Tình Hình Thu Gom, Vận Chuyển, Xử Lý Chất Thải Nguy Hại

Năm


Bên cạnh việc nhập khẩu chính thức, nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật không rò nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác và hướng dẫn sử dụng đã được vận chuyển trái phép qua biên giới và được bày bán tại nhiều cửa hàng của các chợ Tân Thanh, Lộc Bình, Bản Ngà (Lạng Sơn). Một phần lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhập lậu này sẽ được các lái buôn mua về, dán thêm nhãn mác và phân phối ở nhiều địa phương miền Bắc. Các hóa chất BVTV này thường là các loại hóa chất BVTV thế hệ cũ có độc tính cao, cấm lưu hành. Có những loại hóa chất BVTV đã cấm từ năm 1992 nhưng cho đến nay vẫn được nhập lậu và sử dụng. Một thực trạng đáng lưu ý là xu hướng của người dân thích sử dụng các loại thuốc rẻ tiền, công dụng mạnh, nhưng không quan tâm đến vấn đề an toàn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân một số loại hóa chất BVTV cấm sử dụng và ngoài danh mục vẫn còn lưu thông trên thị trường và tạo các khu vực gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có 1.153 điểm tồn lưu hóa chất. Tổng cục Môi trường đã phân loại được 240 điểm hóa chất thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 95 điểm ở mức độ gây ô nhiễm. Nghệ An là địa phương có nhiều điểm tồn lưu hóa chất nguy hại nhất - 193 điểm; sau đó phải kể đến các địa phương là Hà Tĩnh 8 điểm; Thanh Hóa, Quảng Bình 7 điểm; Thái Nguyên 5 điểm... Nhiều địa phương mới chỉ thống kê 1- 2 điểm như Hà Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang... Còn rất nhiều địa phương chưa thực hiện thống kê nên danh mục các điểm tồn lưu đang danh mục mở. Trong số các điểm tồn lưu hóa chất có nhiều kho thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu từ những năm 1960, 1962, 1964 với các loại hóa chất độc hại và khó phân hủy trong môi trường như Lindan, Endrin, Wofatox, Ethyl parathion, Falisan… Gần đây nhất, có kho mới được xây dựng năm 2004, thậm chí có kho còn sử dụng tới năm 2008. Có nhiều điểm là hố chôn chất bảo vệ thực vật. Kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước ở các địa bàn có các kho chứa thuốc bảo vệ thực vật cho thấy, hàm lượng các chất bảo vệ thực vật vượt rất nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam. Rất nhiều kho thuốc đã được tháo dỡ còn bốc mùi khó chịu, nhưng đang được sử dụng làm đất ở, đất sản xuất, hoặc nằm trong khu dân cư. Các kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu hầu hết được xây dựng từ năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm. Hầu hết các kho không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm nên đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước không có nên khi mưa lớn rửa trôi hóa chất tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất diện rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống người dân.

Tổng số các loại hoá phẩm nông nghiệp hiện được lưu giữ có thể hơn 37 nghìn tấn, trong đó có 53% được lưu giữ tại khu vực đồng bằng sông Mê Kông. Bên cạnh các kho lưu giữ, theo điều tra tại 39 tỉnh thành trong cả nước thì có đến hơn 730 nghìn hoá phẩm nông nghiệp không nhãn mác, bao gồm các chai lọ bằng nhựa, thuỷ tinh hay kim loại. Những hoá phẩm này hiện đang vứt bỏ không đúng cách hoặc vẫn được sử dụng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư.

1.3.3. Nguồn thải từ hoạt động y tế

Tính đến năm 2008, tại Việt Nam có 13.506 cơ sở y tế với hơn 221.695 giường bệnh. Trong đó bao gồm: 774 bệnh viện đa khoa, 136 bệnh viện chuyên khoa, 5 bệnh viện ngành, 83 bệnh viện tư nhân và các hình thức khác. Bên cạnh đó, còn có 14 viện thuộc hệ thống y tế dự phòng và 190 cơ sở y tế chỉ định khác (63 trung tâm y tế dự phòng, 59 trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 28 trung tâm phòng chống sốt rét, 23 trung tâm phòng chống bệnh, 11 trung tâm cách ly y tế quốc tế, 6 trung tâm sức khỏe lao động và môi trường), 686 trung tâm y tế quận/huyện, gần 100 cơ sở nghiên cứu và tâp huấn y tế và 181 công ty sản xuất dược.

Bảng: Số lượng các cơ sở y tế và giường bệnh năm 2009

Theo thống kê trên toàn quốc có 221 695 giường bệnh Lượng chất thải rắn y 1


Theo thống kê trên toàn quốc có 221.695 giường bệnh. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh hiện nay khoảng 350 tấn/ngày, trong đó có 40,5 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại (chiếm 12%, chủ yếu là chất thải có tính lây nhiễm). Tỷ lệ phát sịnh chất thải y tế phụ thuộc vào số giường bệnh, trình độ, loại công nghệ y tế và khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ phát sinh CTNH tính trung bình trong cả nước trên đơn vị giường bệnh là 0,2 kg/giường bệnh/ngày (tỉ lệ là 0,3 kg/giường bệnh/ngày ở tuyến trung ương và 0,18 kg/giường bệnh/ngày ở tuyến tỉnh, huyện...). Dựa trên các số liệu hiện trạng, các phân tích đánh giá sự gia tăng chất thải y tế nguy hại hàng năm và số liệu của các nước đang phát triển trong khu vực, dự kiến đưa ra tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại cho từng thời kỳ theo bảng dưới đây (mức tăng trung bình là 3%/năm).

Bệnh viện

2010

2015

2025

Tuyến trung ương

0,45

0,50

0,70

Tuyến tỉnh

0,25

0,30

0,40

Tuyến huyện

0,18

0,20

0,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Bảng: Chỉ tiêu chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ở Việt Nam


Nguồn: Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế 2010 Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các thành phố

lớn có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại cao nhất. Khối lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng Đông Nam Bộ.


Biểu đồ phát sinh CTR y tế nguy hại theo các vùng kinh tế

12.000

10.503

10.000


8.000

6.980

6.151

6.000

5.357

4.000


2.000


0

Vùng kinh tế

3.136

514

Đồng bằng Sông Hồng


Trung du và miền núi Bắc Bộ


Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên Đông Nam Bộ

Đồng bằng Sông Cửu Long

kg/ngày

Chất thải y tế được chia làm 5 loại là: Chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ, chất thải hoá học, các bình khí có áp suất và chất thải sinh hoạt. Chất thải rắn y tế nguy hại chiếm tỉ trọng khoảng 20-25% tổng lượng phát sinh trong các cơ sở y tế. Đó là chất thải lây nhiễm như máu, dịch, chất tiết, bộ phận cơ thể, vật sắc nhọn, chất thải hóa học, dược phẩm, chất thải phóng xạ và các bình áp suất có khả năng cháy nổ.


Thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hại

18%

1%

0%

3%

78%

Lâm sàng Hóa học Phóng xạ Bình áp suất

Thông thường


Dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên toàn quốc đến năm 2015 là 50 tấn/ngày và năm 2025 là 92 tấn/ngày.

Bảng: Tổng hợp khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại



Vùng


Số giường bệnh

Khối lượng (kg/ngày)

2015

2025

2015

2025

Đồng bằng sông Hồng

65600

77300

14997,5

28658,4

Trung du và miền núi Bắc Bộ

20200

21100

4491,7

7648

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

40400

43200

9291,1

15989,9

Tây Nguyên

8100

9000

1861,9

3287,6

Đông Nam Bộ

56500

75300

12839,3

27632,1

Đồng bằng sông Cửu Long

29200

24100

6603,5

8777

Toàn quốc

220000

250000

50084,9

91992,9


a) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh là 6,73 tấn/ngày, tập trung chủ yếu ở Hà Nội khoảng 3,64 tấn/ngày (chiếm 52,1% toàn vùng).

b) Vùng trung du miền núi phía Bắc: Tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh là 3,2 tấn/ngày. Lượng chất thải y tế nguy hại phân bố khá đều trong 14 tỉnh, nhiều nhất tại Phú Thọ (511 kg/ngày), ít nhất tại Hòa Bình (101 kg/ngày).

c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: Tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh là 6,2 tấn/ngày. Lượng chất thải y tế nguy hại phân bố nhiều nhất tại Thanh Hóa (1093 kg/ngày), ít nhất tại Ninh Thuận (174 kg/ngày).

d) Vùng Tây Nguyên: Tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh là 0,5 tấn/ngày. Lượng chất thải y tế nguy hại phân bố nhiều nhất tại Lâm Đồng (216 kg/ngày), ít nhất tại Gia Lai (56 kg/ngày).

đ) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam Bộ: Đây là vùng có lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh cao nhất cả nước. Tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh là 10,5 tấn/ngày. Lượng chất thải y tế nguy hại phân bố nhiều nhất tại Tp. Hồ Chí Minh (8240 kg/ngày), ít nhất tại Tây Ninh (227 kg/ngày).

e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh là 5,4 tấn/ngày. Lượng chất thải y tế nguy hại phân bố nhiều nhất tại Bến Tre (800 kg/ngày), ít nhất tại Hậu Giang (161 kg/ngày).‌

3.2. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

3.2.1. Thu gom vận chuyển chất thải nguy hại từ nguồn thải công nghiệp

Việc thu gom chất thải tại một số thành phố chủ yếu do các Công ty Môi trường đô thị cấp tỉnh thực hiện, có trách nhiệm thu gom và xử lý rác đô thị, bao gồm chất thải công nghiệp và chất thải rắn nguy hại. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), Huế, Đà Nẵng và CITENCO Hồ Chí Minh đã được cấp phép để thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại. Lượng CTNH còn lại do các công ty/doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đảm trách việc thu gom, vận chuyển

Một số KCN có cơ sở hạ tầng và công ty dịch vụ thuộc Ban quản lý các KCN phụ trách công tác thu gom chất thải. Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp trung bình đang tăng lên cả ở trong và ngoài KCN, nhưng vẫn còn thấp ở một số thành phố. Chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp ở từng thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại các KCN tương đối cao hơn so với bên ngoài KCN.

Hà Nam

Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Một số ít doanh nghiệp phải thuê các đơn vị ở tỉnh ngoài vận chuyển và xử lý, còn phần lớn vẫn phải lưu giữ tại nơi sản xuất, làm nảy sinh nguy cơ ô nhiễm và khó kiểm soát.

Hải Dương

Hiện nay trên địa bàn Hải Dương có 4 cơ sở đăng ký hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, trong đó có 3 cơ sở ngoài tỉnh là Hải Phòng và Hà Nội. Tại khu công nghiệp Nam Sách, Công ty TNHH Sản xuất dịch vụ thương mại môi trường xanh đã đầu tư một nhà máy xử lý rác thải nguy hại với công suất giai đoạn 1 xử lý bằng lò đốt hai cấp 200 kg/giờ. Hiện nay nhà máy đã đầu tư thêm dây chuyền lò đốt rác thứ hai với công suất 1.000 kg /giờ.

Hải Phòng

Trước đây chất thải công nghiệp trên địa bàn thành phố do Công ty Môi trường đô thị thu gom và chôn lấp tại bãi rác chung của thành phố. Hiện nay có thêm Công ty TNHH Hưng Thịnh tham gia thu gom và xử lý chất thải da giày bằng lò đốt rác tại đội 2, Nông trường Thành Tô thuộc địa bàn phường Tràng Cát, quận Hải An. Hàng năm Công ty TNHH Hưng Thịnh xử lý được khoảng 70% lượng chất thải da giày của toàn thành phố. Công ty Môi trường đô thị vẫn đang áp dụng phương pháp chôn lấp đối với các loại chất thải công nghiệp như giẻ lau máy, bìa, giấy vụn.. tại khu chôn lấp Đình Vũ. Việc xử lý được thực hiện theo quy trình như đối với xử lý chất thải sinh hoạt. Trên địa bàn thành phố chưa có quy hoạch các khu vực xử lý chất thải rắn công nghiệp nên các đơn vị có nhu cầu cần xử lý chất thải công nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phải hợp đồng với các đơn vị xử lý ở tỉnh ngoài hoặc ký hợp đồng với các đơn vị trong thành phố nhưng chỉ có chức năng vận chuyển, thu gom, không xử lý được.

Quảng Ninh

Hiện nay, trên địa bản tỉnh có 1 đơn vị có đủ điều kiện xử lý CTNH (xử lý chủ yếu là dầu thải và giẻ lau dính dầu) và 1 đơn vị vận chuyển CTNH. Ngoài ra, một phần CTNH được chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý ở ngoài tỉnh như: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị (Urenco), Công ty TNHH Tân Thuận Phong, Công ty TNHH Văn Đạo, Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi trường xanh. Một số loại CTNH khác như: ắc quy thải, má phanh ô tô thải, que hàn… hiện chưa có đơn vị thu gom và xử lý nên vẫn được lưu giữ tại đơn vị.

Hà Nội

Hiện nay chỉ có một phần nhỏ chất thải từ các cơ sở công nghiệp lớn được Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội thu gom theo hợp đồng và một số ít cơ sở cũng có xây dựng hệ thống xử lý nhằm tận dụng lại chất thải. Đối với các cơ sở công nghiệp nhỏ trong thành phố thì hầu hết chất thải công nghiệp đổ cùng với chất thải sinh hoạt hoặc xử lý đơn giản chưa có kiểm soát cụ thể.

Thái Bình

Chất thải nguy hại phát sinh đối với các đơn vị, cá nhân đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại được lưu giữ, bảo quản an toàn tại cơ sở hoặc hợp đồng với tổ chức, cá nhân có đủ chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý. Hiện tại trong tỉnh Thái Bình chưa có tổ chức, cá nhân thực hiện việc đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

Thừa Thiên Huế

Không có công ty nào được Sở TN&MT cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH. Hiện nay có một số công ty ở Đà Nẵng đang thực hiện thu gom chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. URENCO Huế chỉ thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại và xử lý cùng với chất thải sinh hoạt

Đà Nẵng

URENCO Đà Nẵng phụ trách thu gom chất thải ở thành phố Đà Nẵng và cung cấp dịch vụ thu gom/vận chuyển chất thải cho các doanh nghiệp tại các KCN. URENCO Đà Nẵng được Sở TN&MT Đà Nẵng cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải. URENCO Đà Nẵng xử lý 600 tấn chất thải rắn đô thị một ngày, trong đó chất thải công nghiệp thông thường là khoảng 50 tấn/ngày; 200 tấn chất thải công nghiệp nguy hại được đốt cùng với chất thải y tế nguy hại trong năm 2009.

Thành phố Hồ Chí Minh

Trong tổng số 23 công ty được Bộ TN&MT cấp phép tại thành phố Hồ Chí Minh, có 16 công ty hành nghề vận chuyển CTNH và 20 công ty hành nghề xử lý CTNH. Cho đến nay Sở TN&MT đã cấp 11 giấy phép vận chuyển và 01 giấy phép xử lý CTNH cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Công ty Môi trường Tp. Hồ Chí Minh (CITENCO) có trách nhiệm thu gom chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh và cung cấp

dịch vụ thu gom/vận chuyển chất thải của các doanh nghiệp trong các KCN cũng như chất thải y tế từ các cơ sở y tế.

Trong năm 2009 Thành phố đã thu gom, vận chuyển và xử lý 3.500 tấn rác y tế (tỷ lệ thu gom và xử lý đạt 100%); giải quyết được cơ bản khối lượng rác cần xử lý (bình quân hơn 7.000 tấn/ngày. Hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác y tế tại các cơ sở y tế công lập được giao cho Công ty Môi trường đô thị thực hiện; đối với các cơ sở y tế tư nhân, thực hiện theo hợp đồng dịch vụ, bảo đảm thu gom toàn bộ chất thải y tế từ tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế… để đốt tại lò đốt.

Thành phố đã ban hành Quy định về thời gian và tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố, theo đó kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2007, CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp - khu chế xuất bắt buộc phải được vận chuyển trên các tuyến đường vành đai. Chất thải phát sinh từ các cơ sở ngoài khu công nghiệp - khu chế xuất phải được vận chuyển trên các tuyến đường xuyên tâm đến các tuyến đường vành đai.

Để thực hiện có hiệu quả việc quản lý CTNH, góp phần bảo vệ môi trường, năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ứng dụng thí điểm công nghệ thông tin trong quản lý chất thải, tăng cường kiểm tra đột xuất các đơn vị đã được cấp phép và xem xét thu hồi giấy phép quản lý chất thải nguy hại đối với những trường hợp không đủ năng lực.

Đồng Nai

Việc thu gom vận chuyển CTNH tại các KCN của tỉnh mới chỉ có 03 cơ sở có chức năng là Công ty dịch vụ môi trường Sonadezi trực thuộc Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi), Doanh nghiệp tư nhân Tân Phát Tài và Công ty TNHH Tài Tiến.

Bà Rịa - Vũng Tàu

Trong tỉnh có 6 doanh nghiệp có chức năng vận chuyển chất thải nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Trong 6 doanh nghiệp nói trên có 3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí với chức năng vận chuyển chất thải nguy hại từ giàn khoan vào bờ.

3.2.2. Thu gom, vận chuyển CTNH từ nguồn thải nông nghiệp

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp… vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) đang trở nên nghiêm trọng. Việc sử dụng ngày càng nhiều các loại hóa chất BVTV có độc tính cao đã làm cho mức độ tồn lưu dư lượng các loại hóa chất này trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, không khí và môi trường ngày càng lớn. Trong khi hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế thì vấn đề thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa chất BVTV tồn lưu đành phó mặc cho người sử dụng. Đây là nguồn chất thải rắn thuộc danh mục chất thải độc hại cần được thu gom,

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí