Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 20


hiện mục tiêu chính trị tại các Đài cần phải tiếp tục làm rò, khi mà các Đài còn chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp từ Tỉnh ủy, UBND cấp tỉnh về nhiệm vụ chính trị. Do đó các nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung thêm thành phần thể chế chính trị để phù hợp với điều kiện và đặc điểm ở Việt Nam.

Thứ hai: KSNB là một quá trình và liên quan đến nhiều cá nhân, bộ phận trong tổ chức, nên nghiên cứu này thực hiện việc điều tra chọn mẫu cho nhiều đối tượng, từ lãnh đạo là Ban giám đốc đến trưởng/ phó phòng chức năng khác nhau. Tuy nhiên, chính việc mở rộng đối tượng khảo sát tự thân cũng có những hạn chế, khi mà người được điều tra phải trả lời các nội dung mà họ không nắm chắc chuyên môn. Chẳng hạn, một trưởng phòng kỹ thuật công nghệ không thể nắm chắc các vấn đề về tài chính, nên đánh giá về tính hữu hiệu của một hoạt động kiểm soát không thể không có sai sót. Đây cũng là hạn chế mà các nghiên cứu trước về hệ thống KSNB luôn gặp phải.

Thứ ba: Phương pháp phân tích cấu trúc (SEM) chưa được sử dụng trong nghiên cứu này, do vậy chưa làm rò sự tác động nhân quả giữa các thành phần KSNB với mục tiêu kiểm soát. Một số biến kiểm soát cũng cần được bổ sung để có đánh giá đầy đủ hơn về ảnh hưởng của thành phần KSNB đến mục tiêu kiểm soát tại các Đài.

Thứ tư: Nghiên cứu này đặc thù so với các nghiên cứu khác ở nước ngoài, khi các Đài PT-TH cấp tỉnh phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ trọng tâm do Đảng và Nhà nước đề ra. Các hệ số trong phân tích hồi qui có kết quả thấp cũng đồng nghĩa còn có những nhân tố khác ảnh hưởng đến nội hàm của ‘Mục tiêu chính trị của các đài’ mà nghiên cứu này chưa được thực hiện.

Xuất phát từ những hạn chế trên, các hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực phát thanh truyền hình cần quan tâm đến việc đo lường mục tiêu kiểm soát trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý ở nước ta trong lĩnh vực công. Về nội hàm của các thành phần KSNB trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, cần xem xét những thay đổi về công nghệ, những thách thức trong truyền thông để có đánh giá đúng mức hơn sự tác động của hệ thống KSNB đến mục tiêu hoạt động của các tổ


chức. Các kỹ thuật phân tích hiện đại hơn cũng cần được áp dụng, và đối sánh với kết quả hiện có để phát họa bức tranh về tính hữu hiệu của KSNB tại các Đài PT- TH cấp tỉnh tại Việt Nam.


KẾT LUẬN CHUNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.


Tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý. Việc nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh Việt Nam trong bối cảnh các Đài PT-TH cấp tỉnh vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa được giao quyền tự chủ từng phần về hoạt động, qua đó đưa ra các kiến nghị phù hợp góp phần tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB càng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 20

Dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết nền: Lý thuyết ngữ cảnh, lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, lý thuyết Chaos, kết hợp với hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận án, đề tài làm rò hơn các vấn đề lý luận về KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, phân tích các nhân tố và tiêu chí đo lường.

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp định lượng là chính và phương pháp định tính được thực hiện gắn kết trong phương pháp định lượng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra các kiến nghị phù hợp để tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh Việt Nam trong bối cảnh các Đài PT-TH cấp tỉnh vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa được giao quyền tự chủ từng phần về hoạt động.

Kết quả nghiên cứu đạt được của Luận án mang lại ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Luận án đã hệ thống hóa các lý luận về KSNB, hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, qua đó tạo ra bức tranh tổng quan đối với các đối tượng quan tâm nghiên cứu đến những vấn đề có liên quan đến luận án. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng bộ đo lường đối với các Đài PT-TH. Đó là tham chiếu để các Đài có thể tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm soát của các Đài cũng như các thành phần của hệ thống KSNB tại các đơn vị. Kết quả nghiên cứu còn góp phần đưa ra các kiến nghị như xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mục tiêu kiểm soát ở các Đài PT-TH cấp tỉnh, lãnh đạo các Đài cần quan


tâm đến thành phần đánh giá rủi ro, tiếp tục kiện toàn hoàn thiện thành phần truyền thông và giám sát, hoạt động kiểm soát, môi trường kiểm soát. Kết quả nghiên cứu còn mở ra các hướng nghiên cứu mới mà các tác giả khác có thể hướng đến.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế như đã trình bày ở chương 5. Những hạn chế này cũng là những gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, góp phần làm phong phú kho tàng khoa học về KSNB.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


1. Nguyễn Hữu Tấn (2014), Công bố Thông tin kiểm soát nội bộ của các Công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 4(77).2014, 132-135.

2. Nguyễn Hữu Tấn, Trần Đình Khôi Nguyên (2018), Đo lường mục tiêu kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội bộ, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 8/2018, 18-20.

3. Nguyễn Hữu Tấn, Trần Đình Khôi Nguyên (2020), Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam, Tạp chí Công Thương số 26 tháng 11/2020, 332-336

4. Nguyễn Hữu Tấn, Trần Đình Khôi Nguyên (2020), Thiết kế đo lường mục tiêu kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 11/2020, 25-28.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT


Alvin A. Arens & James K.Loebbecke, (2000). Kiểm toán. Hà Nội; Nhà xuất bản thống kế

Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400.

Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT ngày 01tháng 07 năm 2010, Quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp trên các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh

Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017, Hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

Bùi Thị Minh Hải (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường Đại học kinh tế quốc dân.

Chính phủ (1977), Nghị định 164/1977/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 1977 về việc thành lập Ủy ban PT-TH Việt Nam.

Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Chính phủ (2009), Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020

Chính phủ (2011), Quyết định số 2451/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011về phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.

Chính phủ (2012), Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.


Chính phủ (2013), Quyết định số 1448/2013/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 8 năm 2013về phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020

Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CPngày14/02/2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Chính phủ (2016), Nghị định số 159-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tốchức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông: Mic.gov.vn/pages/trangchu. aspx.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp HCM: Nhà xuất bản Thống kê .

Hồ Tuấn Vũ (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, năm 2009.

Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản khoa học xã hội.

Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường Đại học kinh tế quốc dân.

Nguyễn Thu Hoài ( 2011), Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệpsản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện tài chính.

Phạm Bính Ngọ (2011), Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường Đại học kinh tế quốc dân.


Quốc Hội Việt Nam (1999), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999.

Quốc Hội Việt Nam (2009), Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009

Quốc Hội Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công số 40/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014.

Quốc Hội Việt Nam (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015

Thông tư số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27 tháng 7 năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ về huớng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài PT-TH thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trần Thị Giang Tân (2012), Kiểm soát nội bộ, TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng

Vò Thu Phụng ( 2016), Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế.

Trường Đại học kinh tế TP.HCM

TIẾNG ANH

Abbas, Q. & Iqbal, J. (2012), “Internal Control System: Analyzing Theoretical Perspective and Practices”, Middle-East Journal of Scientific Research 12 (4): 530-538.

Adagye, I. D. (2015), “Effective Internal control System in the Nasarawa State Tertiary Educational Institutions for Efficiency”: A case of Nasarawa State Polytechnic, Lafia.

Adamec, B., Rexroad, W., Leinicke, L. & Ostrosky, J. (2002), “Internal relection”,

Internal Auditor, Vol. 59 No. 6.

Adams, M. B. (1994), “Agency theory and the internal audit”, Managerial Auditing Journal, 5(1)-15.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí