có mặt tại rừng ngập U Minh hạ, du khách muốn vừa có du lịch sinh thái vừa có du lịch văn hóa và ẩm thực ở những khu du lịch khác gần như phải thực hiện hai tuor khác nhau dù trong cùng một thời gian.
2.1.4.3. Du lịch sinh thái cộng đồng và các loại hình du lịch khác.
Xu hướng gần đây là du khách Âu, Mỹ có nhu cầu rất lớn về du lịch sinh thái cộng đồng. Đó là loại hình du lịch mà du khách đến từng gia đình người làm vườn và được cùng ở, cùng làm, cùng sinh hoạt,… như là một thành viên của gia đình đó. Loại hình du lịch này giúp du khách có trải nghiệm và thể nghiệm trong một môi trường sống và văn hóa khác biệt với môi trường sống và văn hóa của họ và họ lấy đó làm sự chiêm ngưỡng, giải trí và nghỉ dưỡng như các loại hình du lịch khác.
Cà Mau không có nhiều lợi thế tự nhiên cho du lịch sinh thái cộng đồng như các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang,… vì vườn cây trái của Cà Mau diện tích không lớn và không phong phú về chủng loại nhưng lại có nhiều lợi thế về mặt xã hội. Đó là mục đích làm vườn của người Cà Mau chưa phải là sản xuất hàng hóa nên một khu vườn không chuyên trồng một loại cây trái nào mà hỗn hợp rất nhiều loại; phong cách làm vườn của họ là làm một cách thoải mái, tự do, không bị ràng buộc bởi mưu sinh và làm sao để mảnh vườn cây trái đẹp như vườn cây cảnh để lại cho con cháu,…Mặt khác, đi thuyền máy, canô cao tốc để đến các điểm du lịch sinh thái rồi đi xuồng ba lá hay tam bản từ đó đến từng vườn cây trái cũng là một trải nghiệm thú vị đối với du khách.
2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH Ở CÀ MAU
2.2.1. Tỷ trọng đầu tư cho du lịch trong ngân sách Nhà nước của tỉnh
Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam thường được chia thành ba mảng chính: công nghiệp, nông nghiệp và thương mại, dịch vụ. Du lịch là một ngành trong mảng thương mại, dịch vụ. Tùy theo đặc điểm kinh tế của địa phương mà mỗi tỉnh, thành ở nước ta có tỷ trọng đầu tư khác nhau cho từng mảng trong cơ cấu và từng ngành trong mỗi mảng.
Các tài liệu lưu trữ của các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau cho thấy: tỷ trọng đầu tư cho thương mại, dịch vụ từ năm 2005 đến 2015 nhìn chung không cao hơn nhiều so với đầu tư cho các hoạt động như quản lý, y tế, giáo dục,... và các mảng khác trong nền kinh tế tỉnh nhưng khá cao so với mặt bằng chung của các tỉnh thành trong cả nước.
Đầu tư công cho thương mại, dịch vụ là đầu tư cho nhiều ngành và tỷ trọng đầu tư cho từng ngành có sự khác nhau giữa từng năm, phụ thuộc vào ngành nào có dự án trọng điểm. Tổng mức và tỷ trọng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước cho du lịch trong đầu tư cho thương mại, dịch vụ tại tỉnh Cà Mau từ năm 2006 đến 2015 (là vốn chuyển về cho ngành du lịch, không bao gồm đầu tư từ ngân sách Nhà nước của tỉnh và của các cơ quan Nhà nước trung ương và địa phương nhằm tạo tài sản các khu du lịch) được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tỷ trọng và tổng mức đầu tư công cho du lịch ở Cà Mau.
Tổng mức (triệu đồng) | Tỷ trọng | ||
Du lịch | Các ngành khác | ||
2006 | 105.750 | 34,2% | 65,8% |
2007 | 106.400 | 34,1% | 65,9% |
2008 | 109.250 | 37,2% | 61,8% |
2009 | 103.000 | 32,0% | 68,0% |
2010 | 113.600 | 36,5% | 63,5% |
2011 | 115.000 | 35,3% | 64,7% |
2012 | 122.000 | 35,4% | 64,6% |
2013 | 136.500 | 38,6% | 61,4% |
2014 | 125.000 | 34,6% | 65,4% |
2015 | 128.000 | 34.8% | 65,2% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Đầu Tư Công Và Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Công
- Nội Dung Đầu Tư Của Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Các Khu Du Lịch
- Thu Hút Các Nguồn Vốn Đầu Tư Của Khu Vực Tư Nhân Và Nước Ngoài
- Quản Lý Đầu Tư Công Từ Ngân Sách Nhà Nước Vào Phát Triển Các Khu Du Lịch Ở Cà Mau
- Đánh Giá Đầu Tư Công Từ Ngân Sách Nhà Nước Vào Phát Triển Các Khu Du Lịch Tại Cà Mau
- Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau - 9
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau
Bảng 2.1. cho thấy: ngoại trừ năm 2009 có tổng mức và tỷ trọng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước cho du lịch thấp nhất và năm 2013 có tổng mức và tỷ trọng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước cho du lịch cao nhất thì tỷ trọng đầu tư công cho du lịch qua các năm khá ổn định, dao động trong khoảng 35% đến 37% và tổng mức đầu tư năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng không nhiều (nếu tính trượt giá thì gần như không tăng).
Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch của tỉnh Cà Mau. Nguồn vốn này được sử dụng không chỉ đầu tư vào các phát triển các khu du lịch mà còn sử dụng cho hoạt động của toàn ngành du lịch như đầu tư chi thường xuyên; điều tra, khảo sát tiềm năng du lịch; nghiên cứu định hướng, chiến lược du lịch ; đào tạo nhân lực, trao
đổi kinh nghiệm du lịch; quảng bá các hoạt động du lịch thông qua tổ chức sự kiện;... Vì thế, để đầu tư phát triển các khu du lịch theo định hướng từng giai đoạn của tỉnh, ngân sách Nhà nước đã có những nguồn bổ sung như từ kinh phí xây dựng cơ bản của tỉnh, tranh thủ hỗ trợ của trung ương, tranh thủ chi viện của các ngành, địa phương trong nước và đặc biệt là thu hút đầu tư từ nguồn vốn tư nhân nói riêng và nguồn vốn ngoài Nhà nước nói chung.
2.2.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau
Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Đối với ngân sách trung ương, tính chất của nguồn vốn này là tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản của những khu du lịch có tiềm năng lớn và có vị trí chiến lược về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đó là đầu tư để xây dựng cầu đường, sân bay, bến cảng, đê chắn sóng, vành đai chống cháy rừng,... Vì vậy, đầu tư của ngân sách trung ương mặc dù có liên quan đến phát triển các khu du lịch của tỉnh Cà Mau nhưng không trực tiếp nên không thống kê cụ thể ở đây mà chỉ đề cập đến ngân sách Nhà nước địa phương đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch.
Về đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch từ ngân sách Nhà nước địa phương của tỉnh Cà Mau, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng ngoại vi và đầu tư cơ sở hạ tầng trực tiếp cho các khu du lịch.
Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng ngoại vi của các khu du lịch, ngân sách Nhà nước tỉnh Cà Mau đã và đang thực hiện nhiều công trình. Năm 2004 đầu tư nâng cấp bến tàu cao tốc đi các tuyến biển đông và nam (phường 7, mức đầu tư 46 tỷ đồng), từ năm 2007 đến năm 2010 đầu tư xây dựng mới bến tàu cao tốc đi các tuyến biển tây (phường 1, mức đầu tư 225 tỷ đồng), từ năm 2010 đến năm 2012 đầu tư xây dựng con đường nối khu du lịch Khai Long với khu du lịch Mũi Cà Mau (đều ở huyện Ngọc Hiển, mức đầu tư 114 tỷ đồng), từ năm 2011 đến năm 2015 đầu tư nâng cấp con đường từ thành phố Cà Mau đến khu du lịch Hòn Đá Bạc (mức đầu tư 65 tỷ đồng), năm 2012 đầu tư nạo vét và chỉnh trang sông Rạch Tàu đi Đất Mũi (mức đầu tư 45 tỷ đồng). Hiện nay, trong định hướng phát triển tỉnh sẽ nâng cấp con đường từ Quốc lộ 1A đi đến khu vực quy hoạch dự án xây dựng khu du lịch Đầm Thị Tường (dự kiến 80 tỷ đồng) và hỗ trợ đền bù giải tỏa để mở rộng, phát triển khu du lịch Việt Úc (phường 9, dự kiến 100 tỷ đồng).
Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng trực tiếp cho từng khu du lịch qua các năm, thống kê từ số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2015 như bảng 2.2. (đầu tư cho xây dựng ban đầu của khu du lịch ghi vào năm hoàn công và đánh dấu *; đầu tư cho phát triển của khu du lịch ghi vào năm hoàn công và đánh dấu **, còn lại (không kể số liệu trong dấu (...) là đầu tư duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng),
Bảng 2.2. Đầu tư công vào cơ sở vật chất cho các khu du lịch.
Đầu tư công vào cơ sở vật chất cho khu du lịch (triệu đồng) | Tổng/ năm | ||||||
MCM | UMH | LTL | KL | HĐB | ĐM | ||
2005 | (17.000) | (28.000) | 45.000 | ||||
2006 | 75.000** | (2.100) | (3.000) | 80.100 | |||
2007 | 2.000 | 75.000** | (2.400) | (3.250) | 82.650 | ||
2008 | 3.500 | 3.000 | 11.000 | (21.000) | (3.300) | 67.800 | |
2009 | 4.000 | 3.200 | 49.000* | (20.500) | (3.350) | 79.550 | |
2010 | 4.500 | 3.500 | 2.000 | (23.400) | (25.000) | 58.400 | |
2011 | 4.250 | 2.250 | 8.700* | (4.700) | (21.500) | 41.400 | |
2012 | 13.000** | 1.000 | (4.800) | (10.700) | 29.500 | ||
2013 | 2.500 | 12.500* | (10.800) | 25.800 | |||
2014 | 3.000 | 4.500 | 54.000** | 61.500 | |||
2015 | 3.150 | 55.000** | 4.500 | 62.650 |
Nguồn: Thống kê từ số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau
Ghi chú : Số liệu ghi trong (...) là đầu tư công từ ngân sách Nhà nước trước khi khu du lịch phát triển và được công nhận.
Nhận xét:
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch từ ngân sách Nhà nước địa phương của tỉnh Cà Mau theo từng năm cho thấy: mức đầu tư cho các khu du lịch tương đối đều đặn qua các năm và có xu hướng ngày càng giảm (trừ 2 năm 2014 và 2015 tăng lên do đặc điểm của 2 khu du lịch có chứa đựng cơ sở hạ tầng là những di tích văn hóa và lịch sử). Đáng chú ý nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch của 2 năm 2012 và 2013 có tổng mức rất thấp, trong khi đó tổng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho ngành du lịch tại Cà Mau năm 2013 là cao nhất so với những năm khác đã được thống kê. Điều này sẽ được lý giải ở những nội dung đầu tư khác vào phát triển các khu du lịch.
Những đầu tư này không chỉ thu hút đầu tư từ nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn nước ngoài để phát triển các khu du lịch của địa phương mà còn làm cho đời sống kinh tế, bộ mặt văn hóa địa phương có khu du lịch thay đổi, phát triển. Đến lượt nó, bộ mặt văn hóa và kinh tế địa phương ở Cà Mau đã góp phần thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư được thu hồi để phát triển chính khu du lịch đó và phát triển các khu du lịch mới.
2.2.3. Đầu tư vào tài sản của các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau
Đầu tư vào tài sản các khu du lịch bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước xuất hiện chủ yếu trong thời kỳ các khu du lịch bắt đầu được phát triển nhưng một mặt, do chưa có cơ chế thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và mặt khác, các nhà đầu tư tư nhân chưa đủ kinh nghiệm đầu tư trực tiếp vào các khu du lịch mà chỉ đầu tư phát triển các cơ sở ngoại vi của các khu du lịch nên ngân sách Nhà nước và nguồn vốn phát triển của các doanh nghiệp nhà nước phải đầu tư vào tài sản của các khu du lịch.
Tuy nhiên, đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào tài sản các khu du lịch ngoài nguồn vốn ngân sách đã cấp cho ngành du lịch hàng năm còn có đầu tư từ ngân sách Nhà nước của tỉnh và của các cơ quan Nhà nước trung ương và địa phương nhằm tạo mới và tôn tạo các tài sản trong các khu du lịch. Hai loại đầu tư công vào tài sản cho các khu du lịch tại Cà Mau trong những năm qua thể hiện ở bảng 2.3. và 2.4.
Bảng 2.3. Đầu tư công của ngành du lịch vào tài sản cho các khu du lịch.
Khu du lịch | Năm | Mức (tr. đồng) | |
12km đường bê tông đi bộ xuyên rừng | MCM | 2008 | 8.400 |
3 trạm nghỉ chân đường xuyên rừng | MCM | 2009 | 1.800 |
Nâng cấp đường bê tông xuyên rừng | MCM | 2015 | 2.400 |
4,5km đường bê tông vào rừng | UMH | 2009 | 2.250 |
6km đường bê tông nội bộ | LTL | 2010 | 3.000 |
Cầu ra đảo thứ hai | HĐB | 2013 | 9.500 |
Cổng rồng | HĐB | 2013 | 2.250 |
Nâng cấp đường đi bộ quanh đảo | HĐB | 2014 | 3.500 |
Bến đưa và đón khách bằng ôtô điện | HĐB | 2015 | 1.800 |
2 ôtô điện chở khách ra đảo | HĐB | 2015 | 1.200 |
Tổng: | 63.100 |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau
Trong các tài sản kể trên, ở Hòn Đá Bạc, cầu ra đảo thứ hai được làm song song và liền kề với cầu thứ nhất đã làm trước đó và nâng cấp đường đi bộ quanh đảo của khu du lịch này là trên cơ sở đường đi bộ cấp phối khi Hòn Đá Bạc còn là một điểm du lịch. Còn tất cả các tài sản khác đều được đầu tư trong quá trình phát triển các khu du lịch.
Bảng 2.4. Đầu tư công ngoài ngành du lịch vào tài sản cho các khu du lịch.
Khu du lịch | Năm | Cơ quan đầu tư | Mức (tr. đ) | |
Mốc tọa độ GPS 0001 | MCM | 2006 | Bộ Quốc phòng | 8.200 |
Vọng lâm đài | MCM | 2008 | Bộ Nông nghiệp | 3.500 |
Khách sạn, nhà hàng | MCM | 2011 | UBND tỉnh | 6.500 |
Lăng Ông Nam Hải | HĐB | 2005 | H. Trần Văn Thời | 1.750 |
Khách sạn, nhà hàng | HĐB | 2007 | UBND tỉnh | 7.200 |
Nhà truyền thống CM12 | HĐB | 2010 | Bộ Công an | 21.000 |
Đền thờ Bác Hồ | HĐB | 2013 | UBND tỉnh | 5.000 |
Ngọn hải đăng | KL | 2012 | Bộ Giao thông | 3.500 |
Sân bay trực thăng | ĐM | 2013 | Bộ Quốc phòng | 12.000 |
Tổng: | 68.600 |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau
Trong số các tài sản kể trên, có mốc tọa độ GPS 0001 được đầu tư hai lần, trong đó lần 2 nhằm xây dựng biểu trưng con thuyền Mũi Cà Mau cho phù hợp cảnh quan mới là nằm cuối sân bay trực thăng ; có ngọn hải đăng Hòn Khoai được đầu tư tôn tạo trên cơ sở ngọn hải đăng do người Pháp xây trước đây và có Lăng Ông Nam Hải được đầu tư trùng tu trên cơ sở ngôi đền đã được nhân dân xây dựng.
Ngoài các tài sản nằm trong các khu du lịch, còn có các tài sản nằm trong các điểm du lịch như nhà sàn Bác Hồ, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền thờ Bác Hồ (Đầm Thị Tường) cùng một số tài sản bên ngoài các khu, điểm du lịch nhưng tham gia phục vụ du lịch như Nhà hàng khách sạn Công đoàn, Nhà khách tỉnh ủy, … Tất cả các tài sản này đến nay vẫn có giá trị khai thác trong du lịch khá hiệu quả.
Như vậy, đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào tài sản các khu du lịch là không nhiều. Những năm gần đây, do nhận thức được đầu tư vào tài sản cho một khu du lịch chính là trực tiếp tạo ra sản phẩm của khu du lịch đó nên tỉnh Cà Mau đã hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư vào tài sản cố định của các khu du lịch.
2.2.4. Các đầu tư khác vào phát triển khu du lịch ở Cà Mau
2.2.4.1. Đầu tư nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển các khu du lịch.
Đầu tư nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển các khu du lịch ở Cà Mau chỉ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng được chi từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp cho ngành du lịch thì còn có nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp cho công tác quản lý của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân thành phố Cà Mau và các huyện, các ban ngành có liên quan đến hoạt động du lịch.
Do đó, khó có thể xác định chính xác đầu tư nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển các khu du lịch ở Cà Mau có tổng mức là bao nhiêu. Tuy nhiên, về cơ bản, có thể tổng hợp số liệu về đầu tư nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển các khu du lịch tại tỉnh Cà Mau từ năm 2006 đến năm 2015 theo từng hoạt động như bảng 2.5. (Trong đó năm của các hoạt động được tính vào thời điểm hoạt động kết thúc).
Bảng 2.5. Đầu tư công nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển khu du lịch.
Hoạt động | Năm | Mức (tr. đồng) | |
1 | Định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 | 2006 | 300 |
2 | Nghiên cứu và hoàn tất dự án MCM | 2007 | 1.000 |
3 | Nghiên cứu và hoàn tất dự án UMH | 2008 | 1.500 |
4 | Nghiên cứu ban đầu dự án LTL | 2008 | 1.100 |
5 | Nghiên cứu hoàn tất dự án LTL | 2009 | 650 |
6 | Nghiên cứu và hoàn tất dự án KL | 2009 | 1.740 |
7 | Nghiên cứu cơ chế hoạt động của các khu du lịch | 2007 | 1.200 |
8 | Định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015 | 2011 | 450 |
9 | Nghiên cứu và hoàn tất dự án HĐB | 2012 | 5.500 |
10 | Nghiên cứu và hoàn tất dự án ĐM | 2013 | 5.400 |
11 | Nghiên cứu và hoàn tất dự án Việt - Úc | 2015 | 4.000 |
Tổng: | 22.800 |
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau
Trong số các hoạt động được thống kê trong bảng 2.5. thì nghiên cứu định hướng các giai đoạn và nghiên cứu cơ chế hoạt động của các khu du lịch là đầu tư theo kế hoạch và không nằm trong chi phí đầu tư vào phát triển các khu du lịch, còn lại là đầu tư theo tổng mức đầu tư của từng dự án (1% tổng mức đầu tư).
Nhìn chung, đầu tư nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển các khu du lịch ở Cà Mau là phù hợp và đầy đủ. Về cơ chế quản lý các khu du lịch có phân biệt rõ ràng giữa quản lý nhà nước đối với các khu du lịch với quản lý của các khu du lịch, không chồng chéo. Về chính sách phát triển các khu lịch có sự khảo sát đầy đủ, định hướng chính xác, mục tiêu cụ thể, quy hoạch rõ ràng.
2.2.4.2. Đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các khu du lịch.
Do nhận thức được du lịch là ngành yêu cầu người lao động phải có trình độ cao, tư duy nhạy bén, khả năng thích ứng nhanh cùng nhiều năng lực và phẩm chất khác nên trong những năm gần đây tỉnh Cà Mau đã đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng. Để thực hiện, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, trường Cao đẳng cộng đồng Cà Mau liên kết với các trường có đào tạo nhân lực ngành du lịch và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch hỗ trợ một nửa học phí cho sinh viên, học sinh. Mức đầu tư và kết quả thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đầu tư công vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Trường liên kết | Trình độ | Mức đầu tư (tr. đồng) | Kết quả (người) | |
2011 - 2014 | Cao đẳng nghề du lịch Vũng Tàu | Cao đẳng | 1.200 | 60 |
2013 - 2015 | Trung cấp du lịch Cần Thơ | Trung cấp | 1.350 | 91 |
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau
Ngoài số nhân lực đã được đào tạo kể trên, hiện nay tỉnh Cà Mau vẫn tiếp tục liên kết với trường Cao đẳng nghề du lịch Vũng Tàu để đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng cho ngành du lịch và các khu du lịch. Với mức hỗ trợ học phí tương tự, dự kiến đến giữa năm 2017, tỉnh có thêm 57 nhân lực.
Như vậy, đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các khu du lịch tại Cà Mau đã được chú trọng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mức đầu tư còn hạn chế nên số nhân lực được đào tạo chưa nhiều và chính sách thu hút lao động của các khu du lịch tại Cà Mau chưa tốt nên một số trong những lao động được đào tạo đã không làm việc tại tỉnh. Mặt khác, tỉnh củng chưa quan tâm và chưa đầu tư vào bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động trong các khu du lịch. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động tại các khu du lịch hiện nay ở Cà Mau do nhu cầu và điều kiện của từng khu du lịch.