Phương Pháp Thống Kê, Kế Thừa Số Liệu Và Phân Tích Số Liệu Thống Kê


tự nhiên, văn hóa, xã hội để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Nhận thấy nơi đây có rất nhiều tiềm năng du lịch cho nên đã có nhiều công trình nghiên cứu như:

Bùi Quang Hiếu (2016) [5] nghiên cứu “Giải pháp quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”. Đề tài tập trung đánh giá hiện trạng, nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, trong đó đã xác định 10 phân khu chức năng đặc thù có các mối quan hệ và liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một tổng thể thống nhất. Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa địa phương. Quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình phù hợp với điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường du lịch, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đảm bảo sự phát triển theo định hướng sinh thái và bền vững.

Tác giả Phạm Văn Hoàng (2014) [6] đã nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình”. Đề tài đã phân tích, đánh giá điều kiện phát triển DLST huyện Mai Châu, đánh giá hiện trạng du lịch huyện Mai Châu và đề xuất định hướng phát triển DLST và các giải pháp thực hiện.

Trần Thị Hương (2018) [7] "Đánh giá tác động của hoạt động du lịch

sinh thái tới môi tru ng tự nhien̂ và xã họî tại Bản Lác, xã Chiềng Chaû ,

huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 1/2018. Đề tài đã phân tích đánh giá tác động tới môi trường tự nhiên và xã hội từ hoạt động du lịch sinh thái tại Bản Lác. Hoạt động du lịch đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng chất lượng cuộc sống, duy trì văn hóa bản địa và nâng cao nhận thức của người dân địa phương. Hoạt động du lịch cũng phần nào ảnh hưởng tới chất lượng môi trường tự nhiên. Hoạt động du lịch, ở


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

mức độ nhất định, văn hóa địa phương bị xáo trộn và xuất hiện mâu thuẫn về chia sẻ lợi ích cộng đồng.

Vương Thúy Hương, Trần Hồng Lam, Lục Thùy Dương, Bùi Hiền Hải, Lê Tưởng Vi (2010) [8] với đề tài “Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình”. Nhóm tác giả đã nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng xác định những tiềm năng đặc sắc, để phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình. Đề tài đã xác định phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững. Đề tài đã đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp và phương pháp giải quyết cho việc áp dụng ở tỉnh Hòa Bình. Trong đó, nhóm tác giả đã tham khảo ý kiến của những người nông dân để hiểu rõ về thực trạng và mong muốn phát triển nông nghiệp bền vững tiên phong tại Hoà Bình.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 4

Phạm Thị Hồng Nhung (2014) [18] với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hòa Bình”. Tác giả đã Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về du lịch văn hóa, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Hòa Bình và một số địa phương khác, rút ra được một số bài học kinh nghiệm. Giới thiệu tổng quan về tiềm năng du lịch nói chung và du lịch văn hóa tỉnh Hòa Bình. Phân tích đưa ra nhận xét, đánh giá về tiềm năng và thực trạng, chỉ ra những mặt mạnh mặt yếu và cơ hội cho phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hòa Bình. Đưa ra được một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hòa Bình.

Nguyễn Phương Nga [15] nghiên cứu “Thực trạng tổ chức không gian du lịch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình”. Đề tài đã đánh giá tổng hợp các điểm du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình, cho thấy: các điểm du lịch thuận lợi, hiện đang khai thác tốt, có ý nghĩa quốc gia. Các tuyến du lịch đường thủy và một số tuyến đi bộ là tuyến điển hình của vùng lòng hồ. Tổ chức không gian vùng lòng hồ Hòa Bình được đánh giá dưới góc độ điểm du lịch và tuyến du lịch. Việc hình thành hệ thống các điểm du lịch dựa trên cơ sở các điểm tài


nguyên của vùng lòng hồ tạo nên lợi thế cạnh tranh về sản phẩm du lịch với các địa phương khác trong vùng. Điểm du lịch chủ yếu là điểm du lịch cộng đồng, điểm du lịch tự nhiên gắn vùng lòng hồ với các tuyến đường bộ, đường thủy kết hợp tạo nên sức hút đối với khách.

Khương Thị Hồng Nhung (2016) [19] đã nghiên cứu “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”. Tác giả đã thực hiện đã đánh giá thực trạng xây dựng và ban hành các chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình. Đề ra các mục tiêu, định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững.

Tác giả Phạm Lê Thảo (2006) [27] đã nghiên cứu “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm du lịch bền vững”. Luận án giải quyết một số vấn đề quan trọng để định hướng phát triển ngành du lịch Hòa Bình trên cơ sở phát triển bền vững. Đề tài đã phân tích, đánh giá, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng tổ chức lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Hòa Bình. Tác giả đã nghiên cứu đề xuất tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hòa Bình trên quan điểm phát triển du lịch bền vững, có tính đến các yếu tố xây dựng cơ sở vật chất các điểm du lịch, môi trường sinh thái... và các giải pháp thực hiện.

Tác giả Nguyễn Văn Thắng (2014) [28] với đề tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình”. Đề tài đã đánh giá được hiện trạng lượng khách du lịch, cho thấy du lịch đã có vai trò nhất định trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Du lịch là hoạt động bổ sung kinh phí cho công tác quản lý, đầu tư. Đề tài đã khẳng định tỉnh Hòa Bình có rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái. Tác giả đã đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Hòa Bình.

Trần Thị Tuyết (2008) [32] với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình”. Tác giả đã xác định được những


tiềm năng du lịch sinh thái, nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sinh thái và những nhân tố ảnh hưởng tới nó tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Qua đó đã đề xuất giải pháp để đẩy mạnh phát triển DLST tại Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

Nguyễn Thị Hồng Vân (2007) [35] với đề tài “Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội đến Người thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển”. Tác giả đã phân tích, tổng hợp, đánh giá những tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người dân tộc Thái ở huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình trước kia, hiện nay và diễn thế trong tương lai. Tác giả đề xuất các biện pháp phát triển du lịch nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và hiệu quả cao.

Trương Sỹ Vinh (2020) [36], “Sức chịu tải môi trường du lịch của bản Lác và những vấn đề đặt ra đối với quản lý phát triển du lịch cộng đồng. Qua nghiên cứu về sức chứa tác giả đã đề xuất cần tăng diện tích thực tế dành cho du lịch, thu hút khách đến nhiều hơn những ngày trong tuần và mùa thấp điểm, tăng cường năng lực thu gom rác thải và cung cấp nước sạch; tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số…

Ngoài ra còn có một số đề tài như: Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2008) với đề tài“Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình”. Tác giả Nguyễn Công Lý (2010) nghiên cứu“Văn hóa ẩm thực Người thái ở Mai Châu - Hòa Bình và sự phát triển du lịch”. Hà Thu Huyền (2014) với đề tài “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Hoà Bình”.

Những dự án phát triển du lịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở VH- TT-DL tỉnh Hòa Bình về Kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030”.

Những đề tài trên đã thực hiện đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch tại tỉnh Hòa Bình, cũng như một số huyện có tiềm


năng phát triển du lịch như huyện Mai Châu, huyện Kim Bôi… Các đề tài cũng nhấn mạnh việc phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc. Các đề tài nghiên cứu về “Vùng hồ thủy điện Hòa Bình” mới dừng lại ở quy hoạch chung, quy hoạch tổ chức không gian, chưa có đề tài nào thực hiện đánh giá hiện trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Đặc biệt, hiện nay vùng hồ thủy điện Hòa Bình được quy hoạch thành Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, thì việc nghiên cứu hiện trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch lại càng cần thiết.

Nhìn chung, các đề tài về du lịch tại tỉnh Hòa Bình đã bước đầu đánh giá những tiềm năng trên lĩnh vực và ở một số địa phương cụ thể. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng các đề tài đã có ý nghĩa lớn cho việc nghiên cứu tiềm năng về các hoạt động mang ý nghĩa du lịch sinh thái, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo, giúp định hướng, phát triển du lịch của tỉnh sau này. Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình” thì chưa có đề tài nào trùng lặp. Với mục đích nghiên cứu tìm ra những tiềm năng về du lịch của vùng hồ thủy điện tỉnh Hòa Bình nhằm phát triển các tiềm năng sẵn có để phát triển theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa các dân tộc, danh thắng tự nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Hoà Bình ngày một cao hơn.


Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Góp phần vào công tác bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung, phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

+ Tìm kiếm, phát hiện tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

+ Nắm bắt các hoạt động du lịch gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học để có biện pháp phòng tránh và giảm thiều.

+ Định hướng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Hoạt động du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

+ Các nguồn tài nguyên du lịch của khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch và ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới đa dạng sinh học.

+ Về phạm vi không gian: Các điểm du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình thuộc các xã Thái Thịnh - Thành phố Hòa Bình; xã Thung Nai, Bình Thanh - huyện Cao Phong; xã Suối Hoa - huyện Tân Lạc; xã Sơn Thủy - huyện Mai Châu; xã Vầy Nưa, Hiền Lương, Tiền Phong - huyện Đà Bắc.

+ Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2020 - 11/2020.


2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng hoạt động du lịch tại khu vực hồ thủy điện Hòa Bình:

+ Hiện trạng khách du lịch;

+ Các loại hình du lịch phổ biến của khu vực nghiên cứu;

+ Cơ sở hạ tầng du lịch;

+ Tổ chức quản lý du lịch;

+ Doanh thu từ du lịch;

+ Hiện trạng về nguồn nhân lực du lịch;

+ Hiện trạng về đầu tư du lịch;

+ Hiện trạng về công tác xúc tiến quảng bá du lịch;

+ Tổ chức không gian phát triển du lịch.

- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực hồ thủy điện Hòa Bình:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên;

+ Tài nguyên du lịch nhân văn.

- Đánh giá ảnh hưởng của du lịch đến đa dạng sinh học khu vực hồ thủy điện Hòa Bình:

+ Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đa dạng sinh học;

+ Khai thác quá mức các loài động, thực vật nhằm phục vụ nhu cầu của du khách;

+ Đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại đến tài nguyên môi trường.

- Định hướng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực hồ thủy điện Hòa Bình:

+ Những cơ sở cho việc định hướng;

+ Định hướng phát triên du lịch ở tỉnh Hòa Bình;

+ Các giải pháp chủ yếu để phát triến du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các nội dung trên đề tài đã sử dụng những phương pháp sau:


2.4.1 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu và phân tích số liệu thống kê

Các tài liệu thống kê, kế thừa số liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như từ: Ban quản lý rừng phòng hộ sông Đà, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, các phòng ban chức năng, “Niên giám thống kê” tỉnh Hòa Bình, thông tin từ các sở, ban ngành liên quan thuộc sở, các tài liệu tham khảo có liên quan khác đến đề tài như: Nguyễn Phương Nga (2019), Khương Thị Hồng Nhung (2016), Phạm Lê Thảo (2006), Nguyễn Văn Thắng (2014), các đề tài nghiên cứu phát triển du lịch tại tỉnh Hòa Bình… Trên cơ sở chọn lọc và xử lý thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài những thông tin luôn được bổ sung cập nhật đảm bảo cho việc xử lý phân tích và đánh giá các vấn đề theo nội dung nghiên cứu của đề tài. Các số liệu được thống kê, kế thừa kết hợp với công tác điều tra thể hiện theo các mẫu biểu 01 - 09.

2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này được coi là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện đại và là phương pháp định tính. Các thông tin thu thập qua điều tra giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp các ý kiến, các quan điểm khác nhau từ nhiều đối tượng như: Khách du lịch, cán bộ quản lý, cộng đồng dân cư sống tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Thông qua việc tiếp xúc, giao tiếp, trao đổi thông tin hay bằng cách phát phiếu điều tra, để thể thu thập được các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các bước tiến hành như sau:

Buớc 1: Thiết kế bảng câu hỏi:

Phỏng vấn bằng phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở. Hình thức, nội dung, và số lượng phiếu điều tra được thiết kế có sự khác nhau đối với từng đối tượng:

Đối với khách du lịch (khách nội địa): Số lượng phiếu điều tra 100 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 10 câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở (Mẫu phiếu 01).

Đối với Người dân địa phương: Số lượng phiếu điều tra 40 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 10 câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở (Mẫu phiếu 02).

Đối với cán bộ quản lý: Số lượng phiếu điều tra 10 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 10 câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở (Mẫu phiếu 03).

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí