Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - 8

chất thải nguy hại, điều kiện hành nghề, giấy phép hành nghề và mã số quản lý chất thải nguy hại; việc thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ, kiểm toán chất thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt danh mục công nghệ xử lý chất thải được khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao; là đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ chúng. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường phân công Phòng Quản lý chất thải thông thường và Phòng Quản lý chất thải nguy hại các nhiệm vụ về quản lý chất thải thông thường (kể cả chất thải rắn) và quản lý chất thải nguy hại.

Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường tổ chức việc thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong đó có dự án thuộc lĩnh vực xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại cũng như các dự án khác có phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; tổ chức thẩm định và đánh giá công nghệ, thiết bị, công trình xử lý chất thải đối với các dự án đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào hoạt động.

Ngoài ra còn có Thanh tra Tổng cục môi trường thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó có các chủ nguồn thải chất thải nguy hại, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải rắn, các cơ sở hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại thuộc thẩm quyền quản lý trên toàn quốc.

b) Các Bộ khác cũng được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với chất thải trong nông nghiệp.

Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp, trong đó có chất thải công nghiệp (CTNH), việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu chất thải.

Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng xử lý chất thải rắn.

Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi

trường, trong đó có quản lý chất thải nguy hại, trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý. Cục Cảnh sát môi trường được thành lập để giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát môi trường trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trường, trong đó có quản lý chất thải nguy hại.

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phòng ngừa việc vận chuyển xuyên biên giới bất hợp phát đối với phế liệu, chất thải nguy hại.

c) Cấp địa phương:

Tại các địa phương, theo quy định tại Điều 122, chương XIII, Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn và chất thải nguy hại, thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có quản lý chất thải trên địa bàn toàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.

Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp được giao cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, thì Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, Chi cục Bảo vệ môi trường là đơn vị trực thuộc Sở được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở và Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó có các chủ nguồn thải chất thải nguy hại, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải rắn, các cơ sở hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện việc cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại cho các cơ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh (theo quy định tại Thông tư số 12/2006/BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân cấp huyện, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa bàn huyện theo phân công, phân cấp; Công chức địa chính - xây dựng là công chức chuyên môn về tài

nguyên và môi trường cấp xã, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn xã.

Tương tự như các Bộ, ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở thuỷ sản, Công an tỉnh (phòng PC 36), Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư … thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có quản lý chất thải thuộc lĩnh vực ngành tại địa phương.

3.4.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

- Việc thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại được các cơ quan quản lý môi trường địa phương và trung uơng tiến hành định kỳ, hàng năm. Trong những năm gần đây, chất thải nguy hại là một trong những vấn đề khá nóng bỏng và được dư luận quan tâm, do vậy, công tác này thường được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường) các cấp. Theo kết quả báo cáo của địa phương, những vấn đề thường gặp trong công tác này gồm:

+ Không thực hiện công tác đăng ký Sổ chủ nguồn thải hoặc không thực hiện việc đăng ký cấp lại khi có thay đổi về loại, số lượng, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh.

+ Không thực hiện báo cáo định kỳ, sao gửi chứng từ theo quy định.

+ Lưu giữ chất thải nguy hại sai quy định: để lẫn với chất thải thông thường, lưu giữ quá thời gian quy định xử lý, không đóng gói, bảo quản theo, dán nhãn theo đúng quy định.

+ Chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện quản lý theo quy định.

+ Việc quan trắc, giám sát thực hiện không thường xuyên, đầy đủ đối với các thông số theo quy định.

3.4.4. Các vấn đề khác

- Về công tác quy hoạch xử lý chất thải nguy hại: quy hoạch xử lý chất thải nguy hại nằm trong quy hoạch xử lý chất thải rắn, tuy nhiên, tính đến hiện nay hầu hết các địa phương chưa có quyết định phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn (trong đó có chất thải nguy hại) trừ một số địa phương có hoạt động công nghiệp phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu...

- Kinh phí bố trí cho công tác quản lý chất thải nguy hại còn hạn chế, cụ thể đối với cấp quản lý Trung ương, Tổng cục Môi trường, đơn vị được giao chức năng đầu mối về quản lý về chất thải nguy hại nhưng tính đến năm 2011cũng chưa có nhiệm vụ nào về công tấc đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.

- Về nhân lực: Theo báo cáo của các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương, số lượng cán bộ được đào tạo chuyên môn về môi trường đảm nhận công tác quản lý

chất thải nguy hại chiếm 65%, tuy nhiên, các cán bộ này không có chuyên môn sâu về lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại, công tác tập huấn định kỳ không được thực hiện thường xuyên dẫn đến việc tham mưu, định hướng còn nhiều hạn chế.

- Về việc ban hành các văn bản hướng dẫn: Ngoài các văn bản Nhà nước ban hành liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại thì hầu hết các địa phương cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách chỉ đạo các sở, ban ngành triển khai thực hiện, như: Quyết định số 2379/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai; Quyết điṇ h số 1572/QĐ-SKHĐT ngày 12/2010 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế

kỹ thuật đầu tư xây dựng cơ sở công trình Xử lý triệt để ô nhiễ m môi trường bai

chôn

lấp chất thải rắn Hòa Phú , huyên

Long Hồ , tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2; Quy điṇ h về

hơp

đồng hỗ trơ ̣ công tác bảo vê ̣môi trường cấp huyên

và xã trên đia

bàn tỉnh Bình

Dương ban hành taị văn bản s ố 1679/UBND-KTN ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh…

3.4.5. Các thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý chất thải nguy hại:

- Thuận lợi:

+ Hệ thống các Văn bản quy định về công tác quản lý chất thải nguy hại ngày càng thực tế và cụ thể đặc biệt là Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại

+ Có sự phối hợp tích cực giữa các Bộ, ngành các cấp trong việc triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với công tác quản lý chất thải nguy hại.

Khó khăn:

+ Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về chất thải nguy hại

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát lượng chất thải nguy hại phát sinh phần lớn dựa trên chứng từ, sổ đăng ký chủ nguồn thải được thống kê thủ công do rất tốn thời gian và nhân lực, thiếu chính xác.

+ Các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại chưa cụ thể, chi tiết nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Hầu hết tại các địa phương, năng lực thu gom xử lý của các đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hạ mới chỉ đáp ứng một phần lượng chất thải nguy hại phát sinh.

+ Chưa có các hướng dẫn, khuyến cáo về loại hình công nghệ xử lý chất thải nguy hại khiến cho việc đầu tư còn manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả xử lý chưa cao.

+ Chưa có quy hoạch chi tiết cho công tác quản lý chất thải nguy hại.

+ Chưa có đơn giá xử lý đối với các nhóm,mã chất thải nguy hại với phương pháp xử lý cụ thể; chưa có các chính sách ưu tiên đối với công tác quản lý chất thải nguy hại.

+ Nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH còn hạn chế: Công tác phố biến thông tin, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, y tế cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế chưa được triển khai toàn diện để tạo sự chuyển biến rò rệt dẫn đến việc chưa hình thành được ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể nhân dân.

+ Đầu tư tài chính cho quản lý CTNH chưa tương xứng: Việc thu gom, xử lý CTNH nói chung và CTNH công nghiệp nguy hại nói riêng cần được đầu tư thỏa đáng về công nghệ và vốn. Đầu tư cho công tác quản lý CTR còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Cho đến nay nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn ODA. Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý CTNH còn tương đối thấp, vì vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH còn manh mún, tự phát và không hiệu quả.

+ Xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chưa được thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả: Hiện nay việc xã hội hóa cho thu gom, xử lý CTR sinh hoạt và y tế còn ở mức độ thấp, vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Việc thu gom, xử lý CTNH công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại đã có sự tham gia khá tích cực của khu vực tư nhân, tuy nhiên vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ. Mặc dù đã có quy định trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trong đó có việc xử lý CTNH, tuy nhiên quá trình để triển khai vay vốn thực hiện các dự án xử lý CTNH còn nhiều thủ tục và khó khăn, số dự án xử lý CTNH được vay từ các nguồn vốn ưu đãi là rất ít.‌

3.5. Đề xuất giải pháp quản lý để hoàn thiện thể chế và chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Xuất phát từ những khó khăn bất cập trong công tác quản lý chất thải nguy hại, đặc biệt là những bất cập chồng chéo trong công tác quản lý giữa các Bộ ngành, để hoàn thiện hơn nữa về khung pháp lý trong quản lý chất thải nguy hại, trong khuôn khổ luận văn học viên xin đề xuất một số giải pháp:

3.5.1. Nghiên cứu chỉnh sửa Luật Bảo vệ môi trường (đối với phần quản lý chất thải nguy hại)

- Sửa đổi trên tinh thần giữ nguyên bố cục và các nội dung về phần quản lý CTNH, trong đó có bổ sung những điều khoản mới và sửa đổi những điều khoản cũ như sau:

a. Các điều bổ sung

- Quy định về xuất khẩu chất thải nguy hại cho phù hợp với Công ước Basel mà Việt Nam là thành viên.

- Khuyến khích áp dụng phương pháp đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng, lò hơi; các cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý CTNH mà không thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ thì không cần phải lập báo cáo ĐTM mới mà chỉ cần có văn bản chấp thuận của cơ quan đã phê duyệt ĐTM.

- Quy định về việc ghép thủ tục kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH vào nội dung cấp phép hành nghề quản lý CTNH.

- Quy định rò trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép hành nghề quản lý CTNH đối với các cơ sở vận chuyển, xử lý cho các chủ nguồn thải trên địa bàn 2 tỉnh trở lên; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hành nghề quản lý CTNH đối với các cơ sở vận chuyển, xử lý cho các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Quy định đối với các cơ sở tái chế quy mô nhỏ hoặc loại hình tái chế ít gây ô nhiễm môi trường thì không cần phù hợp với quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về các quy mô và các loại hình này.

- Quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quy định về việc thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế để giải quyết đặc thù của từng địa phương.

- Quy định khuyến khích việc chuyển giao CTNH từ địa phương này sang địa phương khác để xử lý đạt các yêu cầu về môi trường.

b. Các điều sửa đổi


Chương của Luật BVMT

2005

Điều khoản trong Luật BVMT

2005


Đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Luật BVMT


Lý do đề xuất


Khoản 1,

Điều 70

Bỏ nội dung yêu cầu bên tiếp nhận quản lý CTNH phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh.

Thực tế, có những đơn vị hành nghề liên tỉnh được Bộ TN&MT cấp phép, do vậy nếu phải thực hiện theo yêu cầu này thì đơn vị này lại phải thực hiện việc đăng ký lại với cơ quan MT cấp tỉnh, gây tăng các thủ tục hành chính không cần thiết.



Khoản 2

Điều 72

- Bỏ nội dung yêu cầu CTNH phải được vận chuyển theo tuyến đường và thời gian do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

- Sửa “giấy phép vận chuyển chất thải

- Trên thực tế, hiện nay không có địa phương nào quy định về tuyến đường vận chuyển CTNH riêng nên các đơn vị hành nghề quản lý CTNH nhiều khi gặp phải sự sách nhiễu của một số cá nhân có thẩm quyền.

- Sửa thuật ngữ cho phù hợp với tình hình hiện nay giấy phép vận chuyển và

giấy phép xử lý CTNH đã được gộp lại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - 8


nguy hại” thành “giấy phép hành nghề quản lý chất

thải nguy hại”

thành giấy phép hành nghề quản lý CTNH



Khoản 4

Điều 73

- Bỏ nội dung xác nhận của cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh về hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý CTNH giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất

thải.


- Thực tế việc này không cần thiết do các đơn vị hành nghề quản lý CTNH có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ



Khoản 2

Điều 74


Bỏ

Tránh chồng chéo. Từ khi Luật BVMT 2005 có hiệu lực đến nay, Bộ Xây dựng chưa bao giờ thực hiện chức năng này. Trách nhiệm quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, cấp phép hành nghề xử lý CTNH được Bộ TN&MT thực hiện từ khi có Luật BVMT

đến nay



Điều 76

Chỉ quy định Bộ xây dựng và UBND cấp tỉnh quy hoạch về địa điểm và quy mô của cơ sở xử lý CTNH; các nội dung khác thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi

trường


Thực tế từ khi Luật BVMT 2005 ra đời đến nay, vấn đề cấp phép và quản lý các đơn vị hành nghề quản lý CTNH đều do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm, bao gồm nội dung xác lập phương thức thu gom, lưu giữ, công nghệ xử lý, tái chế, tiêu hủy CTNH.



3.5.2. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tích hợp chất thải nguy hại

Xây dựng và áp dụng Hệ thống thông tin quản lý chất thải nguy hại (CTNH), hướng tới đảm bảo việc thu thập, xử lý và cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin thiết yếu về chất thải; từng bước tích hợp các dịch vụ công trực tuyến về quản lý CTNH cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng; góp phần tăng cường hiệu quả quản lý về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới cho thấy, để kiểm soát được một cách nghiêm ngặt và hiệu quả nhất, các chất thải nguy hại cần phải được theo dòi, giám sát một cách chặt chẽ ngay từ các nguồn phát sinh. Để làm được việc này, việc áp dụng các công nghệ mới về thông tin và truyền thông đã được đẩy mạnh tại nhiều nước như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, là chủ các nguồn thải CTNH sẽ buộc phải đăng ký và khai báo cáo thông tin liên đến tình hình sản xuất và phát sinh CTNH của mình cho cơ quan chức năng về quản lý môi trường để phục vụ các mục tiêu quản lý chất thải theo luật định. Đặc biệt, trong bối cảnh tăng cường và đẩy mạnh ứng dụng các sáng kiến về chính phủ điển tử ở nhiều nước trên thế giới, các hệ thống thông tin quản lý CTNH (hệ thống thông tin phục vụ kê khai, thống kê, theo dòi và giám sát trực tuyến) về chất thải đã được xây dựng và phát triển ở nhiều nước khác nhau.

Kinh nghiệm triển khai xây dựng hệ thống thông tin quản lý CTNH để quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại ở nhiều nước đã cho thấy rò được hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường như:

- Có khả năng kiểm soát gần như 100% các nguồn phát sinh CTNH theo luật định và giảm đáng kể các vụ vi phạm pháp luật về việc xả thải và đổ thải trái phép CTNH ra môi trường. Nhờ vậy, hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường nói chung đã được nâng cao một cách đáng kể.

- Tiết kiệm đáng kể ngân sách chi cho hoạt động quản lý do áp dụng hệ thống khai báo và kê khai chất thải qua mạng internet thay vì gửi báo cáo bằng giấy như trước đây. Hiệu quả kinh tế đạt được do đã tiết kiệm đáng kể ngân sách phải chi cho các hoạt động kiểm soát, giám sát (nhân sự, chi phí đi lại, tổ chức các đoàn khảo sát, giám sát, v.v…) nhưng lại đồng thời đạt được hiệu quả giám sát rất cao.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý CTNH cũng hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin quốc tế và đáp ứng các yêu cầu quốc tế về quản lý CTNH.


3.5.3. Đề xuất một số biện pháp khác trong công tác quản lý chất thải nguy hại

- Xây dựng các mô hình công nghệ xử lý CTNH đạt chuẩn phù hợp với điều kiện Việt Nam từ đó có chính sách khuyến khích các đơn vị hành nghề QLCTNH áp dụng các mô hình này.

- Xây dựng mô hình thu gom vận chuyển CTNH đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa không có các đơn vị hành nghề QLCTNH hoạt động (các trạm trung chuyển CTNH).

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí