Dây Chuyền Nghiền Bản Mạch Điện Tử (Trái) Và Bàn Phá Dỡ Đơn Giản (Phải)

dỡ thủ công có thể ảnh hưởng sức khỏe của công nhân do phải tiếp xúc trực tiếp với chất thải.

Công nghệ cơ giới hóa phù hợp với đầu vào lớn, đặc biệt là trong tương lai khi lượng chất thải điện tử phát sinh tăng đột biến. Hơn nữa, công nghệ hiện đại có thể tận thu được nhiều sản phẩm, đặc biệt là các kim loại quý.



Hình 10 Dây chuyền nghiền bản mạch điện tử trái và bàn phá dỡ đơn giản 1Hình 10 Dây chuyền nghiền bản mạch điện tử trái và bàn phá dỡ đơn giản 2


Hình 10: Dây chuyền nghiền bản mạch điện tử (trái) và bàn phá dỡ đơn giản (phải)

h) Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải

Hiện nay, có 9/43 cơ sở hành nghề xử lý CTNH do Tổng cục Môi trường cấp phép đầu tư công nghệ tái chế ắc quy chì thải với công suất trung bình 0,5 – 200 tấn/ngày.

Nguyên lý của công nghệ tái chế ắc quy chì thải là trung hòa dung dịch chất điện phân (dung dịch axit), sau đó phá dỡ phân loại riêng bản cực chì và vỏ (nhựa PP). Việc phá dỡ được thực hiện thủ công hoặc cơ giới hoá. Chì và nhựa được nấu tái chế tại chỗ hoặc chuyển cho các đơn vị tái chế.

Hiện nay có một số đơn vị đã đầu tư và đưa vào sử dụng công nghệ hiện đại để tái chế ắc quy. Toàn bộ quy trình xử lý được cơ giới hóa với nguyên lý hoạt động như sau: bình ắc quy (có cả dung dịch axit) được đưa vào máy nghiền đồng thời có bổ sung dung dịch kiềm (sô đa) để trung hòa, sau đó hỗn hợp sau nghiền được đưa tới hệ thống phân tách bằng nước, nhựa có tỷ trọng bé nổi lên trên, còn chì có tỷ trọng lớn chìm xuống dưới và được vớt ra bởi gàu chuyên dụng. Hệ thống cơ giới hoá có công suất rất lớn do vậy nếu không có đủ nguyên liệu đầu vào thì sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Nhiều cơ sở áp dụng hệ thống thủ công hoặc bán thủ công dựa trên bàn phá dỡ bằng sức lao động, công suất tuy thấp nhưng giảm chi phí đầu tư và đáp ứng được lượng đầu vào thấp. Tuy nhiên phải lưu ý vấn đề bảo hộ lao động để tránh rủi ro phơi nhiễm axit và các hơi độc.

Hình 11 Dây chuyền phá dỡ ắc quy chì thải cơ giới hoá Ngoài các công nghệ 3

Hình 11: Dây chuyền phá dỡ ắc quy chì thải cơ giới hoá

Ngoài các công nghệ trên, hiện nay các cơ sở xử lý CTNH tại Việt Nam còn sử dụng các loại công nghệ khác đối với từng loại CTNH đặc thù khác như công nghệ súc rửa và tái chế thùng phuy, công nghệ tái chế dung môi thải, công nghệ kết tủa thu hồi kim loại...

1.3.2. Xử lý chất thải nông nghiệp nguy hại

Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cho đến nay đã có 12/15 kho thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng đã được xử lý không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm 80%; 03 kho thuốc bảo vệ thực vật đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm 20%. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy nhiều kho chứa thuốc bảo vệ thực vật tuy đã được xử lý, xây hầm bê tông chôn thuốc tồn lưu, nhưng nhiều điểm có hiện tượng lún sụt, mùi thuốc bảo vệ thực vật bốc lên khi thời tiết thay đổi gây ô nhiễm môi trường. Số lượng các kho thuốc bảo vệ thực vật được xử lý chỉ chiếm 5% trong tổng số 240 điểm hóa chất tồn lưu cần được ưu tiên xử lý từ nay tới năm 2015, nếu không sẽ tiếp tục phát tác ô nhiễm nặng nề tới môi trường sống và sức khỏe của người dân. Tại Tuyên Quang, để xử lý thuốc DDT, 666 gây ô nhiễm nghiêm trọng tại làng Ải, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh đã chi ngân sách 1,5 tỷ đồng thực hiện dự án và đã xử lý được gần 700 m3 đất nhiễm hóa chất. Các khu vực ô nhiễm hiện đang được cải tạo bằng cách trồng cỏ, ngũ gia bì, keo tai tượng để xử lý. Nhưng thực tế cũng cho thấy công tác xử lý các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gặp rất nhiều khó khăn do công nghệ xử lý rất phức tạp, trong khi kinh phí cấp còn hạn hẹp, nhiều điểm ô nhiễm nằm trong các khu dân cư, trụ sở UBND xã, HTX nên khó khăn trong các khâu giải phóng mặt bằng…

"Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước giai đoạn 2010 - 2015" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1946 ngày 21/10/2010. Theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định 1946 của Thủ tướng Chính phủ, có tới 28 điểm tồn lưu hóa chất cần được hoàn tất xử lý trong năm 2013. Đặc biệt, có 1 điểm phải xử lý ngay trong năm 2011- 2012 (Nông trường Vực Rồng xã Tân Long, huyện Tân Kỳ) và một điểm phải xử lý trong năm 2012 (xóm 1, 2 xã nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn), đều thuộc tỉnh Nghệ

An. Thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai kế hoạch tới các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố, định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Môi trường đang khẩn trương tổ chức bộ phận chuyên môn quản lý, theo dòi, triển khai thực hiện kế hoạch; đồng thời, bắt tay vào việc xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật và quy trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm; xây dựng thông tư hướng dẫn định mức kinh tế- kỹ thuật cho các hoạt động điều tra, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm. Công tác tiếp tục điều tra, thống kê toàn bộ điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực trên phạm vi cả nước cũng được xác định là nhiệm vụ ưu tiên. Đến năm 2015, Tổng cục môi trường là đầu mối tổ chức cho các Bộ, ngành, địa phương tập trung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng

1.3.3. Xử lý chất thải y tế nguy hại

Theo thống kê có 73,3% bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng phương pháp thiêu đốt trong các lò đốt chuyên dụng, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt thủ công ở ngoài trời hoặc thực hiện phương pháp chôn lấp.

Hiện nay, tại Việt Nam tồn tại một số mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại như sau:

Thiêu đốt: Chất thải được thiêu đốt ngoài trời hoặc trong lò đốt công suất vừa và nhỏ phục vụ cho việc xử lý chất thải y tế của một bệnh viện hay cụm bệnh viện.

Chôn lấp: Khi chất thải y tế không có điều kiện để xử lý hoặc tiêu hủy bằng phương pháp khác thì được chôn lấp tại khu vực riêng dành cho chất thải y tế nguy hại trong bãi chôn lấp chất thải của địa phương. Một số bệnh viện ở vùng sâu, vùng xa thực hiện việc chôn lấp chất thải ngay trong khuôn viên bệnh viện

Chôn lấp sau khi đóng gói: Phương pháp này áp dụng đối với vật sắc nhọn, hóa chất, thuốc. Chất thải được cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đầy đến ¾ thể tích rồi cho thêm bọt nhựa, vữa xi măng hoặc đất sét. Khi đã khô, gắn kín thùng và tiến hành chôn lấp nhằm hạn chế sự tiếp xúc.

Hóa rắn: Dùng máy nghiền nát chất thải rồi trộn thêm hỗn hợp nước vôi và xi măng. Để khô, tiến hành lưu giữ hoặc chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải của địa phương. Phương pháp này áp dụng đối với chất thải hóa học, dược phẩm thải và tro lò đốt.

Công nghệ phổ biến để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Việt Nam là thiêu đốt. Có khoảng 73,3% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đã xử lý chất thải bằng lò đốt tại chỗ hoặc lò đốt tập trung cho cụm bệnh viện hoặc cả thành phố. Tuy nhiên chỉ có 42,7% bệnh viện có lò đốt 2 buồng đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường

Tại các thành phố lớn đã xây dựng lò đốt chất thải rắn y tế tập trung như sau:

Tại Hà Nội: Sử dụng lò đốt chất thải y tế DEL-MONEGO công suất 200 kg/h ở Cầu Diễn do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Môi trường đô thị (URENCO) quản lý để xử lý chất thải y tế trong địa bàn Hà Nội.

Tại Đà Nẵng: Sử dụng lò đốt HOVAL công suất 200 kg/h ở Khu xử lý chất thải rắn Khánh Sơn do Công ty Môi trường đô thị quản lý để xử lý chất thải y tế trong địa bàn thành phố (CITENCO).

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Sử dụng hai lò đốt HOVAL công suất 150 kg/h và 300 kg/h đặt tại Nhà máy xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp do Công ty Môi trường thành phố quản lý để xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trong và ngoài thành phố.

Theo thống kê, cả nước có hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt để xử lý chất thải y tế, nhưng do chi phí vận hành cao và năng lực bảo dưỡng thiết bị hạn chế đã khiến hơn 1/3 số lò đốt không thể hoạt động.

Ngoài các lò đốt công suất lớn đặt tại các khu xử lý tập trung và một số lò đốt HOVAL đặt tại các bệnh viện lớn, các lò đốt còn lại đều có công suất nhỏ dưới 100 kg/h (chiếm khoảng 80,7% lò đốt hiện có). Nhìn chung các cơ sở xử lý được lắp đặt lò đốt thông qua các nguồn tài trợ, vốn vay hoặc đầu tư của các tỉnh, thành phố. Một nửa các lò đốt trên sử dụng dưới 50% công suất và phần lớn các lò đốt chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải hoàn chỉnh. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng lượng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại trên toàn quốc. Chất thải y tế xử lý không đạt chuẩn (32%) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng. Theo báo cáo khảo sát của Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (2008), có nhiều lò đốt gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh do thiếu thiết bị kiểm soát khí thải hoặc do vận hành và bảo dưỡng kém. Chi phí xử lý chất thải y tế nguy hại bằng lò đốt khoảng từ 10.000-55.000 đ/kg cũng là một trong số các nguyên nhân gây khó khăn cho các bệnh viện trong việc duy trì hiệu quả hoạt động của các lò đốt hiện có.

Dựa trên tính toán của các chuyên gia, với cơ sở vật chất của hệ thống xử lý như hiện nay thì khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại không được xử lý đạt tiêu chuẩn đến năm 2015 sẽ là 16 tấn/ngày và đến năm 2025 là 29,5 tấn/ngày.

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌‌‌

2.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu vào một số thành phố lớn, kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương.

2.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2012.

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận: quản lý chất thải nguy hại là kiểm soát ô nhiễm môi trường với nguyên tắc chủ đạo là phòng ngừa ô nhiễm, khắc phục và phục hồi môi trường bị ô nhiễm, do đó bất kỳ đối tượng nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc :

- Đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững;

- Đảm bảo tính phối hợp liên nghành, lồng ghép các khu vực, các đối tượng kiểm soát;

- Giảm thiểu tính độc hại của chất thải nguy hại tại nguồn;

- Phân loại chất thải nguy hại;

- Xử lý chất thải nguy hại;

- Tái chế, tái sử dụng

Quy trình quản lý chất thải nguy hại gồm các bước sau:

Kiểm soát có hiệu quả quá trình phát sinh, lưu giữ, vận chuyển, xử lý, tái chế tái sử dụng CTNH có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe con người, môi trường chuẩn mực cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững. Quy trình quản lý chất thải nguy hại gồm 5 bước;

- Quá trình phát sinh

- Quá trình thu gom và vận chuyển

- Quá trình xử lý trung gian

- Quá trình xử lý/ tái chế tái sử dung

- Quá trình thải bỏ (chôn lấp)

-

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có trong nước và quốc tế về CTNH để xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá tình hình thực tế;

2.3.2. Phương pháp điều tra - khảo sát: điều tra qua hình thức văn bản hành chính, khảo sát thực địa tại các chủ nguồn thải, các chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH, các điểm ô nhiễm môi trường đất, các cơ quan quản lý địa phương, các đơn vị phân tích để lấy thông tin, số liệu cho việc đánh giá (sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn và lấy mẫu phân tích); Các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm so sánh, đối chiếu các đơn vị khác nhau; kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình thu thập, thống kê và phân tích số liệu, tài liệu sẵn có; thu thập, đo đạc bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại cái khu vực thiếu số liệu hay các vùng trọng điểm;

2.3.3. Phương pháp thống kê: Thống kê là phương pháp xử lý số liệu một cách định lượng. Ở giai đoạn đầu, tiến hành thống kê, thu thập các số liệu, các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án đã được thực hiện có liên quan. Nhiệm vụ này sẽ tiến hành thu thập, thống kê dựa trên các hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý CTNH và báo cáo quản lý CTNH định kỳ của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH đã được cấp phép, các báo cáo quản lý CTNH của các địa phương, các nguồn tài liệu, tư liệu và số liệu thông tin trong và ngoài nước.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng. Hiện nay, phương pháp chuyên gia được coi là một phương pháp quan trọng và hiệu quả. Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được.

2.3.5. Phương pháp kế thừa: Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌‌

3.1. Tình hình phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam

1.3.1. Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại

a. Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp

Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng 13% đến 20% tổng lượng chất thải. Phần trăm chất thải công nghiệp nguy hại vào năm 2008 là khoảng 18% trong tổng số chất thải công nghiệp. Việc phát sinh chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp và ở miền Nam. Gần một nửa số chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương.

Chất thải công nghiệp phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng) chiếm tỉ lệ 30%. Các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm hơn 70% lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại Việt Nam.

Nguồn phát sinh chất thải chứa PCB

Trước năm 1990, tất cả các máy biến thế của Việt Nam đều nhập từ Trung Quốc, Liên Xô cũ, là loại máy sử dụng dầu PCB. Sau năm 1990, Việt Nam đã ngừng nhập các loại máy trên, nhưng các kho chứa dầu cũ vẫn còn và đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn để xử lý. Hiện nay, lượng PCB (PolyChlorinated Biphenyl) ở Việt Nam là rất lớn, theo một số cuộc điều tra thì có thể lên tới 20.000 tấn. Thống kê ban đầu cho thấy, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hiện đang quản lý trên 60% tổng lượng PCB tại Việt Nam. Cụ thể, ngoài 9.000 tấn dầu PCB đã biết chắc chắn, còn khoảng 1.000 tấn dầu nghi ngờ có chứa PCB trong các hệ thống điện. Ngoài ra, còn tồn tại một lượng PCB trong các thiết bị công nghiệp nằm ngoài ngành điện hiện chưa được xác định chính xác.

Việc quản lý PCB ở Việt Nam hiện còn rất bất cập: không có hệ thống theo dòi lượng PCB sử dụng, không có hệ thống hoặc thiết bị đúng chức năng để vận chuyển, lưu giữ các nguyên liệu chứa PCB, chưa thực hiện được việc xử lý và tiêu huỷ PCB an toàn theo đúng yêu cầu kỹ thuật, chưa quan trắc ô nhiễm môi trường do PCB một cách hệ thống.


Tỉnh/thành phố

Chất thải công nghiệp không nguy hại (tấn/ngày)

Chất thải công nghiệp nguy hại (tấn/ngày)

Hà Nội

101

37.1

Hà Nam

17

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nguồn phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại của một số tỉnh, thành phố Bảng: Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số khu vực nghiên cứu

8

0.46

Hải Dương

72.6

10

Hải Phòng

72

27

Quảng Ninh

257

32

Huế

3

2

Đà Nẵng

72

25

Tp Hồ Chí Minh

1450

350

Đồng Nai

550

140

Bà Rịa-Vũng Tàu

276

91

Bình Dương

180

120

Tổng cộng

3613

1.126

Thái Bình

Hà Nam

Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có các thành phần sau: dầu mỡ, giẻ lau nhiễm dầu mỡ, bùn thải, chất bảo quản hết hạn sử dụng, mực in, lô chứa mực in, cặn sơn, dung môi, hoá chất nhuộm, thuốc nhuộm, bao bì đựng thuốc nhuộm… Lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng năm khoảng 1.378 tấn/năm. Toàn tỉnh đã có 80 cơ sở được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Chất thải rắn nguy hại (CTRNH) phát sinh trên địa bàn tỉnh được phân ra thành 3 nguồn phát sinh chính là ngành y tế, sản xuất công nghiệp, hoạt động sinh hoạt của người dân.

Trên địa bàn tỉnh có 12 bệnh viện, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 117 trạm y tế xã, phường với tổng số giường bệnh là 2.390 giường. Lượng rác thải y tế nguy hại phát sinh trong năm 2008 là 290 tấn/năm. Thành phần rác thải nguy hại trong ngành y tế gồm: chất thải chứa các chất lây nhiễm, pin, ăc quy, chất hàn răng Almagam thải, chất thải chứa bạc từ quá trình rửa phim, các loại dược phẩm thải chứa thành phần nguy hại, dung dịch hãm thải hiện ảnh, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế vỡ.

Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân với thành phần: pin, ắc quy, bóng đèn tuýp, mỹ phẩm, thuốc quá hạn. Lượng rác thải phát sinh hàng năm vào khoảng 2.000tấn/năm.

Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp rất đa dạng, chứa đựng nhiều chất nguy hại, tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Chất thải rắn nguy hại từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh với các thành phần sau: dầu mỡ, giẻ lau nhiễm dầu mỡ, bùn thải, chất bảo quản hết hạn sử dụng, mực in, lô chứa mực in, cặn sơn, dung môi, hoá chất nhuộm, thuốc nhuộm, bao bì

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí