Nghiên Cứu Tác Động Của Nhân Tố Giá Trị Và Nhân Tố Chất Lượng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Đầu Tư Giá Trị


sẽ có TSSL lớn hơn các cổ phiếu có hệ số P/E cao và các cổ phiếu có hệ số BM cao sẽ có TSSL lớn hơn các cổ phiếu có hệ số BM thấp. Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trong phạm vi khảo lược của NCS đều cho kết quả đồng thuận với lý thuyết đầu tư giá trị, có nghĩa là cổ phiếu có giá trị nội tại cao sẽ có TSSL cao hơn cổ phiếu có giá trị nội tại thấp. Nội dung chi tiết của các nghiên cứu nêu trên được NCS trình bày phía dưới (xem tóm tắt các nghiên cứu trong phụ lục 1)

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này có hai nhược điểm quan trọng: Thứ nhất, các nhà khoa học nhận định rằng cổ phiếu giá trị chỉ là những cổ phiếu bị định giá thấp, bỏ qua chất lượng của cổ phiếu như quan điểm của Graham (1949); điều này dẫn đến các danh mục được phân chia theo hệ số P/E và BM mang lại TSSL không cao bằng danh mục cổ phiếu chất lượng và bị định giá thấp (Athanassakos, 2012). Nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Hoa, Trần Tuấn Vinh & Nguyễn Phạm Thi Nhân (2018) cũng cho thấy rằng các nhà đầu tư sử dụng hệ số P/E hoặc BM để định giá và chọn cổ phiếu giá trị có TSSL đầu tư thấp. Thứ hai, khi sử dụng hệ số P/E và BM làm nhân tố định giá, các nghiên cứu trên bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố tăng trưởng đối với việc xác định giá trị của cổ phiếu như được đề cập trong Graham (1949, 1973), Lynch (1989), Fisher (2003) và Buffett (theo Hangstrom, 2005).

Nội dung chi tiết của các nghiên cứu


Basu (1977) đã sử dụng hệ số P/E làm nhân tố định giá để nghiên cứu tác động của nhân tố định giá đến TSSL của cổ phiếu. Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu của hơn 1,400 công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán New York trong giai đoạn từ tháng 9/1956 đến tháng 8/197. Đầu mỗi năm, Basu (1977) xác định tỉ lệ P/E của các cổ phiếu với tử số (P) là giá trị thị trường của cổ phiếu tại thời điểm 31/12, mẫu số (E) là lợi nhuận hằng năm (loại bỏ lợi nhuận bất thường) dành cho cổ đông thường. Sau đó, căn cứ vào tỷ lệ P/E, Basu chia các cổ phiếu thành 5 danh mục khác nhau; các danh mục này được thiết lập vào ngày 1/4 hằng năm với kỳ hạn 1 năm theo chiến lược mua và nắm giữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, danh mục có P/E thấp có TSSL trung bình vượt trội so với các danh mục có P/E cao hơn, trong đó danh mục P/E thấp nhất có TSSL bình quân 16.3% so với TSSL của danh mục có P/E cao nhất là 9.34%. Điều này chứng


tỏ rằng TSSL của cổ phiếu có giá trị nội tại cao sẽ lớn hơn cổ phiếu có giá trị nội tại thấp. Kết quả nghiên cứu này đồng thuận với nội dung của lý thuyết đầu tư giá trị

Chan, Hamao, và Lakonishok (1991) nghiên cứu về mối liên hệ giữa TSSL và hệ số BM của các cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tokyo trong giai đoạn từ tháng 1/1971 đến tháng 12/1988. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số BM có ý nghĩa mạnh trong việc giải thích TSSL trung bình của các cổ phiếu ở Nhật Bản. Cụ thể, nhóm tác giả đã xây dựng 4 nhóm danh mục cổ phiếu có tỉ trọng bằng nhau, trong các danh mục này danh mục có BM cao nhất có TSSL bình quân 2.43%/tháng, danh mục có BM thấp nhất có TSSL 1.33%/tháng.

Fama và French (1992) nghiên cứu TTCK New York trong giai đoạn 1963 – 1990 về TSSL của cổ phiếu giá trị. Theo đó, các cổ phiếu được chia thành 12 danh mục dựa vào BM. Kết quả cho thấy danh mục có BM thấp nhất (tương ứng với P/B cao nhất) có TSSL trung bình 3.7% một năm, trong khi danh mục các cổ phiếu có BM cao nhất (P/B thấp nhất) có TSSL bình quân 24.31%/ năm trong suốt thời kì nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Fama và French (1998) nghiên cứu trong phạm vi quốc tế bao gồm cổ phiếu ở 13 quốc gia trong chỉ số MSCI (Morgan Stanley Capital International) bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Thụy sĩ, Thụy Điển, Áo, Hồng Kong và Singapore đã dùng các chỉ tiêu BM, P/E, P/CF và P/D để phân nhóm các cổ phiếu giá trị trong suốt giai đoạn 1975 đến 1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy TSSL của danh mục BM cao vượt trội bình quân 7.68% trong suốt thời gian nghiên cứu trong đó 12/13 quốc gia có phần vượt trội dương trừ Ý. Mức lợi nhuận vượt trội dương dao động từ 2.3% (Hà Lan) đến 12.32% (Áo).

Chen và Zhang (1998) nghiên cứu mối liên hệ giữa tỉ lệ BM và TSSL của cổ phiếu cho cả TTCK phát triển và mới nổi trong giai đoạn từ 1970 đến 1993, và chỉ ra rằng BM có tương quan dương mạnh với TSSL cổ phiếu ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông và Malaysia; trong khi đó, mối tương quan này không thể hiện rõ ở các thị trường Thái Lan và Đài Loan. Công trình ứng dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và kiểm định thống kê.

Đầu tư giá trị và tỷ suất sinh lời tại Việt Nam - 8

Kang và Ding (2005) đã tiến hành nghiên cứu các cổ phiếu ở 6 quốc gia bao gồm: Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan và Thái Lan trong giai đoạn từ


tháng 1/1991 đến tháng 12/2002. Đây là các TTCK đã được xây dựng và phát triển từ những năm 1980 và được đánh giá là các thị trường mới nổi trong giai đoạn này. Tổng số quan sát mà Kang và Ding (2005) nghiên cứu là 14,797, trong đó các quan sát được nhóm vào cổ phiếu giá trị là 7,264 và 7,534 quan sát được đưa vào nhóm cổ phiếu tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về lợi nhuận giữa danh mục có BM cao và BM thấp là dương cho tất cả các thị trường quan sát. Mức chênh lệch lợi nhuận trung bình giữa hai danh mục này thấp nhất là 1% cho thị trường Malaysia và cao nhất là 19% cho thị trường Singapore. Công trình ứng dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và kiểm định thống kê.

Chahine (2008) nghiên cứu về cổ phiếu giá trị (P/E thấp) và cổ phiếu tăng trưởng (P/E cao) ở TTCK Châu Âu. Cụ thể nghiên cứu ứng dụng dữ liệu của 11 quốc gia trong khu vực Châu Âu giai đoạn từ 1988 đến 2003. Nghiên cứu chia các cổ phiếu có P/E thấp thành 3 nhóm: danh mục có tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận thấp, danh mục có tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình và danh mục có tỉ lệ tăng trưởng cao. Kết quả thực nghiệm cho thấy ba danh mục này có tỷ suất lợi nhuận trung bình hằng năm là 16.4%, 26.7% và 52.1% vượt trội so với danh mục có P/E cao. Công trình ứng dụng phương pháp thông kê mô tả và kiểm định thống kê.

Athanassakos (2009) ứng dụng hai chi tiêu P/E và BM để xác định cổ phiếu giá trị trên TTCK Canada giai đoạn 1985 - 2005. Khi ứng dụng chỉ tiêu BM nghiên cứu kết quả cho thấy lợi nhuận vượt trội của danh mục có BM cao so với danh mục BM thấp là 4.25%/ năm, trong đó 5.22% (trong giai đoạn TTCK giảm), 4.07% (trong giai đoạn TTCK tăng), 11.17% (trong giai đoạn TTCK suy thoái) và 3.52% (trong giai đoạn TTCK phục hồi). Đối với chí tiêu P/E, tỷ suất lợi nhuận vượt trội bình quân là 6.3%, trong đó khi thị trường đi xuống là 8.41%, thị trường đi lên là 5.79%, trong giai đoạn suy thoái là 26.8% và 3.98% trong giai đoạn phục hồi.

Phạm Hữu Hồng Thái và Nguyễn Vũ Hồng Phượng (2015) nghiên cứu về đầu tư giá trị bằng việc kết hợp cả hai chỉ tiêu P/E và P/B để xây dựng DMĐT cổ phiếu giá trị cho các cổ phiếu niêm yết ở HOSE trong giai đoạn 2009 – 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy TSSL của DMĐT cổ phiếu giá trị vượt trội hơn so với danh mục cổ phiếu tăng trưởng, sự vượt trội về TSSL của DMĐT cổ phiếu giá trị so với danh mục thị trường


thì không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cụ thể, khi ứng dụng P/E để xây dựng danh mục cổ phiếu giá trị, kết quả nghiên cứu cho thấy danh mục có P/E thấp có TSSL bình quân cao hơn 21%/năm so với danh mục có P/E cao, so với danh mục thị trường thì TSSL của danh mục P/E thấp cao hơn bình quân 9.96%/năm. Khi ứng dụng P/B để xây dựng danh mục cổ phiếu giá trị, kết quả nghiên cứu cho thấy danh mục P/B thấp có TSSL trung bình cao hơn 25.68%/năm so với danh mục có P/B cao, sự khác biệt về TSSL này cũng có ý nghĩa về mặt thống kê; so với danh mục thị trường thì danh mục P/B thấp có TSSL bình quân cao hơn 13.8%/năm. Công trình ứng dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và kiểm định thống kê.

2.4.1.2 Nghiên cứu tác động của nhân tố giá trị và nhân tố chất lượng đến tỷ suất sinh lời của đầu tư giá trị

Khi nghiên cứu về tác động đồng thời của nhân tố giá trị và nhân tố chất lượng của cổ phiếu đến TSSL của đầu tư giá trị, các nghiên cứu sẽ thực hiện theo ba bước: Bước 1 sử dụng các hệ số định giá để lọc trong mẫu dữ liệu ra danh mục các cổ phiếu bị định giá thấp. Bước 2 sẽ tiếp tục lọc danh mục này bằng cách sử dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cổ phiếu; sau hai lần lọc, sẽ có được các danh mục cổ phiếu vừa đảm bảo hai yếu tố: cổ phiếu bị định giá thấp và chất lượng tốt; tiếp theo, sẽ đo lường hiệu quả của các danh mục này bằng cách so sánh TSSL của chúng với TSSL của thị trường hoặc danh mục các cổ phiếu định giá cao để đánh giá hiệu quả danh mục cổ phiếu giá trị. Và, bước 3, các nghiên cứu sẽ tìm kiếm mối tương quan giữa TSSL của danh mục cổ phiếu với hệ số định giá và chỉ tiêu đánh giá chất lượng. Trong nhóm các nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này thì nghiên cứu của Piotroski (2000) và Athanassakos (2013) có tính nổi bật hơn trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố chất lương đến TSSL của cổ phiếu, vì trong mô hình nghiên cứu của mình, hai tác giả đã xây dựng một hệ thống tính điểm các tiêu chí chất lượng của cổ phiếu.

Piotroski (2000) đã sử dụng hệ số định giá BM và một hệ thống các chỉ số tài chính để tính điểm các cổ phiếu (gọi là điểm số F_Score) nhằm lựa chọn các cổ phiếu có giá trị nội tại cao và chất lượng tốt để đưa vào danh mục đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố chất lượng (điểm số F_Score) tỷ lệ thuận với TSSL của cổ phiếu giá trị và danh mục cổ phiếu giá trị với điểm số F_Score cao có TSSL vượt trội 23% so với danh mục


cổ phiếu với điểm số F_Score thấp. Kế thừa hướng nghiên cứu của Piotroski (2000), các nghiên cứu của Mohr (2012), Galdi và cộng sự (2013), Hyde (2014) và Võ Thị Quý & Bùi Thanh Trúc (2015) cũng cho thấy rằng danh mục cổ phiếu giá trị có điểm số F_Score cao sẽ mang lại TSSL tốt hơn danh mục cổ phiếu có điểm số F_Score thấp (nội dung chi tiết của các nghiên cứu được trình bày phía dưới).

Điểm nhấn của nghiên cứu này là xây dựng được điểm số F_Score liên kết đầy đủ ba khía cạnh quan trọng của sức khỏe tài chính doanh nghiệp, gồm: khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và đòn bẩy tài chính với 9 tín hiệu để chấm điểm các biểu hiện tài chính giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng tính toán, lượng hóa và chọn lọc được công ty tốt. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này có ba nhược điểm lớn: Thứ nhất, việc sử dụng hệ số định giá BM sẽ dẫn đến bỏ qua yếu tố tốc độ tăng trưởng của công ty, đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu. Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của điểm số F_Score đến hiệu quả của danh mục cổ phiếu giá trị, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đều sử dụng mô hình nghiên cứu của Piotroski (2000); trong mô hình này có sự xuất hiện của hai biến lãi tích tụ (Accrual) và biến phát hành mới cổ phiếu (Offer) trùng lắp với cách tính của điểm số F_Score, điều này sẽ làm sai lệch tác động của điểm số F_Score đến hiệu quả đầu tư giá trị. Trong quá trình khảo lược các nghiên cứu về tác động đồng thời của nhân tố định giá và nhân tố chất lượng của cổ phiếu, NCS thấy rằng mô hình nghiên cứu của Athanassakos (2013) được phát triển dựa trên mô hình ba nhân tố của Fama và French (1995) sẽ tốt hơn mô hình được sử dụng trong Piostroski (2000) vì không có sự trùng lấp giữa biến độc lập của mô hình với các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đại diện cho nhân tố chất lượng của cổ phiếu. Điều này dẫn đến các biến nghiên cứu trong mô hình hồi quy của Athanassakos (2013) có sự khác biệt so với các biến trong mô hình hồi quy của các nghiên cứu trước. Hyde (2014) cũng sử dụng hướng nghiên cứu này để nghiên cứu về tác động của BM và F_Score đến TSSL của cổ phiếu. Thứ ba, về phương pháp hồi quy dùng để ước lượng tham số của biến độc lập, hầu hết các công trình theo hướng nghiên cứu của Piotroski (2000) đều sử dụng mô hình Pooled OLS để chạy dữ liệu bảng. Tuy nhiên, kết quả có được từ chạy mô hình Pooled OLS rất dễ xảy ra các khuyết tật như phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và đặc biệt là hiện tượng nội sinh khi chạy dữ liệu nghiên cứu.


Khác với Piotroski (2000), nghiên cứu của Athanassakos (2013) sử dụng P/E làm nhân tố định giá và Score làm nhân tố chất lượng của cổ phiếu để nghiên cứu tác động của nhân tố giá trị và nhân tố chất lượng đến TSSL của cổ phiếu trên TTCK Canada từ 1/5/1985 đến 30/4/2009, bằng cách sử dụng mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên mô hình ba nhân tố của Fama và French (1995). Điểm nổi bất của nghiên cứu Athanassakos (2013) cũng giống như Piotroski (2000) là xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tài chính (Score) để đo lường chất lượng của cổ phiếu. Điểm số Score chấm điểm chất lượng của cổ phiếu dựa trên 7 tiêu chí: tính thanh khoản của cổ phiếu, quy mô của công ty, khả năng sinh lời, tính hiệu quả của doanh nghiệp, đòn cân nợ, rủi ro kinh doanh, và mức độ ghi nhận bất thường hoặc điều chỉnh báo cáo tài chính. Điểm số Score được Athanassakos (2013) kỳ vọng là tỷ lệ nghịch với TSSL của cổ phiếu, có nghĩa là cổ phiếu có Score cao chứng tỏ cổ phiếu có chất lượng kém, và ngược lại cổ phiếu có Score thấp chứng tỏ cổ phiếu có chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu của Athanassakos (2013) cho thấy TSSL của danh mục cổ phiếu giá trị có điểm số Score thấp vượt trội hơn TSSL của danh mục cổ phiếu giá trị có điểm số Score cao. Kết quả nghiên cứu này đồng thuận với quan điểm của lý thuyết đầu tư giá trị.

Khác với điểm số F_Score, các tiêu chí được sử dụng tính toán điểm số Score không có sự trùng lập với các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu; tuy nhiên, hạn chế của điểm số Score là bao quát một phạm vi rộng bao gồm các chỉ tiêu bên trong (quy mô của công ty, khả năng sinh lời, tính hiệu quả của doanh nghiệp, đòn cân nợ, mức độ ghi nhận bất thường hoặc điều chỉnh báo cáo tài chính) và bên ngoài doanh nghiệp (tính thanh khoản của cổ phiếu, rủi ro kinh doanh), định tính (rủi ro kinh doanh, và mức độ ghi nhận bất thường hoặc điều chỉnh báo cáo tài chính) và định lượng (tính thanh khoản của cổ phiếu, quy mô của công ty, khả năng sinh lời, tính hiệu quả của doanh nghiệp, đòn cân nợ). Điều này sẽ dẫn đến khó đánh giá đúng chất lượng của cổ phiếu (chỉ nên xem xét yếu tố bên trong như quan điểm của Graham (1949)) và khó tính toán đối với nhà đầu tư. Vì vậy, trong nội dung của luận án này, NCS sử dụng điểm số F_Score làm nhân tố chất lượng của cổ phiếu kết hợp với mô hình của Athanassakos (2013) để nghiên cứu tác động của nhân tố chất lượng đến TSSL của cổ phiếu.


Nội dung chi tiết của các nghiên cứu (xem bảng tóm tắt tại phụ lục 2)


Piotroski (2000) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các cổ phiếu trên TTCK Mỹ trong giai đoạn 1976 đến 1996 bằng cách lựa chọn ra nhóm các cổ phiếu có BM cao, từ nhóm các cổ phiếu BM cao này, bằng cách sử dụng một nhóm các chỉ tiêu phân tích cơ bản dựa trên BCTC của doanh nghệp. Piotroski tiến hành phân nhóm bằng cách dùng 9 tín hiệu tài chính để chấm điểm các biểu hiện về tài chính của doanh nghiệp, được ông gọi là điểm số F_Score. Trường hợp chỉ tiêu là tốt sẽ được chấm điểm là 1, không tốt là

0. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm cổ phiếu có BM cao có TSSL sau một và hai năm nắm giữ lần lượt là 23.9% và 47.9% cao hơn 5.9% và 12.7% so với thị trường. Đặc biệt nghiên cứu của Piotroski cũng chỉ ra DMĐT có điểm số F_Score cao có TSSL bình quân cao hơn 7.5% so với thị trường và cao hơn 23% so với nhóm có F_Score thấp. Sử dụng kết quả hồi quy để đánh giá những yếu tố tác động đến lợi nhuận của các cổ phiếu trong danh mục. Piotroski cũng cho thấy rằng sau khi đã kiểm soát sự khác biệt về quy mô doanh nghiệp và sự khác biệt về tỷ lệ BM thì một sự cải thiện trong điểm số tổng hợp F_Score tương ứng với một sự tăng thêm khoảng 2.5% đến 3% lợi nhuận cho cổ phiếu.

Phương pháp nghiên cứu: sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS để ước lượng giá trị các biến trong mô hình kinh tế cụ thể như sau:

Ma _ reti 1 ln(mvei ) 2 ln(bmi ) 3momenti 4accurali

5eq _ offeri 6 f _ scorei i


Trong đó:


Ma _ reti : Lợi nhuận 1 năm đã điều chỉnh so với thị trường (One – Year Market – Adjusted Return)

mvei : giá trị thị trường vốn chủ sở hữu (Maket Value of Equity)


bmi

: Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (Book value of equity, scaled by MVE)


momenti : Lợi nhuận của cổ phiếu đã điều chỉnh so với thị trường trong 6 tháng trước khi thiết lập DMĐT


accurali


: tích lũy, được xác định bằng dòng tiền hoạt từ hoạt động sản xuất kinh

doanh chính trừ đi lợi nhuận sau thuế chia tổng tài sản bình quân


eq _ offeri


f _ scorei

: phát hành vốn cổ phần (bằng 0 nếu phát hành, ngược lại bằng 1)


: tổng điểm F_Score


ei : Sai số của mô hình

Mohr (2012) nghiên cứu các cổ phiếu ở khu vực Eurozone trong giai đoạn từ 1999 đến 2010, kết quả nghiên cứu cho thấy bằng việc tính điểm F_Score và phân nhóm các cổ phiếu có BM cao, danh mục có F_Score cao có tỉ suất vượt trội danh mục F_Score thấp 8/12 năm quan sát. Danh mục F_Score cao có tỉ suất sinh lời bình quân cao hơn thị trường 10.74%/năm. Chiến lược mua nhóm cổ phiếu F_Score cao và bán các cổ phiếu F_Score thấp có thể mang lại tỉ suất lợi nhuận bình quân 24.57%/năm. Do đó, hứa hẹn đây là một chiến lược đầu tư hiệu quả trong việc thiết lập một DMĐT thụ động có thể chiến thắng thị trường. Kết quả hồi quy cũng cho thấy biến F_Score có ý nghĩa về mặt thống kê trong giải thích tỉ suất lợi nhuận đã điều chỉnh so với thị trường của cổ phiếu nghiên cứu. Bên cạnh biến F_Score thì biến số BM, quán tính giá (Moment) và tích lũy (Accural) cũng có ý nghĩa về mặt thống kê trong việc giải thích lợi nhuận của cổ phiếu giá trị. Công trình sử dụng phương pháp nghiên cứu của Piotroski (2000) để nghiên cứu.

Athanassakos (2013) sử dụng P/E làm nhân tố định giá và điểm số Score làm nhân tố chất lượng của cổ phiếu để nghiên cứu tác động của nhân tố định giá và nhân tố chất lượng đến TSSL của cổ phiếu trên TTCK Canada từ 1/5/1985 đến 30/4/2009, bằng cách sử dụng mô hình nghiên cứu thuộc nhóm định giá tài sản vốn được phát triển dựa trên mô hình ba nhân tố của Fama và French (1995). Điểm nổi bất của nghiên cứu Athanassakos (2013) là xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tài chính (Score) để đo lường chất lượng của cổ phiếu. Điểm số Score chấm điểm chất lượng của cổ phiếu dựa trên 7 tiêu chí: tính thanh khoản của cổ phiếu, quy mô của công ty, khả năng sinh lời, tính hiệu quả của doanh nghiệp, đòn cân nợ, rủi ro kinh doanh, và mức độ ghi nhận bất thường hoặc điều chỉnh báo cáo tài chính. Điểm số Score được Athanassakos (2013) kỳ vọng là tỷ lệ nghịch với TSSL của cổ phiếu, có nghĩa là cổ phiếu có Score cao chứng

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí