theo một Chương trình đã được dự trù trước. Du lịch theo đoàn có thể thông qua các tổ chức du lịch như: các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú (khách sạn). Hoặc có thể tự tổ chức mà không thông qua các đơn vị kinh doanh du lịch.
- Du lịch cá nhân: cá nhân có thể thông qua các tổ chức kinh doanh du lịch để thực hiện chuyến hành trình hoặc cũng có thể đi tự do.
e. Theo phương tiện được sử dụng trong thời gian đi du lịch:
Tại khu vực nghiên cứu theo phương tiện có thể chia ra làm các loại sau:
- Du lịch bằng xe đạp.
- Du lịch bằng xe mô tô.
- Du lịch bằng xe ô tô.
- Du lịch bằng tàu thủy.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 1
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 2
- Phương Pháp Thống Kê, Kế Thừa Số Liệu Và Phân Tích Số Liệu Thống Kê
- Phân Bổ Số Lượng Phiếu Điều Tra Tại Địa Bàn Nghiên Cứu
- Dân Số Các Xã Thuộc Vùng Quy Hoạch Khu Du Lịch Quốc Gia Hồ Hòa Bình
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
f. Theo loại hình lưu trú:
- Du lịch ở khách sạn.
- Du lịch ở nhà nghỉ, khách sạn nhỏ bên lề đường dành cho khách đi bằng ô tô tự lái.
- Du lịch cắm trại.
- Du lịch ở làng du lịch.
- Theo thời gian đi du lịch:
+ Du lịch ngắn ngày hoặc trong ngày.
+ Du lịch dài ngày
g. Theo vị trí địa lý của nơi đến:
- Du lịch núi: dựa trên việc khai thác cơ sở tài nguyên núi, rừng.
- Du lịch nghỉ biển, sông, hồ: ở đây điểm đến là biển hoặc sông, hồ.
- Du lịch thành phố: tìm hiểu cuộc sống, văn hóa, địa chỉ di tích ở thành phố.
- Du lịch nông thôn: tìm hiểu cuộc sống nông thôn và hưởng thụ không khí trong lành ở đó.
Trong thực tế chúng ta thường gặp Người đi du lịch với mục đích thỏa mãn nhiều hơn một nhu cầu cùng lúc nên thường có sự kết hợp một vài loại hình du lịch với nhau. Ví dụ như: kết hợp nghỉ dưỡng với thưởng thức văn hóa, kết hợp du lịch biển với nghỉ ngơi tại khách sạn, khu nghỉ mát…
1.1.4. Thị trường du lịch
Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa Người mua và Người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch [12].
Thị trường du lịch không đồng nhất, mà bao gồm nhiều loại. Trong hoạt động marketing du lịch của các doanh nghiệp, các nhà kinh tế thường dựa vào một số tiêu thức thông dụng như địa lý chính trị, không gian của cung
- cầu, thực trạng thị trường, thời gian, loại hình, dịch vụ du lịch… để phân loại thị trường du lịch.
1.1.5. Khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. (Điều 3, Luật Du lịch, 2017) [10]. Cũng theo như Luật này quy định, khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; và khách du lịch quốc tế là Người nước ngoài, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Ngoài ra có thể liệt kê một số khái niệm khác về các loại du khách như:
+ Khách thăm viếng (visitor) là một Người đi tới một nơi - khác với nơi học thưởng trú, với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó). Định nghĩa này có thể được áp dụng cho khách quốc tế
(International Visitor) và du khách trong nước (Domestic Visitor). Khách thăm viếng được chia thành hai loại:
+ Khách du lịch (Tourist): Là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích nghĩ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao
+ Khách tham quan (Excursionist): Còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day Visitor): là loại khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm.
1.1.6. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Doanh nghiệp du lịch là một hệ thống mở có quan hệ chặt chẽ với môi trường kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong hệ thống phân công lao động xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Doanh nghiệp du lịch là một đơn vị cung ứng trên thị trường du lịch, đồng thời là một đơn vị tiêu thụ.
Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh du lịch tương ứng. Cho đến nay, về phương diện lý thuyết cũng như thực tế được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam bốn loại hình kinh doanh tiêu biểu sau đây [14].
1.2.6.1. Công ty lữ hành
Theo khoản 9, điều 3, chương 1, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 [10], Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Kinh doanh lữ hành là sự tổng hợp của nhiều công đoạn từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc tour. Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành, nói chung các chuyên gia về du lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính như “làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các Chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ
hành chúng ta thưởng thấy tồn tại song song hai hoạt động phổ biến sau:
Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các Chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các Chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện Chương trình và hướng dẫn du lịch.
Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Sub-Agency Business): là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các Chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. Đối với khách du lịch, đại lý lữ hành như một Người trung gian, thay mặt khách hàng sắp xếp mọi thứ từ vé tàu xe, khách sạn, đồ ăn, các dịch vụ khác. Có thể coi đại lý lữ hành là một chuyên gia tư vấn về du lịch vì họ hiểu tưởng tận các chi tiết vốn có trong du lịch mà khách không thể biết hết được.
Cách phân định như trên chỉ mang tính chất tương đối. Trên thực tế, các công ty lữ hành du lịch có rất nhiều loại khác nhau, với những hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp và biến đổi không ngừng theo sự phát triển của hoạt động du lịch.
1.2.6.2. Cơ sở lưu trú
Theo khoản 12, điều 3, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 [10], cơ sở lưu trú du lịch là là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
Để đáp ứng nhu cầu về lưu trú của khách du lịch, các doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức, tên gọi khác nhau: Khách sạn; Làng du lịch; Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Bãi cắm trại du lịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
1.2.6.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự di chuyển của con Người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thưởng với
một khoảng cách xa. Do vậy, khi nhắc đến hoạt động kinh doanh du lịch, không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
Điều 45 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay…
1.2.6.4. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác
Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tư vấn đầu tư du lịch…
Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng về nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh.
1.1.7. Nguồn nhân lực du lịch
Để phát triển ngành du lịch cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự phát triển của ngành.
Xét một cách tổng quát, nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch.
Căn cứ vào mối liên hệ với đối tượng lao động (khách du lịch), lao động du lịch được chia thành hai nhóm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch…
Lao động gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch…
Thông thưởng, các lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch bao giờ cũng có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, từ đó đến chất lượng sản phẩm du lịch.
Từ những phân tích trên, nguồn nhân lực ngành du lịch được hiểu là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
1.1.8. Xúc tiến du lịch
Trong hoạt động du lịch, xúc tiến du lịch đóng vai trò quan trọng như là chất xúc tác, đòn bẩy để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của từng địa phương, từng quốc gia.
Theo Khoản 13, Điều 3, Luật du lịch Việt Nam năm 2017, Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.
Nhà nước tổ chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con Người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con Người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;
- Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn
minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;
- Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch;
- Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.
1.1.9. Tác động của du lịch đến kinh tế - xã hội
Du lịch là nguồn thu lớn nhất trong khối dịch vụ đóng góp vào GDP và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
Nhu cầu trong tiêu dùng là những nhu cầu đặc biệt: nhu cầu hiểu biết về lịch sử, văn hóa; nhu cầu về hàng hóa (thức ăn, mua sắm...); nhu cầu về dịch vụ (lưu trú, vận chuyển hành khách, dịch vụ y tế, giải trí…)
Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hóa (chủ yếu là thức ăn) xảy ra trong cùng một thời gian và tại cùng một địa điểm xảy ra chúng, thông thường theo thời vụ.
Những đặc điểm trên hình thành mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch: các mối quan hệ vật chất nảy sinh khi khách đến nơi du lịch và mua dịch vụ, hàng hóa ở đó bằng tiền tệ; các mối quan hệ phi vật chất nảy sinh khi khách tiếp xúc với con Người, với văn hóa, phong tục và tập quán của Người địa phương.
1.1.10. Ý nghĩa kinh tế, nhân văn của việc phát triển du lịch
- Ý nghĩa về mặt xã hội của việc phát triển du lịch đối với đất nước Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho Người dân.
Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển
chậm.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền hiệu quả cho các nước chủ nhà. Du lịch đánh thức các nghề thủ công cổ truyền của các dân tộc.
Du lịch làm tăng thêm tầng hiểu biết về xã hội của du khách thông qua Người ở địa phương.
Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ, hiểu biết của nhân dân giữa. Các vùng với nhau và giữa nhân dân của các quốc gia với nhau.
- Các tác hại về kinh tế - xã hội do việc khai thác du lịch quá mức gây ra Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc mất cân bằng
cho cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực gia tăng lạm phát. Vì lý do đó, một số nước trên thế giới đã phải dùng các biện pháp ngăn chặn như hạn chế các chuyến du lịch, ví dụ như quy định cho mỗi công dân một năm chỉ được đi du lịch ra nước ngoài một lần, trong mỗi chuyến đi chỉ được phép mang ra khỏi biên giới một số lượng tiền và ngoại tệ mạnh nhất định.
Tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch. Ngành du lịch là ngành tạo ra dịch vụ là chủ yếu. Việc tiêu thụ dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan (khách du lịch tiềm năng rất dễ từ chối một chuyến đi du lịch đã định). Do vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành khác. Nếu tỉ trọng của ngành du lịch là lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nước thì nền kinh tế của nước đó có nhiều khả năng bấp bênh hơn.
Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành và trong việc sử dụng lao động của du lịch. Nguyên nhân chính ở đây là do ngành du lịch có liên kết mật thiết với nhiều ngành của nền kinh tế quốc dân mà thưởng thì tiêu dùng du lịch lại xảy ra theo thời vụ. Chính tính thời vụ đó cũng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động của du lịch.
Làm ô nhiễm môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên của đất nước; gây ra một số tệ nạn xã hội (do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh) và các tác hại sâu xa khác trong đời.
1.2. Nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều tiềm năng về