Khái Niệm Đầu Tư Công Và Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Công


Chương 1.

LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH


1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm khu du lịch

Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, hội họp… trong một khoảng thời gian nhất định. Người tham gia hoạt động du lịch như vậy được gọi là khách du lịch.

Thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách du lịch, ngành du lịch đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng, nhất là trong thời đại có phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, thông tin truyền thông,… hiện đại như ngày nay, trở thành ngành “công nghiệp không khói” đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao cho các quốc gia và địa phương có tiềm năng, lợi thế về du lịch và đầu tư, khai thác tốt hoạt động du lịch.

Để phát triển du lịch và tăng cường nguồn thu từ du lịch tại một quốc gia hay địa phương, nhất thiết phải phải xây dựng hệ thống xương sống của nó là các khu du lịch dựa vào tiềm năng, lợi thế của quốc gia, địa phương đó.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khu du lịch giữa các quốc gia. Đối với Việt Nam, khoản 7, điều 4 Luật Du lịch năm 2005 đã quy định cách hiểu từ ngữ về khu du lịch và đó có thể coi là định nghĩa khái quát nhất về khu du lịch.

Theo đó: Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

1.1.2. Đặc điểm khu du lịch

1.1.2.1. Các đặc điểm cơ bản của khu du lịch.

a) Khu du lịch luôn nằm tại một địa điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn. Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố tự nhiên như hang động, thác nước, bãi tắm biển, rừng nguyên sinh,… và các yếu tố văn hóa - xã hội như lăng tẩm, nơi thờ tự (nhà thờ, chùa chiền, đền đài,…), di tích lịch sử,… Nếu địa điểm có tài nguyên du lịch xây dựng nhiều khu du lịch thì được gọi là cụm du lịch.


b) Khu du lịch là nơi được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ban đầu, khách du lịch có nhu cầu tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử; sau đó xuất hiện nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần; ngày nay, khách du lịch còn có nhu cầu hội họp, hội thảo ở các khu du lịch nhằm tăng cường hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và cao cấp của khách du lịch, các khu du lịch phải được quy hoạch, đầu tư phát triển dựa trên những tiềm năng, lợi thế của từng khu và năng lực quản lý, khai thác của các chủ đầu tư.

c) Khu du lịch có nhiều loại khác nhau.

- Căn cứ khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách, có các loại: khu du lịch tham quan; khu du lịch giải trí, nghỉ dưỡng; khu du lịch hội họp, thể thao; khu du lịch tổng hợp.

- Căn cứ quy mô của khu du lịch, có các khu du lịch quốc gia và các khu du lịch địa phương.

1.1.2.2. Điều kiện công nhận khu du lịch.

Điều kiện công nhận là khu du lịch quốc gia và khu du lịch địa phương như sau:

* Điều kiện để công nhận khu du lịch quốc gia:

a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao;

b) Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường;

c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch để có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm.

* Điều kiện để công nhận khu du lịch địa phương:

a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch;

b) Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch;

c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ để có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.

1.1.3. Phát triển khu du lịch

Như đã nêu, các khu du lịch là hệ thống xương sống của ngành du lịch tại một quốc gia, vùng lãnh thổ hay địa phương. Do đó, phát triển du lịch có cốt lõi là phát triển các khu du lịch tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ hay địa phương cụ thể.


Phát triển các khu du lịch không đơn giản dựa vào tài nguyên du lịch và nhu cầu của khách du lịch,... mà còn phải tìm hiểu xu hướng phát triển du lịch của thế giới, vì như vậy mới nhận được sự ủng hộ của khách du lịch và thu hút được họ.

Xu hướng hiện nay là phát triển du lịch bền vững. Nằm trong xu hướng đó, các khu du lịch cần phát triển sao cho “giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương đồng thời thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào” (UNWTO, Recommendations on sustainable tourism development (Mạng lưới tổ chức du lịch thế giới, Những khuyến cáo về phát triển du lịch bền vững), pp.2) [6].

Trong khuyến cáo đã trích dẫn trên, Mạng lưới tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc còn chỉ ra một cách cụ thể là phát triển các khu du lịch bền vững cần phải:

- Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.

- Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.

- Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.

1.2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG

1.2.1. Khái niệm đầu tư công và cơ cấu vốn đầu tư công

1.2.1.1. Khái niệm đầu tư công.

* Đầu tư.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư nhưng các định nghĩa đó tựu trung vào hai loại quan niệm:

Loại quan niệm thứ nhất coi đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế. Sản lượng ở đây có thể do nền kinh tế tự sản xuất hay là do nhập khẩu từ bên ngoài, có thể là các sản phẩm hữu hình như máy móc, thiết bị,… hay là các sản phẩm vô hình như bằng phát minh, sang chế,…


Loại quan niệm thứ hai hiểu đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.

Ở nghiên cứu này, đầu tư được hiểu theo quan niệm thứ nhất, tức là phần sản lượng được tích lũy để gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế.

* Nguồn vốn đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất kinh doanh.

Các nguồn vốn đầu tư có thể phân chia dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng đa số các nghiên cứu đều cho rằng, phân chia nguồn vốn đầu tư theo sở hữu là hợp lý nhất.

Theo sở hữu, nguồn vốn đầu tư được thống kê như sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1. Các nguồn vốn đầu tư.









Nguồn vốn của NSNN


Nguồn vốn trong

nước



Nguồn vốn nhà nước





Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước








Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước





Nguồn vốn

tư nhân




Tiết kiệm của dân cư

Nguồn vốn đầu





Tích lũy của các doanh nghiệp, hợp tác xã,...












Nguồn vốn nước ngoài

Dòng lưu chuyển vốn quốc tế

(international capital flows).


Nguồn vốn đầu tư trực triếp - FDI

(capital foreign direct investment)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau - 3


* Đầu tư công.

Từ những vấn đề về đầu tư và nguồn vốn đầu tư trên đây, có thể định nghĩa một cách sơ bộ về đầu tư công như sau: Đầu tư công là phần sản lượng được tích lũy của nhà nước nhằm gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế.

Tuy nhiên, xác định định nghĩa trực tiếp và cụ thể về đầu tư công cần căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của đầu tư công ở từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Đối với Việt Nam, theo Điều 4, Luật Đầu tư công năm 2014 về giải thích các từ ngữ thì:

Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xâydựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội.

1.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư công.

* Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của nguồn vốn:

Như đã trình bày ở các nguồn vốn đầu tư nhằm đi đến định nghĩa chung nhất về đầu tư công cho thấy, nguồn vốn đầu tư công là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, bao gồm: nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Nguồn gốc hình thành các loại vốn đầu tư này về cơ bản như sau:

- Nguồn vốn của ngân sách Nhà nước: chủ yếu được hình thành từ các loại thuế và các loại phí dịch vụ công. Nguồn này dùng để chi trả thường xuyên cho hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, phòng thủ đất nước, bảo vệ trật tự xã hội,... chi thường xuyên cho hoạt động của các tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật và nếu còn thì đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: được hình thành do hoạt động tín dụng của nhà nước của hệ thống ngân hàng nhà nước, bao gồm thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng các hình thức như gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ,...; kêu gọi đầu tư từ các chính phủ có quan hệ ngoại giao như viện trợ, ODA,...; vay các ngân hàng quốc tế và các định chế tài chính khác. Nguồn vốn này bổ sung cho ngân sách Nhà nước và trở thành nguồn vốn lớn nhất cho đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Các doanh nghiệp nhà nước là các doanh nghiệp do nhà nước đầu tư để sản xuất, kinh doanh các hàng hóa quan


trọng đòi hỏi đầu tư vốn lớn, thu hồi vốn chậm và các hàng hóa có tính chiến lược, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội,... Các doanh nghiệp này sau khi đóng thuế vào ngân sách nhà nước, cân bằng sản xuất, kinh doanh thì phần lãi sẽ được đầu tư để mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh.

* Căn cứ vào đối tượng của nguồn vốn:

Trong một nền kinh tế, tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức và vì vậy cũng có nhiều loại đầu tư, gồm: đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Đầu tư công có các đối tượng với tính chất và vai trò của đầu tư rất khác biệt với đầu tư ngoài Nhà nước.

Sơ đồ 1.2. cho biết cơ cấu của đầu tư công căn cứ theo 3 đối tượng đầu tư, trong đó đầu tư công tập trung vào loại thứ nhất là đầu tư vào tài sản cố định.

Sơ đồ 1.2. Cơ cấu vốn đầu tư công theo đối tượng.






Tính chất: Làm đường sá, sân bay,... mua sắm thiết bị,

phương tiện,... đầu tư nâng cao năng lực sản xuất.



Đầu tư tài sản

cố định



Vài trò: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào đầu tư loại này.







Đối tượng đầu



Đầu tư tài sản

lưu động


Tính chất: Đầu tư để có nguyên vật liệu thô, bán thành

phẩm để sử dụng cho mỗi quá trình sản xuất.




Vai trò: làm thay đổi lượng hàng hoá trong thời gian

nhất định và là biểu hiện về tăng trưởng kinh tế.






Đầu tư khác



Tính chất: gia tăng năng lực phát triển của xã hội, trình độ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường.





Vai trò: Thu hút đầu tư vào tài sản cố định và lưu động

cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế.

1.2.2. Các quan điểm về đầu tư công

Lý thuyết về đầu tư công có nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau (sau đây gọi chung là các quan điểm). Các quan điểm cơ bản, được vận dụng nhiều nhất trong đầu tư công ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới là: quan điểm trường phái Tân


cổ điển; quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước và quan điểm về sự phát triển cân đối hay không cân đối (quan điểm này có hai thuyết khác nhau là thuyết tăng trưởng cân đối và thuyết tăng trưởng không cân đối). Các quan điểm này có thể tóm tắt như sau:

1.2.2.1. Quan điểm trường phái Tân cổ điển.

Quan điểm của trường phái này cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực như vốn và lao động, … mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Trường phái này khẳng định là một trong các ưu điểm của kinh tế thị trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động hay qua bàn tay vô hình của thị trường. Đầu tư là một hình thức phân bổ nguồn lực trong các hình thức đó - phân bổ vốn trong nền kinh tế.

Theo lý thuyết này, các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế trong quá trình tìm đến điểm tối đa hoá lợi nhuận sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất cho chính mình. Như vậy nhà nước không cần can thiệp để tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp vì bản thân doanh nghiệp biết rõ hơn ai hết là cần phải làm gì để đạt lợi ích tốt nhất cho chính doanh nghiệp. Vai trò của nhà nước trong trường hợp này chỉ dừng lại ở mức là cung cấp các hàng hoá công cộng cần thiết cho nền kinh tế như kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội mà nếu để thị trường tự vận động thì không thể đáp ứng được. Giả định của trường phái Tân cổ điển là thị trường cạnh tranh hoàn hảo (Thực tế, một số nước đã xây dựng được thị trường gần như vậy). Đây là thị trường mà người bán và người mua không có khả năng kiểm soát giá và họ có đầy đủ thông tin về thị trường không những trong hiện tại mà cả ở tương lai. Nhìn chung, các nước phát triển đã và đang áp dụng quan điểm này khá triệt để.

1.2.2.2. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước.

Quan điểm này cho rằng do sự không hoàn hảo của thị trường, nhất là các nước đang phát triển, nên sự vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Thông tin không hoàn hảo có thể sẽ dẫn đến sản xuất và đầu tư không theo quy hoạch và dẫn đến quá mức. Trong trường hợp này, nhà nước phải là người tổ chức cung cấp thông tin đầy đủ để thị trường hoạt động tốt hơn. Mặt khác, ở hầu hết các nước đang phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, nếu để thị trường tự thân vận động thì sẽ không thể tạo ra sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ; đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là nội dung của tiến trình công nghiệp hoá. Do đó, nhà nước cần phải tạo ra sự


khởi động ban đầu để các thành phần kinh tế phát triển, tránh những rủi ro, mất cân đối trong nền kinh tế và sự can thiệp của nhà nước, nhất là trong việc phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế để chuyển dịch cơ cấu và đảm bảo phát triển theo định hướng là rất cần thiết. Đây là quan điểm đang được ủng hộ của nhiều chính trị gia và kinh tế gia ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

1.2.2.3. Quan điểm về sự phát triển cân đối hay không cân đối.

* Thuyết tăng trưởng cân đối.

Theo Rosenstain - Rodan, khái niệm tăng trưởng cân đối được đưa ra nhằm mô tả sự tăng trưởng cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế. Ông đề xuất đầu tư nên hướng cùng lúc vào nhiều ngành để tăng cung cũng như cầu cho nhiều sản phẩm bằng cách tăng thu nhập của lao động trong những ngành này. Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi lượng đầu tư lớn trong một thời gian dài. Từ đó phát sinh nhu cầu phát triển song song cả hàng hoá phục vụ sản xuất lẫn phục vụ tiêu dùng.

Ý tưởng về “cú huých” lập luận rằng, một sự gia tăng đột ngột về đầu tư có thể làm cho mức tiết kiệm tăng lên bởi vì sự gia tăng đột ngột của thu nhập. “Cú huých” này biểu hiện thông qua các hoạt động của chính phủ và mục tiêu của viện trợ nước ngoài.

* Thuyết tăng trưởng không cân đối.

Hirchman (1958), đưa ra một mô hình trái ngược với thuyết tăng trưởng cân đối, ông cho rằng sự mất cân đối giữa cung và cầu tạo ra động lực cho nhiều dự án mới. Theo đó, cách tiếp cận này yêu cầu phần lớn vốn đầu tư được phân phối bởi nhà nước cho những ngành công nghiệp trọng điểm, nhằm tạo ra những cơ hội ở những ngành khác trong nền kinh tế, từ đó khuyến khích làn sóng đầu tư thứ hai.

Những ngành được chọn ra để đầu tư nên được đánh giá theo mối liên hệ giữa ngành đó với các ngành liên quan theo “chuỗi giá trị”, điều này nói đến khả năng tạo ra những ngành làm đầu ra hay cung cấp đầu vào cho những ngành được chọn để đầu tư.

Hirchman chấp nhận có sự can thiệp của nhà nước nhưng ông cho rằng ý tưởng “cú huých” là không khả thi mà thay vào đó, sự phát triển tốt nhất là được tạo ra từ những mất cân đối như thế. Do nguồn vốn có hạn, chính phủ không thể bảo đảm đầu tư một cách rải đều cho tất cả các ngành khác để đảm bảo phát triển ngành này cũng là tạo điều kiện để ngành khác phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023