Nhóm Các Giải Pháp Từ Phía Chính Quyền Địa Phương Trong Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ


trách nhiệm thực hiện, nhưng khi không thành công chẳng có tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật. Do đó, hiệu lực quản lý nhà nước suy giảm, kém hiệu quả.

Hai là, tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước nói chung và đối với hoạt động ĐTNN nói riêng, để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bổ sung, sửa đổi các quy định, quy chế phân công, phân cấp cho các bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với điều kiện, đặc điểm và năng lực quản lý của các địa phương. Đồn g thời phải nghiên cứu đề xuất với chính phủ ban hành các văn bản pháp luật quy định về cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành với các địa phương và giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng với nhau; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng KTTĐ với các bộ, ban, ngành Trung ương và trách nhiệm của họ đối với sự phát triển của vùng KTTĐ. Phân công, phân cấp hợp lý và trách nhiệm của các cấp, các ngành rõ ràng, nhất là trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Ba là, đầu tư kinh phí bổ sung và nâng cấp các cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là các thiết bị điện tử, viễn thông cho các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương đầy đủ, đồng bộ đáp ứng yêu cầu hoạt động của chính phủ điện tử. Ứng dụng công nghệ tin học, viễn thông vào quản lý nhà nước sẽ giúp chính phủ nắm bắt thông tin từ cơ sở một cách nhanh chóng và có biện pháp xử lý kịp thời, giảm bớt chi phí đi lại báo cáo, hội họp, khắc phục được tình trạng trì trệ, quan liêu trong điều hành, quản lý.

Bốn là, tăng cường đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và thông thạo ngoại ngữ phục vụ cho lĩnh vực công tác mà mình đảm trách. Thực hiện nghiêm túc luật công chức từ khâu đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, sử dụng đãi ngộ. Tất cả các khâu trong quy trình công tác cán bộ phải được công khai, dân chủ, bình đẳng, có cạnh tranh dựa theo tiêu chuẩn và yêu cầu của từng vị trí công tác. Các khâu trong quy trình công tác cán bộ đều quan trọng và có mối quan hệ tương tác với nhau. Song khâu tuyển chọn thường hay bị lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và quyền uy chính trị chi phối nên chất lượng đội ngũ công chức thực chất không được nâng lên, tình trạng người tài đứng ngoài, người kém năng lực, thậm chí kém cả phẩm chất vẫn cứ vào biên chế và nhanh chóng lên cao. Do vậy, công khai minh bạch, dân chủ và cạnh tranh bình đẳng trong tuyển chọn cán bộ có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng đội ngũ công chức.


4.2.2. Nhóm các giải pháp từ phía chính quyền địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

4.2.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch không gian phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng phát triển bền vững

Quy hoạch là công cụ định hướng phát triển không gian kinh tế của vùng và là căn cứ cho xác định địa điểm, quy mô và tính chất của các dự án đầu tư. Chất lượng quy hoạch và kỷ luật, kỷ cương thực thi quy hoạch liên quan trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng hoạt động đầu tư. Nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng, hiện nay đang sử dụng nhiều loại quy hoạch để định hướng đầu tư như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch mạng lưới giao thông; quy hoạch đô thị; quy hoạch phát triển ngành kinh tế và quy hoạch sản phẩm... Tuy nhiên, các quy hoạch này thường căn cứ nhiều vào địa giới hành chính, ít chú trọng tới tính thống nhất, liên kết giữa các quy hoạch trong vùng, nên đôi khi quy hoạch chồng lên quy hoạch. Quy hoạch nhiều, nhưng phần lớn thiếu căn cứ điều tra cơ bản, thiếu chi tiết, không phân kỳ thực hiện và không dự báo được phát triển trong khoảng thời gian dài cần thiết. Do đó, khi đầu tư không chỉ vướng mắc về giải phóng mặt bằng, mà còn vướng mắc nhiều thứ như: các thủ tục pháp lý cần thiết cũng chưa thật rõ ràng; vấn đề môi trường sinh thái; sự gắn kết giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và các loại quy hoạch trong vùng cũng luôn bị điều chỉnh, sửa đổi... Những vướng mắc đó đã làm nản chí không ít nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Để từng bước khắc phục hạn chế về quy hoạch nói trên, cần có các giải pháp sau:

Một là, thay đổi nhận thức, phương pháp, lập quy hoạch không gian phát triển kinh tế, xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

- Thống nhất nhận thức là quy hoạch không gian phát triển kinh tế, xã hội là thể hiện cụ thể mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng trong khoảng thời gian dài.

- Khi lập quy hoạch phải điều tra khảo sát về tài nguyên thiên nhiên, về các vấn đề lịch sử, xã hội và vấn đề môi trường sinh thái để làm căn cứ, chứ không quá nặng về địa giới hành chính, biến quy hoạch vùng KTTĐ Bắc Bộ thành tổng các quy hoạch của 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng cộng lại. Nhưng quy hoạch vùng cũng không thể làm lu mờ hoặc biến mất quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng, mà phải tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng và với các địa phương khác trong cả nước; với quốc tế và trong khu vực.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 18

- Coi quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội là quy hoạch khung, quy hoạch cơ bản để các loại quy hoạch khác phải tuân theo. Các quy hoạch ng ành, lĩnh vực


kinh tế, xã hội, tuy chúng có những tính chất, đặc điểm khác nhau, nhưng đều phải thống nhất mục tiêu với quy hoạch khung là tạo ra sự cân đối, hài hoà, tiến tới phát triển bền vững.

- Quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội là sản phẩm đa dạng, phức tạp nên khi lập quy hoạch đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong vùng. Chất lượng quy hoạch tốt, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, mà còn thuận tiện cho công tác quản lý của các ngành, các cấp chính quyền. Do đó, công tác quy hoạch phải coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước và là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng theo hướng bền vững.

Hai là, quy hoạch không gian kinh tế vùng là biện pháp phân bố cụ thể, có kế hoạch hợp lý các đối tượng sản xuất, các cơ sở sản xuất, các công trình phục vụ sản xuất, các điểm dân cư, các công trình văn hoá - xã hội và các công trình công cộng khác phục vụ đời sống dân cư trong vùng; là bước kế tiếp và cụ thể hoá mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và là khâu trung gian giữa quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng. Quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ là tổng thể các loại quy hoạch ngành, lĩnh vực trong vùng. Do vậy, khi xây dựng quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ phải dựa trên các căn cứ sau:

+ Những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

+ Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiê n, kinh tế, xã hội và tiềm năng, lợi thế về các nguồn lực phát triển của vùng.

+ Khả năng hợp tác, liên kết với các vùng khác trong cả nước và hợp tác quốc tế,

khu vực.

Dựa trên các căn cứ khoa học nêu trên và kết quả khảo sát, đánh giá tiềm lực tài nguyên đất đai, nguồn nước ngọt, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển mà vùng hiện có để đánh giá khả năng và phân kỳ khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng. Trên cơ sở đó, xác lập quy hoạch ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội ở vùng KTTĐ Bắc Bộ như sau:

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất là quy hoạch quan trọng, nó xác định rõ nơi nào và diện tích bao nhiêu dùng cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau như: trồng lúa, trồng các loại cây lương thực khác; trồng cây công nghiệp; trồng rừng; diện


tích dành cho phát triển đô thị, giao thông, xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế; các khu du lịch sinh thái... Quy hoạch này làm cơ sở để xác định quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu và cùng với tiềm năng nguồn lực phát triển của vùn g để xác định các danh mục các dự án cần thu hút vốn FDI và danh mục sản phẩm khuyến khích đầu tư. Quy hoạch sử dụng đất đai chính xác sẽ giúp chúng ta sử dụng có hiệu quả quỹ đất vốn hạn hẹp và khắc phục được những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, làm cho các nhà đầu tư yên tâm, gắn bó lâu dài, tăng cường đầu tư mới và đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô các dự án đã và đang hoạt động trong vùng.

- Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội:

+ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ phần mềm, phần cứng, công nghệ sạch ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh... là nơi tập trung nhiều cán bộ khoa học công nghệ, công nhân bậc cao, nơi có hạ tầng kỹ thuật thuận tiện, chất lượng tốt và cũng là nơi c ó điều kiện tiếp xúc, hợp tác với các cơ sở khoa học trong nước, quốc tế và khu vực.

+ Phát triển các ngành công nghiệp nặng có quy mô, diện tích xây dựng lớn như

sản xuất thép chất lượng cao, sản xuất vật liệu xây dựng, tập trung phát triển công nghiệp sản xuất xi măng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương,... ở các vùng ven đường quốc lộ số 18 là nơi có phần lớn đất gò đồi, thuận tiện cho giải phóng mặt bằng và tiết kiệm sử dụng đất màu mỡ dành cho sản xuất nông nghiệp.

+ Quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác và chế biến than ở Quảng Ninh bằng công nghệ hiện đại hiệu quả kinh tế cao, không chạy theo sản lượng; khai thác than phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển nhiệt điện ở các khu vực gần nguồn than như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dư ơng.

+ Phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuỷ ở ven sông Bạch Đằng, sông Văn Úc, ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.

+ Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản ở các tỉnh

có nhiều nguyên liệu như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên.

+ Tập trung thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, máy công cụ, thiết bị, động cơ, phương tiện vận tải... vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng.

+ Quy hoạch không gian cho phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu các trường đại học, cao đẳng đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và khu vực ở Hà Nội, các trường đại học, cao đẳng đa ngành các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác trong vùng; xây dựng các bệnh viện chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh


của nhân dân trong vùng và các vùng khác trong cả nước; xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, khu du lịch sinh thái, các sân golt ở những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện tự nhiên và danh lam thắng cảnh phù hợp với yêu cầu từng loại công trình với số lượng phù hợp nhằm tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp.

+ Quy hoạch không gian phát triển các đô thị trong vùng, các đô thị lớn nhỏ như: thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã, thị trấn đều phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đô thị các loại ở Việt Nam và có tham khảo các tiêu chuẩn của đô thị các nước trong khu vực. Quy hoạch c ác đô thị phải đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội cho dân cư đô thị trong vùng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, thậm chí đến năm 2050. Đồng thời phải quan tâm đúng mức tới quy mô dân số đô thị nhất là Hà Nội, Hải Phòng. Hạn chế quy mô đô thị lớn bằng cách xây dựng các đô thị vệ tinh có mạng lưới giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng xã hội, điều kiện sống của các thành phố vệ tinh tốt hơn hoặc ít nhất bằng đô thị trung tâm.

+ Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại, giao lưu của nhân dân trong vùng; giữa vùng KTTĐ Bắc Bộ với các vùng khác trong cả nước và quốc tế, khu vực. Giao thông vận tải phải đi trước, mở đường và tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Vùng K TTĐ Bắc Bộ đã có hệ thống giao thông vận tải khá đồng bộ và thuận lợi, song cần có quy hoạch cụ thể, tạo quỹ đất và các điều kiện khác để bổ sung hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ hiện đại phục vụ cho mục tiêu, định hướng phát triển bền vững của vùng KTTĐ Bắc Bộ đến 2020 và tầm nhìn 2030 và xa hơn nữa là năm 2050. Dựa vào quy hoạch không gian phát triển kinh tế

- xã hội của vùng và phân kỳ thực hiện quy hoạch đó mà xác định, phân chia các giai đoạn thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải để có chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào các dự án giao thông vận tải đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

+ Quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản) và xây dựng nông thôn mới.

Tuy diện tích tự nhiên của vùng năm 2010 lên tới 15.593,8km2, trong đó, diện tích

đất nông nghiệp trồng cây có hạt chỉ có 743,8 nghìn ha, bình quân đầu người có 512m 2. Đất đai nông nghiệp có xu hướng giảm dần và có tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển đô thị, các khu công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải. Do đó, quy hoạch phát triển nông nghiệp phải xác định được vùng nào, diện tích bao nhiêu để trồng lúa và các cây lương thực khác; vùng nào diện tích bao nhiêu trồng rau, củ, quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư, nhất là dân cư đô thị của vùng có tỷ lệ ngày càng cao. Đồng thời phải xác định


khu rừng bảo tồn; rừng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ chống lò cho khai thác than và các nhu cầu khác của dân cư; khu rừng chắn sóng bảo vệ đê biển và các khu vực mặt nước ven sông, ven biển để nuôi trồng thuỷ sản. Trên cơ sở quy hoạch, mà có chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, vốn ít quan tâm đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta. Đồng thời phải quy hoạch cụm dân cư nông nghiệp làm cơ sở cho xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí trong QĐ 491/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Các chỉ tiêu gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; giao thông; thuỷ lợi; điện; trường học; cơ sở vật chất văn hoá; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hoá; môi trường; hệ thống tổ chức chính trị xã hội và an ninh chính trị.

+ Quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho các đô thị, nơi tập trung dân cư, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt phải có khoảng cách thích hợp với các đô thị, khu tập trung dân cư, nguồn nước sinh hoạt và phải được xử lý bằng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm cho khoảng thời gian thích hợp và tốc độ tăng dân số, tăng lượng rác thải,...

+ Điều chỉnh lại quy hoạch các khu công nghiệp cho phù hợp với quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tránh tình trạng quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tế theo địa giới hành chính và cần tập trung chú ý tới quy hoạch cụ thể trong các khu công nghiệp, nhất là kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giải quyết vấn đề môi trường.

Ba là, đầu tư kinh phí phù hợp cho các viện nghiên cứu có năng lực chuyên môn,

chức năng lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở trong nước và thậm chí thuê các tổ chức nghiên cứu, nhóm chuyên gia nước ngoài cùng lập quy hoạ ch không gian phát triển kinh tế - xã hội và các loại quy hoạch chuyên ngành khác trong vùng. Đồng thời phải có phân kỳ thực hiện quy hoạch, các biện pháp kinh tế, kỹ thuật hợp lý để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực lao động, vốn, khoa học - công nghệ, tài nguyên đất, các tài nguyên thiên nhiên khác và những lợi thế so sánh của vùng.

Bốn là, lựa chọn quy hoạch để giúp Thủ tướng chính phủ xem xét, đánh giá, lựa chọn các quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội và các loại quy hoạch chuyên ngành khác của vùng KTTĐ Bắc Bộ thì Chính phủ phải kiện toàn ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ và thành lập nhóm tư vấn hay hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học có chuyên môn sâu về quy hoạch ở các bộ, ngành liên quan và cán bộ chủ chốt của 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng. Hội đồng này có nhiệm vụ lựa chọn một trong số các quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội tối ưu nhất đáp


ứng được yêu cầu khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

4.2.2.2. Giải pháp thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với mục tiêu phát triển bền vững

Trong xu thế hội nhập và khi đã trở thành thành viên WTO thì các nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đều được bình đẳng về cơ hội đầu tư, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích trong quá trình sản xuất kinh doanh trước pháp luật nước sở tại Việt Nam và thông lệ quốc tế. Ở nước ta, vốn FD I rất quan trọng, bởi vì có năm vốn FDI chiếm 30% tổng vốn đầu tư xã hội và đóng góp vào GDP đến 18,4% (2008). Trong tương lai, dòng vốn FDI có thể tiếp tục tăng về quy mô, số lượng, nhưng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư sẽ giảm, vì đầu tư trong nước tăng m ạnh. Như vậy, FDI vẫn là dòng vốn quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, nhận thức rõ ràng, thống nhất những tác động tích cực và tiêu cực của

FDI đến nền kinh tế, những quan điểm, nguyên tắc thu hút FDI và hệ thống luật pháp, chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Coi trọng dòng vốn FDI, nhưng không phải là duy nhất và không bắt buộc, tránh tình trạng thái quá, lúc tả, lúc hữu. Do đó, thu hút FDI phải có lựa chọn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội; các dự án FDI phải được xem xét toàn diện trên cơ sở lợi ích nhà nước, nhà đầu tư, người lao động, lợi ích của địa phương và ảnh hưởng của nó đến xã hội và môi t rường. Mặt khác, khi xem xét, thẩm định cấp phép đầu tư FDI cần quan tâm đến các vấn đề khác như: Phù hợp với quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội của vùng; trình độ công nghệ; hình thành đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương; có ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và cuộc sống của cộng đồng, dân cư hay không; tác động, làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Dự án FDI không đạt các tiêu chí trên thì kiên quyết không c ấp phép đầu tư.

Hai là, mặc dù Luật đầu tư và hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đã khắc phục được phần nào các hạn chế, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước v à nước ngoài. Song trong thực tế vùng này, địa phương kia lại có các điều kiện về kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội khác nhau thì hiệu quả đầu tư cũng khác nhau; Các lĩnh vực, ngành nghề, quy mô khác nhau thì hiệu quả đầu tư cũng khác nhau. Ví dụ: đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, tỷ suất đầu tư thường thấp, thời gian thu hồi vốn đầu tư ngắn,


lợi nhuận cao hơn đầu tư vào ngành công nghiệp nặng, công nghiệp công nghệ cao. Do đó, việc ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích là cần thiết. Nhưng tuỳ theo từng thời kỳ, từng vùng, từng ngành nghề mà áp dụng chính sách khuyến khích một cách hợp lý, hiệu quả kinh tế xã hội. Song vẫn bảo đảm tính thống nhất, tính hợp lý trong mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người lao động, cộng đồng dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái. Để thực hiện quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì cần tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ. Cá c chính sách ưu đãi đó là:

- Chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn do tác động từ thị trường để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chính sách ưu đãi phải sát với điều kiện thực tế và phải chọn lọc, thận trọng khi vận dụng. Các ưu đãi phải được công khai, công bằng, các điều kiện phải rõ ràng, đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng.

- Chính sách tín dụng ưu đãi, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều được sử dụ ng nguồn vốn một cách bình đẳng. Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi tín dụng, nhưng chỉ áp dụng đối với các đối tượng yếu thế trên thị trường, gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức như các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hộ kinh doanh cá thể; hộ nông dân; cho các dán thử nghiệm công nghệ mới; các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn dài... Thời gian áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng cũng được quy định cụ thể, tuỳ theo tình hình, điều kiện cụ thể mà cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định thời hiệu và mức độ ưu đãi. Chính sách ưu đãi của Nhà nước chỉ là cái phao cứu trợ lúc đơn vị gặp khó khăn để đơn vị có điều kiện vươn lên, nhưng không vì thế mà ỷ lại, trông chờ, lợi dụng sự ưu đãi c ủa Nhà nước.

- Xoá bỏ những chính sách, quy định về đất đai không phù hợp với nền kinh tế thị trường, thay vào đó bằng những chính sách phù hợp hơn, nhằm tháo gỡ những vướng mắc khi định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng gây phiền hà, chậm trễ, làm nản lòng các nhà đầu tư. Mặt khác, Nhà nước, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý được giao nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư phải thực thi nghiêm túc quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng và phải công khai rộng rãi những khu vực nào, diện tích bao nhiêu, những ngành nghề gì được đầu tư, để các nhà đầu tư lựa chọn. Đồng thời, sửa đổi các quy định như thời gian thuê đất không nhất thiết là 50 năm, mà tuỳ theo ngành nghề có thể quy định thời gian thuê đất ngắn hơn, cho phép các dự án được trả tiền thuê đất thành nhiều lần hoặc hàng năm để giảm bớt đầu tư ban đầu, đỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022