Đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng - thực trạng và giải pháp - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thang đo các biến số nghiên cứu 19

Bảng 2. Thang đo mức độ đạo đức 24

Bảng 3. Số lượt khách du lịch tới Vạn Hương 42

Bảng 4. Thống kê ý kiến đóng góp và đánh giá của khánh du lịch 50

Bảng 5. Tổng trung bình mean về thái độ phục vụ 55

Bảng 6. Mức độ hài lòng khách hàng về chất lượng thực phẩm 56

Bảng 7. Mức độ hài lòng của khách du lịch về CSHT&VCKTDL 57

Bảng 8. Mức độ hài lòng của KDL về giá cả và giá trị sản phẩm 58

Bảng 9. Mean mức độ hài lòng của KDL về an ninh và an toàn 59

Bảng 10. Mean mức độ hài lòng của KDL về môi trường tự nhiên 60

Bảng 11. Thống kê số liệu các chỉ tiêu của Vạn Hương 96

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1. Tỷ lệ cơ cấu các ngành kinh tế của Vạn Hương 39

Biểu đồ 2. Thống kê các loại mặt hàng trong kinh doanh dịch vụ ăn uống 45

Biểu đồ 3. Các thắc mắc của khách hàng và cách giải quyết của người kinh doanh 46

Biểu đồ 4. Ý kiến đánh giá của các cơ sở kinh doanh về yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh ăn uống 47

Biểu đồ 5. Sự hài lòng của chính quyền về đạo đức kinh doanh ăn uống 48

Biểu đồ 6. Hình thức quản lí, kiểm tra, giám sát kinh doanh ăn uống 49

Biểu đồ 7. Tỷ lệ các vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống 50

Biểu đồ 8. Mức độ đi du lịch của KDL tại Vạn Hương 53

Biểu đồ 9. Mức độ chi tiêu cho dịch vụ ăn uống của KDL 54

Biểu đồ 10. Mức độ hài lòng của KDL về thái độ phục vụ 55

Biểu đồ 11. Tỷ lệ mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng thực phẩm 56 Biểu đồ 12. Tỷ lệ mức độ hài lòng của KDL về CSHT&VCKTDL 57

Biểu đồ 13. Tỷ lệ mức độ hài lòng của KDL về giá cả và giá trị sản phẩm 58

Biểu đồ 14. Mức độ hài lòng của khách du lịch về an ninh và an toàn 59

Biểu đồ 15. Mức độ hài lòng của khách du lịch về môi trường tự nhiên 61

Biểu đồ 16. Ý kiến đóng góp của KDL về cải thiện các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 61

Biểu đồ 17. Tỷ lệ mức độ quay lại sử dụng dịch vụ ăn uống của khách du lịch . 62 Biểu đồ 18. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2009 - 2019 75

DANH MỤC MÔ HÌNH

Mô hình 1. Quy trình nghiên cứu 23

Mô hình 2. Các đối tượng cơ bản tham gia vào hoạt động du lịch 32

Mô hình 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch 34

Mô hình 4. Nền tảng phát triển du lịch bền vững UNWTO (2009) 76

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Chữ cái, kí hiệu viết tắt

Cụm từ đầy đủ

1

ATTP

An toàn thực phẩm

2

BVHTTDL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2

CAQ

Công an quận

7

CSĐT

Cảnh sát điều tra

8

CSHT&VCKTDL

Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du

lịch

9

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

10

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

11

Kcal

Kilocalories

12

KDL

Khách du lịch

13

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

14

NXB

Nhà xuất bản

15

NGO

Tổ chức phi chính phủ

16

TP

Thành phố

17

TT DV&PT DL

Trung tâm dịch vụ và phát triển du

lịch

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

UNEP

Chương trình Môi trường Liên Hiệp

Quốc

20

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hóa Liên Hiệp Quốc

21

VNĐ

Việt Nam đồng

22

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng - thực trạng và giải pháp - 2

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do nghiên cứu


Ngành công nghiệp du lịch đã trở thành một nguồn thu lớn cho thị trường kinh tế của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới và hiện được xếp hạng 63/140 nền kinh tế1(Xem phụ lục 1). Sự phát triển của kinh doanh du lịch Việt Nam mở ra nhiều hướng đi mới và lựa chọn cho kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, đứng trước sự bùng nổ về kinh doanh du lịch việc kiểm soát đạo đức kinh doanh du lịch Việt Nam lại càng là một vấn đề cấp thiết cần chú trọng.

Hải Phòng là một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là thành phố công nghiệp của vùng kinh tế động lực phía Bắc. Vị trí địa lý cùng hệ thống giao thông toàn diện để phát triển kinh tế và giao thương với nước ngoài. Hệ thống cơ sở hạ tầng và kinh tế phát triển cùng với điều kiện tự nhiên đa dạng là những điều kiện thuận lợi thu hút du khách và các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Hải Phòng. Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch tới Đồ Sơn, Hải Phòng tăng cao với mức doanh thu cho du lịch đạt mức kì vọng,lượng du khách trong 6 tháng đầu năm 2019 đã có 1.5 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ 2018 và đạt 62,42% so với kế hoạch năm 2019 2. Theo thống kê, số vụ vi phạm kinh doanh du lịch năm 2019 đã giảm đáng kể, Sở du lịch thành phố Hải Phòng đã đưa ra những chính sách quản lí văn bản chỉ đạo tổ chức kinh doanh du lịch tại Đồ Sơn nhằm chấn chỉnh và quản lí nghiêm ngặt đối với các cơ sở kinh doanh du lịch tại đây.


1 Tiên Minh (2019), “Du lịch Việt Nam lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế”, Trang BIInews, truy cập 27/3/2020, Link: https://bnews.vn/du-lich-viet-nam-lan-dau-tien-don-18-trieu-luot-khach-quoc-te/143726.html

2 Vĩnh Quân (8/7/2019), Đồ Sơn, Hải Phòng: Hút khách mùa du lịch, Truy cập 8/5/2020, Link: http://kinhtedothi.vn/do-son-hai-phong-hut-khach-mua-du-lich-347369.html

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch như chèo kéo, chặt chém, ép giá… vẫn còn xảy ra345.

Trong bối cảnh đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Đạo đức kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng, thực trạng và giải pháp” là một đề tài có tiềm năng và cấp thiết, để nhìn nhận lại thực trạng và đưa ra các giải pháp, đề xuất để khắc phục và cải thiện các vấn đề về đạo đức kinh doanh trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, xây dựng chất lượng dịch vụ du lịch tại Vạn Hương, Đồ Sơn, Hải Phòng.

2. Lịch sử nghiên cứu


2.1. Lịch sử nghiên cứu nước ngoài

Đạo đức kinh doanh là một thuật ngữ tiêu biểu của văn hóa kinh doanh đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1970 ở các nước Tây Âu và Mỹ. Các tổ chức toàn cầu như UNESCO, WTO, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Thương mại Thế giới, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong ngành du lịch đều kêu gọi thúc đẩy đạo đức du lịch như một sự tôn trọng của cả môi trường tự nhiên và văn hóa trên thế giới. Theo các tổ chức, du lịch có đạo đức liên quan chặt chẽ với khái niệm du lịch bền vững và khó tách biệt bền vững với du lịch có đạo đức, bởi nó có điểm chung (xem phụ lục 2). Sự bền vững du lịch bắt nguồn từ sự công bằng xã hội, kinh tế, môi trường và có nhiều hình thức du lịch bền vững khác nhau đòi hỏi phải giải quyết từng yếu tố này, bao


3 Hiệp Lê (2018), Hải Phòng: Xử phạt cơ sở “chặt chém” du khách ở Đồ Sơn), Truy cập 8/5/2020, link: http://baodulich.net.vn/Hai-Phong-Xu-phat-co-so-chat-chem-du-khach-o-Do-Son-02-15459.html

4 PV (2018), Sở Du lịch Hải Phòng xử phạt 15 triệu đồng tàu kém chất lượng chở khách Úc, Truy cập 8/5/2020, Link: http://baodulich.net.vn/So-Du-lich-Hai-Phong-xu-phat-15-trieu-dong-tau-kem-chat-luong-cho-khach-Uc-

02-15367.html

5 Hải Ngân 31/5/2019, Quận Đồ Sơn: Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bãi tắm khu 2, Truy cập 8/5/2020, Link: https://thanhphohaiphong.gov.vn/quan-do-son-chan-chinh-hoat-dong-kinh-doanh-dich-vu-tai- bai-tam-khu-2.html

gồm du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và du lịch sinh thái6. Việc nghiên cứu về “đạo đức kinh doanh du lịch” là một vấn đề nghiên cứu phức tạp giữa đạo đức và kinh doanh (đặc biệt là kinh doanh du lịch). Đa số các nhà nghiên cứu đều dựa trên các đặc điểm về công bằng xã hội hay trách nhiệm xã hội, kinh tế và môi trường, ngoài ra còn một số các yếu tố khác phụ thuộc vào luật pháp, quy định, các loại hình du lịch cụ thể và văn hóa của khu vực làm du lịch để làm quy chuẩn nghiên cứu về “đạo đức kinh doanh du lịch”.Một số công trình nghiên cứu về “đạo đức kinh doanh du lịch” trên thế giới: Ferrell, O. C, & Fraedrich, J. (1997), Business ethics, Boston: Houghton Mifflin; London: Routledge. Payne, D, & Dimanche, F. (1996),Towards a code of con - duct for the tourism industry: An ethics model, Journal of Business Ethics; Ben She. Yi Ming (2000), Travel Ethics (Revised Edition/ Chinese), NXB Giáo dục Đại Học Pub Pub; Goodwin, H., & Francis, J. (2003). Ethical and responsible tourism: Consumer trends in the UK, Journal of Vacation Marketing, Jamal, Journal of Sustainable Tourism; Fennel, D. A (2006.) Tourism ethics, Clevedon: Channel View Publications; Tazim Jarmal, Justice anh Ethics in Tourism, NXB Tourism, Enviriment and Development Series, Brent Lovelock and Kirsten M. Lovelock (2013), The Ethics of Tourism: Critical and applied perspectives, NXB Routledge Taylor & Francis Group LonDon and NewYork; Corinne Fowler, Charles Forssdick and Ludmilla Kostova (2013), Travel and Ethics: Theory and Practice, NXB Routledge Research in Travel Writing; TS David A. Fennell (2017), Tourism Ethics, NXB Aspects of Tourism…

2.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước


6 Clare Weeden (2001), Ethical tourism: An opportunity for competitive advantage?, Ethical Tourism, P143 – P144, Link:

https://www.researchgate.net/publication/235356618_Ethical_tourism_An_opportunity_for_competitive_advanta ge

Từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, sau khi UNESCO phát động thập kỉ quốc tế về phát triển văn hóa, ở Việt Nam đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội nói chung và đối với sự phát triển của hoạt động kinh doanh nói riêng. Cho đến nay, vấn đề lí luận văn hóa kinh doanh ở Việt Nam còn có nhiều quan điểm khác nhau và chưa thống nhất. Hơn thế nữa, lí luận về đạo đức kinh doanh du lịch vẫn chưa được định hình. Vào năm 2017, BVHTTDL có đưa ra “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch” nhưng trước đó có rất nhiều hướng nghiên cứu không dựa trên các quy tắc đó mà vẫn phân chia theo các tiêu chí về môi trường, kinh tế, con người, trách nhiệm xã hội hay các tiêu chỉ nhỏ lẻ hơn về kinh doanh du lịch gắn với các yếu tố pháp luật của nhà nước quy định hoặc chỉ đi sâu vào văn hóa doanh nghiệp của nhà hàng, khách sạn... mà chưa có quy chuẩn đánh giá đạo đức du lịch cụ thể. Đối với nghiên cứu chuyên sâu về “đạo đức kinh doanh du lịch” tại Việt Nam có các nghiên cứu sau:Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hóa Thông tin; Trần Thúy Anh (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Thúy Anh (2009), Tăng cường gắn kết giữa văn hóa và du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8; Trần Diễm Thúy (2009), Văn hóa du lịch: Giáo trình đại học, NXB Văn hóa Thông tin; Nguyễn Văn Bốn (2012), Văn hóa du lịch Việt Nam, Tạp chí văn hóa Nghệ Thuật, số 335, Tr. 35 – 37; Hoàng Văn Thành (2014), Giáo trình văn hóa du lịch, NXB. Chính trị Quốc Gia; Phan Huy Xu (2016), Bàn về văn hóa du lịch Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Phạm Hùng (2017), Văn hóa du lịch, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Giáo trình văn hóa du lịch(2019), NXB Lao Động…

Các công trình nghiên cứu về đạo đức kinh doanh du lịch đã có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, đạo đức kinh doanh dịch vụ ăn uống ở nước ta hoàn toàn là một vấn đề nghiên cứu mới và chưa có hệ thống lí luận cụ thể để đánh giá đạo đức kinh doanh cho một loại hình dịch vụ và phân loại cơ sở kinh doanh ăn

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí