Tình Hình Xử Lý Chất Thải Nguy Hại Tại Việt Nam

xử lý đúng quy định nhưng trên thực tế, các loại bao bì, vỏ chai hóa chất BVTV sau khi được dùng xong người nông dân “tiện thể” vứt ngay bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn, có trường hợp còn vứt bừa bãi ngay đầu nguồn nước sinh hoạt. Khuyến cáo của ngành chức năng hiện nay chủ yếu là dùng biện pháp chôn lấp, thế nhưng thực tế rất ít người sử dụng cách này.

Trong thời gian qua công tác tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất BVTV tồn lưu đã bị cấm sử dụng, quá hạn và hỏng đã được nhiều tỉnh, thành phố thực hiện như: Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Long,.... Việc triển khai này đã bước đầu hạn chế ảnh hưởng tác hại của hóa chất BVTV tồn lưu tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Tuy nhiên qua thực tế công tác thu gom, xử lý, tiêu hủy, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất BVTV còn gặp nhiều khó khăn do chúng ta chưa có các quy trình công nghệ xử lý thích hợp đối với loại hình chất thải này và nguyên nhân chủ yếu nữa là hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam vẫn còn chưa hoàn chỉnh, chưa có các chính sách, công cụ kinh tế phù hợp để gắn trách nhiệm các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong hoạt động thu hồi và xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Hơn nữa công tác bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở kinh doanh hóa chất BVTV là vấn đề rất đáng quan tâm. Hầu hết chủ các cơ sở kinh doanh hóa chất BVTV đều chưa có ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chỉ có rất ít cơ sở xây dựng kho chứa hóa chất đúng quy định, các cơ sở còn lại không có kho chứa hóa chất riêng mà chứa ngay trong nhà ở của chủ cơ sở.

Trước thực trạng trên và nhằm hạn chế tác hại do hóa chất BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường xung quanh, đồng thời cũng để đánh giá tình hình quản lý hóa chất BVTV tồn đọng tại các địa phương; công tác thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý hóa chất BVTV tồn đọng. Nhiều địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường các cơ sở kinh doanh hóa chất BVTV trên địa bàn quản lý. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có các điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu có thể dễ dàng liên hệ với các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ trong xử lý, tiêu hủy hóa chất BVTV tồn lưu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 13 Giấy phép hành nghề vận chuyển và Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH cho các tổ chức, cá nhân có đăng ký xử lý hóa chất BVTV trên cả nước.

3.2.3. Thu gom, vận chuyển CTNH từ nguồn thải y tế

Theo thống kê của Bộ Y tế, có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải y tế và 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày.

Một cuộc khảo sát thực hiện vào năm 2006 bởi Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường- Bộ Y tế cho thấy khoảng 50% các bệnh viện trên tổng số 1.042 bệnh viện đã thu gom chất thải theo đúng quy định trong Quy chế quản lý chất thải ngành y tế. Tuy nhiên việc phân loại và thu gom vẫn chưa được thực hiện đúng quy định, gây tốn

kém trong việc xử lý và ảnh hưởng đến môi trường. Tỷ lệ bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải y tế đảm bảo vệ sinh theo quy định mới chỉ đạt 45,3% trong tổng số các bệnh viện trên toàn quốc.

Chất thải y tế phải được chứa trong các thùng đựng chất thải nhưng chỉ có một số ít bệnh viện đáp ứng được quy định này. Kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy có 53% bệnh viện có xe vận chuyển chất thải y tế có nắp đậy, 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải y tế có mái che, trong đó chỉ có 45,3% là đạt yêu cầu theo quy chế.

Đối với công tác thu gom chất thải y tế, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh và/hoặc xe tay để thu gom và vận chuyển chất thải tại chỗ. Xe tay và thùng có bánh có thể được sử dụng đồng thời tại một số bệnh viện. Chất thải được lưu giữ trước khi xử lỷ tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài bệnh viện. Theo kết quả khảo sát của JICA đối với 172 bệnh viện trong cả nước năm 2010 cho thấy chỉ gần 1/3 các bệnh viện có khu vực lưu giữ được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo quy định, 31 bệnh viện sử dụng phòng chung để lưu giữ chất thải tạm thời và 45 bệnh viện sử dụng phòng không có hệ thống điều hoà và thông gió. Đáng chú ý hơn là 30 bệnh viện không có phòng lưu giữ chất thải riêng cho chất thải y tế. Đặc biệt, một nửa trong số bệnh viện tại Thừa Thiên Huế không có khu vực lưu giữ chất thải y tế. Kết quả này cho thấy mặc dù việc phân loại rác tại nguồn tương đối tốt, nhưng bước quản lý tại chỗ tiếp theo như thu gom và lưu giữ còn bộc lộ nhiều hạn chế tại các bệnh viện.

Hiện tại, hầu hết các bệnh viện trong cả nước đều ký hợp đồng xử lý chất thải y tế với các công ty môi trường đô thị của tỉnh/thành phố từ khâu vận chuyển đến xử lý cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

3.3. Tình hình xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

Số lượng CTNH được thu gom, xử lý cũng gia tăng theo các năm. Theo kết quả thống kê từ năm 2008 đến nay dựa trên báo cáo của các chủ xử lý (không tính các chủ xử lý do địa phương cấp phép), lượng CTNH được xử lý tăng từ 85.264 tấn trong năm 2008 lên đến 129.688 tấn trong năm 2010 (tăng 34%), tính đến năm 2011, tổng lượng chất thải nguy hại được thu gom là chiếm số lượng chất thải nguy hại phát sinh (bảng ). Việc xử lý chất thải nguy hại hiện nay được thực hiện theo các hình thức:

Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - 7

- Chôn lấp có kiểm soát tại các bãi chôn lấp,hầm chôn lấp, thường áp dụng đối với các Công ty môi trường đô thị, công ty của nhà nước nơi có mặt bằng rộng, phù hợp quy hoạch lâu dài như Công ty môi trường đô thị Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xử lý bằng các công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại các Công ty được cấp phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại.

- Lưu giữ và xử lý tại các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại (thường hay áp dụng đối với chất thải y tế)

- Tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho các cơ sở tái chế làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất.

3.4. Tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

Nhìn chung sau khi triển khai Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục CTNH (nay được thay thế bằng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý CTNH), Tổng cục Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường trong cả nước đã từng bước quản lý được các nguồn phát sinh CTNH, kiểm soát được quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Hoạt động cấp phép đã đi vào nề nếp cùng với việc đẩy mạnh công tác quản lý về CTNH từ trung ương đến địa phương đã giúp cảnh sát môi trường và thanh tra môi trường phát hiện, xử lý các vụ vi phạm về quản lý CTNH. Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương đã thực hiện cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các đối tượng đăng ký trên địa bàn tỉnh và thông qua đó đã quản lý được các chủ nguồn thải. Tuy nhiên, kể từ khi có Báo cáo hiện trạng môi trường về chất thải rắn năm 2004 đến nay chưa có một cuộc điều tra, khảo sát toàn diện nào trên quy mô cả nước về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại các địa phương. Do thông tin về quản lý CTNH còn khá ít và sơ sài, thường chỉ tập trung thống kê ở các đô thị lớn hoặc vùng kinh tế trọng điểm nên thường là một trong những trở ngại cho việc ra quyết định hoặc lập chính sách liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 100 doanh nghiệp hành nghề quản lý CTNH. Các doanh nghiệp này được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Số lượng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 10 năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp được 93 Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH, 47 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH và 06 Giấy phép hành nghề quản lý CTNH cho các cá nhân, tổ chức đăng ký. Hàng năm, Tổng cục Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương đều thành lập các đoàn kiểm tra/thanh tra các cá nhân, tổ chức được cấp phép để đảm bảo việc thực thi và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải nguy hại, tuy nhiên thực tế cho thấy hiệu quả giám sát việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp còn thấp, chưa tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và chưa đưa ra những hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp thực hiện nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chất thải đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.

3.4.1. Khung pháp lý trong quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

Trong những năm qua, nước ta đã ban hành được một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại (CTNH). Đó là những Văn bản luật và dưới luật chính như sau:

[1]. Luật: 01 văn bản

Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 trong đó, quy định rò trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức, cá nhân quy định cụ thể từ Điều 70 đến Điều 75

[2]. Quy chế: 01 văn bản

Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, quy định rò vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp quản lý nhà nước về chất thải nguy hại từ trung ương đến địa phương, nội dung cụ thể tại các Điều từ Điều 21 đến Điều 27

[3]. Nghị Định: 05 văn bản

• Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, nội dung về quản lý CTNH nêu tại Điều 1, Điều 16 và Điều 20

• Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn, quy định trách nhiệm lập và phê duyệt quy hoạch khu xử lý CTNH cũng như trách nhiệm của các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH tại các Điều 10, Điều 25, Điều 27

• Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

• Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP, nội dung về quản lý CTNH nêu tại mục 12 Điều 1

• Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 do chính phủ ban hành quy định quy chế xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, nội dung về quản lý CTNH nêu tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Khoản 5 Điều 23.

Nghị định số số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, các nội dung liên quan đến quản lý CTNH được nêu cụ thể tại các Điều 26, Điều 28, Điều 29.

[4]. Thông tư: 05 văn bản

• Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/ND-CP ngày 29 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

• Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn

• Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH.

• Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, nội dung về quản lý CTNH nêu tại Điều 35.

Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, nội dung về quản lý CTNH

[5]. Quyết định: 07 văn bản

• Quyết định số 1216/QĐ-CP về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2020 tầm nhìn 2030, nội dung liên quan đến quản lý chất thải nguy hại nêu tại Điểm h, Mục 1, Phần 2

• Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp và khu đô thị đến năm 2020, nội dung liên quan đến quản lý chất thải nguy hại nêu tại Điểm 1, Mục I và Điểm 1 Mục 2 Điều 1.

• Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 (Mục 7 phần Danh mục phê duyệt Đề án xây dựng một số Trung tâm xử lý chất thải nguy hại)

• Quyết định số 2149/2009/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050

• Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 (Điều 1, Điều 2)

• Quyết định 60/2002/QD-BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành hướng

dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại, nội dung liên quan đến chất thải nguy hại quy định tại quy định tại Phần 3

• Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, các nội dung liên quan đến quản lý chất thải nguy hại nêu tại Điều 4, Điều 11, Điều 17, Điều 18, Điều 23, Điều 33.

[6]. Chỉ thị: 01 văn bản

• Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp

[7]. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn: 17 văn bản

Tiêu chuẩn môi trường là chuẩn mực quan trọng để tiến hành công tác kiểm soát ô nhiễm nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng

1. TCVN 6696-2000 quy định về bảo vệ môi trường cho các bãi chôn lấp hợp vệ

sinh.


2. TCVN 6705:2009 quy định về phân loại chất thải rắn thông thường.

3. TCVN 6706:2009 quy định về phân loại chất thải nguy hại.

4. TCVN 6707:2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại.

5. TCVN 7380:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật

6. TCVN 7381:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp đánh giá

7. TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp Tiêu chuẩn thiết kế

8. TCXDVN 320:2004 Bãi chôn lấp chất thải nguy hại Tiêu chuẩn thiết kế.

9. QCVN 02:2008 về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế

10. QCVN 07:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

11. QCVN 25:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp

chất thải rắn đô thị.

12. QCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Chương 9 Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn

13. QCVN 30:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp

14. QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng

15. QCVN 40:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

16. QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

17. QCVN 20:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

* Đánh giá chung:

- Việc ban hành các Văn bản luật nêu trên đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý chất thải nguy hại, làm căn cứ cho các hoạt động kiểm soát, thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, theo thời gian và tình hình thực tế các Văn bản trên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc bất cập như sau:

- Thiếu tính ổn định, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể, vì vậy, hiệu lực thi hành thực tế còn chưa cao. Có những văn bản ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung. Ví dụ: Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT 2005 đến ngày 28/2/2008 đã phải sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính Phủ...

- Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý chất thải nói chung và CTNH nói riêng có sự trùng lặp, chồng lấn tham quyền, thiếu thống nhất và quản lý chưa hiệu quả, nhất là ở phạm vi, ranh giới của thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương dẫn đến việc thực thi không hiệu quả, gây khó khăn trong cơ chế phối hợp, không quy định cơ quan nào thực sự chịu trách nhiệm chính, cơ quan nào phối hợp trong việc giải quyết các vấn đề môi trường gây khó khăn cho các nhà quản lý trong công tác giám sát, kiểm tra. Ví dụ: Trong Luật bảo vệ môi trường Điều 73 nêu giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp xây dựng quy hoạch về địa điểm, công nghệ xử lý chất thải nguy hại. Thực tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm nhà nước về quản lý nhà nước trong đó bao gồm cả việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí về công nghệ xử lý môi trường….

n, quy chun đã được ban hành, tuy nhiên vn chưa đy đvà chưa phù hp vi điu kin kinh tế - xã hi ca Vit Nam. Vic htrchuyn giao công nghxlý ô nhim cho các cơ scòn hn chế dn đến nhiu cơ scòn lúng túng trong vic tìm kiếm công nghxlý.

3.4.2. Khung thể chế trong việc quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam.

Để thực hiện thống nhất quản lý chất thải trên cả nước, trong đó có chất thải rắn và chất thải nguy hại, cần có một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tương ứng từ trung ương tới địa phương. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm được mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại thống nhất từ trung ương tới địa phương.

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có lĩnh vực quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, gồm những nhiệm vụ cụ thể như sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử lý chất thải trước khi đưa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập các đơn vị trực thuộc, trong đó có Tổng cục Môi trường. Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo quy định tại Quyết định này thì Tổng cục Môi trường được giao các chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực quản lý ngành về bảo vệ môi trường, trong đó có quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

Tổng cục Môi trường có các đơn vị trực thuộc có chức năng quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực chất thải rắn và chất thải nguy hại là Cục Kiểm soát ô nhiễm, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Thanh tra.

Cục Kiểm soát ô nhiễm được giao nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Theo dòi, đánh giá tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và các vấn đề môi trường có liên quan.

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường được giao nhiệm vụ điều tra, thống kê, dự báo và thống nhất quản lý nhà nước về chất thải, cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý

57

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí