Vi Phạm Pháp Luật Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Có Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Giám Sát Thi Công


kéo dài thời gian thi công các công trình, dự án; nguồn vốn ngân sách đã eo hẹp lại phải rải cho nhiều dự án cùng dở dang, chậm đưa vào sử dụng nên không phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư. Nguyên nhân này cũng gây thất thoát không nhỏ vốn đầu tư XDCB.

Mặc dù vốn đối ứng cho các chương trình dự án sử dụng vốn ODA chiếm tỷ lệ không lớn nhưng do thiếu vốn nên đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai thực hiện dự án do việc giải ngân vốn ODA chậm.

- Sử dụng vốn sai mục đích, không đúng chế độ, dùng tiền của dự án để mua ô tô vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trang bị cho các bộ phận không liên quan đến dự án, gây lãng phí vốn.

- Do tiến độ giải ngân vốn chậm nên bên B phải vay vốn, chạy vốn dẫn đến tiêu cực trong cấp phát vốn, làm chậm tiến độ của dự án, kéo dài thời gian xây dựng công trình, làm tăng chi phí lãi vay và các khoản chi phí không cần thiết khác gây nên thất thoát, lãng phí vốn. Mặt khác, cũng do giải ngân vốn không đúng kế hoạch, nhà thầu phải đi vay vốn để xây dựng công trình và phải chịu lãi suất đi vay nhưng khoản lãi vay này lại không được bên chủ đầu tư thanh toán dẫn đến tình trạng nợ đọng trong đầu tư xây dựng, đẩy các doanh nghiệp xây dựng vào tình trạng khó khăn, phá sản.

2.3.2.6. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trong giám sát thi công

Giám sát công trình xây dựng là một hoạt động có vai trò quan trọng phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc, một công trình xây dựng cơ bản có vốn nhà nước phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc giám sát thi công xây dựng công trình còn có nhiều vi phạm. Các vi phạm thường xảy ra trong quá trình giám sát như sau:

- Hoạt động giám sát không được thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng. Hoặc việc giám sát mang tính hình thức có nghĩa là có giám sát song không thường xuyên, liên tục, không có chất lượng do


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

chủ thể giám sát và đối tượng giám sát có những hành vi thông đồng với nhau để trục lợi.

- Hoạt động giám sát thi công công trình không căn cứ vào thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng.

Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 8

- Hoạt động giám sát thiếu trung thực, không khách quan, còn mang dấu ấn vụ lợi, quen biết.

- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn không có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng có nhiều vi phạm về nghĩa vụ trong giám sát như:

- Lựa chọn tư vấn giám sát không có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không đủ năng lực tự thực hiện việc giám sát thi công xây dựng.

- Không thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát.

- Không xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát.

- Thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình.

- Làm thất thoát hồ sơ, không chấp hành quy định về lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình.

- Không bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra.

Các hành vi vi phạm pháp luật của nhà thầu giám sát thi công thường mắc phải như sau:

- Thực hiện giám sát không theo đúng hợp đồng.

- Thường chấp nhận nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình.


- Chấp nhận nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng.

- Phát hiện thấynhững bất hợp lý về thiết kế xây dựng song không đề xuất với chủ đầu tư.

- Không giám sát hoặc giám sát không thường xuyên việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường.

- Khi phát hiện việc thi công công trình không đảm bảo các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình không báo cáo với chủ đầu tư.

2.3.3. Vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn kết thúc đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

2.3.3.1. Vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản khi nghiệm thu, thanh toán khối lượng

Vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản khi nghiệm thu, thanh toán khối lượng công việc xây dựng hoàn thành khá đa dạng và phức tạp song thường xảy ra do việc áp dụng sai đơn giá, áp dụng sai các định mức kinh tế kỹ thuật, tính toán không chính xác khối lượng công tác xây lắp hoàn thành, nhà thầu thông đồng với cán bộ tư vấn để nghiệm thu khống, tăng khối lượng hoặc có những công việc thực tế không làm nhưng vẫn lập biên bản nghiệm thu, thanh toán. Đây là biểu hiện vi phạm pháp luật hành chính là chủ yếu. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ vi phạm và định lượng của Bộ luật hình sự thì nhiều trường hợp vi phạm pháp luật thuộc ranh giới của vụ án hình sự.

2.3.3.2. Vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản trong quyết toán, bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng

Đây là khâu cuối của giai đoạn kết thúc đầu tư, các bên có liên quan tiến hành tổng nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng. Ở giai đoạn này, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư vẫn xảy ra do công trình đã hoàn thành xây dựng, đã bàn giao nhưng vẫn chưa được nghiệm thu, quyết toán.

Vi phạm pháp luật xảy ra một cách phổ biến là khi lập quyết toán, các đơn vịthi công tính toán sai so với khối lượng thực tế thi công do nhầm lẫn, tính thừa thành phần công việc, không loại trừ những khối lượng chưa được cán bộ tư vấn đồng ý nghiệm thu, tính toán sai chênh lệch về giá vật tư, thiết bị giữa thực tế quyết


toán với giá trên thị trường. Các bên có liên quan thông đồng với nhau để quyết toán khống khối lượng (không làm hoặc làm ít nhưng vẫn quyết toán bằng với khối lượng trúng thầu); quyết toán sai hoặc khống khối lượng, chủng loại vật tư, thiết bị; áp dụng sai các định mức, đơn giá của Nhà nước, địa phương.

Trong một số trường hợp, vi phạm pháp luật còn thể hiện dưới hình thức chậm đưa công trình vào sử dụng, không chỉ làm mất mát tiền của của chủ đầu tư mà thậm chí còn làm mất hoàn toàn cơ hội kinh doanh.

Như vậy, các hành vi vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản đa dạng, phức tạp và tinh vi do đó việc nhận dạng các biểu hiện vi phạm trong đầu tư XDCB một cách chính xác là cần thiết để có những biện pháp khả thi cho việc phòng, chống vi phạm pháp luật này.

2.4. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.4.1. Điều kiện về chính trị

Điều kiện về chính trị là điều kiện đảm bảo cho phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Yếu tố chính trị là điều kiện đảm bảo mang tính định hướng, chỉ đạo quan trọng đối với việc hạn chế vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam, yếu tố về chính trị thể hiện chủ yếu trong chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước cũng là một trong những vấn đề được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Từ khi thành lập và trải qua các thời kỳ lãnh đạo đất nước, Đảng ta có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế, chú trọng việc đầu tư xây dựng cơ bản và đặc biệt hết sức quan tâm và có nhiều động thái tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 48/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (2010 - 2014), công tác phòng, chống tội phạm ở nước ta đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực giữ gìn trật tự, kỷ cương pháp luật, phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Hiện tượng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước vì thế đã được nằm trong tầm kiểm


soát. Hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật được các cấp uỷ đảng từ trung ương đến địa phương quan tâm. Trong quá trình lãnh đạo của những năm qua, các ngành, các cấp do các lực lượng chuyên trách làm nòng cốt đã triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều nội dung, biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và thu được nhiều kết quả quan trọng. Cuộc đấu tranh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, huy động được nhiều nguồn lực xã hội, động viên được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có nguồn vốn của Nhà nước, công tác phòng ngừa xã hội mà nòng cốt là phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” được triển khai sâu rộng, gắn với Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần củng cố nền tảng ngăn ngừa tội phạm ngay từ cơ sở. Các lực lượng chuyên trách tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp mở nhiều đợt cao điểm, nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn liên quan đến nguồn vốn đầu tư xây dựng được phát hiện, điều tra, xử lý. Điều đó chứng tỏ Đảng ta đã xác định được nguyên nhân của hiện tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được mặt trái của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đưa ra những giải pháp kịp thời để ứng phó cho cán bộ đảng viên; khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và ngày càng cụ thể hóa kịp thời những chủ trương, chính sách, những biện pháp xử lý kỷ luật khi cán bộ vi phạm, xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật và tổ chức cán bộ thật sự trong sạch, vững mạnh.

Do đó, cần thấy rằng điều kiện chính trị là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn nhà nước bởi điều kiện chính trị có nội hàm quan trọng là tổ chức có chức năng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng cơ bản liêm khiết. Chính tổ chức chính trị mà Đảng là hạt nhân trong hệ thống đó có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi sự tu dưỡng rèn luyện của một số bộ phận cán bộ trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để họ thực sự tự giác, thường xuyên nghiêm túc


và liêm khiết trong việc thực hiện công vụ đặc biệt - sử dụng vốn nhà nước. Điều kiện chính trị còn thể hiện trong việc xác định các cán bộ đảng viên tham gia công tác đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước phải thực sự dựa vào dân và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cần phải chịu sự giám sát của cả hệ thống chính trị và cả xã hội. Theo đó, cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước phải được các cấp uỷ đảng lãnh đạo thường xuyên, có như vậy mới chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ khi nào điều kiện chính trị được chú trọng thì mới hạn chế được tình trạng nhiều cán bộ làm công tác đầu tư, xây dựng cơ bản đã mờ mắt vì lòng tham của mình trước những giá trị kinh tế và lợi nhuận có được từ những sự vi phạm này. Khắc phục được thực trạng bất chấp lợi ích đất nước, lợi ích cộng đồng, giá trị của công trình để tìm đủ cách lách luật để tham nhũng nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân hay một nhóm người. Hậu quả là các công trình bị ăn cắp vật liệu, thiết kế không đủ điều kiện, thi công không có chất lượng và nhiều công trình xây dựng vốn cơ bản bị bỏ hoang, không được hoặc chậm đi vào sử dụng đang xảy ra. Đây chính là hiện tượng suy đồi chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức làm công tác đầu tư, xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước không được sàng lọc, thiếu sự quan tâm xây dựng đội ngũ của Đảng. Do đó, chính trị là điều kiện tiên quyết cần phải chú trọng bởi đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của việc phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

2.4.2. Điều kiện pháp luật

Pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là một hiện tượng mang tính phổ quát. Bất kể hoạt động vi phạm pháp luật nào cũng trên cơ sở pháp luật có thể bị phát hiện và xử lý. Do đó, thông qua pháp luật, các chủ thể có trách nhiệm trong quy trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước căn cứ vào đó để thực hiện và tự kiềm chế bản thân không vi phạm pháp luật. Cũng thông qua pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật có cơ sở thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong phòng, chống vi phạm pháp luật. Pháp luật còn là cơ


sở quan trọng, là điều kiện quyết định đến ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước và nhằm hạn chế vi phạm. Ngược lại, ý thức pháp luật lại là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội, là cơ sở bảo đảm áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật.

Cùng với ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý (còn gọi là văn hóa pháp luật) được hiểu “là sự hiểu biết và chuyển hóa các quy phạm pháp luật vào hành vi ứng xử của con người”; tuỳ theo tiêu chí phân loại, mà có các loại văn hoá pháp lý khác nhau, như: văn hoá pháp lý trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp, công nghiệp, kinh doanh, y tế, xã hội… - văn hoá pháp lý của cán bộ công chức, công nhân, nông dân, doanh nhân, nhà giáo, văn nghệ sỹ…

Ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và chủ thể phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này có tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoàn thiện pháp luật. Tác động tích cực biểu hiện ở chỗ: Làm cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản đạt chất lượng hơn; hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản của mỗi cá nhân được tự giác và phù hợp với quy định của pháp luật; năng lực trình độ, kỹ năng áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật, nhất là cán bộ giám sát, kiểm toán, các chủ thể quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được đầy đủ và đúng đắn theo đúng quy định.

Do đó, với vai trò là điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước cần phải theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật cần phản ánh và điều chỉnh kịp thời những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ sở pháp luật hoàn thiện, cụ thể, không có sơ hở và tính nhất quán chính là điều kiện làm cho tệ quan liêu, tham nhũng và các vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước không thể có điều kiện hoành hành và phát triển.


2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.5.1. Yếu tố văn hóa

Văn hoá nói chung và môi trường văn hóa là điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Văn hóa là sản phẩm tinh hoa của con người, là yếu tố quyết định các xử sự của con người. Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong quan niệm, cách nghĩ, cách làm tuy nhiên “văn hóa quà tặng” vẫn ăn sâu, bám rễ trong đời sống xã hội và khó thay đổi; tập quán “đền ơn đáp nghĩa”; truyền thống “miếng trầu là đầu câu chuyện” trở thành tấm bình phong cho tham nhũng tồn tại và phát triển.Bên cạnh đó, vùng đất Châu Á từ xưa đã thiếu dân chủ và luật pháp. Do không có ý thức làm chủ bản thân và xã hội, người dân coi mọi quyền lợi mình được hưởng là do chính quyền ban cho, họ phải xin mới được. Lẽ đương nhiên kẻ đi xin phải biết ơn, kẻ ban phát thì tự cho mình có quyền hưởng sự cảm ơn, vì thế xã hội hình thành “văn hóa” tham nhũng. Vì vậy, có những trường hợp lợi dụng văn hóa ứng xử để vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mục đích vụ lợi, thực hiện hành vi tham nhũng, làm méo mó các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiện nay, pháp luật đã ghi nhận những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, những ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Nếu duy trì và phát triển môi trường văn hoá đậm đà bản sắc sẽ đảm bảo tính chân thiện mỹ trong các hoạt động kinh doanh nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Trên thực tế, nếu xây dựng được môi trường văn hoá thì các trường hợp lợi dụng văn hóa truyền thống để làm biến tướng những giá trị tốt đẹp, ví dụ: việc tặng quà, nhận quà trong việc phê duyệt dự án, chấm thầu, giám sát xây dựng… sẽ không còn ẩn chứa sự vụ lợi bên trong. Văn hoá được chú trọng thì các hiện tượng biến tướng mà pháp luật gọi là hành vi hối lộ và nhận hối lộ trong đầu tư xây dựng cơ bản sẽ hạn chế. Văn hoá do đó là điều kiện quan trọng để xây dựng một nền kinh tế thị trường thực sự, nơi đó, nguồn vốn nhà nước được sử dụng đúng mục đích, các công trình xây dựng cơ bản và các hoạt động tham gia liên quan đến các công trình đó không còn là những cạm bẫy và cám dỗ một số không ít cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lợi dụng chức vụ để tham nhũng, làm giàu bất chính, lãng phí của công, ức hiếp nhân dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023