Bảo Vệ Các Quyền Và Lợi Ích Phát Sinh Từ Quyền Sở Hữu Đối Với Tài Sản Của Nhà Đầu Tư Trong Công Ty Niêm Yết

Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành và Ban kiểm soát đã tham gia đào tạo về quản trị công ty;

Những điểm chưa thực hiện theo quy định của Quy chế, nguyên nhân và giải pháp [2].

- Công bố thông tin về các cổ đông lớn:


Công ty niêm yết phải tổ chức công bố thông tin định kỳ về từng cổ đông lớn gồm các nội dung chủ yếu sau:

Tên, năm sinh (cổ đông cá nhân);

Địa chỉ liên lạc;

Nghề nghiệp (cổ đông cá nhân), ngành nghề hoạt động (cổ đông tổ chức);

Số lượng và tỷ lệ cổ phần sở hữu trong công ty;

Tình hình biến động về sở hữu của các cổ đông lớn;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Những thông tin có thể dẫn tới sự thay đổi lớn về cổ đông của công ty;

Tình hình tăng, giảm cổ phiếu, và cầm cố, thế chấp cổ phiếu công ty của các cổ đông lớn [2].

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết ở Việt Nam - 6

Đối với công ty niêm yết, yêu cầu công bố thông tin xuất phát từ tính đại chúng của loại hình công ty này. Do vậy, hoạt động công bố thông tin trở thành một hoạt động thường xuyên và không thể thiếu nhằm công khai, minh bạch hoá tất cả các hoạt động của công ty cho các cổ đông và công chúng đầu tư. Theo Điều 30 Quy chế quản trị công ty niêm yết, việc tổ chức công bố thông tin do ít nhất một cán bộ chuyên trách về công bố thông tin thực hiện. Cán bộ chuyên trách công bố thông tin có thể là Thư

ký công ty hoặc một cán bộ quản lý kiêm nhiệm. Cán bộ chuyên trách công bố thông tin phải là người:

Có kiến thức kế toán, tài chính, có kỹ năng nhất định về tin học;

Công khai tên, số điện thoại làm việc để các cổ đông có thể dễ dàng liên hệ;

Có đủ thời gian để thực hiện chức trách của mình, đặc biệt là việc liên hệ với các cổ đông, ghi nhận những ý kiến của các cổ đông, định kỳ công bố trả lời ý kiến của các cổ đông và các vấn đề quản trị công ty theo quy định;

Chịu trách nhiệm về công bố các thông tin của công ty với công chúng đầu tư theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Trong trường hợp công ty niêm yết vi phạm hoặc không thực hiện quy định tại quy chế này mà không công bố thông tin và báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính [2].

1.2.1.4. Bảo vệ các quyền và lợi ích phát sinh từ quyền sở hữu đối với tài sản của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Quyền sở hữu đối với tài sản của nhà đầu tư trong công ty niêm yết là cơ sở phát sinh các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Do vậy, bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư trong công ty niêm yết chỉ thực sự có ý nghĩa trọn vẹn khi cổ đông được đảm bảo thực hiệu các quyền lợi phát sinh từ quyền sở hữu tài sản này. Cách thức của sự bảo vệ của pháp luật là công nhận các quyền và lợi ích của nhà đầu tư phát sinh từ quyền sở hữu đối với tài sản của nhà đầu tư.

Công ty niêm yết là loại hình công ty cổ phần nên phải có cổ phần phổ phông và có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ

đông phổ thông, người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi. Như vậy, công ty niêm yết nhất thiết có cổ đông phổ thông và có thể có cổ đông ưu đãi.

- Quyền và lợi ích phát sinh từ quyền sở hữu tài sản của cổ đông phổ

thông


Theo khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp và khoản 2 Điều 11 Điều lệ

mẫu áp dụng cho công ty niêm yết thì cổ đông phổ thông có quyền và lợi ích sau:

Tham gia các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền;

Nhận cổ tức;

Tự do chuyển nhượng cổ phần đã được thanh toán đầy đủ theo quy định của Điều lệ này và pháp luật hiện hành;

Được ưu tiên mua cổ phiếu mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông mà họ sở hữu;

Kiểm tra các thông tin liên quan đến cổ đông trong danh sách cổ đông đủ tư cách tham gia Đại hội đồng cổ đông và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

Trường hợp Công ty giải thể, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty sau khi Công ty đã thanh toán cho chủ nợ và các cổ đông loại khác theo quy định của pháp luật;

Yêu cầu Công ty mua lại cổ phần của họ. Theo Khoản 1 Điều 90 Luật Doanh nghiệp, cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về tổ chức lại

công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

Riêng cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục từ sáu tháng trở lên có thêm một số quyền lợi nhất định. Các quyền lợi này được cụ thể hoá tại Khoản 3 Điều 11 Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết như sau:

Đề cử các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát;

Yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông;

Kiểm tra và nhận bản sao hoặc bản trích dẫn danh sách các cổ đông có quyền tham dự và bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông.

Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải thể hiện bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra.

- Quyền và lợi ích phát sinh từ quyền sở hữu của cổ đông ưu đãi


Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cổ phần ưu đãi bao gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và người sở hữu những loại cổ phần này tương ứng là cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại. Nhìn chung, cổ đông ưu đãi được hưởng một số quyền lợi đặc biệt hơn so với cổ đông phổ thông nhưng

đồng thời cũng bị hạn chế một số quyền nhất định. Do vậy, ngoài những quyền lợi giống như cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi còn được hưởng những quyền lợi như sau:

Đối với cổ đông ưu đãi biểu quyết:


Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định;

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [16].

Đối với cổ đông ưu đãi cổ tức:


Nhận cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm;

Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát [16].

Đối với cổ đông ưu đãi hoàn lại:


Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại;

Không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát [16].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đề cập khái quát về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trong công ty niêm yết cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề này theo Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy định này sẽ là cơ sở cho việc phân tích và bình luận khung pháp luật cụ thể của Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết được trình bày tại chương 2.

Chương 2‌


THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRONG CÔNG TY NIÊM YẾT Ở

VIỆT NAM


2.1. Bảo vệ quyền tham gia thị trường, thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Quyền tham gia thị trường, thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư được coi là một quyền cơ bản của nhà đầu tư khi họ bắt đầu tham gia thị trường và khi đã nắm giữ cổ phiếu của các công ty niêm yết. Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp luôn bảo vệ quyền này của nhà đầu tư. Tinh thần của pháp luật là như vậy nhưng không phải lúc sự bảo vệ này cũng được đảm bảo.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (DIC) niêm yết tại Sở Giao dịch thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Cụ thể, DIC chào bán 3 triệu cổ phiếu với tổng khối lượng huy động vốn dự kiến là 43,5 tỷ đồng. Thời hạn đăng ký mua từ ngày 2/12/2010 đến ngày 04/1/2011. Ngày thanh toán tiền mua cổ phiếu là ngày 31/3/2011, ngày dự kiến kết thúc chuyển giao cổ phiếu là ngày 28/4/2011. Mặc dù, Ban lãnh đạo công ty đã cố gắng hết sức mình trong việc tiếp xúc, giới thiệu và xem xét những ưu ái nhất dành cho các tổ chức tài chính và các cá nhân quan tâm đến việc phát hành riêng lẻ 3 triệu cổ phiếu này nhưng đợt phát hành vẫn không thành công. Tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém không phải là nguyên nhân của tình trạng trên bởi doanh thu quý 1/2011 của công ty đạt 207,4 tỷ đồng, bằng 90% so với cùng kỳ năm trước (230,26 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt 7,024 tỷ đồng, tăng 183% so với cùng kỳ (3,83 tỷ đồng).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022