T_Test Của Tssl Danh Mục Cổ Phiếu Giá Trị (Có 0 < Peg < 1) So Với Tssl Của Danh Mục Thị Trường


Bảng 4.3: T_test của TSSL danh mục cổ phiếu giá trị (có 0 < PEG < 1) so với TSSL của danh mục thị trường


Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata


Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Hoa, Trần Tuấn Vinh & Nguyễn Phạm Thi Nhân (2018). Nghiên cứu của các tác giả này cho thấy có 92% các nhà đầu tư ứng dụng lý thuyết đầu tư giá trị trên TTCK Việt Nam có TSSL dương. Trong đó, có 17% các nhà đầu tư ứng dụng lý thuyết đầu tư giá trị thu được TSSL trên 25%/năm và 38% các nhà đầu tư ứng dụng lý thuyết này có TSSL khá cao, từ 10% đến 25%/năm. Như vậy, có khoảng 55% các nhà đầu tư ứng dụng lý thuyết đầu tư giá trị đạt TSSL trên 10% mỗi năm (xem hình 4.1).


Hình 4.1: TSSL từ việc ứng dụng lý thuyết đầu tư giá trị trên TTCK Việt Nam


Tỉ suất lợi nhuận trên 25%/năm 17%

Tôi toàn lỗ 8%

Tỉ suất lợi nhuận từ 10%/năm đến 25%/năm

38%

Tỉ suất lợi nhuận dưới 10%/năm 37%

Nguồn: Lê Thị Tuyết Hoa, Trần Tuấn Vinh & Nguyễn Phạm Thi Nhân (2018)


Tuy nhiên, nếu so sánh với TSSL bình quân 24.31% của danh mục cổ phiếu giá trị trên TTCK Mỹ giai đoạn từ 1963 - 1990 trong nghiên cứu của Fama và French (1992) hoặc mức TSSL từ 16.4% - 52.1% của danh mục cổ phiếu giá trị tại TTCK của 11 nước Châu Âu trong giai đoạn 1988 - 2003 trong nghiên cứu của Chahine (2008) thì TSSL của danh mục cổ phiếu giá trị trên TTCK Việt Nam cũng chưa cao.

Nguyên nhân được Lê Thị Tuyết Hoa, Trần Tuấn Vinh & Nguyễn Phạm Thi Nhân (2018) chỉ ra là do nhà đầu tư sử dụng các chỉ tiêu tài chính để lựa chọn cổ phiếu chất lượng chưa phù hợp. Nhà đầu tư Việt Nam thích sử dụng các chỉ tiêu tài chính đơn lẻ không có tính hệ thống, ít chọn lựa các chỉ tiêu tài chính có tính hệ thống và bao quát tình hình tài chính của công ty để lựa chọn cổ phiếu chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến TSSL chưa cao đối với nhóm nhà đầu tư ứng dụng lý thuyết đầu tư giá trị. Cụ thể, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) là 2 chỉ tiêu tài chính được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất để lựa chọn cổ phiếu đầu tư, lần lượt ở mức là 85% và 84%. Sự quan tâm cao tiếp theo dành cho các chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế EAT, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE, P/E ở mức 82% - 83%. Tuy nhiên, chỉ tiêu tài chính có tính hệ thống và khái quát cao như hệ số F_Score lại có tỷ lệ ứng dụng là thấp nhất, ở mức 47% các nhà đầu tư (xem bảng 4.4). Vì vậy, để kiểm định xem đây có thực sự là nguyên nhân làm giảm TSSL của đầu tư giá trị hay không, NCS thực hiện tích hợp điểm số F_Score vào việc chọn lựa danh mục cổ phiếu giá trị trước khi tính toán TSSL của danh mục này, sau đó, so sánh TSSL này với TSSL


của danh mục cổ phiếu giá trị không tích hợp điểm số F_Score. Kết quã thực hiện sẽ được trình bày trong mục 4.1.2.2.

Bảng 4.4: Mức độ ứng dụng các chỉ tiêu tài chính của các nhà đầu tư


Chỉ tiêu tài chính

Có ứng dụng

Ít hoặc không ứng dụng

Tỉ lệ giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu - P/E

82%

18%

Lợi nhuận trên một cổ phiếu - EPS

84%

16%

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE

82%

18%

Lợi nhuận sau thuế - EAT

83%

17%

Tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu - Debt/Equity

85%

15%

Cổ tức trên một cổ phiếu - DPS

76%

24%

Cổ tức trên giá - DPS/Price

75%

25%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA

73%

27%

Tỉ lệ lãi gộp trên doanh thu

73%

27%

Vòng quay tổng tài sản

57%

43%

Dòng tiền của doanh nghiệp

68%

32%

Tính thanh khoản của cổ phiếu

78%

22%

F_Score

47%

53%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Đầu tư giá trị và tỷ suất sinh lời tại Việt Nam - 14

Nguồn:Lê Thị Tuyết Hoa, Trần Tuấn Vinh & Nguyễn Phạm Thi Nhân (2018)


4.1.2.2. Tỷ suất sinh lời của danh mục cổ phiếu trong đầu tư giá trị khi tích hợp nhân tố chất lượng F_Score trên TTCK Việt Nam

Để nghiên cứu hiệu quả tăng thêm của đầu tư giá trị khi tích hợp nhân tố chất lượng F_Score, luận án thực hiện qua hai bước sau:

Bước thứ nhất, NCS sẽ tìm kiếm mức sinh lời vượt trội của danh mục cổ phiếu giá trị có điểm số F_Score cao so với thị trường và mức sinh lời vượt trội của danh mục cổ phiếu giá trị có hệ số F_Score thấp so với thị trường. Sau đó, so sánh hai kết quả này với nhau để thấy được hiệu quả của danh mục cổ phiếu giá trị có điểm số F_Score cao so với danh mục cổ phiếu giá trị có điểm số F_Score thấp. Kết quả thống kê từ dữ liệu 1667 quan sát của NCS cho thấy rằng: mức sinh lời vượt trội của danh mục cổ phiếu giá trị có điểm số F_Score cao so với thị trường là 20.66% (xem bảng 4.5).


Bảng 4.5: So sánh TSSL của danh mục cổ phiếu giá trị có F_Score cao và TSSL của thị trường



Năm

Số lượng cổ phiếu trong danh mục

TSSL trung bình của danh mục cổ phiếu giá trị có F_Score cao6

TSSL của thị trường

Chênh lệch

2008

24

-22.43%

-44.28%

21.84%

2009

15

81.76%

-35.43%

117.19%

2010

50

-37.08%

63.13%

-100.21%

2011

45

20.81%

-11.38%

32.19%

2012

45

11.94%

-2.91%

14.84%

2013

47

46.04%

0.12%

45.92%

2014

65

37.66%

19.41%

18.25%

2015

96

35.45%

-3.50%

38.95%

2016

84

15.46%

12.74%

2.72%

Trung bình

20.43%

-0.23%

20.66%

Nguồn: tính toán của NCS


Trong khi đó, mức vượt trội này của danh mục cổ phiếu giá trị có điểm số F_Score thấp chỉ cao hơn so với thị trường 3.02% (xem bảng 4.6); ngoài ra, mức này cũng cao hơn so với danh mục cổ phiếu giá trị chưa tích hợp hệ số F_Score vào là 15.65% (xem bảng 4.2).



6 F_Score cao được tính từ mức từ 6 điểm đến 9 điểm; TSSL trung bình của danh mục được tính theo trọng số là số lượng cổ phiếu trong danh mục


Bảng 4.6: So sánh TSSL của danh mục cổ phiếu giá trị có F_Score thấp và TSSL của thị trường



Năm

Số lượng cổ phiếu trong danh mục

TSSL trung bình của danh mục cổ phiếu giá trị có F_Score thấp7


TSSL của thị trường


Chênh lệch

2008

9

-37.98%

-44.28%

6.30%

2009

3

148.76%

-35.43%

184.19%

2010

14

-39.40%

63.13%

-102.53%

2011

16

-8.60%

-11.38%

2.78%

2012

14

4.32%

-2.91%

7.23%

2013

7

34.07%

0.12%

33.95%

2014

15

8.70%

19.41%

-10.71%

2015

21

8.30%

-3.50%

11.80%

2016

21

15.03%

12.74%

2.30%

Trung bình

2.79%

-0.23%

3.02%

Nguồn: Tính toán của NCS


Bước thứ hai, để đảm bảo kết quả thống kê trên có ý nghĩa, NCS thực hiện kiểm định T_test. Kết quả kiểm định cho thấy rằng: mức sinh lời vượt trội của danh mục cổ phiếu giá trị có F_Score cao có ý nghĩa thống kê tại mức 95% với p-value là 0.0001 (xem bảng 4.7). Trong khi đó, kiểm định không đủ bằng chứng để bác bỏ được giả thuyết TSSL của danh mục cổ phiếu giá trị có F_Score thấp bằng với TSSL danh mục thị trường (xem bảng 4.8), điều này khá phù hợp với kết quả thống kê mô tả tại bảng 4.5. Như vậy, từ kết quả nghiên cứu có cơ sở để kết luận rằng: việc tích hợp nhân tố chất lượng F_Score vào danh mục cổ phiếu giá trị mang lại hiệu quả đầu tư tốt hơn, với mức sinh lời vượt trội so với tỷ suất sinh lợi của thị trường lên đến 20.66%; trong khi đó, mức sinh lời vượt trội của danh mục cổ phiếu giá trị so với thị trường chỉ có 15.65%. Như vậy, việc tích hợp điểm số F_Score giúp TSSL của danh mục cổ phiếu giá trị tăng thêm 5%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Piotroski (2000). Nghiên cứu của Piotroski (2000) chỉ ra rằng các nhà đầu tư trên thị trường Mỹ khi ứng dụng phương pháp đầu tư giá trị sử dụng chỉ số F_Score để chọn lựa cổ phiếu



7 F_Score thấp được tính từ mức từ 0 điểm đến 4 điểm; TSSL trung bình của danh mục được tính theo trọng số là số lượng cổ phiếu trong danh mục.


có TSSL sau một và hai năm nắm giữ lần lượt là 23.9% và 47.9% cao hơn 5.9% và 12.7% so với bình quân thị trường

Bảng 4.7: T_test TSSL của danh mục cổ phiếu giá trị có 0 < PEG < 1 và F_Score cao



Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata


Bảng 4.8: T_test TSSL của danh mục cổ phiếu giá trị có 0 < PEG < 1 và F_Score thấp



Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata


4.1.3. Kết quả xác định chiều hướng và mức độ tác động của nhân tố giá trị (PEG) và nhân tố chất lượng (F_Score) đến tỷ suất sinh lời của đầu tư giá trị trên TTCK Việt Nam

4.1.3.1. Kết quả lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp để ước lượng tham số


Kết quả hồi quy theo Pool OLS, FEM và REM đều chỉ ra rằng tất cả các biến đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% (xem bảng 4.9).

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo phương pháp hồi quy Pool OLS, FEM, REM



Biến Pool OLS

FEM

REM

RMRF -0.284***

-0.2808***

-0.2840***

[0.0655]

[0.0669]

[0.0656]

PPEG 3.4510***

3.4542***

3.4510***

[0.26815]

[0.2723]

[0.2682]

PMARKETCAP -1.953***

-1.9485***

-1.9536***

[0.10634]

[0.1082]

[0.1063]

PFSCORE 3.7990***

3.7830***

3.7991***

[0.378967]

[0.3853]

[0.3790]

R-squared 0.2122

0.2407

0.2407

Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%


Nguồn: Kết quả hồi quy từ phần mềm Stata


Vì vậy, để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp trong ba mô hình Pool OLS, FEM và REM, trước tiên, NCS thực hiện kiểm định Hausman test để lựa chọn mô hình FEM và REM. Kết quả cho thấy P_value lớn hơn 0.05 (xem bảng 4.10), chứng tỏ sai số và biến độc lập là ngẫu nhiên, không tương quan. Do đó, bác bỏ mô hình FEM, lựa chọn mô hình REM.


Bảng 4.10: Kiểm định Hausman test


hausman fix random


(b)

(B)

(b-B)

sqrt(diag(V_b-V_B))


fix

random

Difference

S.E.

rmrf

-0.2808083

-0.2840451

0.0032368

0.0132515

pmarketcap

-1.948499

-1.953573

0.0050743

0.0198225

ppeg

3.45418

3.451034

0.0031462

0.0474519

pfscore

3.782984

3.799099

-0.0161151

0.0694275

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 0.52

Prob>chi2 = 0.9717

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata Tuy nhiên, trong trường hợp này, cần phải sử dụng tiếp kiểm định nhân tử Lagrange để lựa chọn giữa mô hình REM và Pool OLS. Bản chất của kiểm định nhân tử Lagrange là xem xét mô hình REM có bị phương sai sai số thay đổi không. Kết quả kiểm định cho thấy P_value lớn hơn 0.05 (xem bảng 4.11), chứng tỏ không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, do đó, lựa chọn mô hình Pooled OLS để ước lượng.

Bảng 4.11: Kiểm định nhân tử Lagrange


.xttest0

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

rirf[firm_code,t] = Xb + u[firm_code] + e[firm_code,t]

Estimated results:


Var

sd = sqrt(Var)

rirf

0.4010865

0.6333139

e

0.3191387

0.5649236

u

0

0

Test: Var(u) = 0

chibar2(01) = 0.00

Prob > chibar2 = 1.0000

Nguồn: Kết quả hồi quy từ phần mềm Stata

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024