tạo trong thực tiễn nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong công việc được giao. Nói một cách khác là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên tác nghiệp phấn đấu thành người lao động có tính chuyên nghiệp cao.
Ngoài ra, còn phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu, chuyên gia giỏi về những mặt nghiệp vụ khác nhau trong hoạt động NH. Có chế độ ưu tiên tạo điều kiện về vật chất tinh thần, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để khuyến khích họ cống hiến vào hoạt động NH.
Để đánh giá thực trạng CBQLKT NHCT (đối tượng đào tạo) chúng ta xem xét một số chỉ tiêu sau:
- Về tuổi đời:
Bảng 2.1: Cơ cấu độ tuổi CBQLKT NHCT
31/12/2001 | 31/12/2002 | 31/12/2003 | 31/12/2004 | |||||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | |
1.Tổng số | 12.678 | 12.753 | 13.150 | 13.804 | ||||
(người) | ||||||||
Trong đó: - | 9.189 | 72,5 | 9.078 | 71,2 | 9.440 | 71,8 | 9.094 | 65,9 |
Nữ | ||||||||
- Nam | 3.489 | 27,5 | 3.675 | 28,8 | 3.710 | 28,2 | 4.710 | 34,1 |
5. Độ tuổi | ||||||||
Dưới 30 | 3.302 | 26,0 | 3.751 | 29,4 | 3.658 | 27,8 | 3.557 | 25,8 |
Từ 31- 40 | 4.869 | 38,5 | 4.289 | 33,6 | 3.796 | 28,9 | 4.416 | 32,0 |
Từ 41 - 50 | 3.703 | 29,2 | 3.770 | 29,6 | 4.320 | 32,9 | 4.349 | 31,5 |
Từ 51 - 60 | 804 | 6,3 | 943 | 7,4 | 1.376 | 10,4 | 1.482 | 10,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm, Chức Năng, Nội Dung, Tiêu Chuẩn Và Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Đào Tạo Và Đào Tạo Lại Cán Bộ Quản Lý Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
- Kinh Nghiệm Đào Tạo Cán Bộ Quản Lý Kinh Tế Ngành Ngân Hàng Ở Một Số Cơ Sở Đào Tạo Trong Nước Và Quốc Tế
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Thực Tiễn Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Của Các Nước Và Khả Năng Vận Dụng Tại Trung Tâm Đào Tạo Ngân Hàng Công
- Cơ Cấu Giảng Viên Kiêm Chức Các Modul Dự Án Hiện Đại Hóa Nh
- Định Hướng Hoàn Thiện Trung Tâm Đào Tạo Ngân Hàng Công Thương
- Định Hướng Công Tác Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý Tại Trung Tâm Đào Tạo Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo NHCT.
Tuổi đời bình quân gần 40 tuổi, độ tuổi từ 31-50 chiếm trên 60% tổng số CBNV. Độ tuổi này là tương đối cao, nếu tốt nghiệp Trung học phổ thông ở độ tuổi 18-19 tuổi, tốt nghiệp Đại học ở độ tuổi 22-23 tuổi thì đội ngũ CBQLKT NHCT rời xa ghế nhà trường đã 17-18 năm, học trung học phổ thông và đại học trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Trong thời đại kinh tế tri thức, toàn cầu hóa về kinh tế nếu không được cập nhật kiến thức thường xuyên thì đội ngũ cán bộ này hết sức lạc hậu về tri thức cho nên việc đào tạo và đào tạo lại là vô cùng cần thiết. ở độ tuổi này cần phải có phương thức đào tạo phù hợp.
Qua thống kê số lượng cán bộ (bảng 2.2) cho thấy đặc thù hoạt động kinh doanh của NHCT có nhiều nghiệp vụ khác nhau đòi hỏi phải bố trí cán bộ đúng nghiệp vụ đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho CBQLKT đồng thời phải cập nhật thường xuyên các văn bản pháp quy, chế độ nghiệp vụ, kiến thức mới đối với CBQLKT.
Với hơn 70% lao động là nữ - về giới tính có những đặc điểm thuận lợi và khó khăn riêng cũng đặt ra những vấn đề khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho phù hợp.
Nghiệp vụ tín dụng, kế toán và nghiệp vụ tiết kiệm, kiểm ngân, kho quĩ là những nghiệp vụ có số lượng cán bộ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số (mỗi loại nghiệp vụ chiếm tỷ lệ gần 20%) là vấn đề cần lưu ý khi lập kế hoạch và tổ chức đào tạo.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý, điều hành tính từ cấp phó trưởng phòng chi nhánh cấp II trở lên đến trụ sở chính tỷ lệ tương đối cao, năm 2001 tổng số là 2.176 người, tỷ lệ: 17,16%; năm 2002 tổng số là 2.100 người, tỷ lệ: 16,47%; năm 2003 tổng số là 2.204 người, tỷ lệ: 16,76%; năm 2004 tổng số là 2.270 người, tỷ lệ: 16,44%. Theo lý thuyết và kinh nghiệm thực tế, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý, điều hành của một doanh nghiệp thường ở mức 10% là phù hợp.
2.2.2. Chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
NH là ngành kinh tế tổng hợp do đó đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Bảng thống kê dưới đây phản ánh chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên NHCT Việt Nam.
Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ chuyên môn CBQLKT NHCT
Tổng số | Trên đại học | Đại học và cao đẳng | Trung cấp | Sơ cấp và chưa qua đào tạo | |||||
Lượn g | Tỷ lệ % | Lượn g | Tỷ lệ % | Lượn g | Tỷ lệ % | Lượn g | Tỷ lệ % | ||
1998 | 12.151 | 78 | 0,64 | 5397 | 44,4 | 4019 | 33,1 | 2675 | 21,86 |
1999 | 12.487 | 115 | 0,9 | 5313 | 42,58 | 4182 | 33,5 | 2877 | 23,1 |
2000 | 12.639 | 124 | 0,98 | 5826 | 46,1 | 3760 | 29,7 | 2929 | 23,22 |
2001 | 12.678 | 132 | 1,04 | 5895 | 46,5 | 3713 | 29,3 | 2938 | 23,16 |
12.753 | 143 | 1,12 | 5987 | 46,9 | 3657 | 28,7 | 2966 | 23,28 | |
2003 | 13.150 | 185 | 1,40 | 7125 | 54,18 | 3257 | 24,76 | 2583 | 18,12 |
2004 | 13.804 | 217 | 1,57 | 8014 | 58,06 | 2969 | 21,5 | 2604 | 18,87 |
2002
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng CBNV hàng năm NHCT.
Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ ngoại ngữ CBQLKT-NHCT
Tổng số | Cử nhân | Bằng C | Bằng B | ||||
Lượng | Tỷ lệ % | Lượng | Tỷ lệ % | Lượng | Tỷ lệ % | ||
2001 | 12678 | 229 | 1,80 | 1247 | 9,83 | 1773 | 13,98 |
2002 | 12753 | 251 | 1,96 | 1366 | 10,71 | 1875 | 14,70 |
2003 | 13150 | 290 | 2,20 | 1630 | 12,39 | 2160 | 16,42 |
2004 | 13804 | 349 | 2,52 | 1989 | 14,4 | 2315 | 16,77 |
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng CBNV hàng năm NHCT.
Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ lý luận chính trị CBQLKT-NHCT
Tổng số | Cử nhân | Cao cấp | |||
Lượng | Tỷ lệ % | Lượng | Tỷ lệ % | ||
2001 | 12.678 | 58 | 0,45 | 90 | 0,7 |
2002 | 12.753 | 62 | 0,48 | 141 | 1,1 |
2003 | 13.150 | 75 | 0,57 | 480 | 3,6 |
2004 | 13.804 | 86 | 0,62 | 686 | 4,96 |
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng CBNV hàng năm NHCT.
Để đánh giá tổng quan về mặt trình độ CBNV của các NHTM nhà nước Việt Nam đang cùng hoạt động, số liệu tham khảo thời điểm đầu năm 2000 như sau:
Bảng 2.6:Cơ cấu trình độ CBNVcủa NHTM nhà nước Việt Nam
Đơn vị tính:%
Trên đại học | Đại học | Cao đẳng, Trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo | |
Ngân hàng Công thương | 0,98 | 30,10 | 69,00 |
Ngân hàng Đầu tư phát triển | 0,75 | 34,10 | 65,15 |
Ngân hàng Ngoại thương | 1,57 | 46,00 | 52,43 |
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn | 0,35 | 28,65 | 71,00 |
Chỉ tiêu
Nguồn: Bùi Khắc Sơn, Đề tài khoa học - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực trong hệ thống NHTMVN.
Theo bảng trên ta thấy, trình độ CBNVcủa các NHTM nhà nước Việt Nam có tỷ lệ tương đương nhau, Ngân hàng Ngoại thương có tỷ lệ cán bộ đại học và trên đại học lớn hơn so với các NH khác, NHNo có tỷ lệ cán bộ đại học và trên đại học thấp nhất. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, việc đối xử bình đẳng giữa các quốc gia sẽ xóa bỏ những hạn chế đối với NH nước ngoài tại Việt Nam. Khi đó NHCT không những phải cạnh tranh với các NHTM trong nước mà còn phải cạnh tranh với NHTM nước ngoài. Lúc này mới là cuộc cạnh tranh thực sự nhìn chung cái mà NHTM nhà nước Việt Nam thiếu và yếu như: Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, công nghệ NH, con người, tổ chức bộ máy lại là những mặt mạnh của NHTM nước ngoài. Vì vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu thua ngay trên "sân nhà" khi hết sự bảo hộ của nhà nước thì chỉ còn duy nhất một biện pháp là nhanh chóng đầu tư đào tạo và đào tạo lại CBQLKT ngân hàng, làm chủ công nghệ NH hiện đại, chuẩn bị thế và lực trong công cuộc cạnh tranh mới gay go quyết liệt để giữ vững vai trò quan trọng trong nền kinh tế theo định hướng XHCN, thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bảng 2.7: Trình độ cán bộ NHTM một số nước
Hệ thống ngân hàng
Đơn vị: %
Đại học và trên đại học trong tổng số lao
động | |
Anh | 78 |
Nhật | 75 |
Đức | 77 |
Thái Lan | 65 |
Malaixia | 62 |
Nguồn: Vụ tổ chức cán bộ đào tạo NHNN.
Nhận xét chung:
Số lượng cán bộ đông, "tính đến cuối năm 2004, NHCTVN có tới 13.804 người, số lao động dôi dư và chưa qua đào tạo chiếm khoảng 20% tổng số lao động trong toàn hệ thống
- thực chất là thừa cục bộ, thiếu tổng thể [43, tr. 8].
Chất lượng cán bộ không cao, trên 50% cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, 20% cán bộ có trình độ trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ gần 20%. Chất lượng nguồn nhân lực hàng năm đều tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Trình độ ngoại ngữ (Cử nhân, trình độ C, trình độ B) thấp, tỷ lệ tính đến thời điểm cuối năm 2004 theo báo cáo đạt gần 35% trên tổng số CBNV. Đại đa số CBQLKT (kể cả lãnh đạo) không giao tiếp trực tiếp được với người nước ngoài mà thường phải thông qua phiên dịch, chỉ có một số rất ít cán bộ một số phòng NHCTVN có quan hệ giao dịch với nước ngoài sử dụng tốt ngoại ngữ.
Trình độ chính trị: Số CBQLKT có trình độ cử nhân và cao cấp chính trị chiếm tỷ lệ thấp (tỷ lệ 5% vào thời điểm cuối 2004) bởi vì việc đào tạo này còn gắn với qui hoạch, tiêu chuẩn hóa cán bộ.
* Đánh giá chung về chất lượng cán bộ
Một là: Đội ngũ cán bộ về cơ bản được rèn luyện thử thách trong thời bao cấp và kinh tế thị trường, trải qua nhiều thăng trầm nên có nhiều kinh nghiệm trong thực tế hoạt động. Có ý chí phấn đấu vươn lên có năng lực chuyên môn, quản trị điều hành NH. NHCT đã ban hành nhiều qui chế về quản lý cán bộ
Hai là: Cán bộ được hình thành đào tạo trong thời kỳ kế hoạch, tập trung bao cấp do lịch sử để lại nên còn có nhiều vấn đề nổi cộm. Nhưng cũng có những nguyên nhân do bản thân NHCT gây ra đó là việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ người lao động.
Ba là: Đào tạo và đào tạo lại còn chắp vá, phân công lao động chưa hợp lý. Độ nhanh nhạy, khả năng tiếp thị, trình độ năng lực chung, đặc biệt là khả năng phân tích, đánh giá thực tiễn rất hạn chế.
Bốn là: Các kỹ năng cần thiết của cán bộ QLKTNHCT về đàm phán tiếp thị, ngoại ngữ, văn hóa doanh nghiệp còn yếu kém. Mặt yếu kém nhất của cán bộ NHCT là ngoại ngữ, tin học và cập nhật kiến thức kinh tế thị trường về quản lý tác nghiệp các mặt hoạt động NH.
2.2.3. Hình thức đào tạo và đào tạo lại
Hiện nay tại TTĐT NHCT thường sử dụng hình thức đào tạo tập trung tại TTĐT và đào tạo tại các cụm chi nhánh. Tại TTĐT thường tổ chức đào tạo và đào tạo lại như sau:
* Đào tạo mới
Đào tạo cơ bản đối với cán bộ mới bao gồm cán bộ mới tuyển vào NHCT, cán bộ mới chuyển từ nghiệp vụ này sang nghiệp vụ khác trong NHCT và CBNV tại các chi nhánh NHCT mới thành lập.
Đào tạo những loại dịch vụ và sản phẩm mới như: dịch vụ NH, internet banking, thương mại điện tử, NH điện tử, NH trực tuyến, tài trợ thương mại, dự án hiện đại hóa NH...
* Đào tạo lại
Hoạt động NHCT trong cơ chế thị trường cần phải đào tạo lại cán bộ QLKT như: Quản trị NHTM trong cơ chế thị trường, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp kế toán, nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán, quản lý rủi ro tín dụng...
* Đào tạo chuyên sâu, nâng cao khả năng tác nghiệp
Đào tạo chuyên sâu là chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLKT chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, với đối tượng khách hàng cụ thể như chuyên cho vay các khách hàng
là doanh nghiệp lớn (Tổng công ty nhà nước theo Quyết định số 90, 91 của Thủ tướng Chính phủ); cán bộ tín dụng chuyên cho vay các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ; chuyên cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân khách hàng là các hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân, cá nhân vay những món vay nhỏ vì mục đích tiêu dùng. Chương trình đào tạo phải sát với thực tế công việc của từng đối tượng nghiệp vụ cụ thể theo những quy trình nghiệp vụ cụ thể.
* Bồi dưỡng kiến thức thường xuyên
Là loại hình bổ túc kiến thức gắn với nhiệm vụ đang đảm nhiệm nhằm cặp nhật và nâng cao trình độ cho CBQLKT, nâng cao kỹ năng tác nghiệp và trình độ xử lý các tình huống nghiệp vụ như: Tập huấn nghiệp vụ, đào tạo về pháp luật, QLKT, quản lý NH, ngoại ngữ, tin học ứng dụng, đào tạo tại chỗ... loại hình đào tạo này mang tính chất bắt buộc đối với CBQLKT NHCT được áp dụng chủ yếu tại TTĐT.
* Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới
Kinh doanh NH là ngành kinh tế tổng hợp mang tính đặc thù cao là lĩnh vực kinh tế nhạy cảm và năng động. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong cơ chế thị trường luôn luôn đổi mới vì vậy nghiệp vụ của NHTM cũng phải đổi mới theo yêu cầu của nền kinh tế, các kiến thức mới hàng năm cần được cập nhật cho CBQLKT theo định kỳ. Thời gian bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới được tổ chức thường xuyên căn cứ vào nội dung và tính chất của mỗi loại nghiệp vụ khác nhau, đối tượng học viên khác nhau. Tùy theo từng loại nghiệp vụ mà tổ chức bồi dưỡng kiến thức thường xuyên cho phù hợp.
Ngoài ra, còn tổ chức tập huấn, hội thảo các văn bản, chế độ mới của Chính phủ liên quan đến NH, của NHNN, của NHCTVN. Tùy theo từng đối tượng CBQLKT để lựa chọn hình thức tổ chức tập huấn phù hợp để họ hiểu đúng tinh thần và nội dung của các văn bản, chế độ mới ban hành. Thường tổ chức tập huấn cho các cán bộ chủ chốt (Giám đốc, Phó giám đốc, các trưởng phòng nghiệp vụ có liên quan), sau đó họ về tập huấn lại cho CBNV chi nhánh.
2.2.4. Lựa chọn giáo viên và xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức
Để nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQLKT NHCT, khâu lựa chọn giảng viên hết sức quan trọng. Nếu giảng viên giỏi về chuyên môn,
nghiệp vụ, có khả năng sư phạm tốt thì chất lượng bài giảng sẽ tốt, học viên tiếp thu được bài giảng dễ dàng và ngược lại. Vì vậy, lựa chọn giảng viên luôn là mối quan tâm của TTĐT NHCTVN. Hiện nay TTĐT có hai loại giảng viên được mời giảng: giảng viên ngoài NHCTVN và giảng viên kiêm chức đang làm việc tại NHCTVN.
2.2.4.1. Giảng viên ngoài NHCT
- Giảng viên từ các trường đại học, các học viện trong nước,... chủ yếu giảng về phần lý thuyết. Đây là lực lượng giảng viên nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mà NHTM quan tâm, có kinh nghiệm giảng dạy phong phú, tính chuyên nghiệp cao. TTĐT ký hợp đồng đào tạo với các trường đại học, các học viện đào tạo theo nội dung đặt hàng với các trường đại học, các học viện hoặc mời cá nhân các giảng viên đến giảng dạy theo yêu cầu.
- Nội dung đào tạo về lý thuyết, cập nhật các kiến thức mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, pháp luật, quản trị NH hiện đại, Marketing NH, kế toán tài chính, v.v... Thường ký hợp đồng đào tạo với Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Luật, Trường Cán bộ Tòa án...
- Giảng viên từ các trường đại học nước ngoài và các NH đại lý:
Đội ngũ giảng viên này thường là những chuyên gia trong lĩnh vực NH tài chính, hiểu biết sâu về NH hiện đại trong cơ chế thị trường. Trực tiếp giảng dạy các kiến thức mới về hiện đại hóa NH họ thường làm việc theo các dự án do NHCT ký kết hợp đồng hoặc do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua NHNN Việt Nam. Các dự án và trường đại học nước ngoài gồm:
+ Dự án SIDA/WB
+ Dự án Mêkông của MPDF/WB
+ Trường đại học công nghệ SWINBNE của Australia
+ Trường đại học tổng hợp DELAWARE - USA
+ Dự án tín dụng DEG Cộng hòa Liên bang Đức đào tạo chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ là những người hồi hương từ Đức về.
- Hàng năm Phòng Quan hệ đại lý NHCTVN thường mời các chuyên gia của NH đại lý đến TTĐT giảng dạy và trao đổi nghiệp vụ như: Quản trị NH, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, nhận biết ngoại tệ và séc du lịch... như: Ngân hàng ANZ của Australia, City Bank, ING Bank Hà Lan, Thái Bank, Ngân hàng Cân đối Đức, Ngân hàng Tái thiết Đức, Ngân hàng Deustche Bank Cộng hòa Liên bang Đức...
2.2.4.2. Giảng viên kiêm chức
Giảng viên kiêm chức là giảng viên đang làm việc tại NHCT, có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm xử lý các tình huống nghiệp vụ phát sinh có khả năng tổng hợp và khả năng sư phạm tốt.
Để nâng cao trình độ sư phạm cho giảng viên kiêm chức TTĐT NHCT đã mời chuyên gia nước ngoài, các giáo sư của Trường Đại học Sư phạm tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm về: phương pháp giảng dạy, qui trình giảng dạy có cách soạn tài liệu giảng dạy, chương trình, đề cương bài giảng, giáo án, soạn đề thi, đáp án...
Giảng viên kiêm chức là đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nghiệp vụ họ đang làm nhưng lại có hạn chế nhất định về lý luận, vì vậy giảng viên kiêm chức chủ yếu dạy về thực hành,hướng dẫn thực tế; rất cần thiết trong bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tác nghiệp cho đồng nghiệp. Giảng viên kiêm chức đã giúp học viên trong quá trình đào tạo gắn cơ chế, quy chế do cấp trên ban hành với thực tiễn kinh doanh tại chi nhánh, giải đáp các tình huống nghiệp vụ phát sinh khi thực hiện các văn bản chế độ hiện hành.
Đội ngũ giảng viên kiêm chức hiện nay của TTĐT chủ yếu được tuyển chọn từ các phòng ban nghiệp vụ của Trụ sở chính NHCT và một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, họ là cán bộ trưởng, phó phòng, ban; các chuyên viên có năng lực trình độ nghiệp vụ giỏi, có tâm huyết với nghề.
Bảng 2.8: Cơ cấu đội ngũ giảng viên kiêm chức TTĐT
Nữ | Tuổi đời | Bình quân | Trình độ chuyên môn | Trình độ tiếng Anh |
< 30 | 30-40 | 40-50 | TS | ThS | ĐH | A | B | C | ĐH | |||
44 | 34 | 10 | 30 | 38 | 43,5 | 4 | 25 | 49 | 30 | 34 | 10 |
Nguồn: Phòng quản lý chương trình đào tạo TTĐT-NHCT
Bảng 2.9: Cơ cấu giảng viên kiêm chức các nghiệp vụ đang giảng dạy tại TTĐT
Tổng số | Nam | Nữ | Chuyên ngành đào tạo | Trình độ sau ĐH | Ghi chú | ||||
Học viện NH | Kỹ sư tin học | Đại học kinh tế | Tiến sĩ | Thạc sĩ | |||||
Tín dụng | 37 | 24 | 13 | 10 | 8 | 4 | 15 | ||
Thanh toán quốc tế | 8 | 3 | 5 | 1 | 4 | 3 | |||
Quan hệ NH đại lý | 3 | 1 | 2 | 3 | |||||
Kinh doanh ngoại tệ | 3 | 1 | 2 | 1 | 2 | ||||
Tiền tệ kho quỹ | 7 | 7 | 5 | ||||||
Tin học cơ bản (VP) | 15 | 11 | 4 | 8 | 7 | ||||
Thẻ và NH điện tử | 1 | 1 | 1 | ||||||
Thông tin TPR | 4 | 3 | 1 | 4 | |||||
Cộng | 78 | 44 | 34 | 10 | 9 | 30 | 4 | 23 |
Nguồn: Phòng quản lý chương trình đào tạo TTĐT-NHCT
"Hiện nay, NHCTVN đang thực hiện đề án cơ cấu lại NH để hội nhập và phát triển. Ban lãnh đạo NHCT rất quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức để không ngừng nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng tác nghiệp cho
CBNV NHCT, xây dựng NHCTVN thành một NHTM nhà nước mạnh và hiện đại..." [32]. Để xây dựng NHCT thành một NH hiện đại, ban lãnh đạo NHCT đã chú trọng vào ba lĩnh vực cơ bản:
- Cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, văn phòng giao dịch...
- Công nghệ NH
- Con người (cán bộ QLKT)
Hiện tại trụ sở làm việc, trang thiết bị của cả hệ thống NHCT về cơ bản đều khang trang sạch đẹp, có lợi thế thương mại hơn so với các NHTM khác trong cả nước. Được sự giúp đỡ của NHNN Việt Nam và WB: Năm 2003 NHCTVN đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa NH và hệ thống thanh toán sản phẩm "INCAS" của dự án hiện đại hóa NH và hệ thống thanh toán triển khai chính thức từ 01/11/2003... INCAS phục vụ các giao dịch và hệ thống quản lý thông tin khách hàng, phục vụ các yêu cầu quản lý đa dạng của NHCTVN trên cơ sở xử lý dữ liệu tập trung và tích hợp các ứng dụng (các Modul sản phẩm: Tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền, tài trợ thương mại, quản lý ngân quỹ, sổ cái, các kênh phân phối: Kênh các chi nhánh/ phòng giao dịch/ quĩ tiết kiệm, kênh ATM và kênh internet...). Hệ thống từng bước đã đi vào làm việc ổn định làm tiền đề cho việc thúc đẩy sự cải tiến và nâng cao chất lượng, sản phẩm dịch vụ khách hàng theo mục đích mọi nơi, mọi lúc các phương tiện thích hợp và đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh của NH [33, tr. 11].
Giai đoạn I dự án được chạy thử và đưa vào sử dụng thành công cuối năm 2004, tại Trụ sở chính và 12 chi nhánh NHCT khu vực Hà Nội, đến tháng 6/2005 đưa vào sử dụng chính thức tại Sở giao dịch II và 14 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn II đang đào tạo cho các chi nhánh Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... để đưa vào sử dụng vào quí III/2005 và tiếp đó cuối năm 2005 sẽ hiện đại hóa NH và hệ thống thanh toán các chi nhánh còn lại. Dự án này đòi hỏi một lượng giảng viên kiêm chức rất lớn để đào tạo cán bộ.
Bảng 2.10: Cơ cấu giảng viên kiêm chức dự án hiện đại hóa NH
Nữ | Tuổi đời | Bình quân | Trình độ chuyên môn | Trình độ tiếng Anh | ||||||||
< 30 | 30-40 | 40-50 | TS | ThS | ĐH | A | B | C | ĐH | |||
24 | 40 | 12 | 39 | 13 | 40 | 7 | 57 | 40 | 24 |