Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Dân số các xã thuộc vùng quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình 33

Bảng 4.1: Số lượt khách đến vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020..42 Bảng 4.2: Dự báo phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình đến năm 2030 .. 44 Bảng 4.3: Hiện trạng buồng nghỉ lưu trú phục vụ khách du lịch và dự báo đến năm 2030 49

Bảng 4.4: Cơ cấu buồng lưu trú 49

Bảng 4.5. Phân bố buồng lưu trú theo khu vực 50

Bảng 4.6: Tổng thu từ du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoan 2010 - 202051 Bảng 4.7: Nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch và dự báo đến năm 2030 . 52 Bảng 4.8: Đánh giá tổng hợp điểm du lịch 55

Bảng 4.9: Đánh giá mức độ thuận lợi của điểm du lịch 56

Bảng 4.10: Kết quả điều tra ý thức của khách du lịch 74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Bảng 4.11: Nhu cầu của khách du lịch đối với lâm sản 75

Bảng 4.12: Đánh giá mức độ đa dạng sinh học trên các tuyến du lịch............... Bảng 4.13: Điều tra động vật rừng có giá trị bảo tồn cao tại khu vực 78

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 2

Bảng 4.14: Hiện trạng thu giữ, phá bẫy động vật hoang dã tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh 78

Bảng 4.15: Thống kê các loài động vật rừng được buôn bán trái phép 80

Bảng 4.16: Đánh giá tác động của hoạt du lịch đến đa dạng sinh học tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình 82

Bảng 4.17: Đánh giá mức độ tác động của hoạt động du lịch tới môi trường 83 Bảng 4.18: Bảng tổng hợp kết quả tính toán sức chứa vùng hồ thủy điện Hòa Bình.88


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 4.1: Hội đền bờ đầu xuân 45

Hình 4.2: Động Thác Bờ 45

Hình 4.3: Động Hoa Tiên 45

Hình 4.4: Vịnh Ngòi Hoa 45

Hình 4.5: Bản Mường Giang Mỗ 46

Hình 4.6: Đảo Dừa 46

Hình 4.7. Quy hoạch đường giao thông, bến cảng tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình 54

Hình 4.8. Nhà sàn người dân tộc Mường tại Giang Mỗ 65

Hình 4.9. Nhà sàn người dân tộc Tày 66

Hình 4.10. Nhà sàn người dân tộc Dao tại Bản Sưng 66

Hình 4.11. Lễ hội Cồng Chiêng tại huyện Tân Lạc 70

Hình 4.12. Lễ hội Sắc bùa tại huyện Cao Phong 71

Hình 4.13. Lễ hội Tết Nhảy của người Dao Tiền tại Hòa Bình 72

Hình 4.14: Rắn Hổ Mang, Kỳ Đà ngâm rượu tại 1 nhà hàng ở Hòa Bình 81

Hình 4.15: Sóc, chuột rừng khô được bày bán vào dịp Lễ hội 81

Hình 4.16: Một nhà hàng ở Hòa Bình có món ăn từ thịt thú rừng 81

Hình 4.17: Lan rừng được bày bán trên tuyến du lịch Hòa Bình - Tân Lạc - Mai Châu 81

Hình 4.18: Cây thuốc được bày bán ở chợ Bờ 81

Hình 4.19: Thú rừng bị nhốt ở một nhà hàng 81


ĐẶT VẤN ĐỀ

Du lịch là ngành kinh tế phát triển mạnh và ngày càng trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nhiều địa phương và quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt từ nhiều năm qua để đạt được mục tiêu này. Những thành tựu mà ngành du lịch của Việt Nam đạt được từ những năm đổi mới đến nay cho thấy, quan điểm định hướng đúng đắn trên ngày càng được hiện thực hóa. Sự phát triển của du lịch ở nhiều địa phương nước ta cũng đã góp phần khẳng định điều đó.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc của Việt Nam, là cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70 km, trong quy hoạch xây dựng, tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Hà Nội. Cũng giống như Ninh Bình và Thanh Hóa, tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông Hồng. Mặc dù có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, tuy nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình so với các tỉnh, thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy phát triển kinh tế - xã hội đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo.

Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc của đất nước, với khoảng cách khá gần với tam giác kinh tế động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có ưu thế trong việc thu hút khách du lịch, khách quá cảnh đến Hà Nội và là nơi nghỉ cuối tuần lý tưởng cho du khách từ Hà Nội và các vùng phụ cận, nhất là nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Hòa Bình chưa đạt được mức tương xứng và còn nhiều hạn chế đáng kể trên các mặt: Chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm du lịch, chất lượng


và tính đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, công tác quản lý hoạt động du lịch, mối quan hệ liên kết, tính cạnh tranh trên thị trường… Đặc biệt, từ góc độ phát triển bền vững, hoạt động du lịch tỉnh Hòa Bình đang bộc lộ những vấn đề đáng quan tâm: Tăng trưởng của ngành du lịch chưa vững chắc; tốc độ và mức độ ổn định của tăng trưởng du lịch, đóng góp của du lịch cho tỉnh thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước; du lịch Hòa Bình chưa đón bắt và tranh thủ tốt được những cơ hội từ hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện của Việt Nam với kinh tế thế giới; hoạt động du lịch gây không ít tác động tiêu cực tới tài nguyên du lịch, tới môi trường tự nhiên, xã hội, tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể; một số ngoại ứng tiêu cực từ du lịch tới cộng đồng…Những hạn chế, yếu kém trên ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình cả trước mắt cũng như về lâu dài.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn và lý luận trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình”. nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển bền vững hoạt động du lịch tại khu vực lòng Hồ Hòa Bình gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận về du lịch

1.1.1. Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi Người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.

Theo Liên minh các tổ chức lữ hành quốc tế (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...

Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Tiếp cận dưới giác độ tổng hợp: Michael Coltman đã đưa ra khái niệm như sau: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch [13].

Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2017 [10], (ban hành ngày 19/6/2017) là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên


tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Như vậy, có khá nhiều khái niệm về du lịch, tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ sử dụng khái niệm của Luật du lịch Việt Nam năm 2017 để làm cơ sở phân tích các nội dung trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

1.1.2. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, vùng hay một quốc gia nào đó [4].

Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2017 [10] (ban hành ngày 19/6/2017) sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các Chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.

Sản phẩm du lịch mang một phần lớn yếu tố vô hình trong cấu tạo của nó. Điều này là do bởi trong một sản phẩm du lịch thì yếu tố dịch vụ thưởng chiếm từ 80% - 90% giá trị còn hàng hóa chỉ chiếm một tỷ trọng thấp.

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch thưởng được gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, nên sản phẩm du lịch là không thể di chuyển. Hay nói một cách khác, chúng ta không thể đưa sản phẩm du lịch đến tay Người tiêu dùng mà chỉ có thể đưa khách hàng đến nơi có sản phẩm du lịch để giúp họ thỏa mãn nhu cầu thông qua việc tiêu dùng sản phẩm.

Có thể phân loại sản phẩm du lịch thành hai loại dựa theo đặc tính tiêu thụ của khách hàng như sau:

- Sản phẩm du lịch trọn vẹn

- Sản phẩm du lịch riêng lẻ. Đối với sản phẩm du lịch riêng lẻ có thể


phân biệt các nhóm sản phẩm sau:

+ Sản phẩm du lịch đặc thù.

+ Sản phẩm du lịch thiết yếu.

+ Sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ.

1.1.3. Các loại hình du lịch

1.1.3.1. Khái niệm loại hình du lịch

Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách rất lớn và thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy, để có thể đưa ra các định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản trị du lịch đã phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau.

Việc phân loại các loại hình du lịch khác nhau giúp cho các nhà quản lý vĩ mô cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra được những chính sách và định hướng phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của ngành du lịch.

Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó” [13].

1.2.3.2. Các loại hình du lịch

a. Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch:

- Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của du khách nằm ở các vùng lãnh thổ quốc gia khác nhau. Có hai loại hình du lịch quốc tế là:

+ Du lịch quốc tế chủ động.

+ Du lịch quốc tế thụ động.

- Du lịch nội địa: là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.


b. Theo nhu cầu trong thực hiện hành vi du lịch:

- Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí: chủ yếu là để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi nhằm phục hồi thể lực, nâng cao tinh thần.

- Du lịch chữa bệnh: đây là loại hình mà Người đi du lịch là do nhu cầu chữa trị bệnh của bản thân, ở đây có thể bao gồm: chữa trị bằng khí hậu, bằng vật chất đặc biệt ở nơi đến như: khoáng nóng, bùn khoáng…

- Du lịch vì mục đích văn hóa: Nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, hội họa, phong tục tập quán… tại nơi mà du khách sẽ đến.

- Du lịch sinh thái: nhằm thỏa mãn nhu cầu hướng đến thiên nhiên trên tinh thần bảo vệ môi trường sống, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa tại nơi mà du khách đi tham quan.

- Du lịch về thăm thân nhân, quê hương: Loại hình du lịch này là những Người ở xa quê hương về thăm Người thân, họ hàng hoặc dự lễ cưới, nhân dịp tết cổ truyền dân tộc…

- Du lịch công vụ: nhằm thực hiện công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Trong loại hình này sẽ bao gồm: khách đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, triển lãm hàng hóa, hội chợ…

- Du lịch quá cảnh: là việc quá cảnh trong một thời gian ngắn để đi qua một nước khác.

c. Theo đối tượng đi du lịch:

- Du lịch dành cho thanh, thiếu niên.

- Du lịch dành cho gia đình.

- Du lịch dành cho phụ nữ.

- Du lịch dành cho Người cao tuổi.

d. Theo hình thức tổ chức chuyến đi:

- Du lịch theo đoàn: các thành viên tham dự đi theo đoàn và thưởng

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí