Đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động du lịch và sự hỗ trợ của người dân cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh long - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Số hiệu hình

Tên hình vẽ

Trang

2.1

Mô hình về nhận thức của người dân (Perdue et al. 1990).

17

2.2

Mô hình về sự ủng hộ cho việc phát triển du lịch.

19

2.3

Sự hỗ trợ của người dân với sự phát triển du lịch.

20

2.4

Mô hình nghiên cứu.

21

2.5

Quy trình nghiên cứu.

27

3.1

Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long.

30

3.2

Biểu đồ khách du lịch đến Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014

48

3.3

Biểu đồ doanh thu du lịch của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014

49

4.1

Biểu đồ mẫu phân bố theo nhóm tuổi

56

4.2

Biểu đồ mẫu phân bố theo giới tính

57

4.3

Biểu đồ mẫu phân bố theo dân tộc

57

4.4

Biểu đồ mẫu được phân bổ theo trình độ học vấn

58

4.5

Biểu đồ mẫu được phẩn bổ theo thu nhập hộ gia đình

58

4.6

Biểu đồ mẫu phân bổ theo nghề nghiệp

59

4.7

Biểu đồ số năm sinh sống ở Vĩnh Long

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động du lịch và sự hỗ trợ của người dân cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh long - 2



1. Đặt vấn đề

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới, nhưng đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Cùng với sự đổi mới và tiến bộ của đất nước hơn 20 năm qua, du lịch đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Được mệnh danh là một “ngành công nghiệp không khói”, du lịch đã góp phần tăng thu nhập GDP cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động. Theo số liệu của Tổng cục du lịch, năm 2000, nước ta mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế; đến năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt; năm 2010 đón được 5 triệu lượt và năm 2013 là 7,5 triệu lượt. Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là 28 triệu lượt và năm 2014 là 38,5 triệu lượt. Điều này cho thấy nhu cầu đi du lịch của khách nội địa ngày càng tăng khi trình độ dân trí và xã hội phát triển. Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2014 đạt tới 230 nghìn tỷ đồng đóng góp trên 5% GDP giải quyết được việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động. Đầu tư của Nhà nước và tư nhân vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho du lịch ngày càng tăng. Hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch ngày càng được hoàn thiện cho thấy ngành du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Cùng với sự phát triển du lịch của quốc gia, du lịch Vĩnh Long đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc khai thác các loại hình du lịch phù hợp với những thế mạnh mà địa phương đang có. Theo Sở VHTT và DL Vĩnh Long giai đoạn 2010- 2014 lượng khách du lịch đến Vĩnh Long tăng trung bình 8%/năm, doanh thu tăng 13%. Đặc biệt năm 2010, Vĩnh Long đón khoảng 665.000 lượt khách, doanh thu đạt 120 tỷ đồng. Năm 2014, tổng lượt khách đến Vĩnh Long tăng lên 950.000 lượt, doanh thu đạt 210 tỷ đồng. Nhằm khai thác và phát huy tốt hơn nữa lợi thế tài nguyên du lịch cho tỉnh nhà một cách hiệu quả, ngoài việc nâng cấp kết cấu hạ tầng ngành du lịch, tích cực quảng bá, giới thiệu hình ảnh một Vĩnh Long thân thiện, giàu tiềm năng


du lịch với khách du lịch nội địa và quốc tế. Một trong những điều quan trọng nhất để làm tăng hiệu quả hoạt động du lịch Vĩnh Long là phát triển du lịch gắn với người dân địa phương. Những thái độ và nhận thức của người dân đối với tác động của du lịch phục vụ như là một khía cạnh quan trọng trong việc xác định các chiến lược ưu tiên trong ngành du lịch.

Nhận thức về việc phát triển du lịch của người dân Vĩnh Long là rất quan trọng trong việc quy hoạch phát triển du lịch bền vững cho tỉnh nhà. Phần lớn những cá nhân nào được hưởng lợi ích trực tiếp từ du lịch thì sự nhận thức và hỗ trợ của họ đối với du lịch càng cao. Những vùng mà người dân ít có cơ hội tiếp xúc với các hoạt động du lịch thường không hiểu về lợi ích kinh tế mà du lịch mang đến cho họ, một số khác thì chú ý đến những tác động tiêu cực mà du lịch mang đến như sự ô nhiễm môi trường, nạn ùn tắt…Mặt khác, những nghiên cứu về du lịch của tỉnh, hay những nghiên cứu về du lịch nói chung đa phần chỉ chú ý đến sự hài lòng của du khách, chất lượng dịch vụ du lịch, trong khi đó thái độ, nhận thức, sự hỗ trợ của người dân đối với du lịch ít được ưu tiên trong nghiên cứu.

Nghiên cứu về nhận thức của người dân về sự phát triển của du lịch và hỗ trợ của họ đối với du lịch của địa phương không chỉ mang lại lợi ích cho người dân địa phương mà còn hỗ trợ cho kế hoạch phát triển du lịch, chất lượng cuộc sống của người dân.

Dù đứng ở góc độ nào thì sự đóng góp của người dân địa phương là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch. Thái độ tích cực của người dân đối với du lịch góp phần làm tăng sự hài lòng của khách đối với du lịch của địa phương, đồng thời còn giúp đẩy mạnh công tác truyền miệng giữa các du khách về địa phương đó. Nhận thức người dân đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, hỗ trợ cho việc phát triển du lịch bền vững, dài hạn như một cơ sở vững chắc cho quy hoạch và phát triển du lịch của địa phương.

Ở Việt Nam, việc đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động của du lịch và sự hỗ trợ của họ đối với sự phát triển du lịch còn là vấn đề mới mẻ. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tiếp thu các nghiên cứu đi trước, nên tôi chọn thực hiện đề tài


“Đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động du lịch và sự hỗ trợ của người dân cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh long” để làm luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần giúp cho du lịch tỉnh nhà có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Đánh giá nhận thức của người dân Vĩnh Long đối với tác động của du lịch và sự hỗ trợ của họ đối với du lịch và đề ra một số giải pháp nhằm làm tăng sự hỗ trợ của người dân trong việc phát triển du lịch. Đồng thời, đề xuất một số chính sách phát triển du lịch phù hợp với sự phát triển của địa phương.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Đánh giá nhận thức của người dân về tác động của du lịch.

Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân đối với tác động của du lịch.

Mục tiêu 3: Đề xuất một số chính sách du lịch phù hợp với sự phát triển của địa phương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nhận thức của người dân đang sinh sống ở những nơi có điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long về tác động của du lịch.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ khảo sát phỏng vấn cộng đồng người dân trên địa bàn các xã Cù lao thuộc huyện Long Hồ, và các di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia thuộc thành phố Vĩnh Long vì đây là nơi tập trung 90% các điểm đến du lịch của tỉnh Vĩnh Long.

Giới hạn về thời gian

Thời gian đề tài được nghiên cứu: Từ tháng 02/2016 đến tháng 7/2016.

Thời gian số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2014.


Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Từ ngày 8/4/2016 đến ngày 22/4/2016.

4. Lược khảo tài liệu nghiên cứu

Phạm Hồng Long (2012) đã chỉ ra rằng đa số người dân có thái độ tích cực đối với phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long, song bên cạnh đó người dân cũng nhắc đến việc không hài lòng với môi trường sống vì du lịch đã phần nào làm ảnh hưởng tới môi trường mà họ đang sinh sống. Nghiên cứu cũng đã nhắc đến nhận thức của người dân đối với giá cả hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho chính người dân địa phương cũng cao hơn những chỗ không làm du lịch. Các nhà hoạch định du lịch địa phương và các nhà quy hoạch nên tìm kiếm sự nhận thức và thái độ của người dân trước khi khởi đầu hành động phát triển chứ không phải là để đưa các kế hoạch và chương trình từ trên xuống. Điều này sẽ giúp họ đánh giá tình cảm giữa chính quyền địa phương và người dân và được kết hợp vào kế hoạch chính sách du lịch.

Theo Jurowski và các cộng sự (1997), nhận thức của cộng đồng với tác động của du lịch liên quan đến vấn đề về lợi ích mà họ nhận được hay những chi phí mà họ phải trả. Nên có các ý kiến tích cực hay tiêu cực của người dân là do họ cảm nhận chủ yếu về yếu tố kinh tế mà du lịch mang lại cho họ. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như tác động về xã hội, tác động về môi trường, tác động về văn hóa, sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn kết với cộng đồng của các sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Lin Yan (2013) đã khảo sát phỏng vấn người dân và sử dụng phương pháp thống kê mô tả và đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với nhận thức cộng đồng sống ở thị trấn Chu Trang, từ đó phân tích được các yếu tố liên quan đến nhân khẩu có ảnh hưởng khá lớn trong nhận thức của người dân nhất là về trình độ và tuổi tác.

Trong bài nghiên cứu của tác giả Lim Poh Ling và Shaharudin Jakpar (2011), các tác giả đã nhận thấy rằng có rất ít nghiên cứu về cảm nhận và thái độ của cư dân địa phương đối với sự phát triển du lịch ở Penang vì thế tác giả đã đưa ra mục tiêu nhằm tìm kiếm mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân của cộng đồng dân cư và sự hỗ trợ cho phát triển du lịch tương lai. Tác giả đã có cái nhìn tổng quát sự phát triển của du


lịch, các nhân tố tác động đến du lịch chủ yếu thể hiện trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường và đưa ra các giả thiết theo mô hình về mối quan hệ giữa nhận thức của người dân đối với du lịch và thái độ trong việc phát triển du lịch trong nghiên cứu của Perdue, Long, & Allen (1990). Với giả thiết lợi ích cá nhân từ phát triển du lịch có sự liên quan một cách tuyệt đối đến những nhận thức tích cực và tiêu cực về tác động của du lịch. Trong khi đó giả thiết nhận thức về những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch liên quan đến thái độ tích cực cho việc phát triển du lịch.Giả thiết cuối cùng, lợi ích cá nhân từ phát triển du lịch liên quan đến thái độ tích cực cho việc phát triển du lịch.

Bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố và kiểm định mối quan hệ giữa các biến tác giả đã đưa ra kết luận thái độ của cư dân địa phương ở vùng Georgetown đối với sự phát triển du lịch theo hướng tích cực, có rất ít người phản đối việc phát triển du lịch khi mà những lợi ích cá nhân mang lại cho họ rất cao. Năm giả thiết đưa ra được chấp nhận và có mối quan hệ có ý nghĩa giữa lợi ích cá nhân, nhận thức về sự tác động và hỗ trợ cho phát triển du lịch.

Sirakaya, E., Teye, V., and S. Sönmez (2002), tác giả đã nghiên cứu hai vấn đề sau: (1) đánh giá các yếu tố quyết định hỗ trợ cho phát triển du lịch trong các cộng đồng lân cận; (2) tạo ra và thử nghiệm một mô hình cho giải thích sự hỗ trợ của người dân đối với du lịch. Bài nghiên cứu đề cập những yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của người dân với du lịch bao gồm các yếu tố sau: người dân là người bản địa được sinh ra và lớn lên ở địa phương đó, thời gian cư trú tại cộng đồng địa phương đó, mức độ tập trung du lịch trong cộng đồng địa phương, sự phụ thuộc kinh tế vào các ngành du lịch, giá trị văn hóa xã hội, khoảng cách giữa nơi cư trú của người dân với trung tâm du lịch. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũng đề cập về sự hỗ trợ của người dân trên hai yếu tố cơ bản là: (1) cơ sở hạ tầng du lịch và các điểm tham quan (yếu tố 1) và (2) hỗ trợ cho ngành khách sạn (yếu tố 2). Mục đích của bài viết này là để giải thích sự hỗ trợ của người dân đối với phát triển du lịch khu vực trung tâm của Ghana. Tác giả hy vọng các yếu tố được tìm thấy trong nghiên cứu sẽ góp phần thúc đẩy các nền tảng lý thuyết của các nghiên cứu về nhận thức, thái độ của người dân với du lịch.


Theo Tatoglu (2000) thì du lịch có thể mang đến sự hưng thịnh khi nào có sự hỗ trợ của người dân vùng. Nhận thức của người dân rất mạnh và thuận lợi với các khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường.

Theo Gursoy (2004) đã đưa ra kiến nghị du lịch nên phát triển theo nhu cầu và khát vọng của người dân địa phương. Việc nhận thức rõ về du lịch của người dân địa phương và các tác động của du lịch sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững cho địa phương đó.

Theo Muganda và các cộng sự (2013) các yếu tố cốt lõi của sự phát triển du lịch là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vì nó là trung tâm của sự phát triển du lịch bền vững của ngành công nghiệp du lịch. Các tài liệu nói về vai trò của cộng đồng địa phương nhưng ít quan tâm đến việc họ cảm nhận như thế nào với sự phát triển du lịch. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính lẫn định lượng khảo sát các hộ gia đình ông đã chỉ ra rằng cộng đồng địa phương cũng muốn được tham gia góp ý vào các chính sách phát triển du lịch của địa phương. Họ muốn là một phần của các quyết định phát triển du lịch để đảm bảo các nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, người dân muốn có tiếng nói trong vấn đề phát triển du lịch để có thể bảo vệ lợi ích của cộng đồng và tăng tính minh bạch, tăng tính trách nhiệm của những người ra quyết định.

Theo Hanafiah và các cộng sự (2013) sự hỗ trợ cộng đồng địa phương cho du lịch là cần thiết để đảm bảo thương mại, văn hóa-xã hội, tính bền vững về chính trị và kinh tế của ngành công nghiệp du lịch. Việc phát triển du lịch là một con dao hai lưỡi đối với cộng đồng địa phương và thái độ của người dân địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển du lịch bền vững của địa phương đó. Khi mà lợi ích các nhân mà họ nhận được nhiều sẽ hỗ trợ và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thông qua truyền miệng. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vai trò của nơi cư trú là cần thiết để hỗ trợ phát triển du lịch và duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nó.

Theo Brida và các cộng sự (2011) kết quả của bài nghiên cứu cho thấy nhận thức của người dân về tác động kinh tế môi trường và văn hóa-xã hội có ảnh hưởng đến việc hỗ trợ cho chính sách du lịch địa phương. Cư dân nhận thức tích cực tác


động du lịch sẵn sàng hơn để hỗ trợ các chính sách phát triển du lịch trong tương lai. Các phân tích cũng đã chứng minh rằng các cư dân bản địa thường cảm nhận tiêu cực tác động du lịch và ít sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ sự gia tăng trong số lượng tổng thể của khách du lịch hỗ trợ cũng biết lý thuyết trao đổi xã hội.

Theo Aref (2010) trong bài nghiên cứu điều tra thái độ của người dân đối với tác động của du lịch tại Shiraz Iran. Nghiên cứu chứng tỏ rằng có thái độ tương tự nhau đối với tác động của du lịch giữa các địa phương lãnh đạo và người dân. Các phân tích t-test của nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa thái độ của các nhà lãnh đạo ở cả hai huyện của Shiraz. Kết quả rút ra từ cuộc thảo luận nhóm tập trung với các cư dân địa phương cũng cho thấy rằng các cư dân có thái độ tích cực với tác động của du lịch đối với cộng đồng của họ.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo thì luận văn được chia theo bố cục sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Phân tích thực trạng du lịch Vĩnh Long

Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức và sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023