Tình Hình Dân Số Và Lao Động Huyện Kim Bôi Giai Đoạn 2005-2007

khoáng nóng hiện đang được khai thác để phục vụ cho nhà nghỉ của Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình và khai thác chế biến nước uống, ước tính trữ lượng khoảng 300 triệu lít/năm. Ngoài ra nguồn nước ngầm trong vùng đến nay chưa có điều kiện để điều tra thăm dò, song theo dự đoán của các chuyên gia về địa lý thì trong vùng có trữ lượng nước ngầm khá lớn, điều này tạo thuận lợi cho huyện có những thế mạnh để khai thác và phát triển triển du lịch sinh thái.

3.1.1.6 Thảm thực vật và động vật Thảm thực vật

Trước đây rừng các xã trong huyện chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc loại

giàu với nhiều loại cây rừng nhiệt đới như: gỗ, tre, nứa, luồng và cây lâm sản có giá trị đó là: sa nhân, mây, song,... cùng một số loại gỗ quí chẳng hạn: lim, lát, sến, táu... nhưng do khai thác một cách tùy tiện, đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt. Một số loại gỗ có giá trị chỉ còn trên vùng núi cao, khó khai thác vận chuyển... các loại cây đặc sản, cây có dầu, cây dược liệu chỉ còn một phần diện tích rất nhỏ do các xã tự trồng để

kinh doanh và quản lý như khu rừng đặc dụng. Hiện nay trên địa bàn trữ lượng gỗ ước tính khoảng 180.000m3 trong đó chủ yếu là keo và bạch đàn và khoảng 12 triệu cây tre, nứa, luồng các loại.

Tiềm năng đất rừng ngoài các loại cây kể trên còn có các loại cây dược liệu quí và nhiều nguồn gen quí hiếm có tính đa dạng sinh học. Vì vậy, Lâm nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng của các xã trong vùng.

Thảm thực vật với diện tích nhỏ phân bố rải rác, nghèo nàn về chủng loại, chủ yếu là cỏ tranh, cỏ lác và cỏ lau lách. Thảm cỏ được hình thành chủ yếu là do quá trình phát nương làm rẫy, bỏ hóa tạo nên, chưa được tác động kỹ thuật để nâng cao thảm cỏ.

Động vật

Có nhiều loại thú quí hiếm như: lợn lòi, gấu, khỉ, gà lôi vượn, hoẵng...Với số lượng không nhiều chủ yếu sống ở các khu rừng đặc dụng.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Với ưu thế về vị trí địa lý, thế mạnh về nông - lâm nghiệp, đồng thời ổn định về dân cư, xã hội trong huyện, trong những năm qua, KT-XH của huyện Kim Bôi không ngừng phát triển, luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá.

Về kinh tế: năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,6%, cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Tổng giá trị thu nhập đạt 103,39% so với Nghị quyết, trong đó sản xuất nông-lâm nghiệp chiếm 53,3%; TTCN-XDCB chiếm 16,62% và dịch vụ chiếm 33,27%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 357USD/người/năm, tăng 10% so với năm 2006. Mặc dù so với các chỉ tiêu bình quân chung của cả nước là thấp nhưng so với các năm trước thì huyện Kim Bôi cũng đã có những thay đổi rò nét được thể hiện cụ thể như sau:

3.1.2.1 Tình hình đất đai

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Kim Bôi năm 2007


Năm 2007


Số lượng (ha)

Cơ cấu(%)

Tổng diện tích tự nhiên

47.201

100

I. Đất nông nghiệp

8.838

18,72

- Đất trồng cây hàng năm

6.405

72,47

- Đất trồng cây lâu năm

429

4,85

- Đất vườn tạp

1.703

19,27

- Đất đồng cỏ chăn nuôi

140

1,59

- Đất có mặt nước NTTS

160

1,82

II. Đất lâm nghiệp

14.613

30,96

- Đất rừng tự nhiên

7.137

48,84

- Đất rừng trồng

7.476

51,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 8

Chỉ tiêu


III. Đất chuyên dùng 2.224 4,71

IV. Đất khu dân cư 915 1,94

V. Đất chưa sử dụng 2.0609 43,67 Nguồn: Phòng Thống kê – huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình

Như vậy ta nhận thấy, năm 2007 trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện thì đất nông nghiệp chiếm 18,72%; đất lâm nghiệp chiếm 30,96% và 43,66% là diện tích đất chưa sử dụng (được thể hiện trên bảng 3.1). Điều này cho thấy huyện có thể phát triển cả về nông nghiệp, lâm nghiệp, cùng với du lịch và nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng


Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông từ huyện đến xã, thị trấn đảm bảo thông suốt trong cả mùa mưa. Đến năm 2007 đã có 100% xã, thị trấn được dùng điện lưới quốc gia, số hộ sử dụng điện đạt 90%.

Các tuyến đường chính trong huyện có quốc lộ 12B chạy qua, thuộc đường cấp V kết láng nhựa, có nhiều dốc. Đây là đường giao thông quan trọng trong vùng, là tuyến giao lưu với các huyện trong tỉnh Hòa Bình như TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, huyện Kỳ Sơn và đi huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

Quốc lộ 12A chạy qua vùng với chiều dài 56km nối trung tâm với các xã trong vùng. Đây là một trong những tuyến đường quan trọng nối TP Hòa Bình với quốc lộ 1A (tại thị xã Hà Nam). Tuyến đường huyết mạch này không chỉ có vai trò quan trọng trong vùng với các tỉnh bạn mà còn có tầm chiến lược đối với phát triển kinh tế xã hội của các xã trong huyện.

Hầu hết các xã đều có đường ô tô vào đến trung tâm xã, song chất lượng các tuyến đường giao thông còn rất kém. Đường giao thông liên xã chỉ có khoảng 50% là đường trải đá cấp phối còn lại chủ yếu là đường đất gây

khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, nhất là vào mùa mưa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chưa hấp dẫn các nhà đâu tư để phát triển du lịch vào Kim Bôi. Ngoài ra ở cùng với hệ thống đường bộ trong huyện còn có hệ thống đường thủy chạy dọc theo sông Bôi rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

Hệ thống thủy lợi

Các công trình thủy lợi trong vùng trong những năm gần đây được các cấp các ngành quan tâm đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Hàng năm các công trình thủy lợi này có thể đảm bảo tưới tiêu cho hơn 8000 ha diện tích đất lúa, khoảng 85% diện tích đất lúa được tưới, đồng thời cung cấp một phần nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.

Huyện Kim Bôi có 71 hồ chứa nước được Nhà nước đầu tư và 22 bãi xây, 540 bãi tạm, 16 trạm thủy luân, 3 trạm bơm điện và 3 máy bơm dầu. Các bãi thủy lợi chủ hệ thống kênh dẫn nước vẫn chưa được kiên cố hóa kênh mương, mới có 32km kênh xây, vẫn còn 186,9km vẫn là mương đất.

Bưu chính viễn thông

Trong vùng có trung tâm bưu cục huyện và các xã hầu hết có điểm bưu điện văn hóa xã. Toàn huyện có 2500 máy điện thoại, bình quân 56 dân/một máy. Song nhìn chung mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện Kim Bôi còn phát triển ở mức độ thấp, cơ sở vật chất nghèo cả về số lượng và chất lượng.

Giáo dục đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo đã đạt được những tiến bộ đáng kể, giữ được nhịp độ phát triển về qui mô và chất lượng; mạng lưới hệ thống trường lớp được phát triển rộng khắp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 97%.

Phát động thường xuyên các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng

giảng dạy và học tập, tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của giáo viên.

Tiếp nhận giáo viên trẻ là người địa phương, thực hiện chế độ thi tuyển và khuyến khích hỗ trợ các học sinh trường sư phạm, nhằm thu hút các em phục vụ cho địa phương. Ngành học mầm non hiện nay hầu hết các xóm trong xã đều có lớp mẫu giáo nên rất thuận tiện cho trẻ đến trường.

Y tế

Mạng lưới y tế ngày càng được phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân. Hiện có 12/37 trạm y tế có bác sỹ. Mặc dù vậy, nhưng nhìn chung ở các trạm xã và trung tâm y tế còn thiếu nhiều cán bộ ý tế có năng lực chuyên môn giỏi, cơ sở vật chất và trang thiết bị còn nghèo nàn, thiếu thốn nhất là tủ thuốc ở các trạm ý tế xã, do vậy công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên trong những năm qua đã thực hiện tốt công tác y tế thuộc chương trình quốc gia về phòng chống sốt rét và chống lao, bướu cổ, khám và tiêm chủng mở rộng, uống VitaminA cho trẻ em trong lứa tuổi ở các thôn bản.

3.1.2.3 Tình hình dân số và lao động

Huyện Kim Bôi có 35 xã, 2 thị trấn, với dân số gần 14 vạn người là nơi sinh sống chủ yếu 3 dân tộc Mường, Kinh, Dao. Trong đó dân tộc Mường chiếm 82,4%, dân tộc Kinh chiếm 14%, dân tộc Dao chiếm 3% còn lại là các dân tộc khác.

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, một lòng một dạ đi theo Đảng và Bác Hồ kính yêu, người dân cần cù chịu khó lao động và có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Qua biểu 3.2 cho thấy nguồn lao động của huyện khá dồi dào. Bình quân năm 2007 lực lượng lao động chiếm 58% dân số. Những năm trước bình quân một hộ có 4.79 nhân khẩu với 2,83 lao động. Đây là nguồn lực dồi dào cho phát triển sản xuất đặc biệt là ngành nông nghiệp nói chung và phát triển các ngành kinh tế khác, nhưng trong năm 2007 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã

giảm xuống còn 1%. Có 14 xã không có người sinh con thứ 3 đạt 38%. Lao động của huyện chủ yếu nằm trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp có 64,894 người (chiếm 80,82%), còn lại lao động trong các ngành khác là không đáng kể (chỉ có 19,19%). Nhìn chung, sự phân bố lao động trong các hoạt động kinh tế chưa thật hợp lý nên còn tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp. Như vậy, có thể thấy vấn đề giải quyết lao động việc làm và bố trí lao động trên địa bàn là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.


Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bôi giai đoạn 2005-2007



Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chỉ tiêu ĐVT



(%)


(%)


(%)

1.Tổng dân số

Người

135.832

100

137.653

100

138.404

100

a. Nông nghiệp

nt

110.021

81

112.024

81,38

112.778

81,48

b. Phi nông nghiệp

nt

25.811

19

25.629

18,62

25.626

18,52

2. Tổng lao động

Lao động

76.065

100

78.569

100

80.305

100

a. Nông nghiệp

nt

62.217

81,79

63.845

81,26

64.894

80,81

b. Phi nông nghiệp

nt

13.848

18,21

14.724

18,74

15.411

19,19

3. LĐ trong độ tuổi

nt

75.631

55,68

77.085

55,99

77.910

56,29

4. Một số chỉ tiêu

nt

-

-

-

-

-

-

a. Tổng số hộ

Hộ

27.891

-

28.652

-

28.914

-

b. BQ khẩu/hộ

Người

4,87

-

4,80

-

4,79

-

c. BQ lao động/hộ

Lao động

2,73

-

2,78

-

2,83

-

Số lượng

Cơ cấu


Số lượng

Cơ cấu


Số lượng

Cơ cấu


Nguồn: Phòng thống kê huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình


3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh qua 3 năm

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình


Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh

Chỉ tiêu

Số lượng


Cơ cấu

(tr đồng)


(tr đồng)


(tr đồng)


Tổng giá trị sản xuất 275.362

100

293.187

100

325.767

100

1,06

1,11

1,09

I. Nông nghiệp 183.062

66,48

199.156

67,93

220.412

67,66

1,09

1,11

1,10

1. Trồng trọt 94.866

51,82

108.729

54,59

116.012

52,63

1,15

1,07

1,11

2. Chăn nuôi 88.196

48,18

90.427

45,41

104.400

47,37

1,03

1,15

1,09

II. Lâm nghiệp 30.525

11,09

29.025

9,90

28.175

8,65

0,95

0,97

0,96

III.Công nghiệp- 57.776

20,98

60.985

20,80

61.580

18,90

1,06

1,01

1,03


IV Thương mại-du lịch 3.999


1,45


4.021


1,37


15.600


4,79


1,01


3,88


1,98

(%)

Số lượng


Cơ cấu

(%)

Số lượng


Cơ cấu

(%) 2006/2005 2007/2006

TĐPTB Q


XDCB


Nguồn: Phòng thống kê – huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình

Ngày đăng: 08/08/2022