Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - 2

nguồn phát sinh. Đây là cách tiếp cận được Việt Nam áp dụng để xây dựng danh mục CTNH (ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT), trong đó CTNH có thể phân loại thành các nhóm như sau:

01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.

02. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ.

03. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ.

04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.

05. Chất thải từ quá trình luyện kim.

06. Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng.

07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu

khác.

08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in.

09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.

10. Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm.

11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).

12. Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải, xử lý nước thải tập trung, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.

13. Chất thải từ ngành y tế và thú y.

14. Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng.

16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy.

18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.

19. Các loại chất thải khác.

Theo các danh mục này, còn có thể tiếp tục phân CTNH ra thành các nhóm phụ từ các nhóm nêu trên.‌

1.2. Quản lý Chất thải nguy hại

1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải và quản lý CTNH

Quản lý chất thải là quá trình bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế hoặc tiêu hủy, và quan trắc các loại chất thải. Mục đích của quản lý chất thải là nhằm làm

giảm các nguy cơ, tác động của chất thải tới sức khỏe con người và môi trường. Theo Luật BVMT 2005, quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Cụ thể hơn, đối với chất thải rắn, theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.

Phương thức quản lý chất thải rất đa dạng, và có sự khác biệt đáng kể giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, giữa thành thị và nông thôn, giữa chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Trách nhiệm quản lý các loại chất thải sinh hoạt thông thường ở các đô thị lớn thường thuộc về chính quyền sở tại, trong khi đó, đối với chất thải công nghiệp thông thường, trách nhiệm thuộc về các cơ sở tạo ra chất thải.

Quá trình quản lý CTNH cũng bao gồm các bước cơ bản tương tự như đã nêu trên. Tuy nhiên, do các tính chất nguy hại và các rủi ro có thể gây ra cho con người và môi trường, CTNH được quản lý một cách chặt chẽ hơn, với những yêu cầu nghiêm ngặt hơn, bởi chỉ cần một lượng nhỏ CTNH không được quản lý thích hợp cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường. Do những yêu cầu nghiêm ngặt hơn, CTNH được quản lý, xử lý riêng biệt, với những biện pháp kỹ thuật, công nghệ và pháp lý có phần khác biệt so với chất thải thông thường, trong đó, yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu. Theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại, quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH.

1.2.2. Các giải pháp quản lý CTNH

1.2.2.1. Hệ thống quản lý chất thải

Về cơ bản, một hệ thống biện pháp quản lý CTNH, cũng như đối với các chất thải thông thường, bao gồm các bước theo thứ tự ưu tiên như sau:

Giảm thiểu tại nguồn: bao gồm các biện pháp nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu và vật liệu trong sản xuất, sinh hoạt để từ đó giảm lượng chất thải phát sinh. Trong công nghiệp, các giải pháp cụ thể là thay đổi công nghệ và kỹ thuật sản xuất, ví dụ: tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu, tái sử dụng phế liệu, kiểm soát và giám sát quá trình sản xuất, tận thu chất thải làm nguyên liệu đầu vào cho công đoạn khác, thay đổi thiết kế sản phẩm, tăng cường tuổi thọ sản phẩm. Đối với các hộ gia đình, các giải pháp chủ yếu bao gồm tái sử dụng chất thải (như giấy, vải), giảm sử dụng các loại bao bì, sử dụng điện nước tiết kiệm.

Thu gom, lưu trữ và vận chuyển: là một quá trình nhằm thu nhặt các loại chất thải từ các nguồn khác nhau và vận chuyển các chất thải đến các vị trí (các trạm trung chuyển, lưu giữ) mà các xe thu gom có thể đến mang chất thải đi đến nơi xử lý.

Tái sử dụng: sử dụng lại chất thải mà không cần phải xử lý hay chế biến lại, có thể là với cùng chức năng như trước khi bị thải bỏ, hoặc với chức năng khác so với trước khi bị thải bỏ.

Tái chế: xử lý, chế biến chất thải thành các sản phẩm mới nhằm giảm tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm tiêu thụ năng lượng, nói một cách khác là giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm sử dụng các biện pháp xử lý/tiêu hủy chất thải “truyền thống”.

Xử lý: các hoạt động, biện pháp (ngoài các hoạt động đã nêu trên) nhằm đảm bảo chất thải sẽ gây ít tác động nhất có thể đến môi trường và sức khỏe con người. Bao gồm rất nhiều biện pháp kỹ thuật cụ thể đối với từng loại hình chất thải (chất thải rắn, nước thải, khí thải).

Chôn lấp: đây là biện pháp được xếp cuối cùng về ưu tiên trong hệ thống quản lý chất thải, tuy nhiên cũng là biện pháp lâu đời nhất và hiện nay vẫn đang là biện pháp phổ biến nhất ở rất nhiều nơi trên thế giới.

1.2.2.2. Yêu cầu về an toàn trong quản lý CTNH

Đối với CTNH, chỉ cần một lượng nhỏ phát sinh ra ngoài môi trường mà không được quản lý thích hợp là đủ để gây ra những hậu quả không thể lường trước được. Chính vì vậy, các yêu cầu về an toàn trong quản lý CTNH là đặt biệt nghiêm ngặt, và đây cũng là điểm khác biệt chính giữa hệ thống quản lý CTNH so với hệ thống quản lý chất thải thông thường. Khía cạnh an toàn trong quản lý CTNH thường bao gồm một số vấn đề sau:

Đóng gói CTNH;

Dán nhãn CTNH;

Yêu cầu về kho lưu trữ CTNH;

Yêu cầu về thao tác vận hành trong kho lưu trữ; An toàn trong vận chuyển và bốc dỡ CTNH.

1.2.3. Một số mô hình quản lý chất thải nguy hại

Quản lý chất thải nguy hại là sự kết hợp với những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, đồng thời phải tuân thủ được các quy định của pháp luật về chất thải nói chung và CTNH nói riêng.

1.2.3.1. Một số mô hình quản lý chất thải cơ bản

a. Mô hình vòng đời dựa vào việc đánh giá vòng đời của một sản phẩm từ quan điểm sản xuất và tiêu thụ (xem hình 1). Việc giảm thiểu tiêu thụ và tận dụng các sản phẩm bị thải bỏ trong hệ thống sản xuất (để làm nguồn nguyên liệu thay thế) có thể giúp làm giảm phát sinh lượng chất thải cuối vòng đời , do đó sẽ giúp giảm bớt được công sức và tài nguyên để tiêu hủy chất thải.


Hình 1 Hệ thống quản lý chất thải tổng hợp dựa trên vòng đời Nguồn 1

Hình 1: Hệ thống quản lý chất thải tổng hợp dựa trên vòng đời (Nguồn: UNEP, 2009)

Mô hình thứ nhất tập trung vào việc giảm thiểu phát sinh chất thải, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. Đây là mô hình có thể coi là lý tưởng nhất vì nó nhắm tới cấp cao nhất trong hệ thống cấp bậc ưu tiên của quản lý chất thải. Tuy nhiên, để thực hiện mô hình này thì sẽ đòi hỏi phải có cải tiến công nghệ sản xuất một cách triệt để, toàn diện, một quá trình sẽ rất tốn kém và không phù hợp với điều kiện công nghệ cũng như kinh tế của Việt Nam hiện nay (thậm chí các nước phát triển tiên tiến trên thế giới cũng chưa thể hoàn toàn đạt đến mô hình này).

Mô hình dựa trên nguồn phát sinh tức là dựa vào sự phát sinh chất thải từ các nguồn khác nhau bao gồm sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại. Chất thải sẽ được phân loại thành nguy hại và không nguy hại (hình 2). Chất thải sẽ được phân loại tại nguồn và được thu gom, xử lý theo đúng những quy định nghiêm ngặt. Cách tiếp cận 3R có thể được áp dụng ngay tại nguồn phát sinh hoặc các khác nhau trong chuỗi quản lý (thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy).

Hình 2 Hệ thống quản lý chất thải dựa trên nguồn phát sinh Nguồn UNEP 2009 2

Hình 2: Hệ thống quản lý chất thải dựa trên nguồn phát sinh (Nguồn: UNEP, 2009)

Trọng tâm của mô hình thứ hai là việc phân loại chất thải tại nguồn, để giúp cho việc quản lý chất thải đạt hiệu quả cao và tiết kiệm. Đây dường như là mô hình lý tưởng nhất để áp dụng cho hệ thống quản lý CTNH. Nhưng cần nhận thấy rằng vấn đề phân loại chất thải tại nguồn không chỉ đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến mà còn đặc biệt yêu cầu phải có sự chuyển biến nhận thức sâu rộng trong toàn xã hội, để cho phân loại chất thải trở thành một thói quen trong cả sản xuất lẫn sinh hoạt, tiêu dùng. Quá trình chuyển biến này sẽ đòi hỏi một thời gian dài và cũng chưa thể khẳng định được chính xác khi nào có thể đạt được hiệu quả cần thiết. Như vậy, mô hình này cũng chưa thể áp dụng ngay với tình hình của Việt Nam. Nếu áp dụng mô hình này cho quản lý CTNH thì cũng cần lưu ý rằng một số biện pháp xử lý sẽ không thực hiện được như với chất thải thông thường, ví dụ như làm biogas/compost.

Mô hình dựa trên quản lý là sự tổng hợp của các quy định, thể chế, cơ chế tài chính, công nghệ và cơ sở hạ tầng, cùng với vai trò của nhiều bên liên quan khác nhau trong chu trình quản lý chất thải (xem hình 3).

Hình 3 Hệ thống quản lý chất thải dựa trên quản lý Nguồn UNEP 2009 Mô 3

Hình 3: Hệ thống quản lý chất thải dựa trên quản lý (Nguồn: UNEP, 2009)

Mô hình này bao gồm 3 nhóm đối tượng: quy trình quản lý (từ phát sinh đến tiêu hủy sau cùng), chủ thể của quá trình quản lý (người phát sinh, cơ quan quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý), công cụ (quy định, tiêu chuẩn, cải tiến công nghệ).

Mô hình dựa trên quản lý tập trung vào các biện pháp tổng hợp (chủ yếu về mặt quản lý, pháp luật, cơ chế) để thực hiện tốt từng bước trong chuỗi quy trình quản lý chất thải. Mô hình này không thực sự đòi hỏi phải có sự cải tiến nào về công nghệ cũng như nhận thức, mà tận dụng hệ thống pháp luật, quản lý, công nghệ và kỹ thuật sẵn có. Đây là mô hình rất phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

1.2.3.2. Mô hình quản lý chất thải bền vững

Xuất phát từ các mô hình quản lý chất thải cơ bản, một số tổ chức đã xây dựng một cách tiếp cận khác đối với quản lý chất thải nói chung và quản lý CTNH nói riêng, đó là quản lý chất thải tổng hợp bền vững (ISWM – Integrated Sustainable Waste Management). Trong đó, quản lý chất thải là một quá trình tổng hợp gồm các bên liên quan trong quá trình quản lý chất thải; các yếu tố (thực tiễn và kỹ thuật) và các khía cạnh bền vững trong bối cảnh thực tiễn mà cần phải xem xét khi đánh giá và quy hoạch hệ thống quản lý chất thải.

Các bên liên quan

Bên liên quan là cá nhân hay tổ chức có vai trò, trách nhiệm, lợi ích trong quản lý chất thải bao gồm:

Chính quyền: địa phương và trung ương;

Các bên phát sinh chất thải: các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ…; Nhà cung cấp dịch vụ (thu gom, xử lý, tái chế, tiêu hủy);

Cộng đồng, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhóm tôn giáo, các thể chế, tổ chức cấp quốc gia, vùng hay địa phương như trường học, bệnh viện, công đoàn, quân đội, cơ quan chính phủ, công viên quốc gia, hiệp hội du lịch…

Đối với quản lý chất thải nói chung, và quản lý CTNH nói riêng ở Việt Nam, các bên liên quan khá đa dạng, bao gồm: chính quyền các cấp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (cả tư nhân lẫn nhà nước). Tuy nhiên vai trò của cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể xã hội còn mờ nhạt.

Các yếu tố kỹ thuật

Các yếu tố của bản thân hệ thống chất thải đôi khi còn được gọi là thành phần kỹ thuật của quản lý chất thải. Hầu hết các yếu tố này đều là các giai đoạn trong vòng đời của các chất/sản phẩm. Chu trình vòng đời này bắt đầu từ khi khai thác tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục đến các giai đoạn chế biến, sản xuất và tiêu thụ, và cuối cùng kết thúc tại giai đoạn xử lý và tiêu hủy sau cùng. Các khía cạnh kỹ thuật cơ bản của hệ thống chất thải bao gồm:

Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải; Tái sử dụng;

Thu gom; Vận chuyển;

Tái chế, hay thu hồi nguyên liệu; Thu hồi năng lượng;

Tiêu hủy an toàn.

Ở Việt Nam, các khía cạnh liên quan đến dịch vụ quản lý CTNH (thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thu hồi năng lượng) đã được quy định cụ thể và thực hiện một cách tương đối nghiêm chỉnh và hiệu quả. Tuy nhiên, khía cạnh liên quan đến bên phát sinh chất thải, tức là ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải, vẫn chưa đạt được hiệu quả rò rệt. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, bên cạnh trình độ công nghệ còn lạc hậu, thì chủ yếu vẫn là do ý thức của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ còn chưa cao, việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa phát sinh chất thải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự giác tự nguyện của họ, chưa có các quy định cụ thể cũng như các biện pháp khuyến khích liên quan đến vấn đề này.

Các khía cạnh bền vững

Các khía cạnh bền vững bao gồm:

Khía chính sách và luật pháp: ở nước ta đã có những văn bản quy định cụ thể về quản lý CTNH, thể hiện được sự quan tâm đúng mức của nhà nước đối với lĩnh vực này.

Khía cạnh thể chế và tổ chức: Việt Nam cũng đã có các cơ quan chuyên trách ở cấp trung ương về quản lý CTNH.

Khía cạnh văn hóa và xã hội: một điểm còn thiếu sót và chưa được quan tâm trong lĩnh vực quản lý CTNH. Nhìn chung ý thức của người dân cũng như doanh nghiệp về việc giảm thiểu chất thải, phân loại chất thải tại nguồn còn chưa cao (mặc dù đã có một số chiến dịch tuyên truyền về vấn đề này). Nếu khía cạnh này được cải thiện, tăng cường thì sẽ đem lại chuyển biến đáng kể trong công tác quản lý CTNH.

Khía cạnh tài chính/kinh tế: ngành dịch vụ xử lý, thu gom, tái chế CTNH ở Việt Nam rất tiềm năng và có lợi ích kinh tế đáng quan tâm (đặc biệt là từ việc tái chế chất thải), hiện đang có nhiều doanh nghiệp đang và sẽ tham gia đầu tư vào thị trường này. Hiện nay đã có hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung (Thông tư 121/2008/TT-BTC), đồng thời Quỹ BVMT Việt Nam cũng có các hình thức tài trợ hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi cho các dự án xử lý chất thải, tuy nhiên chưa có các quy định hỗ trợ đặc thù dành cho ngành quản lý CTNH. Mặc khác, cũng như chưa có khuyến khích tài chính để các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải.

Khía cạnh công nghệ và kỹ thuật: các công nghệ, thiết bị phục vụ xử lý, tiêu hủy, tái chế CTNH đang sử dụng tại Việt Nam là tương đối hiện đại, có khả năng đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn về quản lý CTNH tại Việt Nam.

Khía cạnh môi trường/sức khỏe: vấn đề BVMT, sức khỏe đang ngày nhận được sự quan tâm đúng mức của nhà nước và xã hội, đã được lồng nghép vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Đây là một thuận lợi cho công tác BVMT nói chung và quản lý CTNH nói riêng tại Việt Nam.

1.2.4. Một số mô hình quản lý chất thải nguy hại hiện có ở Việt Nam

1.2.4.1. Mô hình do Nhà nước quản lý

Mô hình này là Các công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hình thức các đơn vị sự nghiệp có thu hoặc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên trực thuộc UBND thành phố. Tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, các loại phương tiện, trang bị ban đầu do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách, nguồn thu từ hoạt động thu gom. Công ty Môi trường đô thị của các tỉnh, thành phố là đơn vị trực tiếp đảm nhận công tác quản lý vệ sinh môi trường và các công trình đô thị nói chung, đồng thời là đơn vị tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như CTNH. Nguồn vốn hoạt động của các Công ty này lấy từ ngân sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn thu từ các dịch vụ vệ sinh môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022