xuyên tổ chức các tour về nguồn, tham quan đoạn cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển tại cửa Vàm Lũng.
Khai thác nền văn hóa bản địa cũng như nếp sống của cư dân địa phương, văn hóa ẩm thực thôn quê độc đáo (phát triển các loại đặc sản Cà Mau như tôm sú, các loại khô, mắm ba khía, mật ong…để làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực Cà Mau, đồng thời đây sẽ là những món quà lưu niệm mà du khách sẽ nhớ mãi khi đến Cà Mau), ví dụ như nên tổ chức các tour du lịch trãi nghiệm cuộc sống của các cư dân vùng biển hay người dân của các làng nghề truyền thống ở Cà Mau, bên cạnh đó lồng ghép vào tour những chương trình hội chợ ẩm thực, kết hợp với đàn ca tài tử Nam Bộ…như vậy mới tạo sự mới mẻ, độc đáo và thu hút khách du lịch.
3.5. Các kiến nghị
3.5.1. Đối với Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
Đề nghị Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch xây dựng phương án đào tạo nguồn nhân lực riêng cho ngành du lịch của tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.
Sở thường xuyên theo dõi, nghiên cứu sở thích thị hiếu của khách du lịch để
có kế hoạch cải tiến các sản phẩm du lịch phù hợp với chất lượng cao nhất.
Cần tích cực đưa những sản phẩm du lịch của tỉnh mình lên trang web nhằm là phong phú hơn nội dung website du lịch của tỉnh, có như thế mới thu hút nhiều người truy cập để tìm hiểu thêm về thông tin hoạt động du lịch của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Về Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Du Lịch Sinh Thái
- Đề Xuất Các Tour Du Lịch Cho Từng Loại Khách
- Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 11
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh năm 2010 và định hướng đến năm 2020; phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu Tư, Tài Chính, Nội Vụ, Giao thông vận tải,Văn hóa thông tin, Khoa học công nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ban ngành khác có liên quan xây dựng các chương trình liên ngành cùng tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
3.5.2. Đối với Tổng cục du lịch và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau
Tổng cục du lịch cần tiếp tục có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách đối với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Cà Mau.
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cần chỉ đạo các ban ngành chức năng cùng phối hợp với sở Ngoại Vụ Du Lịch để xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát quá trình phát triển sản phẩm du lịch để đảm bảo khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của địa phương. Chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch đạt được các chỉ tiêu đề ra, đưa du lịch Cà Mau phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có và nhanh chóng hội nhập với khu vực.
3.5.3. Đối với Sở Ngoại Vụ - Du lịch
Phối hợp với các sở: Kế Hoạch và Đầu Tư, Văn Hóa – Thông Tin, Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Tài Nguyên – Môi Trường…cùng các ban ngành, quận huyện có liên quan trong việc lập, triển khai xây dựng và giám sát các dự án quy hoạch phát triển du lịch trong toàn tỉnh, trong việc quảng bá sản phẩm du lịch Cà Mau đến với du khách. Sở cần thiết kế logo riêng cho du lịch Cà Mau, cần quan tâm hơn nữa các hoạt động văn hóa – lễ hội ở các địa phương nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh.
3.5.4. Đối với Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị trực thuộc Tỉnh
Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị - nơi có nguồn tài nguyên du lịch đã được xác định trong các dự án có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng, tránh tình trạng lấn chiếm, mua bán trái phép…
Có biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn; tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cùa toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch.
Tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý theo chức năng của chính quyền sở tại các dự án đầu tư phát triển du lịch tại địa phương đảm bảo theo đúng quy hoạch, bảo vệ tài nguyên môi tường du lịch, giữ gìn trật tự kỹ cương và từng bước đưa công tác quản lý du lịch vào nề nếp.
PHẦN KẾT LUẬN
Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm cuối cùng “Cực Nam Tổ quốc”. Cà Mau là một tỉnh có tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng: có biển, sông ngòi, rừng ngập mặn, những vườn cây ăn trái…, có nhiều tiềm năng và tài nguyên để phát triển du lịch, có Vườn quốc gia Rừng ngập mặn và Vườn quốc gia U Minh Hạ. Đặc biệt điều quan trọng nhất là có vườn quốc gia Đất Mũi – Khu dự trữ sinh quyển thế giới, có khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều đặc trưng cho du lịch sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long, có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị, ngoài ra còn có các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của ba dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer. Những thuận lợi trên nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ tạo cho du lịch Cà Mau những bản sắc riêng đặc biệt hấp dẫn và thu hút du khách.
Du lịch Cà Mau trong những năm qua đã vượt qua những khó khăn và đạt được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, số lượng du khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng, các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
Tuy nhiên hoạt động du lịch ở Cà Mau còn có nhiều khó khăn do:
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch của Cà Mau còn chưa phát triển mạnh mặc dù trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp tu sữa. Vì vậy, để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng cần thiết phải có sự tiếp tục có sự cải thiện đáng kể điều kiện hạ tầng của tỉnh, đặc biệt là các tuyến giao thông đường bộ nối với các điểm du lịch ở xa trung tâm hành chính và khu đô thị.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mặc dù được phát triển trong những năm gần đây nhưng chưa đồng bộ, chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ còn thấp chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. Sự phân bố và đầu tư cho mạng lưới khách sạn còn chưa hợp lý, kém hiệu quả, nặng về kiến trúc, xem nhẹ yếu tố cảnh quan nhưng đây lại là yếu tố quan trọng.
Đội ngũ cán bộ quản lý, cũng như nhân viên hoạt động trong nành du lịch còn yếu về nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như trình độ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện tại cũng như trong tương lai của tỉnh.
Mặc dù đã nhận thức được những tiềm năng du lịch, xác định được du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng các ngành chức năng của tỉnh vẫn chưa có chủ trương, biện pháp chỉ đạo cụ thể trong chiến lược phát triển du lịch.
Quản lý nhà nước về du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chưa làm tốt vai trò tham mưu, các doanh nghiệp hoạt động du lịch còn yếu.
Dòng khách du lịch đến Cà Mau trong thời gian qua có tăng lên nhưng còn chậm, đặc biệt là dòng du khách quốc tế. Trong tình hình phát triển chung của cả nước và xu thế hội nhập của khu vực, khả năng thu hút du khách của Cà Mau với vị trí là điểm liên kết với các thị trường du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phú Quốc…là cơ hội thuận lợi để phát triển.
Trong thời gian tới, du lịch Cà Mau sẽ tô đậm thêm ấn tượng, thân thiện đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế bằng sự tích cực và sự nỗ lực hơn nữa trong công tác đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế du lịch sinh thái của mình, góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng. Nhằm
thúc đẩy cho du lịch Cà Mau không ngừng phát triển và hội nhập nhanh với du lịch trong khu vực, cả nước và quốc tế, không ngừng bảo vệ, tôn tạo, phát triển bền vững du lịch sinh thái – văn hóa đầy tiềm năng của vùng đất phương Nam.