Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 15


3.2.4 Một số giải pháp cụ thể

3.2.4.1 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ

Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quá trình sản xuất, kinh doanh thì họ đều phải tính đến các yếu tố đầu vào trong quá trình hoạt động của mình. Trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng ở nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời cũng là yếu tố cơ bản để đưa lại lợi ích cho các nhà đầu tư. Cho nên, có thể coi nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cấu thành môi trường thu hút đầu tư. Nguồn nhân lực phản ánh được tiềm năng có thế khai thác được của nhà đầu tư, đồng thời chất lượng nguồn nhân lực sẽ tác động đến sự lành mạnh hay không lành mạnh của môi trường đầu tư. Khi các quốc gia, các địa phương có được một nguồn nhân lực phong phú và có chất lượng tốt thì sẽ có điều kiện hấp dẫn nhà đầu tư.

Trong quá trình đầu tư các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung luôn tính toán đến quy mô và cơ cấu vốn đầu tư của họ. Nguồn nhân lực cũng là một trong những điều kiện để nhà đầu tư tính toán quy mô và cơ cấu đầu tư. Tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau mà nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực khác nhau. Vì vậy, cơ cấu nguồn nhân lực sẽ tác động trực tiếp đến cơ cấu vốn đầu tư. Cho nên, để thu hút vốn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội của một quốc gia, một địa phương thì trước hết phải chuẩn bị nguồn nhân lực theo hướng phát đó, như vậy mới thu hút vốn đầu tư đạt được mục tiêu đề ra.

Có thể nói hiệu quả và khả năng thu hút vốn đầu tư của một quốc gia chịu sự tác động tương đối cao của nguồn nhân lực. Vì thế phát triển nguồn nhân lực là giải pháp đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế, đồng thời cũng tạo điều kiện hấp dẫn đối với việc thu hút vốn FDI của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nước có thể mạnh về kỹ thuật và công nghệ. Để tận dụng được thế mạnh đó


thì Việt Nam cần phải có nguồn lao động có trình độ để thích ứng. Do vậy để trong thời gian tới có thể thu hút nhiều vốn đầu tư hơn từ Hoa Kỳ về việc phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Gắn liền giáo dục - đào tạo với lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học. Thực hiện liên kết giữa các trường học với các cơ sở sản xuất và nghiên cứu khoa học sẽ tạo điều kiện tốt để thực hiện yêu cầu học tập gắn liền với đời sống.

- Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề, phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài đào tạo nghề cho người lao động ngay tại xí nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp đào tạo lao động kỹ thuật, nhằm tạo ra sự linh hoạt và sáng tạo trong công tác giáo dục - đào tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đầu tư, nhất là việc đầu tư đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia bậc cao, những chuyên gia kỹ thuật giỏi, đảm bảo mặt bằng quốc tế về năng lực và trình độ.

- Đối với các cán bộ quản lý làm việc trong các doanh nghiệp của Hoa Kỳ cần thực hiện các biện pháp nhau: Tổ chức các khóa học ngắn hạn do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm giảng dạy, tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho các cán bộ Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp của Hoa Kỳ. Các công ty liên doanh nên có kế hoạch gửi nhân viên qua bên Mỹ thực tập. Đây là một cách hiệu quả để có được một đội ngũ trình độ cao.

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 15

3.2.4.2 Mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi thu hút FDI từ Hoa Kỳ

- Mở rộng và tăng cường quan hệ thương mại trên cơ sở Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết 2001. Khai thác tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực.


- Đàm phán ký kết hiệp định khung giữa ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn tài chính thực hiện dự án đầu tư của Hoa Kỳ.

- Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Giữa đầu tư và thương mại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thu hút đầu tư của Hoa Kỳ tăng sẽ dẫn đến nhập khẩu máy móc thiết bị từ Hoa Kỳ tăng, xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng tăng. Với chiếu hướng sản xuất để xuất khẩu, khi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng lên thì đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng theo và đầu tư của Hoa Kỳ lại bổ sung, hỗ trợ lại thương mại. Do đó, việc tăng cường hợp tác thương mại với Hoa Kỳ sẽ có tác dụng hỗ trợ cho việc thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ

3.2.4.3 Tạo dựng các đối tác trong nước.

Gần đây hình thức liên doanh của Hoa Kỳ với Việt Nam ngành một giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do phía đối tác của phía Việt Nam có nhiều hạn chế về năng lực quản lý, điều hành.

Để tiến hành đầu tư kinh doanh vào một nước nào đó, ngoài việc tìm kiếm thị trường, tình hình an ninh, chính trị, xã hội… các nhà đầu tư rất quan tâm đến đối tác đầu tư của nước sở tại. Vì thế, để tạo lập đối tác đầu tư trong nước có đủ năng lực trong hoạt động liên doanh, hợp tác đầu tư với nhà đầu tư Hoa Kỳ một cách có hiệu quả chúng ta cần tiếp tục củng cố và phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là tiếp tục sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh dựa trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, khuyến khích sự đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế và nâng cao năng lực hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực,


trong đó có ngành chính, có nhiều chủ sở hữu, sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối” [5, tr232]

Để tạo đối tác cạnh tranh, nâng cao thế và lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế thì cần thiết phải xây dựng và phát triển những tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh làm nòng cốt. Các tập đoàn kinh tế này phải có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh quốc tế và kinh doanh có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con đa sở hữu, thực hiện kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, hoạt động kinh doanh quốc tế. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt, nòng cốt để nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân; tức là tạo ra lực lượng kinh tế nhà nước mạnh, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ. Trước mắt, cần củng cố và phát triển các tổng công ty 90 và 91, tập trung tăng cường vốn, công nghệ tiên tiến, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản xuất kinh doanh theo hướng đa lĩnh vực, đa sản phẩm và phạm vi hoạt động, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên tiến tới cổ phần hóa cả công ty, thực hiện chuyên môn hóa hoạt động của các doanh nghiệp thành viên, khuyến khích sự liên kết giữa chúng với nhau, tạo mạng lưới vệ tinh xung quanh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa hội đồng quản trị, tổng giám đốc, ban kiểm soát trong từng lĩnh vực cụ thể.

Hiện nay ở nước ta có những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh hình thành nhóm doanh nghiệp độc lập với tư cách pháp nhân, nhưng đặt dưới sự chỉ đạo quản lý của một nhóm chủ sở hữu đã trở nên rõ nét. Nếu được sự ủng hộ của nhà nước thì đây cũng là con đường hình thành tập đoàn tuy chậm nhưng chắc, tạo nên sức


mạnh kinh doanh trong và ngoài nước. Những doanh nghiệp này sẽ có thể thực hiện liên doanh, liên kết được với các công ty của Hoa Kỳ.

3.2.4.4 Tiếp tục nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất- - kỹ thuật

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy nơi nào có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tốt thì nơi đó có sức hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư và ngược lại. Vì vậy phải coi xây dựng kết cấu hạ tầng như là điều kiện tiên quyết, bắt buộc không chỉ đối với đòi hỏi trước mắt và cả lâu dài, không chỉ tạo tiền đề cho thu hút đầu tư mà cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Như đã phân tích ở chương 2, các nhà đầu tư của Hoa Kỳ thường chủ yếu đầu tư vào các địa bàn thuận lợi về cơ sở hạ tầng, vì vậy cần chú ý đầu tư nâng cấp sao cho hấp dẫn hơn nữa đối với các nhà đầu tư.

Đối với hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế như: Hệ thống giao thông, đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không, bến cảng… cần có kế hoạch tập trung đầu tư để hoàn thành mạng giao thông liên hoàn, đồng bộ và thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương, các vùng trong cả nước và liên thông quốc tế. Hệ thống giao thông vận tải phải đảm bảo an toàn, tiện lợi góp phần giảm thiểu tới mức cao nhất chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm đúng với chương trình kế hoạch, tránh dàn trải, lãng phí. Bên cạnh đó cần có kế hoạch để thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh như kho tàng, bến bãi, điện, nước, xử lý chất thải, phòng chống cháy, nổ…, nhất là kết cấu hạ tầng đối với các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, chú ý hạ tầng để khuyến khích các ngành công nghiệp phụ trợ, những nơi càn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Đối với các khu công nghiệp không nên xây dựng tràn lan các khu công nghiệp với quy mô nhỏ, phân tán và đầu tư không đầy đủ. Để thực hiện được cần phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể cho cả trước mắt và lâu dài, tập trung


các dự án trọng điểm, tránh dàn trải. Để thu hút các TNCs cần tập trung xây dựng một số khu công nghệ cao với quy mô lớn.

Ngoài hạ tầng phục vụ sản xuất, cần chú ý tới hạ tầng xã hội như khu vui chơi, giải trí, nhà ở cho chuyên gia, cho người lao động, điều kiện khám, chữa bệnh … để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và sức thu hút tới nhà đầu tư.


KẾT LUẬN


Hoa Kỳ là quốc gia phát triển bậc nhất thế giới và là trung tâm kinh tế - chính trị của thế giới với thị trường rộng lớn. Với vai trò nổi trội trong đời sống kinh tế thế giới, nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ đã có những đóng góp quan trọng trong hoạt động đầu tư quốc tế nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng tại Việt Nam.

Thực tiễn hoạt động FDI tại Việt Nam 20 năm qua cho thấy, nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ đã có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tạo cơ sở vật chất ban đầu phục vụ cho quá trình CNH - HĐH đất nước. Với hướng đầu tư tập trung vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: viễn thông, dầu khí, công nghiệp nặng, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, khách sạn du lịch… đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng tiến bộ. Thông qua nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ, Việt Nam có có hội thuận lợi để học hỏi kinh nghiệm từ quốc gia phát triển bậc nhất thế giới; giải quyết các khó khăn về vốn, công nghệ và kỹ thuật sản xuất; cải thiện công nghệ, … Đồng thời còn cho phép Việt Nam giải quyết được phần nào công ăn việc làm cho người lao động, đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng tạo nên những hiệu quả cao trong lao động.

Bên cạnh những thuận lợi nhất định vẫn còn những khó khăn và tồn tại trong bức tranh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam mặc dù quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đang ngày một tốt đẹp đánh dấu nhiều bước tiến thành công trong quan hệ kinh tế giữa hai bên. Nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian vừa qua chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của Hoa Kỳ và quan hệ ngoại giao của hai nước. Vì vậy, Việt Nam cần có những biện pháp tích cực nhằm tăng cường thu hút hơn nữa vốn FDI từ Hoa Kỳ trong thời gian tới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đinh Văn Ân (2006), “Phân tích chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững”. Tạp chí Quản lý kinh tế, số 8.

2. Lê Xuân Bá (2006) “Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. NXB Khoa học và kỹ thuật.

3. Báo điện tử - diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng mạnh (cập nhật ngày 25/6/2007) Website: http://dddn.com.vn

4. Bộ kế hoạch và đầu tư, website: www.mpi.gov.vn/fdi/

5. Bộ kế hoạch và đầu tư (2005) “Tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam” = The impact of the U.S. - Vietnam bilateral trade agreement on overall and U.S. foreign direct investment in Vietnam NXB: Chính trị Quốc gia.

6. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Sinh Cúc (2005) “Triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ.” Tạp chí Con số và sự kiện, số 7.

8. Nông Việt Cường (2005) “Kinh nghiệm thành công trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc.” Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2.

9. Hoàng Thị Chỉnh (2001), “Đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 28.

10. Phạm Mạnh Dũng (2004) “Các quy định về Đầu tư trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và tác động đối với môi trường đầu tư nước

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023