về vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc.

II. Phương tiện dạy học:

1. GV chuẩn bị:

- Đồ dùng: SGK, SGV, phấn màu; bức tranh trong SGK và các bức tranh lien quan, các Slide trình chiếu (nếu có).

2. HS chuẩn bị:

- Đồ dùng: SGK; vở bài tập và vở ghi.

III. Các hoạt động dạy học sinh

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ


1. Giáo viên

- Giờ trước các em đã học bài tập đọc gì?

- Hãy nêu ý nghĩa của bài tập đọc.


- Hãy kể những ngày lễ, tết ở Lào mà em biết?

2. Học sinh

- Bài Cháy rừng ở Lào

- Sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết, nó giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Lễ hội mãn chay, Lễ Thatluang và lễ

Bà Ba La Môn…


3. Bài mới:


TT

Nội dung

Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

KHỞI ĐỘNG

1

Dẫn nhập Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học …

Hoạt động 1: Chia sẻ

- Hãy kể cho cả lớp nghe những hiểu biết của em về ngày Tết của dân tộc?

- Em hãy nhìn vào hình ảnh sau đây và trả lời câu hỏi:

Tranh vẽ cảnh gì HS trình bày 2 Giới thiệu chủ đề Giới thiệu nội dung 2

- Tranh vẽ cảnh gì?

- HS trình bày.

2


Giới thiệu chủ đề. Giới thiệu nội dung chủ yếu cần giải quyết: yêu cầu, tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng. (Tương

đương với phần giới

thiệu)

- Hoạt động này em thấy thường diễn ra chủ yếu vào dịp nào của

năm?


Các em có thường cùng gia đình mình tham gia các hoạt động trên không Em có 3


- Các em có thường cùng gia đình mình tham gia các hoạt động trên không? Em có cảm nhận gì về không khí những ngày trước Tết?


- Cảnh mọi người đang cùng nhau té nước cho tượng Phật.

- Vào những ngày trước năm mới.


- HS trả lời.

Hoạt động 2: Nước ta mỗi năm có rất nhiều những ngày lễ, tết diễn ra khắp cả nước và trong số đó ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng được người dân cả nước cùng nhau tham gia đó là ngày tết năm mới. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về lễ truyền thống đặc biệt này qua bài: “ Tết năm mới Lào”.

HS lắng nghe, mở SGK trang 188.

KHÁM PHÁ

Hướng dẫn HS rèn luyện để hình thành phát triển năng lực trong sự phối hợp của GV


1 Tìm hiểu đoạn 1

Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung và cách đọc đoạn 1

- Từ kiến thức trong sách kết hợp với hiểu biết của bản thân hãy nêu những hiểu biết của em về thời gian diễn ra Tết năm mới?

Sử dụng sơ đồ KWL (Phụ lục 1)

HS đọc đoạn 1


- Vào giữa tháng 4 theo Dương lịch. Theo Phật Lịch sẽ là ngày 1/1.

- Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều.



Tìm hiểu đoạn 2

- Ngày năm mới còn được biết đến với tên nào khác?

- Tết thường được kéo dài trong bao nhiêu ngày?

GV: Đoạn 1 giới thiệu về ngày tết truyền thống của Lào. Thời gian diễn ra Tết năm mới.

Cho HS đọc đoạn 1, khi đọc lưu ý các từ: giữa tháng 4, Bun Sông Can,. ..

Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung và cách đọc đoạn 2

- Trước ngày tết, mọi người thường làm gì? Việc làm đó nhằm mục đích gì?

- Bun Sông Can


- Kéo dài trong 3 – 4 ngày.


HS đọc lại. Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.


HS đọc lại.


HS đọc đoạn 2


- Cùng nhau dọn dẹp, nhà cửa. Họ mong rằng điều đó sẽ đem lại may mắn cho năm mới, và bỏ đi những điều không tốt trong năm cũ.


- Ở gia đình, các em thường làm công việc gì cùng gia đình để đón

- Cùng bố mẹ và anh chị

quét nhà, lau dọn đồ đạc,….

- Thảo luận: Trong năm mới, có những hoạt động chính nào diễn ra? (Phụ lục 2)

HS thảo luận cặp đôi.


-Tưới nước cho Phật, cho mọi người xung quanh.

- Ơ Luông Pha Băng, có diễn ra hoạt động đặc sắc nào?

- Lễ rước ông bà Nhơ và nàng Săng Khan vào chùa, tưới nước Phật Pha Băng trong chùa.

- Ngày cuối cùng của năm mới thường có hoạt động gì diễn ra?

- Xây tháp cát, làm lễ rước nến.

- Vào dịp Tết, một số gia đình thường làm gì?

- Làm phước, khất thực và chúc mừng nhau có sự thành công, hạnh phúc và may mắn cả năm.

- Em thích nhất hoạt động nào trong Tết năm mới Lào?Vì sao?

- HS trả lời.

- Hãy nêu cảm nhận của em về

không khí của những ngày Tết ở Lào?

- HS trả lời.

GV: Trong đoạn 2 tác giả tiếp tục giới thiệu về những hoạt động đặc sắc, nổi bật diễn ra trong dịp Tết của đất nước.

- Giọng đọc vui tươi, phấn khởi gợi lên không khí đầm ấm, vui vẻ của những ngày tết.

- Cho HS đọc lại đoạn 2, khi đọc cần lưu ý các từ ngữ gợi tả: té nước, rước Ông Bà Nhơ, Nàng Săng Khan, làm phước, khất

thực,…

- HS đọc lại đoạn 1, chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả nét đặc sắc của tết.

năm mới?

2

Tìm hiểu

đoạn 3

Hoạt động 5: Tìm hiểu nội dung

và cách đọc đoạn 3

- HS đọc đoạn 3.


- Đoạn kết của câu chuyện tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

- Tết năm mới là tết lớn của cả đất nước. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển nét văn hóa đó của dân tộc.


- Với vai trò là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, em nghĩ mình cần phải làm gì?

- Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, không làm những việc mà pháp luật không cho phép, tuyên truyền với bạn bè, người thân tích cực tham gia giữ gìn các nét văn hóa truyền thống của đất nước mình.


GV nhận xét, chôt lại. Tết năm mới là dịp mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau kể những điều đã làm được trong năm cũ và những dự định trong năm mới, tặng nhau những lời chúc tốt đẹp. Nếu được nói một lời chúc đến cho cả lớp thì em sẽ nói gì?

GV hướng dẫn HS luyện đọc.

- HS trình bày

Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế

hoạch hoạt

Hoạt động 6: Đọc lại cả bài

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV yêu cầu HS luyện đọc và nhắc lại giọng đọc ở từng đoạn.

HS đọc, chú ý cách đọc như hướng dẫn của GV.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023