Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 16


qua chế biến thấp, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu vẫn là sản phẩm thô; tình trạng sử dụng kháng sinh, hóa chất trong sản xuất, chế biến nông sản gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm không kiểm soát chạt chẽ, vấn đề kiểm soát dịch bệnh cây trồng, vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

b) Đầu tư vào khoa học công nghệ chưa được quan tâm đúng mức

Tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp ở Thủ đô Viêng Chăn diễn ra chậm chạp và chủ yếu được thực hiện bởi nông dân. Vai trò của nhà nước chưa mạnh. Các trung tâm cây con giống ở Thủ đô Viêng Chăn chưa thực sự đóng vai trò là nơi cung cấp nguồn giống chất lượng tốt cho bà con. Công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp diễn ra với quy mô nhỏ, mang tính hình thức chưa đóng góp nhiều vào sự chuyển biến nhận thức của người dân về nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp.

Việc đầu tư xây dựng, cải tạo các trung tâm cây con giống phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con nông dân còn hạn chế. Các trung tâm này chưa đáp ứng được nhu cầu về cây con giống cho sản xuất của bà con. Dẫn tới tình trạng trên địa bàn Thủ đô bà con nông dân vẫn trồng những loại giống cây năng suất thấp, con giống bị nhiễm bệnh ảnh hưởng tới chất lượng giá trị nông sản.

Trong nhiều khâu của quá trình sản xuất vẫn còn sử dụng lao động chân tay là chủ yếu. Dẫn tới năng suất lao động không cao, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tới 60% lực lượng lao động nhưng chỉ đóng góp vào giá trị sản xuất chưa tương xứng.

c) Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém và hiệu quả sản xuất thấp

Hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông, cấp thoát điện - nước và các dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng... hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, đồng thời chưa tạo được hấp dẫn đối với đầu tư từ bên ngoài. Hạ tầng Thủ đô Viêng Chăn còn nhiều yếu kém, chưa thực sự tạo


ra môi trường kinh tế cho các cơ sở kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh, nhất là cạnh tranh về giá. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, thường vượt quá khả năng thanh toán của người nông dân, nhưng hiện nay hỗ trợ từ nguồn ngân sách còn ít và đôi khi bị thất thoát lãng phí nhiều. Ở Thủ đô Viêng Chăn hiện nay việc phát triển cơ sở hạ tầng được coi là một vấn đề cấp bách nhất là hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng đầu tư cho thủy lợi và tiêu thoát nước để khắc phục ngay những diện tích đất bị ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô khiến nông dân phải bỏ hoang đất. Mặt khác đầu tư vào cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp hiện nay mới chỉ chú trọng vào việc phục vụ sản xuất lúa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật ít và chưa đủ trình độ quản lý và điều hành các dự án lớn và tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Phát triển công nghiệp phải dựa vào nông nghiệp, sản phẩm của nông nghiệp sẽ là yếu tố đầu vào cho sản xuất công nghiệp.

Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020 - 16

Nhiều công trình , cơ sở sản xuất xây ra để bỏ đó gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Nhiều vùng nhiều nơi hệ thống mương máng, tưới tiêu nước lại không có khiến nông dân phải bỏ hoang đất. Việc đầu tư vào ngành chăn nuôi của Thủ đô Viêng Chăn trong 5 năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Dịch bệnh xảy ra liên tiếp nông dân trở tay không kịp, dịch bệnh này chưa qua dịch bệnh khác đã đến. Nhiều cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm của các hộ nông dân thua lỗ hàng chục tỷ kíp.

d) Đánh giá công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển ở thủ đô Viêng Chăn

Mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn một số tồn tại

(i) Sự định hướng trong quản lý nhà nước về đầu tư của Thủ đô chưa tốt dẫn đến đầu tư phát triển kinh tế còn dàn trải, một số ngành, lĩnh vực chưa


có trọng tâm.

Mặc dù tổng lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế của Thủ đô tăng lên, song vốn đầu tư chưa tập trung, mỗi ngành đầu tư một ít. Thủ đô đã có các định hướng quy hoạch đầu tư về không gian, thời gian. Song, qua nhiều lần điều chỉnh, đầu tư phát triển kinh tế vào khu vực công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp. Định hướng tăng cường đầu tư vào các vùng sâu, xa còn chưa đạt mục tiêu.

Có thể nói, đầu tư phát triển kinh tế còn dàn trải và công tác định hướng của Thủ đô chưa tốt thể hiện hiệu quả trong quản lý nhà nước về hoạt động này của chính quyền Thủ đô là chưa cao.

(ii) Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế của chính quyền địa phương cấp Tỉnh còn nhiều hạn chế và chưa rõ ràng

Phân cấp quản lý đầu tư phát triển kinh tế đối với Viêng Chăn còn chưa tương xứng với tầm vóc và vai trò của một Thủ đô. Viêng Chăn vẫn không được quyết định một số dự án (mặc dù không bị cấm, không bị hạn chế, nhưng thuộc lại thuộc quy mô do Thủ tướng quyết định). Viêng Chăn chưa có một cơ chế mở với một hành lang pháp lý đủ để đảm bảo cho phép vừa tự quyết sách các vấn đề về đầu tư, vừa tự chủ về vốn và chính sách quản lý mang lại hiệu quả cao cho đất nước, lại vừa bảo vệ được các nhà đầu tư, tạo cho họ lòng tin khi đầu tư làm ăn kinh doanh tại Thủ đô. Mặt khác, do trình độ quản lý của các cơ quan trực thuộc còn hạn chế nên đôi khi “sợ” trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm... do đó đã thiếu sự sáng tạo, quyết đoán trong “vận dụng” các chính sách của Đảng và nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế.

Điều trên cho thấy Viêng Chăn cần một cơ chế mở để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế. Việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế không phải là vấn đề


khó khăn đối với một Thủ đô tiềm năng và nhiều lợi thế như Viêng Chăn, song một cơ chế tự chủ đối với Thủ đô là hết sức cần thiết nhằm giúp cho Viêng Chăn có thể tự ban hành các quyết sách về đầu tư phát triển kinh tế trong khuôn khổ pháp luật. Muốn vậy, chính quyền Thủ đô cần chủ động, vận dụng các quy định và chính sách của trung ương, đồng thời tăng cường ban hành các chính sách phù hợp với đặc điểm riêng có của Thủ đô.

(iii) Công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ đô còn hạn chế

Việc xây dựng các chuyên đề, đề án trong chương trình công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế còn dàn trải, thiếu những biện pháp đồng bộ để thực hiện. Việc chỉ đạo còn chưa bám sát chương trình đề ra từ đầu năm, còn điều hành công việc theo chương trình ngắn hạn (hàng tuần). Nhiều công việc giải quyết còn chậm, chưa dứt điểm. Còn nặng giải quyết sự vụ, chưa triệt để thực hiện các quy định về chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Chưa tập trung cao, chỉ đạo quy hoạch chi tiết làm cơ sở công khai, minh bạch cho giới thiệu địa điểm, thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Một số tệ nạn xã hội vẫn còn bức xúc. Một số lĩnh vực chưa được tập trung cao chỉ đạo như: phát triển và quản lý thị trường chứng khoán, hậu kiểm doanh nghiệp, chương trình nước sạch nông thôn, trường chuẩn quốc gia... Công tác chỉ đạo cải cách hành chính chưa đi vào chiều sâu, mới quan tâm ở khâu thủ tục, chưa mạnh dạn cải cách bộ máy và thay thế cán bộ hạn chế về năng lực; công tác hiện đại hóa công sở, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính còn chưa được quan tâm đầu tư.

2.4.2.2 Nguyên nhân và thách thức

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nhưng trước hết là do nguyên nhân chủ quan, mặc dù đã được chỉ ra song chưa được khắc phục tốt. Do khối lượng công việc nhiều; một số công việc lớn được chuẩn bị từ những năm trước đây bắt đầu được triển khai thực hiện, tập trung giải


quyết đồng thời với một số vụ việc đã tồn tại. Bên cạnh đó, công tác tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ của Thủ đô ở một số Sở, ngành còn thiếu chủ động, kỷ luật công vụ còn chưa nghiêm, sự kết hợp của các ngành, các cấp thiếu chặt chẽ, còn tư tưởng ỷ lại, chông chờ vào sự chỉ đạo đôn đốc của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thủ đô mới thực hiện dù đó là nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền của ngành đã được Thủ đô phân công. Một số cán bộ, công chức năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, còn có biểu hiện quan liêu, nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực chậm bị xử lý và thay thế. Đầu tư phát triển Thủ đô Viêng Chăn vẫn chưa đạt được các yêu cầu như mong muốn xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

a) Những khó khăn từ phía nguồn nhân lực

Mặc dù nguồn lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tới hơn 60% trong tổng nguồn lao động của Thủ đô nhưng số lao động này chủ yếu là những người trên 40 tuổi và đa phần là phụ nữ và những người không thể đi làm việc tại những khu công nghiệp hoặc lên Thủ đô tìm việc. Vì vậy chất lượng của nguồn lao động này là rất thấp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường cũng như áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp của họ bị hạn chế rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, với nguồn lao động kém như vậy thì ngành nông nghiệp Thủ đô Thủ đô Viêng Chăn sẽ khó có những bứt phá trong tương lai.

Mặc dù Thủ đô Viêng Chăn đã chú ý đến việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tập huấn kỹ thuật sản xuất đơn lẻ, ít quan tâm đến bồi dưỡng kiến thức tổng hợp có hệ thống về hiệu quả luân canh, hiệu quả khi ứng dụng các công nghệ tiến tiến, về thị trường. Bên cạnh đó lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trực tiếp tham gia chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn nông dân còn mỏng. Các chủ trang trại còn nhiều hạn chế về trình độ quản lý và kỹ thuật nông nghiệp, hầu hết chưa qua đào tạo trung cấp mà chủ


yếu học thông qua thực tiễn và hệ thống khuyến nông tập huấn nên kiến thức cơ bản của nghề nghiệp, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin còn yếu.

b) Năng lực của các doanh nghiệp Thủ đô Viêng Chăn còn thấp dẫn đến sức cạnh tranh của các mặt hàng thấp và không ổn định

Các doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa chú trọng đến quá trình đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Hiện tại quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp quốc doanh địa phương còn quá nhỏ bé, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và trong khu vực.

Nhìn chung, sản xuất vẫn ở trình độ thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao (giá thành thường cao hơn các nước có trong khu vực từ 15 - 20%). Chất lượng không đồng đều khó khăn cho việc thu mua và chế biến xuất khẩu. Sức cạnh tranh trên thị trường yếu. Ví dụ, theo kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2010 trên địa bàn Thủ đô Thủ đô Viêng Chăn: giá thành sản xuất lúa là 2.000kíp/kg, giá bán là 2.500 kíp/kg. Tổng thu 1 ha lúa đông xuân là 4,3 tấn, lãi khoảng 4,5 triệu đồng/ha, mức lãi thấp như vậy nếu các hộ chỉ sản xuất độc canh cây lúa thì rất khó vươn lên làm giàu.

Thủ đô Viêng Chăn là Thủ đô sản xuất lúa nước 2 vụ/ năm, tính thời vụ của cây trồng là hạn chế lớn cho việc tổ chức vùng nguyên liệu cung cấp thường xuyên cho công nghiệp chế biến. Do vậy hàng nông sản của Thủ đô Viêng Chăn chủ yếu là xuất thô, chất lượng thấp, giá thành cao, mẫu mã chưa hấp dẫn nên hạn chế nhiều đến khả năng cạnh tranh.

Thông tin về thị trường giá cả nông sản trên phạm vi cấp huyện, cả Thủ đô có tổ chức được, nhưng chậm và thiếu đến với người sản xuất. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong nước và nước ngoài tuy đã phát triển hơn nhiều so với những năm trước đây, song để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của thời kỳ


mới thì còn hạn chế và chưa ổn định. Do vậy mà có tình trạng một số nông sản, các loại hoa quả, thực phẩm khi thì thiếu gay gắt, khi được mùa thì lại ứ đọng, dư thừa. Điều này đã gây thiệt hại rất nhiều cho nông dân cả về công sức lẫn tiền vốn đã bỏ ra.

c) Các dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

Trong nền kinh tế tri thức đang tiến triển mà lợi thế cạnh tranh thường phụ thuộc vào việc tiếp cận kịp thời luồng thông tin chất lượng cao, người dân sẽ có thể nâng cao vị thế cạnh tranh hơn nếu có được các hệ thống thông tin dễ tiếp cận. chất lượng. Người sản xuất vẫn phải tự mò mẫm trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ không được cung cấp đầy đủ thông tin và có được những dự báo chính xác về cung cầu thị trường khiến việc sản xuất diễn ra tràn lan thừa hoặc thiếu so với nhu cầu thị trường dẫn tới sản phẩm ế ấm lúc thừa lúc thiếu, giá trị sản xuất giảm.

Các nguyên nhân và thách thức trên đây là trở ngại lớn cho phát triển kinh tế của Thủ đô, ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận và thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất kinh doanh tại Viêng Chăn.

d) Năng lực quản lý điều hành còn nhiều hạn chế

Năng lực quản lý kinh tế nói chung, quản lý đầu tư phát triển ở Viêng Chăn nói riêng còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện tập trung ở chất lượng đội ngũ cán bộ và đi kèm với nó là trang thiết bị cũng như các công cụ phục vụ cho hoạt động quản lý đầu tư phát triển. Rõ ràng trong đầu tư phát triển kinh tế, Thủ đô Viêng Chăn vẫn chưa đầu tư đủ cho lực lượng cán bộ quản lý. Đây là lý do chính dẫn đến thực trạng của công tác quản lý vĩ mô trong đầu tư phát triển của Thủ đô:

(i) Công tác quy hoạch và dự báo chưa tốt. Mặc dù Thủ đô đã xây dựng và phê duyệt các quy hoạch và dự báo, song một số quy hoạch vẫn treo, một


số quy hoạch không sát thực tế.

(ii) Các chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế chưa phát huy tác dụng do chưa sát với thực tế, chưa đến được với nhà đầu tư. Thủ đô đã ban hành ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, song mức ưu đãi, khuyến khích chưa có gì vượt trội so với các địa phương khác.

Thủ đô đã ban hành các chính sách ưu đãi về thuế đất, số năm thuê đất, giải phóng mặt bằng… song nếu so sánh với các cơ chế ưu đãi của một số địa phương khác thì chính sách của Viêng Chăn chưa đủ sức hấp dẫn. Các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ thủ tục pháp lý, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ cơ sở hạ tầng… được ban hành khá kịp thời, song còn nhiều hạn chế.

Đối với chính sách hỗ trợ thủ tục pháp lý. Nhà đầu tư ít được tiếp cận do Thủ đô còn thiếu các kênh thông tin, đặc biệt là thông tin mạng (đến nay, trang web của Thủ đô vẫn chỉ cập nhật các thông tin đầu tư từ năm 2008). Đa số nhà đầu tư chưa được sử dụng dịch vụ hỗ trợ thủ tục pháp lý mà vẫn phải thông qua các dịch vụ trung gian.

Công tác hỗ trợ đào tạo cũng chưa phát huy tác dụng do còn “độ lệch” giữa nhu cầu của nhà đầu tư với khả năng đào tạo của các tổ chức đào tạo trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt là đào tạo nhân công trình độ cao, có khả năng vận hành các máy móc thiết bị hiện đại thì Thủ đô chưa có đủ khả năng đào tạo.

(iii) Chính quyền Thủ đô chưa chủ động trong việc áp dụng, vận dụng và triển khai các chính sách của nhà nước, chưa nắm bắt kịp sự biến động và xu hướng phát triển của kinh tế Viêng Chăn.

(iv) Công tác thanh tra, kiểm tra chưa triệt để, đôi khi còn cả nể, né tránh. Trong thời gian qua, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn đã từng bước thể hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình đối với quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô. Chức năng thanh tra, kiểm tra cũng từng bước thực hiện vai trò của mình trong quá trình phát triển của Thủ đô.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022