đựng thuốc nhuộm… Lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng năm trong hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn khoảng 1.378tấn/năm.
Chất thải rắn nguy hại phát sinh theo nguồn đăng ký chất thải rắn nguy hại của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, y tế trên địa bàn tỉnh đến tháng 9 năm 2009, lượng rác thải nguy hại phân theo các huyện, thành phố như bảng sau:
Bảng: Lượng CTR nguy hại phát sinh trên địa bàn Hà Nam
Tên huyện | Đơn vị | Lượng chất thải nguy hại | |
1 | Thành phố Phủ Lý | Tấn/tháng | 18 |
2 | Huyện Duy Tiên | Tấn/tháng | 2,1 |
3 | Huyện Kim Bảng | Tấn/tháng | 1,1 |
4 | Huyện Lý Nhân | Tấn/tháng | 0,08 |
5 | Huyện Thanh Liêm | Tấn/tháng | 1,02 |
6 | Huyện Bình Lục | Tấn/tháng | 0,035 |
7 | Tổng | Tấn/tháng | 22,335 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - 2
- Mô Hình Do Các Công Ty Tư Nhân Hoạt Động Dưới Hình Thức Các Đơn Vị Hành Nghề Quản Lý Chất Thải Nguy Hại
- Dây Chuyền Nghiền Bản Mạch Điện Tử (Trái) Và Bàn Phá Dỡ Đơn Giản (Phải)
- Tình Hình Thu Gom, Vận Chuyển, Xử Lý Chất Thải Nguy Hại
- Tình Hình Xử Lý Chất Thải Nguy Hại Tại Việt Nam
- Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
- Năng lực thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại:
* Chất thải nguy hại công nghiệp:
Hiện đang là một khó khăn lớn cho công tác quản lý do trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở làm nhiệm vụ xử lý chất thải nguy hại. Một số ít doanh nghiệp phải thuê các đơn vị ở tỉnh ngoài vận chuyển và xử lý, còn phần lớn vẫn phải lưu giữ tại nơi sản xuất, làm nảy sinh nguy cơ ô nhiễm và khó kiểm soát.
* Chất thải nguy hại y tế:
Chất thải nguy hại ngành y tế toàn tỉnh khoảng 22% được xử lý bằng phương pháp đốt, còn lại được chôn lấp tại các khuân viên bệnh viện hay được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt của khu vực.
* Chất thải nguy hại trong sinh hoạt:
Rác thải nguy hại trong sinh hoạt do chưa được phân loại tại nguồn vì thế, nguồn rác này được chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt và phát tán ra môi trường nước, đất.
Hải Dương
* Tình hình phát sinh chất thải công nghiệp
Trên địa bàn Hải Dương hiện đang có hơn 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động và khoảng hơn 50.000 các cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng. Việc điều tra tổng thể các cơ sở công nghiệp về phát thải rác thải nói chung và rác thải độc hại nói riêng chưa làm được. Tuy nhiên, thông qua việc lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và kiểm tra thực tế tại 110 cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn (trong và ngoài khu công nghiệp) cho thấy:
- Lượng chất thải nguy hại: 292 tấn/tháng
- Lượng chất thải thông thường (không kể chất thải sinh hoạt): 72.600 tấn/tháng.
Chất thải không nguy hại được các doanh nghiệp ký hợp đồng với những cơ sở sản xuất để thu mua về tái chế, tái sử dụng hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất. Chất thải nguy hại yêu cầu các doanh nghiệp đều phải ký hợp đồng với cơ sở được phép xử lý chất thải nguy hại ở trong và ngoài tỉnh để xử lý.
Hiện nay trên địa bàn Hải Dương có 4 cơ sở hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, trong đó có 3 cơ sở ngoài tỉnh là Hải Phòng 1 cơ sở và Hà Nội 2 cơ sở.
- Chất thải rắn y tế:
Hiện nay Hải Dương có 18 bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trạm điều dưỡng, 263 trạm y tế xã, phường và khoảng trên 500 phòng khám chữa bệnh tư nhân đang hoạt động.
Mức phát sinh chất thải rắn của mỗi giường bệnh ở hải Dương tính trung bình hiện nay khoảng 1,5kg/ngày, năm 2010 sẽ là 2kg/ngày/giường và đến năm 2020 sẽ là 2,2kg/ngày/giường. Tuy nhiên, đối với trạm y tế xã, phường và cơ quan thì lượng phát thải ít hơn. Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại chiếm từ 20-25% trong tổng lượng chất thải của bệnh viện.
Thông qua việc lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và kiểm tra thực tế tại 110 cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn (trong và ngoài khu công nghiệp) cho thấy lượng chất thải nguy hại 3504 tấn/năm
Số liệu tổng hợp về CTNH của 11 doanh nghiệp được khảo sát điều tra cho thấy, năm 2005 là 4,25 tấn/ngày, năm 2008 là 8,4 tấn/ngày (252 tấn/tháng); 9 tháng đầu năm 2009 là 7,61 tấn/ngày (228 tấn/tháng). Tỷ lệ gia tăng lượng CTR phát sinh khoảng từ 20-40%/năm. Toàn tỉnh đã có 134 cơ sở được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Hải Phòng
Tổng lượng chất thải công nghiệp hiện nay của Hải Phòng ước tính hơn 600.000 tấn/năm trong đó 1% là chất thải nguy hại, chủ yếu từ các cơ sở sản xuất thép, đúc kim loại, hóa chất, thủy tinh, sửa chữa và đóng tàu. Riêng ngành công nghiệp da giày phát sinh 150 tấn chất thải nguy hại/năm. Qua số liệu điều tra từ Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thì lượng CTNH mà công ty thu gom được tăng vào khoảng 5% mỗi năm. Lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại theo báo cáo của Sở TN&MT lần lượt là 72 tấn/ngày và 27 tấn/ngày.
Quảng Ninh
Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2009 tổng lượng CTNH phát sinh trên toàn tỉnh khoảng 987 tấn. Số liệu điều tra thống kê, lượng CTNH phát sinh từ 10 đơn vị từ năm
2005 đến 9 tháng đầu năm 2009, lượng phát sinh thấp nhất vào năm 2005 với 0,2 tấn/ngày và cao nhất vào năm 2009 với 2,5tấn/ngày (cao hơn 12 lần so với năm 2005). Xu hướng phát sinh CTNH tăng dần qua từng năm, đặc biệt trong 3 năm từ 2007 đến 2009, khi có số liệu thống kê của 10/10 cơ sở, lượng CTNH phát sinh tăng khoảng 150% mỗi năm. CTNH phát sinh lớn nhất là dầu thải, 2 đơn vị phát sinh dầu thải lớn nhất là Công ty cổ phần Than Núi Béo và Xí nghiệp Khe Sim thuộc Tổng công ty Đông Bắc, chiếm đến 60% lượng CTNH phát sinh năm 2005 và 70% của 9 tháng đầu năm 2009. Đây là chất thải từ quá trình bảo dưỡng, bảo trì các phương tiện vận chuyển. Toàn tỉnh đã có 201 cơ sở được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Hà Nội
Theo thống kê ở Hà Nội có khoảng 178 nguồn thải chính, nguồn thải công nghiệp chiếm 82,5%, mật độ nguồn thải ở Hà Nội là 0,195 nguồn thải/km2, gấp mức trung bình toàn quốc 20 lần. Thành phố đã có 327 cơ sở được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Trong số 318 xí nghiệp, nhà máy quy mô vừa và lớn thì có 147 cơ sở có chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường. Tuy mật độ công nghiệp ở Hà Nội chưa cao nhưng đã hình thành một số cụm công nghiệp và tạo nên những khu vực ô nhiễm cục bộ khá nguy hiểm. Mặt khác, các cơ sở sản xuất nhỏ (đặc biệt là những làng nghề) ở Hà Nội với các ngành nghề như: luyện thiếc, luyện kim loại từ các linh kiện điện tử và các phế phẩm khác, nhuộm, in tráng ảnh đang rất phát triển và thải ra môi trường nhiều loại chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, đặc biệt là những cơ sở này quy mô nhỏ và hoạt động ngay trong khu dân cư có mật độ cao.
Chất thải rắn công nghiệp khoảng 750 tấn/ngày, mới thu gom khoảng 637-675 tấn/ngày và mới xử lý khoảng 382-405 tấn/ngày. Trong số đó, chất thải công nghiệp nguy hại khoảng 97-112 tấn/ngày (chiếm 13 -15%), mới thu gom khoảng 58-78,4 tấn/ngày (chiếm 60%-70%). Theo ước tính tổng lượng chất thải rắn của Hà Nội (không kể phân bùn) là 742.402 tấn/năm. Trong đó, lượng rác thải công nghiệp khoảng
151.170 tấn (thu gom được khoảng 48 %), rác bệnh viện: 6298 tấn (thu gom được khoảng 53 %).
Khối lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Khèi l•îng chÊt th¶i C«ng nghiÖp | |||
Trong ®ã | Tæng khèi l•îng (tÊn/ngµy) | ||
ChÊt th¶i nguy h¹i | ChÊt th¶i kh«ng nguy h¹i | ||
KCN Sµi §ång A | 9,00 | 27,00 | 36,00 |
KCN Sµi §ång B | 2,88 | 8,63 | 11,50 |
KCN Th¨ng Long | 7,20 | 21,60 | 28,80 |
2,40 | 7,20 | 9,60 | |
KCN Hµ Néi - §µi Trung | 1,63 | 4,88 | 6,50 |
KCN Nam Th¨ng Long | 3,03 | 9,08 | 12,10 |
KCN Deawoo – Hannel | 1,58 | 4,73 | 6,30 |
KCN §«ng Anh | 1,85 | 5,55 | 7,40 |
KCN Sãc S¬n | 1,70 | 5,10 | 6,80 |
KCN Néi Bµi
Bảng 1: Tổng lượng CTNH của Hà Nội từ 2003-2008
(Đơn vị:tấn/năm)
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Công nghiệp | - | 17.865 | 18.396 | - | 19.570 | 21.326 |
Bệnh viện | 873,3 | 1.004 | 1.095 | 1.358 | 2.464 | 147 |
Tổng cộng | - | 18.869 | 19.491 | - | 22.034 | 21.473 |
Nguồn: Chi cục BVMT Hà Nội, năm 2010
Thái Bình
Số lượng phát sinh CTNH năm 2005 là 0,38 tấn/ngày; năm 2006 là 0,41 tấn/ngày; năm 2007 là 0,43 tấn/ngày; năm 2008 là 0,44 tấn/ngày và 9 tháng đầu năm 2009 là 0,46 tấn ngày. Như vậy lượng phát sinh CTNH gia tăng từng năm với tỷ lệ tăng từ 3% đến 7%/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2009, lượng CTNH trên địa bàn Thái Bình phát sinh lớn nhất là 0,46 tấn/ngày. Tổng lượng chất thải rắn tính toán, xác định dựa trên kết quả “Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” cho thấy lượng chất thải rắn phát sinh khoảng:
1.041 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại là 6 tấn/tháng. Toàn tỉnh đã có 27 cơ sở được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Thừa Thiên – Huế
Tỉnh có 2 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 1185 ha và có khoảng 38 doanh nghiệp. Lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại theo báo cáo lần lượt là 3 tấn/ngày và 2 tấn/ngày. Theo báo cáo của Ban quản lý KCN tỉnh Thừa Thiên Huế, 790 tấn chất thải công nghiệp phát sinh từ 2 KCN nằm tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có 4 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 1086 ha. Số lượng chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại theo báo cáo của Sở TN&MT lần lượt là khoảng 72 tấn/ngày và 25 tấn/ngày.
Thành phố Hồ Chí Minh
Toàn thành phố có hơn 800 nhà máy nằm trong 15 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động; gần 35.000 cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ nằm phân tán khắp thành phố, mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 1000 - 1.500 tấn chất thải rắn công nghiệp, 350 tấn CTNH (trong đó có khoảng 10-20% chất thải nguy hại chưa được xử lý). Đó là chưa kể chất thải từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu… đưa về thành phố để xử lý do các địa phương này chưa đủ năng lực tự giải quyết; chưa kể tới lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động thương mại- dịch vụ cho tới nay vẫn chưa xác định được.
Đến nay, trên địa bàn thành phố có 1100 cơ sở đã được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải trong số 9.000 công ty, nhà máy có nguồn CTNH (số liệu năm 2009). Hiện nay mỗi ngày các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố thải ra trung bình từ 250 đến 350 tấn CTNH và khoảng 1.000 tấn chất thải rắn công nghiệp như: các chế phẩm nông nghiệp, thuốc trừ sâu, hóa chất, nhựa, rác y tế... Ngoài ra, còn có từ 150 đến 200 tấn CTNH từ các tỉnh lân cận cũng được đưa về xử lý ở TP.Hồ Chí Minh.
Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước hiện đã quy hoạch được 29 khu công nghiệp với tổng diện tích 8.121 ha. Theo quy hoạch đến năm 2010, tỉnh Đồng Nai có 34 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 10.704 ha. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 24 KCN với diện tích 6.496 ha, thu hút 927 dự án đầu tư của 30 quốc gia. Trong đó, có 19 KCN và 686 dự án đi vào hoạt động, thu hút khoảng 290 ngàn lao động. Tốc độ hình thành các KCN và thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, nhưng kéo theo đó là những tác động xấu ảnh hưởng tới môi trường. Với hơn
7.500 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất các mặt hàng điện tử, may mặc, giày da, chế biến gỗ, cơ khí… đã tạo ra một lượng chất thải khá lớn gây ô nhiễm môi trường.
Chất thải nguy hại của tỉnh chủ yếu là bùn hoá chất của một số nhà máy như: Ching Fa, Hualon, dệt S.Y - VN thải ra các loại chất tẩy rửa, keo và các loại nguyên vật liệu phế phẩm. Ở một số công ty như Fujitsu, ACH – Polymer, dược liệu TW II, tôn Phương Nam... đã tạo ra các loại chất bã rắn tồn dư trong công nghiệp và chất thải nguy hại với khối lượng lớn khiến vấn đề quản lý và tiêu huỷ chất thải công nghiệp càng thêm bức xúc. Ở một số công ty sản xuất giầy da cho Nike trên địa bàn Đồng Nai trong quá trình thay đổi hoá chất còn tồn kho hàng chục ngàn tấn nguyên liệu.
Quá trình phát sinh CTNH tăng đáng kể theo từng năm: Nếu năm 1999 chỉ có 3.759 tấn/năm, năm 2000 là 5.300 tấn, năm 2001 tăng lên khoảng 6.500 tấn và đến năm 2009 là trên 20.000 tấn. Mức độ phát thải các chất nguy hại ở các ngành nghề được phân bổ như sau: ngành giầy da (35%), dệt nhuộm (25%), điện - điện tử (25%),
dược phẩm (5%), và ngành nghề khác là 10%. Mức độ gia tăng khối lượng chất thải công nghiệp sẽ gia tăng khi cả 17 khu công nghiệp được đưa vào kế hoạch tích cực trong quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là CTNH. Mặc dù những cơ sở này đã hợp đồng với một số đơn vị để xử lý nguồn CTNH trên, nhưng tỷ lệ xử lý cũng mới chỉ đạt khoảng trên 60%.
Theo báo cáo của Sở TN&MT, lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại lần lượt là 550 tấn/ngày và 140 tấn/ngày. Tính đến hết năm 2009, tổng số hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khoảng 700 hồ sơ, trong đó đã cấp Sổ đăng ký cho 562 doanh nghiệp.
Bình Dương
Tỉnh có 25 KCN tính đến tháng 11 năm 2010, trong đó 15 KCN đang hoạt động với tổng diện tích 3196 ha, 10 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên địa bàn tỉnh có trên 3000 cơ sở sản xuất công nghiệp với tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh khoảng 500-700 tấn/ngày, trong đó tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 120-150 tấn/ngày. Dự báo trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, lượng CTNH phát sinh sẽ vào khoảng 1.370 tấn/ngày, trong đó có các ngành sản xuất công nghiệp có khả năng phát sinh CTNH cao nhất là sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuộc da, dệt nhuộm, xi mạ...
Tính đến hết năm 2009 Sở đã cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho 444 doanh nghiệp với tổng khối lượng đăng ký trên 2000 tấn/tháng.
Bà Rịa - Vũng Tàu
Cho đến nay toàn tỉnh có 11 KCN được thành lập với tổng diện tích 6.350 ha, trong đó có 06 KCN đã đi vào hoạt động gồm: Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1-Conac và Cái Mép; thải ra khoảng 276 tấn chất thải rắn/ngày cụ thể như sau:
- KCN Đông Xuyên: khoảng 5,67 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 2,8 tấn; rác thải công nghiệp 2,4 tấn, rác thải nguy hại 0,47 tấn);
- KCN Phú Mỹ I: khoảng 187 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 4 tấn, rác thải công nghiệp 181, rác thải nguy hại 2 tấn). Chủ yếu phát sinh từ các Công ty: Thép Miền Nam với khối lượng 170 tấn/ngày và Công ty thép tấm lá Phú Mỹ 2 tấn/ngày (xỉ lò luyện, vảy thép…);
- KCN Mỹ Xuân A: khoảng 75,5 tấn/ngày (rác sinh hoạt 2,5 tấn, rác công nghiệp 72 tấn, rác thải nguy hại 1 tấn);
- KCN Mỹ Xuân A2: khoảng 4,5 tấn/ngày (rác sinh họat 1,5 tấn, rác công nghiệp 2,2 tấn, rác thải nguy hại 0,3 tấn);
- KCN Mỹ Xuân B1-Conac: khoảng 1,9 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 0,3 tấn/ngày, rác công nghiệp 1,5 tấn, rác nguy hại 0,1 tấn);
- KCN Cái Mép: khoảng 2 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 0,35 tấn, rác thải công nghiệp 1,5 tấn, rác thải nguy hại 0,1 tấn).
Trong tỉnh cũng phát sinh một lượng lớn chất thải do vệ sinh tàu dầu hằng năm khoảng 2.560 tấn/tàu (tương đương 15.270 m3/tàu). Chưa kể chất thải từ các nhà máy tái chế chì (từ bình ắc quy), hóa chất bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, thuộc da, nhuộm đều chưa có biện pháp xử lý.
Qua thống kê từ 115 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp gần 91 tấn/ngày. Trên thực tế, tổng khối lượng chất thải nguy hại lớn hơn gấp nhiều lần, bởi hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký chủ nguồn thải nguy hại.
1.3.2. Nguồn thải từ hoạt động nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) ở Việt Nam khá phức tạp và đa dạng về chủng loại, với số lượng gia tăng không ngừng. Năm 1980 lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam khoảng 10.000 tấn/năm, từ năm 1986-1990 khoảng 13.000-15.000 tấn, đầu thập niên 90 thế kỷ XX con số này tăng lên hơn gấp đôi (20.300 tấn năm 1991, 30.000 tấn năm 1994). Hiện nay lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng dao động trong khoảng 35.000-42.000 tấn (Nguồn: Viện Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn). Từ năm 1991- 1999, tỷ lệ sử dụng hóa chất trừ sâu có giảm đi do Việt Nam áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do FAO và một số chính phủ tài trợ. Tuy nhiên các nhà khoa học cảnh báo Việt Nam là một trong những nước sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật nhất trên thế giới và số lượng người bị ngộ độc về hóa chất bảo vệ thực vật cũng như dư lượng tồn đọng trong môi trường đã tăng dần hàng năm. Một thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ năm 1999 đến tháng 8/2004, trên toàn quốc đã xảy ra 1.245 vụ ngộ độc thực phầm với số bệnh nhân 28.014 người, trong đó 333 trường hợp tử vong. Phân tích nguyên nhân xảy ra ngộ độc trong thời gian trên cho thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản là ngộ độc hoá chất (11-25%). Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, số mẫu rau, quả tươi có dư lượng hóa chất BVTV chiếm từ 30-60%, trong đó số mẫu rau, quả có dư lượng hóa chất BVTV vượt quá giới hạn cho phép chiếm từ 4-16%. Số mẫu rau kiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lượng Asen cao hơn giới hạn cho phép chiếm từ 22-33%, số mẫu rau có hàm lượng Nitơrat (NO3) cao ở mức báo động (100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội và Hà Tây, 66,6% mẫu rau cải tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép); một số hóa chất BVTV bị cấm sử dụng như Methamidophos vẫn còn dư lượng trong rau.
Ở Việt Nam trên 300 loại hóa chất bảo vệ thực vật hiện đang được sử dụng (có cả các loại thuốc bị cấm như Wolfatox, Monitor, DDT), trong đó có 10 tên hoá chất BVTV có nguy cơ gây độc hại cực cao đang được phép sử dụng. Điều đáng nói ở chỗ chính những loại hóa chất BVTV này lại nằm trong bản quyết định danh mục hóa chất BVTV được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 12/3/2002. Các chất này được xếp vào loại cực độc và độc cao, rất dễ gây độc cấp cho người và vật nuôi theo bảng xếp loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Có 27 tên hóa chất thương mại được pha chế từ 10 hoạt chất này đang được lưu thông tự do, không có các quy định kiểm soát, quản lý nghiêm ngặt và phần lớn đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Ví dụ như hóa chất Hinossan trừ bệnh đạo ôn hại lúa; Supracid trừ sâu, rệp... trên rau, dưa, đậu đỗ, nho, cây ăn quả; Thiodan là loại hóa chất hạn chế sử dụng vì rất độc đối với người, chim, cá nhưng vì được lưu thông tự do, giá lại rất rẻ nên đã được nhiều người nông dân sử dụng và nó là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc qua thực phẩm và gây hại cho thuỷ sản ở nhiều nơi. Tổng cộng đã có 43 hoá chất độc hại được pha chế thành 286 tên hóa chất thương mại được các nhà khoa học phát hiện trong danh mục hóa chất BVTV và hạn chế sử dụng ở Việt Nam đang được sử dụng phổ biến trừ sâu hại lúa, rau quả và cây công nghiệp. Các nhóm chất độc hại trên còn có khả năng gây rối loạn nội tiết tức làm suy yếu quá trình sinh sản của động vật và gây ra nhiều khối u ác tính bởi chức năng nội tiết tố (hormon) bình thường của động vật bị phá huỷ trực tiếp. Các chất gây rối loạn nội tiết chính gồm: các hợp chất clo, hóa chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, các hợp chất cơ kim, các chất tẩy rửa... Ngoài tác dụng diệt sâu bệnh, bảo vệ mùa màng, hoá chất BVTV cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường, lượng hóa chất tồn đọng, lan truyền trong đất, nước, không khí và trong chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.
Hiện tại, cả nước có khoảng 50 cơ sở sản xuất hoá chất nông nghiệp. Trong số hơn 300 loại hoạt chất hóa chất BVTV sử dụng tại Việt Nam chỉ có 4 loại hóa chất BVTV được sản xuất trong nước ở 02 cơ sở liên doanh với nước ngoài. Các cơ sở khác nhập nguyên liệu hóa chất BVTV từ nước ngoài để gia công sang chai, đóng gói thành các loại sản phẩm hóa chất BVTV.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương hạn chế nhập khẩu các loại hóa chất BVTV hạn chế sử dụng do độc tính cao của chúng. Nếu như trước năm 1994, tất cả các doanh nghiệp đều được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập hóa chất BVTV hạn chế sử dụng, thì trong thời gian 1994-1997 chỉ còn 22 doanh nghiệp và từ năm 1998 chỉ còn 8 doanh nghiệp, với lượng nhập khoảng 1.000 tấn hóa chất BVTV hạn chế sử dụng.
Thống kê lượng hóa chất BVTV nhập khẩu vào Việt Nam từ 1991-2007
Lượng hóa chất BVTV (tấn) | |
1991 | 23.300 |
Lượng hóa chất BVTV (tấn) | |
1992 | 21.100 |
1993 | 24.800 |
1994 | 20.380 |
1995 | 25.666 |
1996 | 32.751 |
1997 | 30.406 |
1998 | 42.738 |
1999 | 33.715 |
2000 | 33.637 |
2001 | 36.589 |
2002 | 38.081 |
2003 | 36.018 |
2004 | 48.288 |
2005 | 51.764 |
2006 | 71.345 |
2007 | 80.000 |
Tổng cộng | 650.579 |